Giáo phận Qui Nhơn

http://gpquinhon.org/q


Thật có phúc nếu trong lúc lâm chung chúng ta giữ được ngọn lửa đức tin.

Chúng ta là những người nhỏ hèn và bất lực trước mầu nhiệm của sự chết. Tuy nhiên thật có phúc nếu trong giây phút ấy chúng ta giữ được trong tâm hồn ngọn lửa của đức tin.
thang cac dang


Chúng ta là những người nhỏ hèn và bất lực trước mầu nhiệm của sự chết. Tuy nhiên thật có phúc nếu trong giây phút ấy chúng ta giữ được trong tâm hồn ngọn lửa của đức tin.

Đó là ý lực được viết trên twitter của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân ngày Giáo hội cử hành thánh lễ tưởng nhớ đến những người quá cố.

Sự chết trong cái nhìn của Kitô giáo

Trong cái nhìn Kitô giáo, ý nghĩa sự chết đã mở ra cho niềm hy vọng: nhờ Chúa Kitô cái chết của người tín hữu có ý nghĩa tích cực. "Vì đối với tôi sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi" (phil 1,21). Đây là lời đáng tin cậy : "nếu tôi cùng chết với Người, tôi sẽ được sống lại với Người" (2 Tm 2,11). Cái chết vì thế được xem như một “mối lợi” bởi vì nó dẫn đến sự hiệp thông trọn vẹn, dứt khoát với Chúa Kitô.

Ý nghĩa của sự chết trong Phụng vụ

Cái nhìn Kitô giáo về sự chết cũng được trình bày trong phụng vụ của Giáo hội: "Lậy Chúa đối với các tín hữu của Chúa thì sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi, vì khi lều tạm nơi trần thế này bị huỷ diệt, Chúa đã chuẩn bị một nơi cư ngụ vĩnh viễn trên trời". Sách giáo lý : "Chết là kết thúc cuộc lữ hành trần thế của con người, là kết thúc thời gian ân sủng và lòng thương xót mà Thiên Chúa ban cho con người để thực hiện cuộc sống trần thế theo ý định của Thiên Chúa, và nhằm xác định vận mạng cuối cùng của mình".

Đức thánh cha nhắc đến các linh hồn đã qua đời

Nhắc đến các đẳng linh hồn, ngày 2/11 trong giờ đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến việc chăm sóc các ngôi mộ và việc cầu bàu : đó là những chứng từ của niềm tín thác hy vọng, vốn được cắm rễ trong sự chắc chắn rằng cái chết không phải là lời cuối cùng trên số phận nhân loại, vì con người được định hướng đến một cuộc sống vô hạn mà cội rễ và sự viên mãn ở trong Chúa Kitô.

Vì vậy chúng ta được kêu mời để tưởng nhớ đến tất cả mọi người, kể cả những người không ai nhớ đến. Chúng ta hãy nhớ đến các nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, rất nhiều người thấp bé trên thế gian này bị nghiền nát bởi đói nghèo và cơ cực; chúng ta hãy nhớ đến những người vô danh đang nghỉ yên trong các huyệt mộ. Chúng ta hãy nhớ đến các anh chị em bị giết chết vì họ là kitô hữu, và những người đã dâng hiến cuộc sống để phục vụ tha nhân.

Đức cha Antonio Staglianò, Giám mục giáo phận Noto nói rằng: “việc tưởng nhớ đến những người kẻ qua đời là nhớ đến sự phục sinh”.

Ngài nhấn mạnh : hôm nay là ngày quan trọng bởi vì “Kitô giáo sinh ra trong thế gian với việc loan báo và hy vọng nơi sự phục sinh này : “anh hãy nhớ rằng, anh sẽ sống lại”. Khác xa với câu ngạn ngữ Latinh memento mori “anh hãy nhớ rằng anh sẽ phải chết”. Việc loan báo niềm vui và hy vọng được liên kết với sự kiện “Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại”. Đó là sự phục sinh của Chúa Giêsu, Đấng đem đến câu trả lời dứt khoát, mạnh mẽ cho một vấn đề duy nhất liên quan đến sự sống con người, đó là sự chết”. Người tín hữu trong ngày này không chỉ đến nghĩa trang để thăm viếng những người quá cố, nhưng cũng cần phải đến thăm viếng và nói chuyện với nhau trong gia đình, với bạn hữu, dựa trên niềm hy vọng kitô giáo”. Việc tưởng nhớ đến những người đã khuất không phải chỉ là nhớ đến cái chết, mà là nhớ đến sự phục sinh.

Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

Nguồn tin: R.Vatican:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây