Bài giảng Chúa nhật 3 Thường niên năm C

Thứ tư - 23/01/2019 21:17

SỐNG VÀ THỰC HÀNH

Sứ điệp Lời Chúa CN III TN C hôm nay được trích bởi hai chương của tin Mừng thánh Luca, đoạn đầu nói đến giá trị thực của những lời viết ra, chứ không phải những thông tin đồn đãi, thêu dệt. Bởi thế, khởi đầu nghe những giọng trịnh trọng gửi đến ngài Thê-ô-phi-lô (người bạn của Thiên Chúa) đáng kính, mong được nhận thức giáo huấn ngài đã học thật là vững chắc. Tiếp đến những lời Chúa Giêsu công bố, vừa an ủi, vừa nhắc nhở, vừa mời gọi chúng ta ý thức sứ mạng ngôn sứ và cách thức loan báo Tin Mừng!

Sứ mạng ngôn sứ được trao ban cho chúng ta ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Sứ mạng ấy càng thôi thúc mãnh liệt khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, và rước Mình Máu Thánh Chúa.

Kế đến, thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng. Nghĩa là người Kitô hữu “được Chúa kêu gọi để tỏa sáng như các vì sao giữa lòng thế giới tối tăm này” (Pl 2,15).

1. Sứ mạng:
Động lực sâu xa của sứ vụ Giáo Hội phát xuất từ lệnh truyền của Đấng Phục sinh, không phải là một mệnh lệnh ngoại tại, nhưng là một sự tuôn đổ uy quyền tối thượng của Đức Kitô trên thế giới và xuyên qua những người đã đón nhận. “Anh em hãy đi khắp thế gian, công bố Tin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15).

Trong các văn kiện của Giáo hội, đặc biệt sắc lệnh Ad Gentes, Tông huấn hậu thượng hội đồng Giám mục Verbum Domini luôn khẳng định và là lời mời gọi “Lời Chúa đời đời bền vững. Đó chính là Lời Tin Mừng đã được loan báo cho anh em” (1Pr 1, 25; Is 40,8). Lời ấy vừa được cả thế giới mừng cách đây vài tuần: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cắm lều giữa chúng ta” (Ga 1, 14); Ngôi Lời ấy báo cho các mục đồng: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân” (x.Lc 2, 10). Vui vì “Người công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4, 18-19). Qua đây ta thấy được sự quan tâm của Chúa Giêsu đối với những người đau khổ, vừa đòi hỏi sự hoán cải đối với những ai đón nhận.[1]

Sứ mạng của chúng ta là gì và làm gì? Có đồng cảm với vị Tông đồ Phaolô hay không? Cuộc đời của thánh nhân hoàn toàn ghi dấu lòng nhiệt thành rao giảng Lời Chúa. Làm sao mà không bị đánh động bởi những lời đầy rung cảm của thánh nhân khi người nói về sứ vụ của mình là rao giảng Lời Chúa: “Tất cả những điều đó, tôi làm vì Tin Mừng” (1Cr 9, 23); hay trong thư gửi tín hữu Rôma, ngài viết: “Tôi không xấu hổ vì Tin Mừng, vì Tin Mừng là quyền năng của Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin” (Rm 1, 16). Có như thế, chúng ta mới cảm nhận được Lời Chúa: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe” (Lc 4, 21).

2. Thi hành sứ mạng Lời.
Trong lịch sử cứu độ, không có tách biệt giữa điều Thiên Chúa nói và làm; chính Lời của Ngài luôn sống động và hữu hiệu (x. Dt 4, 12). Trong Tông huấn: Lời Thiên Chúa trong đời sống và sứ mạng của Hội Thánh, Đức GH Bênêdictô XVI đã nói “Giáo Hội đã không bao giờ ngừng cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người bằng cách họp nhau để đọc trong tất cả Sách Thánh những gì liên quan đến Người”. Bởi thế, Thượng Hội Đồng Giám mục đã quan tâm về việc công bố Lời[2]. Nên những người được giao việc phục vụ này thì phải thực sự là người thích hợp và được chuẩn bị chu đáo.

Người tín hữu đều có bổn phận và nhiệm vụ liên quan tới Lời Chúa: các tín hữu phải lắng nghe và suy niệm; còn những ai đã nhận được nhiệm vụ Giáo huấn do bí tích Truyền chức thánh hoặc những đã được giao phó cho thi hành thừa tác vụ này.[3]

Thưa cộng đoàn!
Phải thừa nhận một điều là, những Kitô hữu chúng ta nói chung và thừa tác viên chuyên biệt nói riêng, vẫn chưa tích cực trong cách đọc, suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm Lời Chúa. Vì vậy, trong giáo trình giảng lễ của LM Giuse Nguyễn Thế Thoại, Giáo sư ĐCV Sao Biển, cha đã khiêm tốn xin lỗi và hứa lưu ý anh em Chủng sinh, ngài viết trong Lời Vào: “Tôi xin quý Linh hướng và giáo sư phụng vụ cùng lưu tâm đào tạo. Giảng viên không cảm nghiệm được Lời Chúa và Tình Chúa thì không thể giảng hay. Giảng viên không khiêm tốn và đơn sơ như trẻ thơ của Chúa thì bài giảng lễ nhất định không sao minh bạch và đi vào tâm hồn được [4].

Với Lời Chúa của CN III TNC hôm nay, mời gọi tôi, cũng như mọi thành phần dân Chúa:

  • Tác viên chuyên biệt của Lời, luôn ý thức sứ mạng mà Giáo hội trao cho, hầu chuyển tải sứ điệp Lời Chúa đến cho mọi người.

  • Đối với Kitô hữu, luôn siêng năng học hỏi, trau dồi và áp dụng trong đời sống gia đình, cộng đoàn, giáo xứ… của mình. (x. Bài đọc 2)

  • Hãy để Lời Chúa uốn nắn mình, chứ mình đừng uốn nắn Lời Chúa.

  • Khắp đây đó, còn nhiều người chưa biết “TIN” này, xin Thần Khí hướng dẫn, sai con đi, loan Tin Mừng cho người nghèo khó…

Cùng chung tay rao giảng và thực hành Lời Chúa, để đem lại cho Giáo hội một mùa xuân mới. Xin Chúa chúc lành cho sứ mạng của chúng con. Amen.
 


[1] X. ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Tân Phúc Âm hóa tại Việt Nam, tr. 18.

[2] X. Đức Bênêđitô XVI, Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Sacramentum caritatis, tr 140-141.

[3] Sách lễ Rôma, trình bày tổng quát sách Bài đọc trong thánh lễ, s. 66.

[4] X. LM Giuse Nguyễn Thế Thoại, Chuẩn bị giảng lễ, ĐCV Sao Biển Nha Trang, 1999, tr. 2.

Tác giả bài viết: Lm. Giuse Trần Thanh Vượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay19,859
  • Tháng hiện tại662,043
  • Tổng lượt truy cập28,977,412

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây