Lược sử Giáo xứ Phú Hữu

Thứ tư - 17/01/2018 16:40
LƯỢC SỬ GIÁO XỨ PHÚ HỮU



 
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Giáo xứ Phú Hữu bao gồm địa bàn hành chánh xã Bình Tân, xã Bình Thuận, và thôn Dõng Hòa, thôn Trường Định, thôn Vĩnh Lộc của xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Trung tâm sinh hoạt của giáo xứ là nhà thờ Phú Hữu, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
II. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ 
 Theo lời truyền khẩu, thời Vua Minh Mạng cấm đạo gắt gao (1820-1840), có hai ông Võ Lực và Nguyễn Vý cùng một số tín hữu từ các nơi chạy đến đất mới khai hoang lập nghiệp và đặt tên là làng Phú Hữu. Hằng đêm số tín hữu đến nhà hai ông đọc kinh cầu nguyện. Lúc  bấy giờ số tín hữu khoảng 20 người. Ông Lực và ông Vý cùng số giáo dân ít ỏi nầy chung nhau thiết dựng một nhà nguyện nhỏ, vách đất mái tranh. Lúc bấy giờ Phú Hữu thuộc cứ điểm truyền giáo Kỳ Bương, do các cha ở Kỳ Bương chăm sóc mục vụ.
- Thời điểm cha Giacôbê Huỳnh Văn Chỉ quản xứ Kỳ Bương (1906-1917), nhà nguyện Phú Hữu được dựng lại.
- Thời cha Giuse Văn làm cha sở Kỳ Bương (1917-1931), có cha  Micae Thiên ở tại Phú Hữu (năm 1921...);  năm 1927, nhà thờ Phú Hữu được xây dựng lại rộng rãi hơn, có nhà vuông, móng xây đá ong, vẫn mái tranh vách đất.
          - Thời cha Micae Ngô Trung Lành, cha sở Kỳ Bương (1931-1937), có thánh lễ đầu tháng tại nhà thờ Phú Hữu.
          - Cha Phaolô Nguyễn Tấn Thì (1937-1950)
- Cha Anrê Nguyễn Hoàng Nhu (1950-1956)
- Cha Phêrô Nguyễn Sĩ Tư ( 1956 - 1968 ). Khi cha Tư về nhận sở Kỳ Bương, cha được phép dời cư sở về Sông Cạn, từ đây tên gọi giáo xứ Sông Cạn được thay cho tên gọi giáo xứ Kỳ Bương, giáo họ Phú Hữu thuộc giáo xứ Sông Cạn.
Năm 1965, chiến tranh khốc liệt, giáo họ bị bom đạn tàn phá, giáo dân phải di tản khắp nơi, bỏ nhà cửa, nhà thờ. Phần đông giáo dân di cư đến Phú Phong, nơi đây giáo dân được sự giúp đỡ của cha Augustinô Nguyễn Khắc Cần, cha sở Đồng Phó.
Năm 1970, hòa bình tạm vãn hồi, giáo dân trở về quê cũ. Cha Phêrô Trần Đức Nam được bổ nhiệm làm cha sở Sông Cạn, nhưng cha ở tại giáo họ Phú Hữu. Lúc bấy giờ nhà thờ đã bị bom đạn tàn phá hoàn toàn, cha Nam xây dựng lại trên nền cũ một nhà thờ mới, vách táp-lô, lợp tôn (dài 20m x rộng10 ).
 Năm 1972, chiến tranh lại tái diễn ác liệt, cha Nam và giáo dân lại di cư đến Phú An, xã Bình Phú.[1] Cha Nam dựng nơi đây một nhà nguyện vách ván, mái tôn. Năm 1973, cha con trở về lại Phú Hữu. Cuộc chiến tranh đầu năm 1975, cha sở và giáo dân di cư tản mát.
Cuối tháng 05.1975 Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các bổ nhiệm cha Stêphanô Dương Thành Thăm làm cha sở giáo xứ Mỹ Thạch nhưng ở tại nhà thờ Kiên Ngãi.
Năm 1976 giáo họ Phú Hữu nhập vào giáo xứ Mỹ Thạch, ngày nay gọi là giáo xứ Kiên Ngãi. 
Từ sau 30.04.1975 một số giáo dân di tản các nơi lần lượt trở về quê cũ, sinh hoạt tôn giáo dần dần trở lại bình thường. Nhà thờ đã bị xuống cấp. Năm 1991, nhờ sự giúp đỡ của Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các và quý ân nhân, nhà thờ đã được thay tôn, lợp ngói và sửa lại tiền đàng. Nhà xứ cũng được xây dựng mới (12m x 9m).
Ngày 07.10.1999, thầy Antôn Pađôva Trần Liên Sơn về giúp xứ Kiên Ngãi, thường trú tại nhà thờ Phú Hữu.
Ngày 22.05.2001, thầy Sơn thụ phong linh mục và được bổ nhiệm làm phó xứ Kiên Ngãi,  vẫn ở tại nhà thờ Phú Hữu.
Ngày 02.02.2003 cha Antôn Pađôva Trần Liên Sơn được bổ nhiệm làm cha phó Ngọc Thạnh.
Ngày 03.02.2003 cha Gioakim Nguyễn Ngọc Minh, được bổ nhiệm làm cha phó Kiên Ngãi nhưng thường trú tại Phú Hữu.
Được sự đồng ý của cha Anrê Hoàng Minh Tâm, cha sở Kiên Ngãi, cha Gioakim Nguyễn Ngọc Minh chạy vạy xin kinh phí xây dựng cơ sở vật chất tại Phú Hữu.
Ngày 04.8.2005, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Phú Hữu. Ngày 12.8.2008, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn đã chủ sự thánh lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ. Từ đây Phú Hữu đã có đầy đủ cơ sở vật chất nói lên sự trưởng thành và phát triển, với một quần thể kiến trúc gồm nhà thờ (48m x18m), nhà xứ, nhà sinh hoạt giáo xứ, hang đá Đức Mẹ, tượng đài Thánh Giuse do cha Minh xây dựng.
 Thành lập giáo xứ Phú Hữu
Ngày 24.09.2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn quyết định thành lập giáo xứ Phú Hữu gồm các giáo họ được tách từ giáo xứ Kiên Ngãi: Phú Hữu, Mỹ Thạch, Thuận An, Mỹ Thành, Thuận Nhất, Thuận Truyền, Vĩnh Lộc, Trường Định, Dõng Hòa và Thuận Ninh.
Các cha sở giáo xứ Phú Hữu
1. Cha Gioakim Nguyễn Ngọc Minh (24.9.2009-16.5.2012)
2. Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Thanh (2012-2015)
3. Cha Simon Nguyễn Đức Hồng (2015-...)
- Ngày 26.02.2017, cha Phaolô Nguyễn Anh Quốc được bổ nhiệm làm phó xứ Phú Hữu.
III. HIỆN TÌNH GIÁO XỨ (cuối năm 2017)
 
STT
GIÁO HỌ GIÁO KHU
ĐỊA CHỈ
NHÀ THỜ N. NGUYỆN
TÌNH HÌNH GIÁO DÂN
BỔN MẠNG
NGÀY
BM
XÂY
DỰNG
HIỆN TRẠNG
GIA ĐÌNH
 GIÁO DÂN
1
PHÚ HỮU
Phú Hưng,
Bình Tân,
Tây Sơn
2008
mới
 
 
Chúa
Thăng Thiên
 
 
Gk. Thánh Mẫu
 
 
 
103
389
Mẹ
Thiên Chúa
01.01
 
Gk. Micae
 
 
 
104
417
Tổng Lãnh TT Micae
29.09
 
Gk. Giuse
 
 
 
101
375
Thánh
Giuse Thợ
01.05
2
Mỹ Thạch
Mỹ Thạch,
Bình Tân
1941
còn nền
71
232
Đức Mẹ
lên trời
15.08
3
Thuận An
Thuận An,
Bình Tân
1955
không còn
10
34
Đức Mẹ
Camêlô
16.07
4
Thuận Nhất
Thuận Nhất, Bình Thuận
1960
không còn
4
16
Đức Mẹ
lên trời
15.08
5
Mỹ Thành
Hòa Mỹ,
Bình Thuận
1937
còn nền
31
114
Thánh Tâm
Chúa Giêsu
tháng 6
6
Thuận Truyền
Thuận Truyền, Bình Thuận
1905
còn nền
56
160
Chúa
Ba Ngôi
 
7
Dõng Hòa
Dõng Hòa,
Bình Hòa
1960
còn nền
24
45
Chúa
Ba Ngôi
 
8
Vĩnh Lộc
Vĩnh Lộc,
Bình Hòa
chưa
không còn
8
28
 
 
9
Trường Định
Trường Định, Bình Hòa
chưa
không còn
19
71
Thánh Giuse
19.03
10
Thuận Ninh
Thuận Ninh, Bình Tân
chưa
không còn
3
12
 
 
TỔNG CỘNG
534
1893
 
 
 
IV. LINH MỤC, TU SĨ, CHỦNG SINH XUẤT THÂN TỪ GIÁO XỨ
 
1. Cha Gioakim Nguyễn Tấn Đạt
2. Cha Simon Võ Hoàng Sâm
3. Nữ tu Anê Josephine Phạm Thị Cao, Mỹ Thạch, dòng MTG Qui Nhơn, † 14.11.1972.
4. Nữ tu Anê Aimée Võ Thị Lượng, Thuận Truyền, dòng MTG Qui Nhơn, † 03.12.1941.
5. Thầy Stêphanô Nguyễn Anh Tùng, đại chủng sinh.
 
 
[1] Xã Bình Phú của huyện Bình Khê nay là xã Tây Phú và Tây Xuân của huyện Tây Sơn, có quốc lộ 19 chạy qua. Thị trấn Phú Phong nguyên là thôn Phú Phong của xã Bình Phú.

Tác giả bài viết: Ban biên tập lịch sử giáo phận

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập73
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay21,832
  • Tháng hiện tại599,795
  • Tổng lượt truy cập28,251,682

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây