Lược sử Giáo xứ Quảng Ngãi

Thứ tư - 13/12/2017 08:42

GIÁO XỨ QUẢNG NGÃI

https://farm5.staticflickr.com/4524/38964503902_a56c61bfdb_o.jpg
 

 

https://farm5.staticflickr.com/4581/38964505392_8f86f72b94_o.jpg


I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

 

Phần đất giáo xứ, một phần lớn thuộc huyện Tư Nghĩa và một phần thuộc thành phố Quãng Ngãi. Thành phố Quảng Ngãi có hai nhà thờ: nhà thờ cũ do cha Phêrô Nguyễn Thanh Quí thành lập năm 1941 toạ lạc trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Nguyễn Nghiêm, nhà thờ mới nằm trên đại lộ Hùng Vương, thuộc phường Trần Hưng Đạo. Nhà thờ mới do cha Phaolô Huỳnh Tấn Ngoan khởi công xây dựng phần cơ bản vào năm 1963, và được cha sở kế nhiệm, Giuse Nguyễn Sồ hoàn thành năm 1973.

II. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ:

Vào đầu thế kỷ XX, thống kê năm 1909-910 ở tỉnh Quảng Ngãi đã có các giáo xứ: Phú Hòa, Cù Và, Bàu Gốc, Châu Me, Trung Tín.[1] Cộng đoàn các tín hữu ở thành phố Quảng Ngãi lập thành giáo họ Tư Nghĩa và cho đến năm 1937 vẫn còn thuộc giáo xứ Phú Hòa.[2] Vào năm 1937, cha Phêrô Nguyễn Thanh Quí, cha sở Phú Hòa, đã dựng một nhà thờ bằng mái tranh vách đất tại thành phố Quảng Ngãi. Năm 1941 giáo họ Tư Nghĩa được tách khỏi giáo xứ Phú Hòa, lập thành giáo xứ Quảng Ngãi, cha Phêrô Nguyễn Thanh Quí làm cha sở tiên khởi. Cùng năm 1941, cha Quí đã xây lại nhà thờ Quảng Ngãi bằng gạch vôi. Nhà thờ nầy nay vẫn tồn tại và được cha Phêrô Đặng Son trùng tu khang trang vào năm 1995. Dù là cha sở Quảng Ngãi, cha Quí vẫn còn ở tại Phú Hòa, vì nhà thờ ở tỉnh lỵ không có bao nhiêu tín hữu. Vào ngày Chúa Nhật, cha sang tỉnh lỵ để làm lễ cho lính Tây và gia đình của họ. Lúc bấy giờ tại thành phố Quảng Ngãi chưa có gia đình giáo dân bản xứ , cha Quí đưa hai gia đình nguyên quán ở Chợ Mới và Phú Hòa đến ở bên nhà thờ thị xã để họ trông coi nhà thờ. Khi thành lập giáo xứ Quảng Ngãi, giáo họ An Hội xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa được tách khỏi giáo xứ Phú Hòa và nhập vào giáo xứ Quảng Ngãi.

1. Cha Phêrô Nguyễn Thanh Quí (1941-1942)

 Cha Quí làm cha sở Quảng Ngãi từ 1941 đến 1942, cha bị tê bại phải về Làng Sông an dưỡng. Trong thời gian ngài dưỡng bệnh có cha Phaolô Bường, cha sở Phú Hòa tạm kiêm nhiệm Quảng Ngãi từ tháng 3/1942 đến tháng 12/1942.

2. Cha J. Etcheberry (1943-1945)

Khi Nhật đảo chính Pháp, cha J. Etcheberry cũng như các cha Thừa sai khác bị tập trung ở Huế đến năm 1946. Sau đó ngài về Nha Trang nghĩ hưu.

3. Cha Phêrô Nguyễn Đình Tịch           (1945-1946)

4. Cha Simon Huỳnh Sánh                     (1946-1947)

5. Cha Phaolô Huỳnh Tấn Ngoan          (1947-1948)

6. Cha Phêrô Nguyễn Cơ                        (1949-1950)

7. Cha Gioakim Huỳnh Văn Hoá           (1951-1952)

8. Cha Tôma Bùi Đức

  Cha sở Phú Hoà kiêm nhiệm                (1952-1954)

9. Cha Gioakim Bùi Vĩnh Mười           (1954-1956), cha qua đời tại đây. Sau khi cha Mười qua đời, chưa có cha sở mới, cha Tôma Bùi Đức, cha sở Phú Hoà tạm kiêm nhiệm.

10. Cha Gioakim Nguyễn Du                 (1956-1958)

11. Cha Alexis Lê Trung Hậu                (1958-1959)

12. Cha Phaolô Huỳnh Tấn Ngoan         (1959-1970) 

Cha được bổ nhiệm làm cha sở Quảng Ngãi lần thứ hai. Trong khoảng thập niên 1960 cha đã lập hai giáo họ mới là Thu Xà và Kim Thạch, cha Gioan Bt. Đỗ Trung Thanh phó xứ biệt lập (1960-1967) trông coi hai giáo họ này. Trong thời điểm chiến tranh, giáo dân từ các xứ trong vùng mất an ninh  di cư về thị xã, năm 1970 số giáo dân tại thành phố Quảng Ngãi lên đến 6.498 người.

Để phục vụ và đáp ứng nhu cầu về giáo dục, cha Ngoan lập trường Trung Học Kim Thông và trường Tiểu Học Thánh Tâm. Phụ trách điều hành trường có các Cha Augustinô Nguyễn Văn Chế, hiệu trưởng;  Cha Martinô Đỗ Văn Diệp, cha Phêrô Vũ Văn Tự Chương, giáo sư.

  Về xã hội, năm 1961, cha thành lập Cô nhi viện Quảng Ngãi tại ấp Nam Lộ, xã Cẩm Thành, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi và giao cho các Nữ tu dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn điều hành. [3] Về kinh tài, cha xây nhà cho thuê.

 Năm 1963, giáo xứ Quảng Ngãi có 2.673 giáo dân. Để đáp ứng cho nhu cầu mục vụ, cha khởi công xây dựng nhà thờ mới. Nhà thờ chưa kịp hoàn thành, năm 1970 cha Ngoan được bổ nhiệm làm cha sở Chính tòa Qui Nhơn, cha Giuse Nguyễn Sồ đến Quảng Ngãi thay cha Ngoan.

13. Cha Giuse Nguyễn Sồ (1970–1973)

Được bổ nhiệm làm cha sở kiêm Hạt trưởng. Ngài tiếp tục xây dựng nhà thờ mới mà cha Ngoan đã khởi công, nhà thờ nầy được khánh thành năm 1973. Sau lễ khánh thành, cha Sồ nghỉ bệnh tại Qui Nhơn và qua đời ngày 13 tháng 10 năm 1973.

14. Cha Giuse Trần Ngọc Châu (1973-1989): Cha Châu được bổ nhiệm làm cha sở kiêm Hạt trưởng. Đầu năm 1975 giáo xứ Quảng Ngãi có 3.065 tín hữu. Trong chiến tranh, giáo dân di cư đi nơi khác, khi hòa bình vãn hồi, họ không trở về quê, do đó sau ngày 30.04.1975, các giáo họ thuộc giáo xứ Quảng Ngãi: An Hội, Thu Xà, Kim Thạch, Rừng Lăng, chỉ còn tồn tại họ An Hội. Thay vào đó một số giáo xứ được sáp nhập vào giáo xứ Quảng Ngãi: Giáo xứ Châu Me gồm 16 giáo họ: Phú Châu, Kỳ Thọ Bắc, Kỳ Thọ Nam, An Chỉ Bắc, An Chỉ Nam, Phú Mỹ, Chợ Chùa, Long Bàng, An Phước, An Sơn, An Hòa, Kim Thành Hạ, Kim Thành Thượng, Đồng Vinh, Đông Trúc Lâm, Suối Bùn. Giáo Xứ Kỳ Tân gồm 5 giáo họ: Kỳ Tân, Bồ Đề, Đông Mỹ, Hải Châu, Năng Đông. Ngoài ra, họ Phước Lâm là giáo họ của Cù Và cũng thuộc giáo xứ Quảng Ngãi.

Sau năm 1975, Các cơ sở Trường Trung Học Kim Thông,[4] Trường Tiểu Học Thánh Tâm,[5] Cô nhi viện Quảng Ngãi, nhà cho thuê đều bị xóa sổ chủ quyền sử dụng của giáo xứ. Riêng Cô nhi viện, một số được cha Châu đưa về tạm cư tại khuôn viên nhà thờ cũ, đến năm 1998 Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các cho phép các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn xây dựng nhà cho các nữ tu ở chăm sóc các em cô nhi tại phần đất phía Tây nhà thờ cũ Quảng Ngãi,[6] một số được đưa đến Phú Hòa, nay là Cô nhi viện Phú Hòa.

15. Cha Phêrô Đặng Son (1989 - 2012).

Để chia sẽ bớt gánh nặng của cha Châu tuổi đã lớn, sức đã mòn. Năm 1989, cha Phêrô Đặng Son nguyên là cha sở Đại Bình được Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các bổ nhiệm làm cha sở Quảng Ngãi. Đến năm 1995, cha Châu về nghĩ hưu tại Tòa Giám Mục Qui Nhơn, cha Son được bổ nhiệm làm Hạt Truởng Quảng Ngãi thay cha Châu.

Nhà thờ mới không có người thường xuyên hôm sớm giữ gìn nên năm 1990 cha Son làm khung sắt các cửa để bảo vệ. Năm 1996, cha thay mái nhà thờ cũ và nhà xứ. Năm 1997, cha xây tường chung quanh khuôn viên nhà thờ cũ. Để đón chào thiên niên kỷ mới, cha xây đài Đức Mẹ tại nhà thờ cũ, được Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Soạn làm phép tượng đài. Ngoài ra, các nhà thờ giáo họ Đông Mỹ, Hải Châu, Năng Đông đều có sửa chữa nhỏ trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX.

Tại nhà thờ mới chưa có nhà xứ, cha bố trí lại phòng thánh để có thể tạm dùng ở thường xuyên. Năm 2001, cha để hai cha phó là cha Ngọc và cha Hiếu ở nhà thờ cũ, cha lên ở nhà thờ mới.

          Ngày 15 tháng 7 năm 2004, cha khởi công xây nhà xứ tại nhà thờ mới. Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn đã làm phép nhà xứ nầy vào dịp thăm Tết 2005.

          Năm 2007, cha xây tượng đài Đức Mẹ và Thánh Giuse  hai bên tiền đường nhà thờ mới.

          Ngày 12.02.2009, cha khởi công nâng cấp tường rào nhà thờ mới, sửa cung thánh và sơn nhà thờ mới, đặt tượng Thánh Tâm, Bổn mạng Giáo xứ, giữa tháp nhà thờ.

 Năm 2010 cha xây đài thánh Giuse và đài hai thánh Tông đồ Phê-rô và Phaolô ở nhà thờ mới.  

Cho đến năm 2003, giáo xứ Quảng Ngãi gồm 24 giáo họ nằm trên địa bàn thị xã Quảng Ngãi, huyện Tư Nghĩa, huyện Nghĩa Hành, huyện Minh Long, và ba xã của huyện Mộ Đức. Số giáo dân đầu năm 2003 là 2.958 người, tiếp tục giảm sút vì lý do kinh tế phải đi nơi khác tìm kế sinh nhai.

          Vì lợi ích dân Chúa, ngày 13 tháng 3 năm 2003, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám mục giáo phận Qui Nhơn có hai bổ nhiệm cho các cha:

          1. Cha Phêrô Hà Đức Ngọc làm phó xứ tự quản giáo xứ Quảng Ngãi, đặc trách giáo xứ Châu Me.

          2. Cha Grêgôriô Lê Văn Hiếu làm phó xứ tự quản giáo xứ Quảng Ngãi, đặc trách giáo xứ  Kỳ Tân.

Sau hai bổ nhiệm này, địa bàn giáo xứ Quảng Ngãi được thu hẹp hơn.

Ngày 11.9.2007, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn quyết định tái tành lập giáo xứ Châu Me và bổ nhiệm cha Phêrô Hà Đức Ngọc làm cha sở.

Ngày 10 tháng 9 năm 2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn đã đến nhà thờ Phú Mỹ, chủ sự thánh lễ và công bố Văn thư được ký  ngày 08.9.2009 về việc tái thành lập giáo xứ Kỳ Tân.

            16. Cha Giuse Trương Đình Hiền (26.4.2012 – 8.7.2016)

          Năm 2013, giáo xứ mừng kỷ niệm xây dựng nhà thờ cũ 72 năm (1941-2013) và nhà thờ mới 50 năm (1963-2013).

          Để chuẩn bị cho công cuộc đại lễ Kỷ Niệm đặc biệt nầy, hai nhà thờ mới  và cũ được trùng tu và tôn tạo cùng với một số các hạng mục mới được xây dựng : Hội trường với 500 chỗ ngồi, khu vệ sinh công cộng, lễ đài các Thánh Tử Đạo giáo phận Qui Nhơn, chỉnh trang khuôn viên nhà thờ…

          Trong dịp đặc biệt nầy, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận Qui Nhơn, đã về chủ lễ Cung Hiến Nhà Thờ mới vào ngày lễ Thánh Tâm (7.6.2013) cùng với đông đảo các linh mục, tu sĩ, giáo dân trong và ngoài giáo phận. Từ đây, nhà thờ mới Quảng Ngãi sẽ mang tước hiệu chính thức là Thánh Tâm Chúa Giêsu.

            Từ ngày 02-03 tháng 11 năm 2013, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Vị Đại Diện Đức Thánh Cha Phanxicô không thường trú tại Việt Nam đã thăm mục vụ tại giáo hạt Quảng Ngãi. Từ 14.30 chiều ngày 02.11.2013, ngày Lễ Các Đẳng linh hồn, sân nhà thờ Quảng Ngãi đã đông đảo hàng ngàn giáo dân từ các nơi tựu về: Lý Sơn, Châu Ỗ, Bình Hải, Bình Thạnh, Bầu Gốc, Châu Me, Kỳ Tân, Quảng Ngãi và Phú Hòa.

          Ngày 18.3.2015, cha Giuse cùng giáo xứ tổ chức lễ truyền chức cho 10 tân linh mục và 01 tân phó tế. Đây là thánh lễ Truyền chức đầu tiên được cử hành tại Giáo hạt Quảng Ngãi.

          17. Cha Giacôbê Đặng Công Anh  (8.7.2016 - …)

          Ngày 29.6.2016 cha Giuse Trương Đình Hiền được bổ nhiệm làm Tổng Đại Diện giáo phận.

          Ngày 08.7.2016, cha Giacôbê Đặng Công Anh được bổ nhiệm làm cha sở Quảng Ngãi. Trong thánh lễ bàn giao, cha Giacôbê đã nói với hai cha tiền nhiệm Phêrô và Giuse  là “kẻ ươm  hạt, người gieo trồng” còn ngài đến để thu hoạch, và ngài đoan hứa sẽ tiếp nối các công việc các cha tiền nhiệm đã để lại.

         

          * CÁC CHA PHÓ XỨ:

1. Antôn Trần Văn Trường     (1964)

2. Giuse Đinh Văn Giám         (1966-1973)

3. Antôn Lê Quang Trình (phó xứ kiêm tuyên uý)

4. Giuse Trương Phúc Tinh (phó xứ kiêm tuyên uý)

5. Phêrô Bùi Huy Bích         (1972-1975)

6. Phêrô Nguyễn Huy Pháp (1975-1979).

7. Phêrô Hà Đức Ngọc     (2000 - 2007)

8. Grêgoriô Lê Văn Hiếu (1999 - 2009)

9. Giacôbê Bùi Tấn Mai   (2009 - 2014)

10. Carôlô Nguyễn Phan Huy Dũng (2014 - ...)

         

III. HIỆN TÌNH GIÁO XỨ (cuối năm 2016)

STT

GIÁO HỌ, GIÁO KHU

ĐỊA CHỈ

NHÀ THỜ, N.NGUYỆN

TÌNH HÌNH GIÁO DÂN

THÁNH HIỆU

X.DỰNG

HIỆN TRẠNG

GIA ĐÌNH

GIÁO DÂN

1

Quảng Ngãi I

43 Trần Hưng Đạo,

 tp. Quảng Ngãi

1941

trên 50%

 

 

Thánh Tâm Chúa Giêsu

 

Quảng Ngãi II

109 Hùng Vương,

tp. Quảng Ngãi

1963

trên 70%

263

960

 

2

An Hội

Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thuận, (Tư Nghĩa

1941

còn nền

55

195

Đức Mẹ HX lên trời

3

Phước Lâm (Nghĩa Lâm

Nghĩa Thắng, Nghĩa Lâm, (Tư Nghĩa)

 

còn nền

79

184

Thăng Thiên

 

LINH MỤC VÀ TU SĨ XUẤT THÂN TỪ GIÁO XỨ

1/ Các Linh mục:

STT

HỌ TÊN

GIÁO HỌ

GHI CHÚ

1

Grêgôriô Văn Ngọc Anh

An Hội

 

2

Tađêô Lê Văn Ý

An Hội

 

3

Grêgôriô Lê Văn Hiếu

An Hội

 

4

Phêrô Hà Đức Ngọc

Quảng Ngãi

 

 

2/ Các Tu sĩ:

STT

HỌ TÊN

GIÁO HỌ

GHI CHÚ

1

Maria Mad. Đoàn Thị Thu Giang 

Quảng Ngãi

Phaolô Đà Nẵng

2

Ysave Hồ Thị Thu Thảo

Quảng Ngãi

MTG Thủ Thiêm

3

Agata Nguyễn Thị Hoàng Linh

Quảng Ngãi

Nữ Tử Bác Ái

4

Maria Văn Thị Thu Hà

An Hội

Phan Sinh Thừa sai

5

Maria Phạm Thị Phương Tâm

An Hội

MTG Qui Nhơn

6

Anê Lê Thị Hồng Phúc

An Hội

MTG Qui Nhơn

        

 

[1] Mémorial Mission de Qui Nhơn, No.69, 11 Nov. 1910, trang 90.

[2] Thuộc huyện Sơn Tịnh

[3] Nay là 114 Lê Trung Đình, phường Nguyễn Nghiêm, tp. Quảng Ngãi.

   Theo Địa chí Quảng Ngãi: Sau Hiệp định Genève 1954, xã Cẩm Thành được thành lập với 4 ấp: Bắc Môn, Bắc Lộ, Nam Lộ, Thu Lộ. Theo Nghị định số 314-BNV/HC/NĐ ngày 12.6.1958 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) thì Cẩm Thành vẫn thuộc quận (huyện) Tư Nghĩa, có ghi chú thêm: "xã này có thể đặt trực thuộc tòa tỉnh trưởng". Nhưng theo các văn bản hành chính, cho đến tháng 3.1975 các vùng ven vẫn thuộc quận (huyện) Tư Nghĩa.

   Sau ngày 24.3.1975, đơn vị hành chính thị xã Quảng Ngãi được điều chỉnh, gồm 4 phường, 3 xã như sau: ấp Bắc Môn đổi thành phường Lê Hồng Phong; ấp Bắc Lộ đổi thành phường Trần Hưng Đạo; ấp Nam Lộ đổi thành phường Nguyễn Nghiêm; ấp Thu Lộ đổi thành phường Trần Phú; xã Tư Chánh đổi thành xã Nghĩa Lộ; xã Tư Quang đổi thành xã Nghĩa Điền; xã Tư Bình đổi thành xã Nghĩa Dõng.  Riêng thôn Đông Dương trả về cho xã Tịnh Ấn. Từ đây, xã Cẩm Thành khuyết tịch.

[4] Trường Kim Thông nay là trường THCS Nguyễn Nghiêm, 72 Phan Chu Trinh, Nguyễn Nghiêm, Tp.   Quảng Ngãi, Quảng Ngãi tp. Quảng Ngãi.

[5] Trường Thánh Tâm, nay là ngân hàng Agribank, 194 Trần Hưng Đạo, Quảng Ngãi.

[6] Hiện nay Cô nhi viện này không còn. Phần đất nầy nay là cơ sở cộng đoàn các nữ tu Mến Thánh Giá và trường Mầm non Mai Trinh của các nữ tu.

Tác giả bài viết: Ban biên tập lịch sử giáo phận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập51
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay22,724
  • Tháng hiện tại412,693
  • Tổng lượt truy cập28,728,062

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây