Lược sử Giáo xứ Cây Rỏi

Thứ tư - 31/01/2018 07:32
GIÁO XỨ CÂY RỎI
    

 
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Giáo xứ Cây Rỏi bao gồm các xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hanh và Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Địa bàn mục vụ giáo xứ Cây Rỏi gồm các giáo họ: Cây Rỏi, Tùng Chánh, Hiệp Long, An Điềm và Tân Hóa.
Trung tâm sinh hoạt của giáo xứ là nhà thờ Cây Rỏi tại thôn Đại Khoang, xã Cát Lâm.
II. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
Trong báo cáo của Thánh Giám mục Stêphanô Thể năm 1850 không thấy có tên Cây Rỏi. Tuy nhiên, các tài liệu đã ghi nhận rằng trong cuộc tàn sát của Văn Thân năm 1885, có hàng trăm tín hữu, ở Cây Rỏi hoặc ở những họ đạo lân cận, đã chạy trốn lên núi sau khi gặp nhau tại Truông Dốc, nhưng sau đó phần lớn đã bị bắt lại đưa về Cây Rỏi và bị tàn sát cách dã man.[1]
Trong báo cáo của Đức Cha Van Camelbeke Hân năm 1893 có ghi: “Cha Hamon cho tôi biết mới gần đây một cộng đoàn nhỏ được thành lập ở chân dãy núi Cây Rỏi. Cha hy vọng ở đây còn thu hút được nhiều gia đình tòng giáo”. [2] Có lẽ đó là cộng đoàn được thành lập từ những tín hữu còn sống sót sau cơn bách hại và đã trở về, trong thời cha Hamon Lựu, cha sở tiên khởi của Truông Dốc (1882-1908).
Tiểu sử của cha Gioan Baotixita Amand Jurbert (MEP) cho biết cha rời Pháp ngày 26.4.1893 đến Địa phận Đông Đàng Trong, làm việc tại Phương Phi và Cây Rỏi thuộc vùng Bình Định 2 năm. Năm 1895 cha làm việc ở vùng truyền giáo Kontum và qua đời tại vùng đất nầy ngày 05.8.1898.
Nguyên nhà thờ Cây Rỏi và cộng đoàn giáo dân được cha Hamon Lựu thành lập tại chân núi Cây Rỏi. Vị trí ban đầu nầy nằm sâu trong núi, tục danh ngày nay gọi là Cây Rỏi Thượng. Khí hậu và nguồn nước ở Cây Rỏi Thượng không được tốt. Do đó, sau khi thành lập cộng đoàn một thời gian, cha Hamon Lựu cho dời nhà thờ và cộng đoàn giáo dân về vị trí hiện nay .
Khi mới thành lập, Cây Rỏi là một giáo họ thuộc giáo xứ Truông Dốc (Nhà Đá) thường được các cha phó Truông Dốc đến ở và chăm sóc mục vụ :
- Cha Phêrô Qua (1908-1909).
- Cha Stêphanô Cao Tấn Truyện (1933-1936).
- Cha Antôn Hoàng Liên Mầu (1936-1938).
- Cha Đôminicô Châu Phận (1942-1946).
- Cha Phêrô Lê Đức Châu (1946-1947).
- Từ năm 1947-1954, các giáo họ: Cây Rỏi, Hội Sơn, Tùng Chánh, An Điềm, Hiệp Luôn, Vĩnh Ân và Tân Hóa được tách khỏi giáo xứ Truông Dốc lập thành giáo họ biệt lập do Cha Anrê Nguyễn Văn Tường đảm nhiệm (1947-1950).
- Sau khi cha Anrê Tường được bổ nhiệm về Ngọc Thạnh, không có linh mục đến Cây Rỏi thay cha Tường. Năm 1954, Cây Rỏi trở lại sinh hoạt với giáo xứ Truông Dốc. Trong thời gian nầy có các cha đến ở tại Cây Rỏi :
- Cha Giuse Nguyễn Tý (1957-1961).
- Cha Gioakim Phan Công Sử  (1963 – 1965).
- Từ năm 1965 –1975 toàn bộ giáo dân di cư vào Qui Nhơn, một số đông đến định cư tại giáo xứ Xuân Quang. Giáo họ Cây Rỏi hoàn toàn bỏ trống, hoang phế.
Từ lúc giáo họ được thành lập cho đến năm 1965, ngoài các cha phó Truông Dốc thường xuyên ở tại cây Rỏi và thời gian biệt lập, Cây Rỏi được các cha sở Truông Dốc chăm sóc mục vụ.
Cuối năm 1975, sau khi hòa bình vãn hồi, đa số giáo dân đã hồi cư về Cây Rỏi.
Từ năm 1975, Cây Rỏi là một giáo họ thuộc giáo xứ Phù Cát, được cha sở Phù Cát, cha Phêrô Nguyễn Công Sanh, chăm sóc mục vụ.
Trong thời gian chiến tranh, các cơ sở vật chất của giáo họ bị sụp đổ, hư nát, chỉ còn lại hang đá Đức Mẹ Lộ Đức. Khi hòa bình vãn hồi, giáo dân trở về Cây Rỏi, hằng đêm dù trăng thanh hay mưa gió, vẫn có những người con của Mẹ trung thành đến với Mẹ tại hang đá nầy để tâm sự, nài nĩ, kêu cầu Mẹ. Những ngày Chúa Nhật hoặc để lãnh nhận các bí tích, giáo dân Cây Rỏi phải vượt qua hơn 13 km để về nhà thờ Phù Cát. Phương tiện thô sơ có, đi bộ có, lén lút có, công khai có, gạo mắm, muối đậu, lá giang mang theo có, miễn sao để đến được nhà thờ Phù Cát. Hai mươi lăm năm ròng rã đức tin được biểu tỏ như thế.
Ngày 10.7.2001, cha Phêrô Nguyễn Công Sanh tổ chức Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ. Nhà thờ và hang đá Đức Mẹ được khánh thành ngày 31.05.2004.
Ngày 01.5.2003 thầy Gioakim Nguyễn Đức Quang, giúp xứ Phù Cát, thụ phong linh mục; sau đó cha Quang được bổ nhiệm làm phó xứ Phù Cát, thường xuyên ở tại Cây Rỏi.
Ngày 18.6.2005, cha Gioakim Nguyễn Đức Quang được bổ nhiệm làm phó xứ Phù Cát, đặc trách giáo họ Cây Rỏi.
Thành lập giáo xứ
Ngày 22.09.2009, Đức Giám mục giáo phận Qui Nhơn quyết định thành lập giáo xứ Cây Rỏi.
Các cha sở giáo xứ Cây Rỏi:
1. Cha Gioakim Nguyễn Đức Quang (22.9.2009 - 07.8.2014)
Cha Quang là người trực tiếp giúp cha Sanh trong việc xây dựng nhà thờ Cây Rỏi và nhà xứ. Cha Quang tiếp tục xây dựng những hạng mục: Nhà giáo lý và vườn tượng, chỉnh trang khuôn viên nhà thờ.
2. Cha Antôn Pađôva Trần Liên Sơn (07.8.2014 -…)
Ngày 07.8.2014, cha Antôn Pađôva được bổ nhiệm làm cha sở Cây Rỏi.
Ngày 24.04.2015, cha Phêrô Trần Quốc Cường được bổ nhiệm làm phó xứ Cây Rỏi. Ngày 20.10.2017, cha Cường được bổ nhiệm làm phó xứ Gia Chiểu.
Ngày 09.11.2017, một phần giáo họ Tân Hóa gồm địa bàn các thôn Vĩnh Kiên, Khánh Lộc, Vĩnh Trường, Mỹ Hóa, Hòa Hội của xã Cát Hanh, được tách khỏi giáo họ Tân Hóa để nhập vào giáo họ biệt lập Hòa Mục.
 
III. HIỆN TÌNH GIÁO XỨ CÂY RỎI (cuối năm 2017):
STT
GIÁO HỌ, GIÁO KHU
ĐỊA CHỈ
NHÀ THỜ N. NGUYỆN
TÌNH HÌNH GIÁO DÂN
BỔN MẠNG
NGÀY
BM
XÂY
DỰNG
HIỆN TRẠNG
GIA ĐÌNH
GIÁO DÂN
1
CÂY RỎI
Cát Lâm, Cát Sơn, Phù Cát
2001
mới
301
987
Mẹ Vô Nhiễm
08/12
 
Thánh Giuse
77
268
Thánh Giuse
19/3
 
Mẹ Đi Viếng
85
282
Đức Bà
Đi Viếng
31/5
 
Sinh nhật Đức Mẹ
66
215
Sinh Nhật Đức Mẹ
8/9
4
Tùng Chánh
Cát Hiệp, Phù Cát
 
 
11
33
Các thánh  T. Đạo V.N
24/11
5
Hiệp Long
Cát Lâm,  Phù Cát
không
 
8
20
Thánh Antôn
13/6
6
An Điềm
Cát Lâm, Phù Cát
không
 
8
25
T. Phêrô và Phaolô
29/6
7
Tân Hoá
Cát Hanh, Phù Cát
không
 
46
144
T. Phanxicô
4/10
 
IV. LINH MỤC, TU SĨ, CHỦNG SINH XUẤT THÂN TỪ GIÁO XỨ
1. Cha Phêrô Nguyễn Hữu Sanh, sinh 03.10.1920, … 28.05.2001.
2. Cha Gioakim Huỳnh Công Tân.
3. Nữ tu Têrêxa Nguyễn Thị Khánh, Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn.
4. Nữ tu Macta Huỳnh Thị Huệ, Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn.
5. Nữ tu Macta Trần Thị Sen, Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn.
6. Thầy Phêrô Kiều Hùng Thịnh, đại chủng sinh.
7. Thầy Giuse Huỳnh Văn Huề, đại chủng sinh.
8. Thầy Phanxicô Xaviê Trần Đình Trọng, đại chủng sinh.
9. Thầy Gioakim Huỳnh Công Hân, đại chủng sinh.
 
[1] Xem MISSION DE QUINHON, Compte-rendu et Etat de la Mission, de Septembre 1940 à Septembre 1941, Imprimerie de Quinhon, Quinhon - (Annam) 1941, tr. 33.
[2] AMEP, Rapport annuel de Cochinchine Orientale 1893.

Tác giả bài viết: Ban biên tập lịch sử giáo phận

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm161
  • Hôm nay14,945
  • Tháng hiện tại402,110
  • Tổng lượt truy cập28,717,479

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây