Nói với các linh mục : anh em đừng mệt mỏi vì thương xót

Chúa nhật - 22/04/2018 23:03
Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi tại Vatican, Chúa nhật IV Phục sinh, 22/04/2018
 
Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi được cử hành hằng năm vào Chúa nhật thứ tư Phục sinh, còn được gọi là Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Cứ mỗi ba năm chu kỳ bài đọc phụng vụ, Chúa Nhật Thứ Tư của Mùa Phục Sinh, Tin Mừng đặc biệt chú ý đến khuôn mặt của Chúa Giêsu như người mục tử nhân lành. Trên trang mạng của Hội Đồng Giám mục Mỹ đã viết: “Mục đích của ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là để thực hiện cách công khai lời chỉ dạy của Chúa; “Xin Chúa là chủ ruộng sai các thợ gặt đến cánh đồng của Người”.

Trong thánh lễ sáng Chúa nhật Chúa Chiên Lành hôm nay, tại đền thờ thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong chức linh mục cho 16 thầy. Mười sáu tân chức hôm nay đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm : 5 người Ý, 3 người Ấn độ, 1 Croatia, Việt nam (Phaolô Đỗ Văn Tân thuộc đại chủng viện Redemptoris Mater), Miến điện, Colombia, El Salvador, Madagascar, Romania, và Peru.

Trong bài chia sẻ, dựa trên nghi thức truyền chức linh mục, Đức Thánh Cha kêu gọi các thầy “đừng bao giờ mệt mỏi vì thương xót”. “Các con hãy nghĩ đến tội lỗi của mình, nghĩ đến những khốn cực mà Chúa Giêsu đã tha thứ”. Các con hãy biết xót thương.

Ngài nói tiếp: “xin cho lời giảng dạy của các con trở nên lương thực nuôi dân Chúa và hương thơm của đời sống các con mang lại niềm vui và nâng đỡ đức tin cho các tín hữu”. Thêm nữa : “xin cho lời nói và gương lành của các con tỏa sáng Tòa nhà Thiên Chúa, là Giáo hội”.

Đức Thánh Cha khích lệ các tân chức kiên tâm chỉ làm vui lòng Chúa hơn là chính họ hay cho người khác, hoặc tìm tư lợi cho mình. “Chỉ chuyên lo phục vụ Thiên Chúa, vì lợi ích đối với niềm tin thánh thiện của Dân Thánh Chúa.
--------------
 
Trong buổi đọc kinh Truyền tin vào buổi trưa Chúa nhật hôm nay Đức Thánh cha tiếp tục chia sẻ chủ đề liên quan đến Chúa Giêsu Mục tử nhân lành.

Anh chị em thân mến

Phụng vụ Chúa nhật thứ tư Phục sinh hôm nay có ý giúp chúng ta tái khám phá căn tính của mình, là những môn đệ của Chúa Phục sinh. Trong sách Tông đồ Công vụ, thánh Phêrô công khai tuyên bố rằng việc chữa lành cho người tàn tật, là do ngài làm, và qua việc đó ngài muốn nói cho tất cả Giêrusalem, việc đã xảy ra nhân danh Chúa Giêsu, vì “ngoài Người ra, không ai khác có ơn cứu độ” (Cv 4,12). Nơi người được khỏi đó có từng người trong chúng ta – [người đó là hình ảnh của chúng ta : tất cả chúng ta đều có ở đó] – có các cộng đoàn của chúng ta: các hình thức của bệnh tật tinh thần nơi mỗi người có thể được chữa khỏi – tham vọng, lười biếng, tự cao – nếu chấp nhận đặt cuộc sống trong tay Chúa Phục Sinh với lòng tín thác. “Nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nazareth – Phêrô khẳng định - người này được lành mạnh đang đứng trước mặt quý vị” (c. 10). Nhưng Đấng Kitô chữa lành là ai? Được Chúa Kitô chữa lành cốt yếu ở điều gì? Ngài chữa lành cho chúng ta khỏi cái gì? Và qua những thái độ nào?

Chúng ta tìm thấy câu trả lời cho tất cả các câu hỏi này trong Tin mừng hôm nay, trong đó Chúa Giêsu nói: Tôi là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành là người đã hiến trao mạng sống của mình cho đoàn chiên” (Gv 10,11). Việc tự giới thiệu của Chúa Giêsu không thể giảm xuống như một gợi ý tình cảm, mà không có bất kỳ một tác dụng cụ thể nào. Chúa Giêsu chữa lành qua việc người là mục tử, hiến trao mạng sống của mình. Khi hiến trao mạng sống của Ngài cho chúng ta, Chúa Giêsu nói với mỗi người: “sự sống này của con có giá trị rất nhiều đối với Ta, để cứu độ con, Ta trao ban trọn cả thân mình Ta”. Chính việc trao hiến mạng sống này làm cho Chúa Giêsu trở nên người mục tử tốt lành cách tuyệt diệu, Đấng Chữa lành, Đấng cho phép chúng ta sống một cuộc đời tốt đẹp và phong phú.

Phần thứ hai của trang Tin mừng nói cho chúng ta biết đâu là những tác động để Chúa Giêsu chữa lành chúng ta và có thể đem lại cho chúng ta một cuộc sống vui tươi và hiệu quả: “Tôi là mục tử nhân lành, tôi biết các chiên của tôi và các chiên của tôi biết tôi, cũng như Chúa Cha biết tôi và tôi cũng biết Chúa Cha” (c. 14-15). Chúa Giêsu không nói về sự hiểu biết thuộc trí tuệ, nhưng là nói về mối tương quan cá nhân, về lòng yêu thích đặc biệt, về sự trao đổi hiền dịu, phản ảnh chính mối tương quan mật thiết của tình yêu giữa Thiên Chúa Cha và Ngài: hãy để cho Thiên Chúa nhận biết chúng ta. Đừng khép mình, hãy mở ra cho Thiên Chúa, để Ngài nhận biết tôi. Chúa lưu ý đến từng người trong chúng ta, nhận biết tận trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta, nhận biết những khuyết điểm, những giá trị, những dự định mà chúng ta đã thực hiện và những hy vọng khi đã bị thất vọng. Nhưng Ngài chấp nhận chúng ta như chúng ta là, cũng như chấp nhận tội lỗi của chúng ta, để chữa lành và tha thứ cho chúng ta, hướng dẫn chúng ta bằng tình yêu, để chúng ta có thể đi qua những lối mòn ngay cả khi khó vượt qua mà không bị lạc đường. Chúa Giêsu đồng hành với chúng ta.

Đến lượt chúng ta, chúng ta được mời gọi nhận biết Chúa Giêsu. Tức là ám chỉ đến một sự gặp gỡ với Ngài, một cuộc gặp gỡ gợi lên ước muốn bước theo Chúa, bằng cách từ bỏ những thái độ đề cao mình để bước đi trên con đường mới, được chính Chúa Kitô chỉ dẫn và mở ra cho tương lai rộng lớn. Khi ước muốn sống tương quan với Chúa Giêsu, ước muốn lắng nghe lời Chúa và trung thành bước theo Chúa trong cộng đoàn của chúng ta bị nguội lạnh, những kiểu suy nghĩ khác và cách sống khác lên ngôi không liên kết chặt chẽ với Tin mừng, đó là điều không thể tránh khỏi.

Xin Đức Maria Mẹ chúng ta, giúp chúng ta trưởng thành trong mối tương quan mạnh mẽ với Chúa Giêsu. Hãy mở lòng ra cho Chúa Giêsu để Ngài bước vào trong chúng ta. Một mối tương quan mạnh mẽ: Chúa đã Phục sinh. Và như thế chúng ta bước theo Chúa bằng trọn vẹn cuộc sống.

Trong ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi, xin Đức Maria chuyển cầu cho chúng ta, để tất cả mọi người biết đáp trả lại lời mời gọi của Chúa, từ bỏ mọi sự vì Nước Trời với lòng quảng đại và kiên trì.

Sau kinh Truyền tin:

Anh chị em thân mến 

Tôi lo lắng về những gì đang xảy ra ở Nicaragua trong những ngày này, nơi đã diễn ra các cuộc đụng độ với nhóm biểu tình xã hội đã gây ra thương vong cho các nạn nhân. Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi đối với đất nước này trong lời cầu nguyện, và tôi hiệp thông với các giám mục yêu cầu chấm dứt bạo lực, tránh đổ máu vô ích và giải quyết những vấn đề còn bỏ ngõ cách hòa bình và với ý thức tránh nhiệm.
 
Như tôi đã nói, Chúa nhật thứ tư mùa Phục Sinh, ngày cầu nguyện cho ơn gọi, được tổ chức trong toàn thể Giáo hội, với chủ đề lắng nghe, biện phân, sống theo lời kêu gọi của Thiên Chúa. Chúng ta tạ ơn Chúa vì đang tiếp tục khơi gợi những câu chuyện yêu thương đối với Chúa Giêsu Kitô, để ngợi khen vinh quang của Ngài và phục vụ anh em. Đặc biệt, hôm nay, chúng ta tạ ơn Chúa cho các tân linh mục mà tôi phong chức vài phút trước đây tại đền thờ thánh Phêrô. Chúng ta cầu xin Chúa, sai nhiều mục tử làm việc trong cánh đồng của Chúa, cũng như gia tăng các ơn gọi đời sống thánh hiến và hôn nhân Kitô giáo. Như tôi đã nói, tôi đã phong chức linh mục cho 16 tân chức hôm nay. 16 linh mục này, trong đó có 4 người ở đây để chào anh chị em và chúc lành cho anh chị em. 
 
2
3


1

4

5

6

7

8

9

 

Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay21,947
  • Tháng hiện tại409,112
  • Tổng lượt truy cập28,724,481

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây