Bài giảng Chúa Nhật Lễ Lá

Thứ sáu - 23/03/2018 04:54
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Hôm nay Giáo Hội cử hành Lễ Lá khởi đầu cho Tuần Thánh là tuần trọng đại nhất trong năm phụng vụ. Hôm nay chúng ta thấy có hai phần rõ rệt: Phần đầu Kiệu Lá ca ngợi hoan hô tôn vinh Đức Giêsu là con Vua Đavid, Đấng Nhân Danh Chúa mà đến. Phần hai là đọc Bài Thương Khó Đức Giêsu, nói đến cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Cả hai phần xem ra như mâu thuẫn đối ngịch nhau, vì một bên là tôn vinh, một bên thì hạ bệ, tất cả đều phơi bày trong ý muốn và hành động của loài người, đại diện là người Do Thái. Họ đã hoan hô tôn vinh Đức Giêsu Con Thiên Chúa như thế nào? Họ tôn vinh Đức Giêsu là Vua và hành động tôn vinh đi kèm là trải áo, lót lá trên đường để cho Ngài tiến về Giêrusalem, tay cầm lá phất phới, miệng reo vang (hoan hô Con Vua Đavid, hoan hô Con Vua Đavid) vạn tuế, vạn vạn tuế. Họ reo vui trong sự ngộ nhận. Vì họ tưởng rằng thời đại trị vì của Đức Giêsu được lên ngôi và thời đại thống trị của đế quốc La Mã sẽ phải chấm dứt từ đây. Người Do thái sẽ đứng lên lật đổ người La Mã và thống trị lại họ. Israel sẽ giành lại quyền độc lập và tự do cho dân tộc, một dân tộc của Thiên Chúa mà bấy lâu nay đã làm nô lệ, tôi đòi cho kẻ ngoại bang. Vì thế mà họ đã ủng hộ hết mình cho những anh em của mình là người Do thái đang tiến lên Giêrusalem. Các môn đệ của chúa Giêsu cũng hòa chung. Với một niềm vui như thế, cũng có những ý nghĩa như những người đồng bào của mình. Thế rồi mọi sự hoàn toàn bị đảo ngược, xoay chiều không theo như ý nghĩ của họ, không đáp ứng được những khác vọng mà họ đã mong đợi. Đức Giêsu lên Giêrusalem không phải để giải phóng người Do Thái thoát khỏi ách thống trị của người La Mã, mà lên Giêrusalem để chịu trói, chịu đánh đòn và chấp nhận cái chết của thân xác. Đó cũng là viễn cảnh của phần hai trong ngày Lễ Lá hôm nay. Sau khi dân chúng thất vọng về khải hoàn của Đức Giêsu lên Giêrusalem thì sự gì đã xảy ra cho Ngài? Một tình huống bị đảo ngược trong những người Do Thái. Ngày hôm trước họ giơ cao tay hoan hô Ngài là Vua dân Do Thái thì cũng những cánh tay đó ngày hôm nay đá đảo Ngài, miệng thét to “Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó vào Thập Giá đi”. Và những người ủng hộ cho việc đóng đinh giết Chúa là những Kinh Sư, Luật Sĩ và Phái Pharisêu. Với những lí do sau đây: Đó là những ước mơ về một vị Vua Do Thái theo ý của họ đã bị thất bại. Đó là những con người đã nhiều lần bị Đức Giêsu vạch trần lối sống vụ hình thức đạo đức giả, nhiều lần bị Đức Giêsu công kích thật nặng nề “Khốn cho các ngươi”. Nhiều lần họ phải đỏ mặt xấu hổ trước dân chúng. Chính vì thế mà nhiều lần họ muốn tẩy chay tiêu diệt Chúa Giêsu nhưng chưa có cơ hội. Cuối cùng cơ hội giết Chúa cũng đã đến, thời gian đã mãn giờ phải đến lúc Chúa Giêsu Con Thiên Chúa hoàn tất chương trình cứu độ nhận loại phải được xảy ra tại Giêrusalem theo thánh ý của Chúa Cha. Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập Giá bắt nguồn từ tội lỗi của loài người từ lòng dạ độc ác của loài người trong dân Do Thái. Họ kết án Đức Giêsu với hai thế lực tôn giáo và chính trị. Về mặt tôn giáo thì những người Do Thái tin rằng Người phạm thượng vì dám tự xưng mình là Con Thiên Chúa, vậy là ngang hang với Thiên Chúa, phải bị xử ném đá. Nhận lí do kết án Ngài không đủ mạnh, không thuyết phục, không xử được Chúa Giêsu theo ý muốn của luật Tôn Giáo. Vậy là họ đã chuyển Đức Giêsu qua vụ án chính trị, Họ đưa Đức Giêsu lên tòa án Quan Tổng Trấn Philatô người của Đế Quốc La Mã đang thống trị dân Do Thái, với tội danh của Đức Giêsu là dám tự xưng mình là Vua dân Do Thái. Tố cáo Ngài là kẻ phản loạn, muốn đứng lên lật đổ Vương quyền Cezar, và sau khẩu cung thì Quan Tổng Trấn thấy Đức Giêsu chẳng có tội gì đáng phải bị kết án, ông ta rửa tay nói lên chính quyền La Mã không liên can đến vụ án này, nhưng trước sức ép của nhiều người Do Thái buộc Đức Giêsu phải bị xử tử theo luật Rôma là bị đóng đinh vào Thập Giá. Trên Thập Giá Đức Giêsu chịu khổ hình độc ác của loài người, và đây cũng là lúc Chúa Giêsu đã chiến thắng, chương trình cứu độ của Thiên Chúa đã hoàn tất. Lúc này Ngài mới thật sự là Vua, Vua trên toàn cõi địa cầu, Vua Trên Trời và dưới đất. Một vị Vua không ngự trị trên Ngai Vàng, không cơ chế như kiểu trần thế, không có binh quyền, không gươm đao giáo mác, không ngựa xe, đại pháo, mà là một vị Vua trong cõi lòng của mỗi người, là Vua trong tâm hồn của những người công chính, Vua của những người biết lắng nghe Lời Chúa là Vua trên những ai luôn sống trong niềm tin với lòng cậy trông và phó thác.
Hôm nay Chúa Nhật Lễ Lá Giáo hội chuẩn bị cho chúng ta bước vào Tuần Thánh bằng một sự đối nghịch của hai phần trong Phụng Vụ như thế là muốn mời gọi chúng ta hãy nhìn lại chính mình và nhìn lên tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ nơi Đức Giêsu. Nhìn lại chính mình để thấy lòng người yếu đuối đầy tội lỗi dễ đổi trắng thay đen, sống trong tham vọng, ích kỉ và độc ác. Nhìn lên Thiên Chúa để thấy được một tình yêu bao la, một lòng thương xót tha thứ vô bờ bến, một tấm lòng bao dung quảng đại, hiền lành khiêm tốn.
Lạy Chúa xin cho mỗi người chúng con biết nhìn nhận được như thế để chúng con dám đi theo đường Chúa, đi là từ bỏ mình, dám quên mình để nghĩ đến người khác, dám đem yêu thương vào nơi thù nghịch, dám mạnh mẽ đem an lành vào nơi tranh chấp, dám can đảm tha thứ cho kẻ xúc phạm và dám loan Tin Mừng cho người chống đối. Lạy Chúa xin giúp chúng con và tăng thêm nghị lực cho chúng con, để mỗi người chúng con sống xứng đáng là Môn Đệ của Chúa mỗi ngày trong suốt cuộc đời. Amen.

Tác giả bài viết: Lm. Gioakim Trần Minh Dũng

 Tags: lễ lá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập103
  • Máy chủ tìm kiếm60
  • Khách viếng thăm43
  • Hôm nay13,646
  • Tháng hiện tại400,811
  • Tổng lượt truy cập28,716,180

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây