Lược sử Giáo xứ Phù Mỹ

Thứ ba - 21/11/2017 08:35

GIÁO XỨ PHÙ MỸ
 

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

Phần đất giáo xứ Phù Mỹ bao gồm các xã thuộc huyện Phù Mỹ: Mỹ Châu, Mỹ Trinh, Mỹ Hòa, Mỹ Hiệp, Mỹ Quang, Mỹ Phong, Mỹ Tài, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi và thị trấn Phù Mỹ. Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp giáo xứ Gia Chiểu; phía Nam giáp giáo xứ Phù Cát; phía Bắc giáp giáo xứ Đại Bình.

Trung tâm sinh hoạt của giáo xứ là nhà thờ Phù Mỹ tọa lạc tại thị trấn Phù Mỹ, cách Quốc lộ 1 về phía Đông khoảng 50m trên đường DT 632 đi các xã khu Đông của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Vị trí nhà thờ Phù Mỹ nguyên là nhà thờ giáo họ Gò Đồng của giáo xứ Nhà Đá trước đây.

II. NGUỒN GỐC và PHÁT TRIỂN

Trong bảng thống kê nhà thờ nhà nguyện năm 1747 do linh mục Felipe de la Concepcion ghi và trong các tường trình của các thừa sai Phanxicô một số giáo điểm ngày nay thuộc giáo xứ Phù Mỹ như Nước Nhỉ, Gò Vàng đã được ghi danh, Gò Đồng chưa có trong danh sách.[1] Trong bản báo cáo của Đức cha Cuénot Thể năm 1850, giáo họ Gò Đồng có chừng 100 giáo hữu. Như thế Gò Đồng được thành lập trong thời điểm trước năm 1850 và sau năm 1747. [2]

 Năm 1885 Gò Đồng có một nhà thờ rất đẹp do Đức cha Charbonnier Trí xây dựng. Ngài còn lập Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu tại đây, đây cũng là nguồn gốc Bổn Mạng của giáo xứ hiện nay. [3]

 Nguyên Gò Đồng là một giáo họ thuộc giáo xứ Truông Dốc (Nhà Đá), nhưng có lúc tạm thời được chăm sóc mục vụ từ các linh mục ở Nước Nhỉ hoặc biệt lập như thời điểm cha Ernest Joseph Guarrigues Liêm  được bổ nhiệm đến ở tại Gò Đồng. Cha Garrigues sinh ngày 31/10/1878 tại Pháp, thụ phong linh mục ngày 21/6/1903, nhận chỉ thị lên đường làm việc mục vụ tại giáo phận Đông Đàng Trong ngày 22/7/1903. Sau khi đến Qui Nhơn, cha học ngôn ngữ Việt Nam; năm 1904 đến vùng truyền giáo Bahnar–KonTum, đầu tháng 09 bị sốt rét nên phải nghỉ dưỡng. Năm 1905 được chỉ định đến Gò Đồng và sau đó bệnh sốt tái phát, ngài phải đi chữa bệnh tại Hồng Kông suốt 06 tháng. Năm 1906 trở về ở tại Vĩnh Minh làm phụ tá cho cha Dubulle, cha sở Nam Bình. Năm 1909 được bổ nhiệm làm cha sở Vạn Giã.[4] Trong khi đó Mémorial Mission de Qui Nhơn ngày 31/8/1907 trang 65 có ghi: “ Cha Garrigues được bổ nhiệm làm cha sở Gò Đồng, một xứ nhỏ được tách từ Truông Dốc”; và ngài lên đường nhận nhiệm sở ngày 20/10/1907. [5]

Thời điểm cha Garrigues đến làm việc tại Gò Đồng thì hai tài liệu trên không thống nhất với nhau. Dựa vào báo cáo của Đức cha Grangeon Mẫn năm 1910, cha Garrigues đã làm việc tại Vạn Giã và các thống kê hằng năm về hiện tình giáo phận từ năm 1900 đến 1910 không tìm thấy Gò Đồng là một Địa sở như các nơi khác. Như thế, điều chắc chắn là cha Garrigues có ở và làm việc mục vụ tại Gò Đồng trong một thời gian ngắn, có tính cách tạm thời.

Năm 1948 cha Augustinô Nguyễn Thanh Long, cha sở Nhà Đá được cử làm tuyên úy Liên đoàn Công giáo, ngài đặt Văn phòng tại Gò Đồng.

Năm 1958, với sự đồng ý của Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Dòng Đồng Công đã đến xây dựng trụ sở truyền giáo tại xã Mỹ Thọ.

Khoảng năm 1963, cha Bernard Phan Văn Hoàng, cha sở Nhà Đá, đã xây mới Nhà thờ Gò Đồng dài 30 mét, rộng 12 mét tại vị trí hiện nay, mặt tiền nhà thờ hướng ra đường từ trung tâm Phù Mỹ đi về khu Đông của huyện.

Năm 1963 Dòng Đồng Công nới rộng hoạt động mục vụ truyền giáo đến xã Cát Khánh (huyện Phù Cát). Ngày 11/2/1963 đã rửa tội trọng thể cho 100 tân tòng ở thôn Ngãi An và khánh thành một ngôi thánh đường tại đây.

Năm 1965 cha sở Nhà Đá và số đông giáo dân di cư vào Qui Nhơn; Đức cha Dominicô Hoàng Văn Đoàn trao cho Dòng Đồng Công phụ trách giáo xứ Nhà Đá. Dòng đã lập một tu xá tại Nhà Đá.

Ngoài hai trường trung tiểu học miễn phí được mở tại Nhà Đá và Mỹ Chánh, Dòng mở thêm tại khuôn viên nhà thờ Gò Đồng một trường trung tiểu học Thiên Mẫu tọa lạc phía đông nhà thờ và tu xá ở phía tây nhà nhà. Tháng 3 năm l975, các tu sĩ Dòng Đồng Công về Thủ Đức, các trung tâm Mỹ Thọ, Mỹ Chánh, Phù Mỹ và Nhà Đá hoàn toàn bỏ trống.

Trong thời gian Dòng Đồng Công phụ trách giáo xứ Nhà Đá, các cha sau đây lần lượt đảm nhận mục vụ tại Nhà thờ Gò Đồng (Phù Mỹ).

1. Hilariô Đặng Ngọc Hưởng 1965-1967

2. Augustinô Đỗ Trí Tâm 1967-1969

3. Augustinô Nguyễn Hiến Tân 1969-1973

4. Đôminicô Phạm Tiến Đức 1973-1975

Sau năm 1975.

Tiếp bước các cha dòng Đồng Công, các cha sau đây chăm sóc mục vụ:

- Năm 1977, Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các đã giao cho cha Phêrô Nguyễn Công Sanh, cha sở Phù Cát, kiêm nhiệm toàn vùng giáo xứ Nhà Đá, thời điểm này số giáo dân ước chừng 1.000 người. Tại khu trung tâm gần Nhà thờ Gò Đồng (Phù Mỹ) có khoảng trên 750 người, số còn lại ở rải rác khắp các xã trong huyện Phù Mỹ và một ít ở xã Cát Minh, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát.

- Ngày 18 tháng 9 năm 1996, Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các bổ nhiệm cha Anrê Đinh Duy Toàn đến Phù Mỹ, cư sở tại Gò Đồng với tư cách quản xứ.

Vào thời điểm mới về nhận nhiệm sở, địa bàn mục vụ của giáo xứ bao gồm các xã của huyện Phù Mỹ: Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Mỹ Quang, Mỹ Hòa, Mỹ Trinh, Mỹ Thọ, Mỹ An, thị trấn Phù Mỹ và 3 xã của huyện Phù Cát: Cát Minh, Cát Khánh, Cát Chánh, với tổng số 25 giáo họ.[6] Năm 2008, các xã: Mỹ châu, Mỹ Đức, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Thắng của huyện Phù Mỹ thuộc địa bàn mục vụ của giáo xứ Đại Bình được sáp nhập vào giáo xứ Phù Mỹ.

Từ năm 1975 cho đến 18.9.1996, không có linh mục ở tại Gò Đồng, nhà thờ 12m x 28m đã xuống cấp nặng. Khuôn viên nhà thờ không tường rào cổng ngõ, đất đai khuôn viên nhà thờ bị chiếm dụng và sử dụng rất phức tạp. Nhà nước trưng dụng nền nhà xứ, Tu xá dòng Đồng Công và trường Thiên Mẫu. Trong sân nhà thờ 46 trụ bêtông ngổn ngang  và một trạm xăng dầu đang hoạt động. Phía sau sát nhà thờ là nghĩa địa gồm 125 ngôi mộ lương, giáo và một số ruộng, ao rau muống.  Khuôn viên nhà thờ thấp hơn mặt đường tùy chỗ từ 0,5m đến hơn 01m.

          Lúc mới về cha Anrê che tạm chái phía sau nhà thờ để có chỗ ở. Dần theo năm tháng cha Anrê từng bước ổn định và phát triển: Trước hết, cha tiếp cận và nắm bắt tình trạng giáo dân, lần lượt đi thăm từng địa phương, từng nhà trong cả xứ, nắm bắt nhu cầu đời sống, nhu cầu thiêng liêng, thống kê nhân số thực, nắm bắt những gia đình rối để tìm hướng giúp giải quyết. Cha Anrê củng cố và phát triển đức tin dân Chúa qua những cuộc thăm viếng, cứu tế, mừng thọ, khuyến học, tổ chức các ngày lễ trọng, đặc biệt tổ chức lễ an táng, lễ giỗ trong tình nghĩa thân thiện. Nhiều giáo dân ở lẻ loi trong các giáo họ thuần nông, nhà thờ giáo họ bị mai một trong chiến tranh, xa nhà thờ Phù Mỹ, do đó việc tổ chức đọc kinh liên gia hằng tuần là một việc nâng đỡ niềm tin rất hữu hiệu đối với bà con giáo dân. Cha thường xuyên tiếp cận dân, nắm bắt tình trạng sống đạo, hợp thức hóa những đôi hôn phối mắc ngăn trở vì hoàn cảnh một thời thiếu linh mục chăm sóc. An cư lạc nghiệp, tầm ngắm mục vụ được lên kế hoạch. Song song với việc thực hiện kế hoạch mục vụ thăm viếng an ủi dân Chúa, cha Anrê từng bước phát triển cơ sở vật chất:

          - Tháng 12/97: Quét vôi nhà thờ, sửa mái, làm Cung thánh, tu sửa bàn ghế.

          - Ngày 05.12.1999, di dời, chôn lấp 46 trụ bê tông, hiện nằm trong lòng đất trước đài Đức Mẹ.

          - Xây tường rào phía tây 28.09.1999

            - Ngày 26.12.2000 cha khởi công xây dựng nhà xứ, ngày 30.3.2001 nhà xứ được hoàn thành với diện tích 11m x 16m.

          - Xây tường rào phía trước (2001)

          - Xây tường rào phía đông (2002)

          - Xây Nhà An Bình, cải táng các ngôi mộ phía sau nhà thờ: ngày 10.04.2001 bốc mộ; ngày 07.05.2001 di dời 125 hài cốt vào Nhà An Bình. Ngày 15.06.2001, san lấp mặt bằng nghĩa địa.

          - Ngày 25.08.2004 bắt đầu san lấp ruộng, ao rau muống phía sau NT.

          - Tháng 6.2005, thay ngói mới nhà thờ.

          - Đổ đường đi xuyên qua bàu phía sau nhà thờ, sát tường Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Phù Mỹ, (rộng 5m, sâu 5m)  để làm đường nối sân sau nhà thờ với đường Thanh Niên của thị trấn. Sau một thời gian, đường này được chỉnh sửa và nới rộng như hiện có để làm đường vào nhà thờ. Việc đổ đất nâng sân được thực hiện hằng tuần trên khuôn viên nhà thờ Phù Mỹ. Như vậy phần đất phía sau nhà thờ dần dần được cha Anrê chỉnh trang, trồng cây, đào hồ cá, tạo thành một "công viên sinh thái" thay vì những ao rau muống và mồ mả.

Sau khi tạm ổn định một số cơ sở vật chất, cha Anrê tổ chức đón tiếp khách hành hương La Vang. Dần dần nhà thờ Phù Mỹ là địa chỉ dừng chân trung chuyển của khách hành hương và khách lỡ đường, không phân biệt thành phần, dân tộc, tôn giáo, mỗi năm lên đến hàng chục ngàn lượt người. Riêng tháng Tám hằng năm, tháng cao điểm hành hương La Vang, có đêm đã từng đón tiếp đến 1000 người.

- Ngày 01.6.2006, cha khởi công xây dựng nhà thờ An Mỹ thuộc xã Mỹ Cát. Nguyên nhà thờ này được các cha dòng Đồng Công xây dựng nhưng chưa hoàn thành thì chiến tranh xảy ra, mọi sự trở thành hoang phế. Lễ khánh thành nhà thờ được tổ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 2006.

- Ngày 24.5.2008, Đức Giám mục giáo phận ký quyết định sáp nhập giáo xứ Nước Nhỉ, một giáo xứ bị mai một trong chiến tranh, trước đó thuộc địa bàn mục vụ của giáo xứ Đại Bình, nay thuộc giáo xứ Phù Mỹ. Cơ sở của giáo xứ Nước Nhỉ bị mai một trong chiến tranh, nền nhà thờ được trưng dụng làm trường học. Ngày 15.9.2008, cha Anrê làm khung mái tiền chế  tại Đền tử đạo Nước Nhỉ để có nơi qui tụ dâng lễ hàng tuần.

            - Sau khi Tu xá dòng Đồng Công được chính quyền giao lại cho giáo xứ, ngày 28.12.2008 cha khởi công xây mới để làm nhà sinh hoạt của giáo xứ, ngày 15.6.2009 nhà sinh hoạt được hoàn thành.

- Ngày 15.6.2009, Đức Giám mục giáo phận ký quyết định đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Phù Mỹ. Cha Anrê khởi công xây dựng nhà thờ, chuyển hướng mặt tiền nhà thờ về phía nam, nguyên là sân sau của nhà thờ cũ. Ngày 15.12.2010 Thánh lễ cung hiến nhà thờ được cử hành.

          - Sau khi chính quyền giao lại trường Thiên Mẫu, ngày 03.11.2011, cha Anrê khởi công tu sửa để làm Hội trường, ngày 05.12.2011 Hội trường được hoàn thành.

          - Từ 30.11.2013 đến tháng 2.2014, cha tiếp tục san lấp ruộng rau muống, mở rộng khuôn viên phía đông nhà thờ dưới hình thức chuyển nhượng của các hộ dân.

Cha Anrê dốc toàn lực cho công việc mục vụ, đôi khi xuống sức phải được cấp cứu. Ngày 13.6.2014, cha Anrê  được Đức Giám mục cho phép nghỉ ngơi, an dưỡng phục hồi sức khỏe.

          - Cha Giuse Võ Tuấn (13.6.2014-…)

Từ ngày nhận nhiệm sở đến nay, cha Tuấn cố gắng gìn giữ và phát triển giáo xứ theo đường hướng mục vụ của cha sở tiền nhiệm.

            - Ngày 13.09.2015, tại nhà thờ An Mỹ, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã chủ sự thánh lễ bổ nhiệm cha Giacôbê Bùi Tấn Mai làm linh mục phó xứ giáo xứ Phù Mỹ, đặc trách giáo họ biệt lập An Mỹ gồm các giáo họ: An Mỹ, Hòa Tân, Suối Tre, Xuân Thạnh, Toàn Mỹ, Xuyên Nam, Chánh Hội, An Hiệp, Tân Thành, Cát Minh và Cát Khánh. Về địa bàn hành chánh gồm các xã của huyện Phù Mỹ: Mỹ Đức, Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Thọ, Mỹ Chánh, Mỹ Thành và ba xã của huyện Phù Cát: Cát Minh, Cát Khánh, Cát Chánh.

 

          CÁC LINH MỤC PHÓ XỨ:

          - Cha Philipphê Phạm Cảnh Hiển  (7/2005-02/2006)

          - Cha Luy Nguyễn Xuân Vũ (2011 - 2013)

          - Cha Antôn Pađua Nguyễn Xuân Thuyên  (2013 – 2015)

          - Cha Giuse Phan Thế Vinh (2015-2016)

          - Cha Phêrô Lê Nguyễn Hoàng Vũ (2016 - …)

         

          III. HIỆN TÌNH GIÁO XỨ (cuối năm 2016):

STT

GIÁO HỌ, GIÁO KHU

ĐỊA CHỈ

NHÀ THỜ, N. NGUYỆN

TÌNH HÌNH GIÁO DÂN

THÁNH HIỆU

NGÀY

BM

X.DỰNG

HIỆN TRẠNG

GIA ĐÌNH

 GIÁO DÂN

1

PHÙ MỸ

Đường Hai Bà Trưng, Tt. Phù Mỹ

2010

tốt

210

752

Thánh Tâm Chúa Giêsu

Tháng 6

2

Hội Khánh

Hội Khánh, Mỹ hòa, Phù Mỹ

1958

Chính quyền bán

2

3

 

 

3

An Lạc Tây

An Lạc Tây, Mỹ Hoà, Phù Mỹ

1958

Nhà nước lấy

3

7

 

 

4

Nhà Đá

Đại Thuận,  Mỹ Hiệp, Phù Mỹ

1887

đang  xin

12

42

Chúa TT hiện xuống

 

5

Gò Mít

An Trinh, Mỹ Hiệp, Phù Mỹ

1962

trồng cây

3

10

Thánh Anna

26.07

6

Gò Vàng

Thạnh An, Mỹ Hiệp, Phù Mỹ

1962

huyện xây nhà

2

5

Thánh Phanxicô Xavie

03.12

7

Bình Tân

Vạn Thiện, Mỹ Hiệp, Phù Mỹ

1962

NN lấy

1

5

 

 

8

Trung Thành

Trung Thành, Mỹ Quang, Mỹ Hiệp

0

 

24

97

 

 

9

Vân Trường

Vân Trường, Mỹ Phong, Phù Mỹ

1960

trồng mì

9

34

 

 

10

Gia Hội

Gia Hội, Mỹ Phong, Phù Mỹ

1960

xây trường học

0

0

 

 

11

Phú Quang

Phú Quang, Mỹ Phong, Phù Mỹ

1960

dân làm nhà

4

11

 

 

12

Suối Nổ

Mỹ Hội, Mỹ Tài, Phù Mỹ

lâu

bỏ hoang

11

36

Đức Mẹ HX lên trời

15.08

13

Bình Sơn

Vạn Ninh, Mỹ Tài, Phù Mỹ

lâu

NN lấy

0

0

 

 

14

Vạn Định

Vạn Định, Mỹ Lộc, Phù Mỹ

1940

trụ sở thôn

11

33

Đức Mẹ Mân Côi

07.10

15

Nước Nhỉ

Chánh Khoan, Mỹ Lợi, Phù Mỹ

1940

xây trường học

39

150

Đức Mẹ Mân Côi

07.10

TỔNG CỘNG

331

1185

 

 

         

          IV. CÁC LINH MỤC & TU SĨ XUẤT THÂN TỪ GIÁO XỨ :

            CÁC LINH MỤC :

 

STT

TÊN THÁNH, HỌ TÊN

GIÁO HỌ

GHI CHÚ

  1.  

Cha Truyền

Nước Nhỉ

† 1884

  1.  

F.X. Nguyễn Văn Sanh

Nước Nhỉ

† 1928

  1.  

Gioakim Phan Văn Đến

Nước Nhỉ

† 1933

  1.  

Phêrô Nguyễn Hữu Cao

Nước Nhỉ

† 1923

  1.  

Giuse Võ Ngọc Nhã

Nước Nhỉ

† 2004

  1.  

Giuse Trần Ngọc Châu

Nước Nhỉ

† 2000

  1.  

Irênê Nguyễn Thái Hiệp

Nước Nhỉ

† 1997

  1.  

Gioakim Đoàn Kim Hiền

Nước Nhỉ

2015

  1.  

Anrê Cậy

Nhà Đá

1936

  1.  

Phaolô Nguyễn Đình Bang

Suối Nổ

† 1945

  1.  

Phaolô  Nguyễn Tưởng

Bình Sơn

† 1964

  1.  

Phaolô Bường

Gò Mít

† 1943

  1.  

Phêrô Giảng

Nhà Đá

† 1910

  1.  

Gioakim  Nguyễn Lịch

Nhà Đá

† 1923

  1.  

Phêrô Lê Vĩnh Phước

Nhà Đá

† 1986

  1.  

Augustinô Nguyễn Khắc Cần

Phù Mỹ

† 1995

  1.  

Phaolô Võ Hữu Tư

Suối Nổ

† 1997

  1.  

Phanxicô Nguyễn Quang Hiền

Gò Vàng

† 1971

  1.  

Gioakim Huỳnh Văn Hóa

Suối Nổ

† 1992

  1.  

Gioakim Nguyễn Thúc Nên

Nhà Đá

 

  1.  

Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn

Gò Vàng

 

  1.  

Phêrô Nguyễn Vân Đông

Nhà Đá

 

  1.  

Giuse Võ Đình Sen

Nhà Đá

† 1990

  1.  

Gioakim Phạm Công Văn

Nhà Đá

 

  1.  

Giuse Đặng Xuân Hương

Nước Nhỉ

 

  1.  

Phêrô Trần Văn Tâm

Phù Mỹ

 

  1.  

Giuse Lê Thu Thâu

Suối Nổ

 

  1.  

Giuse  Phạm Ngọc Tuấn

Nhà Đá

 

 

 CÁC TU SĨ :

STT

TÊN THÁNH HỌ TÊN

GIÁO HỌ

DÒNG

GHI CHÚ

  1.    

Tu huynh  Nguyễn Sanh

Nhà Đá

Lasan, ở Canada

 

  1.  

Phêrô Nguyễn Đình Phục

Nhà Đá

Phanxicô

 

  1.  

Tôma Nguyễn Lê Anh Sơn

Phù Mỹ

Ngôi Lời

 

  1.  

Anrê Phan Tú Cường

Phù Mỹ

Chúa Thánh Thần

 

  1.  

Rosalie Nguyễn Thị Đây

Nhà Đá

MTG Qui Nhơn

† 1995

  1.  

Luxia Nguyễn Thị Lập

Nhà Đá

MTG Qui Nhơn

† 2006

  1.  

Anna Nguyễn Thị Bích Nga

Nhà Đá

MTG Qui Nhơn

 

  1.  

Maria Nguyễn Thị Bạch Vân

Nhà Đá

MTG Qui Nhơn

 

  1.  

Luxia Nguyễn Thị Kim Thanh

Nhà Đá

MTG Qui Nhơn

 

  1.  

Maria Lương Thị Kim Anh

Nước Nhỉ

MTG Qui Nhơn

 

  1.  

Maria Huỳnh Thị Tính

Nước Nhỉ

MTG Qui Nhơn

† 2002

  1.  

Luxia Lương Thị Lý

Nước Nhỉ

MTG Qui Nhơn

 

  1.  

Maria Nguyễn Thị Kim Sơn

Nhà Đá

Nữ Vương Hòa Bình

 

  1.  

Matta Nguyễn Thị Lệ Bân

Nhà Đá

Bác Ái Vinh Sơn

 

  1.  

Maria Dương Thị Hồng Thủy

Gò Mít

Đức Bà Truyền Giáo

 

  1.  

Maria Trần Thị Mỹ Loan

Phù Mỹ

Đức Bà Truyền Giáo

 

  1.  

Maria Trần Thị Mỹ Lệ

Phù Mỹ

Trinh Vương Bùi Môn

 

  1.  

Maria Trần Thị Mỹ Vân

Phù Mỹ

Trinh Vương Bùi Môn

 

17

Maria Nguyễn Thị Nhất

Phù Mỹ

Trinh Vương Bùi Môn

 

18

Têrêxa Phan Thị Bang (Vân)

Phù Mỹ

Trinh Vương Bùi Môn

 

19

Ysave  Huỳnh Thị Kim Tuy

Suối Nổ

MTG Phan Thiết

 

        

 


[1] - ADRIEN LAUNAY, Hítoire de La Mission de Cochinchine, Paris 2000, trang 189.

   - MARIE-ANTOINE TRẦN PHỔ  OFM, Tỉnh dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam, nội bộ, trang186.

[2] Mémorial Mission de Qui Nhơn,  no.58/1909, p.152

[3] C.R. 9/ 1940 - 9/1941, p.32

[4] Notice biographique no.2723, Archives MEP Asie

[5] Mm. 31/10/1907, p.87

[6] Nguyên thuộc giáo xứ Nhà Đá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập190
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay16,563
  • Tháng hiện tại594,526
  • Tổng lượt truy cập28,246,413

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây