Nhân phẩm con người và tầm quan trọng của lao động

Thứ ba - 30/04/2013 21:50
Nhân phẩm và tầm quan trọng của lao động là những lời trọng tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng ngày 1 tháng 5, nhân ngày lễ Thánh Giuse thợ. Đức Thánh Cha kêu cầu “sự phục hồi mới cho công việc” và tố giác “quan niệm kinh tế xã hội”, tìm kiếm lợi lộc ích kỷ, vượt ra khỏi giới hạn của xã hội công bằng. Đặc biệt ngài mạnh mẽ lên tiếng chống lại nô lệ lao động, một tình trạng xã hội đang xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Anh chị em thân mến

GiuseHôm nay ngày đầu tiên của tháng năm, chúng ta cử hành lễ Thánh Giuse thợ, và chúng ta bắt đầu thánh lễ truyền thống dâng hiến cho Đức Mẹ. Trong buổi gặp gỡ hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh về hai gương mặt rất quan trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu, trong Giáo hội và trong cuộc sống của chúng ta, với hai suy tư ngắn : Trước hết là về lao động, tiếp theo là việc chiêm ngắm Chúa Giêsu.

Theo Tin mừng Matthêu, một trong những lần Chúa Giêsu trở về quê hương của Người ở Nazareth, nói trong hội đường, những người đồng hương kinh ngạc vì sự khôn ngoan của Người, và câu hỏi mà người ta đặt ra cho Người : “Người ngày chẳng phải là con bác thợ mộc sao?” (Mt 13,55). Chúa Giêsu đi vào trong lịch sử của chúng ta, đến ở giữa chúng ta, sinh bởi Đức Maria nhờ quyền năng của Thiên Chúa, cùng với sự hiện diện của Thánh Giuse, là cha nuôi cũng là người bảo vệ và dạy dỗ Người làm việc. Chúa Giêsu sinh ra và sống trong một gia đình, gia đình Thánh Gia, học nơi thánh Giuse nghề mộc, nơi xưởng mộc Nazareth, Người chia sẻ bổn phận với cha nuôi, sự mệt nhọc, hài lòng cũng như những khó khăn mỗi ngày.

Điều này nhắc lại cho chúng ta phẩm giá và tầm quan trọng của lao động. Sách Sáng Thế kể rằng: Thiên Chúa đã tạo nên người nam nữ và giao phó cho họ nhiệm vụ canh tác và chinh phục đất đai, không có nghĩa là khai thác nó, nhưng là vun trồng và bảo vệ nó, chăm sóc nó bằng lao động (x. St 1,28; 2,15). Lao động làm nên một phần của chương trình tình yêu Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi vun trồng và gìn giữ mọi sự tốt đẹp của việc tạo dựng và theo cách này chúng ta thông dự vào công trình tạo dựng! Lao động là một yếu tố căn bản đối với nhân phẩm của con người. Lao động, sử dụng hình ảnh, “xức dầu” nhân phẩm cho chúng ta, đong đầy nhân phẩm cho chúng ta, làm cho chúng ta giống Thiên Chúa, Đấng đã luôn luôn làm việc và lao động, Đấng luôn hành động (x.Ga 5,17); Lao động đã đem lại cho chúng khả năng nuôi sống chính mình, gia đình mình, góp phần vào việc thăng tiến dân tộc mình. Ở đây tôi nghĩ đến nỗi khó khăn, ở những quốc gia khác, mà thế giới lao động và học tập hôm nay gặp phải; tôi nghĩ đến nhiều người, không phải chỉ người trẻ, những người bị thất nghiệp, nhiều khi vì lý do quan niệm kinh tế xã hội, tìm lợi lộc ích kỷ, bên ngoài các giới hạn của xã hội công bình.
 
Tôi muốn gởi đến mọi người lời mời gọi liên đới, và những người có trách nhiệm chung cổ vũ cho mọi nỗ lực để đem lại sự phục hồi mới cho công việc; điều này có nghĩa là quan tâm đến nhân phẩm của con người; nhưng trước hết tôi muốn nói rằng đừng mất niềm hy vọng; như thánh Giuse đã có những giây phút khó khăn, nhưng ngài đã không mất lòng tin cậy và đã biết vượt qua khó khăn đó, trong sự chắc chắn rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Thêm nữa, tôi muốn hướng lòng cách đặc biệt đối với các bạn thiếu niên, những người trẻ : các con hãy dấn thân trong bổn phận hằng ngày của mình, trong học tập, làm việc, trong mối tương quan bạn bè, giúp đỡ người khác; tương lai của các con tùy thuộc vào việc các con biết sống những năm tháng quý giá của cuộc đời này như thế nào. Các con đừng sợ dấn thân, hy sinh và các con đừng nhìn về tương lai bằng sợ hãi; Các con hãy duy trì niềm hy vọng sống động : luôn luôn có ánh sáng ở cuối chân trời.

Tôi muốn thêm một lời liên quan đến tình trạng đặc biệt khác của lao động khiến tôi quan tâm : đó là điều mà  chúng ta có thể định nghĩa như là “nô lệ  lao động”, lao động biến người ta thành  nô lệ. Biết bao nhiều người trên thế giới là nạn nhân của thứ nô lệ này, đó là con người phục vụ cho công việc, trong khi công việc phải hy sinh phục vụ cho con người bởi vì con người có nhân phẩm. Tôi xin anh chị em tín hữu và mọi người thiện chí kiên quyết chọn lựa chống lại việc lôi kéo con người, trong đó có việc “nô lệ lao động”.

Suy tưởng thứ hai : trong thinh lặng của hoạt động hằng ngày, Thánh Giuse cùng với Mẹ Maria có cùng điểm chung của sự chú ý là : Chúa Giêsu. Các ngài đồng hành và giữ gìn Chúa Giêsu, với sự dấn thân và hiền dịu, sự trưởng thành của Con Thiên Chúa nhập thể làm người vì chúng ta, phản chiếu tất cả những gì đã xảy ra. Trong Tin Mừng, Thánh Luca nhấn mạnh hai lần thái độ của Mẹ Maria, cũng như của Thánh Giuse : “Mẹ đã giữ gìn tất cả và suy nghĩ những sự ấy trong lòng” (Lc 2,19.51). Để lắng nghe Thiên Chúa, cần phải học để chiêm ngắm Ngài, để cảm nhận được sự hiện diện liên lỉ của Ngài trong cuộc sống của chúng ta; cần phải biết dừng lại để đối thoại với Ngài, dành cho Ngài khoảng trống với lời cầu nguyện. Mỗi một người chúng ta, cả các bạn thanh thiếu niên và các bạn trẻ, con số rất đông sáng nay, các con phải tự hỏi : khoảng trống nào tôi dành cho Thiên Chúa? Tôi dừng lại để đối thoại với Chúa chưa? Từ khi chúng ta còn nhỏ, cha mẹ chúng ta có những thói quen bắt đầu và kết thúc một ngày bằng lời cầu nguyện, để dạy cho chúng ta biết rằng tình bạn và tình yêu của Thiên Chúa  luôn đồng hành với chúng ta. Các con nhớ đến Chúa nhiều hơn nữa trong ngày sống của mình.
 
Trong tháng năm này, tôi muốn nhắc lại tầm quan trọng và vẻ đẹp của Kinh Mân Côi. Khi đọc kinh Kính mừng Maria, chúng ta được đưa dẫn đến việc suy niệm các mầu nhiệm của Chúa Giêsu, tức là suy niệm về những biến cố trung tâm của cuộc sống Người, bởi vì, như Đức Maria và Thánh Giuse, Chúa Giêsu là trung tâm của tư tưởng, của mọi chú ý và những hành động của chúng ta. Trước hết trong tháng năm này, thật tuyệt vời nếu chúng ta đọc kinh chung trong gia đình, với bạn bè, tại giáo xứ, lần chuỗi hay vài lời cầu nguyện với Chúa Giêsu và Đức Maria! Cầu nguyện chung là giây phút quý giá để làm cho cuộc sống gia đình và tình bạn gắn bó hơn! Chúng ta học cầu nguyện trong gia đình, như là gia đình nhiều hơn nữa.
 
Anh chị em thân mến, chúng ta cùng cầu xin Thánh cả Giuse và Đức Trinh Nữ Maria dạy cho chúng ta biết trung thành với những dấn thân hằng ngày của chúng ta, dạy cho chúng ta sống đức tin trong các hành động mỗi ngày và dành thêm khoảng trống cho Thiên Chúa trong cuộc sống, dạy cho chúng ta biết dừng lại để chiêm ngắm gương mặt Người.

Cám ơn anh chị em.

Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay14,088
  • Tháng hiện tại401,253
  • Tổng lượt truy cập28,716,622

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây