Điều chúng ta tin. Phần 4: Giáo hội được sinh ra trong đêm tối để hướng về đời sống vĩnh cửu

Điều chúng ta tin. Phần 4: Giáo hội được sinh ra trong đêm tối để hướng về đời sống vĩnh cửu

  •   07/04/2024 10:15:00 PM
  •   Đã xem: 719
  •   Phản hồi: 0
Chúng ta đang tiến gần đến lời tuyên xưng có tính đột phá của Kitô giáo. Thánh Grêgôriô Nazianzênô nói rằng lời này là để “lật đổ” [cách hiểu sai lầm về] các vị thần. Có được sự sống đời là nhận biết Đấng Thánh của Israel, Đấng Hằng hữu – và Đức Giêsu Kitô. Điều này nằm ở chính cốt lõi của Tin mừng, rằng sự sống đời đời là nhận biết YHWH và Con của Người. Dĩ nhiên, Giáo hội đã mất một thời gian dài để diễn tả về mặt thần học mối tương quan này giữa Chúa Con và Chúa Cha – sử dụng những hạn từ như Ba Ngôi và đồng bản thể – nhưng đó lại là câu chuyện khác.
Bạn đã làm gì với phép rửa của mình? Rm 6, 3-11

Bạn đã làm gì với phép rửa của mình? Rm 6, 3-11

  •   28/03/2024 06:55:00 PM
  •   Đã xem: 1067
  •   Phản hồi: 0
Trong đêm Vọng Phục Sinh, một trích đoạn trong thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Rôma (Rm 6, 3-11) được đọc sau bảy bài đọc Cựu Ước và trước bài Tin Mừng, như dấu gạch nối hoặc một lời mời gọi kết nối. Ở đây Thánh Phaolô tập trung vào phép rửa, được dìm xuống và đưa lên cùng với Chúa Kitô, chiến thắng tội lỗi và cái chết cũng như kinh nghiệm giải phóng cá nhân lẫn tập thể.
Điều chúng ta tin, Phần 3: Giáo hội là gì?

Điều chúng ta tin, Phần 3: Giáo hội là gì?

  •   26/03/2024 08:47:00 PM
  •   Đã xem: 632
  •   Phản hồi: 0
Chắc chắn, việc đặt niềm tin vào Giáo hội là một bổn phận căn bản trong đạo Công giáo. Mỗi Chúa Nhật, chúng ta cùng tuyên xưng trong kinh Tin kính: “Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Không có cái gọi là đạo Công giáo nếu không có Giáo hội. Nhưng lý do là gì? Và việc tin vào Đức Giêsu và Kinh thánh tương hợp như thế nào với việc tin vào Giáo hội?
Cuộc thương khó của Chúa Giêsu theo thánh Máccô

Cuộc thương khó của Chúa Giêsu theo thánh Máccô

  •   19/03/2024 08:18:00 PM
  •   Đã xem: 938
  •   Phản hồi: 0
Trình thuật thương khó theo thánh Máccô được đọc trong Chúa Nhật Lễ Lá năm B, là năm Phúc Âm theo thánh Máccô được đọc trong các Chúa Nhật Thường Niên. Khi kết hợp cả hai, Giáo Hội thừa nhận rằng thánh sử không trình bày câu chuyện về cái chết của Chúa Giêsu mà không chuẩn bị từ trước qua những trình thuật về sứ vụ công khai của ngài. Ngay từ khởi đầu Phúc Âm theo thánh Máccô (1,14), Gioan Tẩy Giả bị nộp vào tay Hêrôđê, người bị áp lực từ người khác để giết vị tiên tri này (6,16). Đối diện với câu hỏi Chúa Giêsu là ai, Hêrôđê đã khơi lại cái chết tức tưởi của Gioan: “Gioan, người mà trẫm đã chém đầu, đã chỗi dậy” (6,16).
Điều chúng ta tin. Phần 2: Kinh thánh nói gì về Đức Giêsu

Điều chúng ta tin. Phần 2: Kinh thánh nói gì về Đức Giêsu

  •   18/03/2024 08:40:00 PM
  •   Đã xem: 779
  •   Phản hồi: 0
Đức Giêsu còn được gọi là “Con Thiên Chúa”. Trong Cựu ước, “con Thiên Chúa” đôi khi chỉ một thiên thần hay một vị vua (G 1,6; Tv 2,7). Nhưng các Tin mừng chứa đựng ý hướng sâu xa hơn. Tin mừng Máccô, như được ghi nhận ở câu mở đầu, là “tin mừng của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1,1). Toàn bộ câu chuyện Máccô kể hướng ta đến chỗ lĩnh hội lời mà viên đại đội trưởng bày tỏ. Dưới chân thập giá, ông thốt lên: “Quả thật người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39). Nhưng lời này nói lên điều gì? Gọi Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa”, theo một nghĩa nào đó, không gợi tưởng lập tức đến thần tính của Ngài.

Các tin khác

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm63
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay16,733
  • Tháng hiện tại403,898
  • Tổng lượt truy cập28,719,267

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây