Tam Nhật Vượt qua giúp chúng ta chuẩn bị đón nhận Chúa Kitô Phục sinh

Thứ năm - 29/03/2018 10:31
Tam nhật Vượt qua, là chủ đề bài giáo lý của Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng thứ tư ngày 28/03/2018 tại quãng trường thánh Phêrô. 

Anh chị em thân mến.

Hôm nay tôi muốn dừng lại để suy niệm về Tam Nhật Vượt qua, bắt đầu từ ngày mai, để đào sâu thêm về những ngày quan trọng nhất của năm phụng vụ đang diễn ra cho chúng ta là những người tín hữu. Tôi muốn hỏi anh chị em một câu hỏi: Thánh lễ nào quan trọng nhất đối với niềm tin của chúng ta: Giáng sinh hay Phục sinh? Lễ Phục sinh là quan trọng, bởi vì Phục sinh là ngày lễ cứu độ chúng ta, ngày lễ của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, ngày tưởng niệm cái chết và Phục sinh của Chúa. Vì vậy, tôi muốn suy tư cùng anh chị em về ngày lễ này, về những ngày này, là những ngày vượt qua cho đến ngày Chúa Phục sinh.

Những ngày này làm nên một cuộc cử hành tưởng niệm về một mầu nhiệm cao cả: cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu.

Tam Nhật Vượt qua bắt đầu từ ngày mai với Thánh lễ Tiệc ly của Chúa và sẽ kết thúc với kinh chiều ngày Chúa nhật Phục sinh. Sau đó sang “thứ hai Phục sinh”là để mừng đại lễ này thêm một ngày nữa. Nhưng đó là hậu phụng vụ: là ngày lễ gia đình, ngày lễ xã hội. Lễ Phục sinh  đánh dấu từng giai đoạn cơ bản của đức tin và ơn gọi của chúng ta giữa thế gian, và tất cả mọi tín hữu được mời gọi sống với Tam Nhật Thánh này – thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và Chúa nhật – nhưng thứ bảy là ngày phục sinh  – Ba ngày thánh, còn được xem như “khuôn mẫu” của đời sống cá nhân và đời sống cộng đoàn, như các anh em Do thái của chúng ta đã từng sống trong cuộc xuất hành Ai cập.

Ba ngày này gợi lại cho dân kitô các biến cố quan trọng của ơn cứu độ được Chúa Kitô thực hiện, và nó hướng dân kitô đến viễn tượng của vận mệnh tương lai của họ và củng cố họ trong sự dấn thân làm chứng trong lịch sử.

Vào buổi sáng Phục sinh, đang khi quay lại những giai đoạn đã qua trong Tam Nhật Thánh, Bài Ca Tiếp Liên (Sequenza), tức là một bài thánh thi hay một bài thánh vịnh sẽ thực hiện cách long trọng lời loan báo phục sinh, đó là : “Chúa Kitô niềm hy vọng của chúng ta đã phục sinh và Ngài đến Galilê trước chúng ta”. Đây là một xác quyết quan trọng: Chúa Kitô đã sống lại. Và nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở Đông Âu, dân chúng không chào nhau trong những ngày lễ phục sinh này bằng câu “chào buổi sáng” hay “chào buổi chiều”, nhưng bằng câu “Chúa Kitô đã sống lại”, để khẳng định lời chào phục sinh trang trọng. “Chúa Kitô đã sống lại”. Nơi các từ “Chúa Kitô đã sống lại” đầy cảm xúc vui mừng này, Tam nhật vượt qua đạt đến tột đỉnh.

Chúa Kitô đã sống lại, không chỉ chứa đựng lời loan tin vui và hy vọng mà còn là lời kêu gọi đối với trách nhiệm và sứ mạng. Và Lễ Phục sinh không chỉ kết thúc bằng chim câu, những quả trứng và lễ hội – ngay cả khi điều này rất tuyệt vì là ngày lễ của gia đình – nhưng Phục sinh không kết thúc như vậy. Bắt đầu ở đó [phục sinh] một lộ trình đối với sứ mạng và loan tin : Chúa Kitô đã Phục sinh. Và việc loan tin này, Tam Nhật Vượt qua đưa chúng ta đến việc chuẩn bị đón nhận Chúa Kitô là trung tâm của đức tin và hy vọng của chúng ta, là cốt lõi, là loan tin, là Kerygma mà Giáo hội rao giảng liên tục, và đến lượt mình Giáo hội được mời gọi để truyền giảng tin mừng này.

Thánh Phaolô tóm tắt biến cố phục sinh qua biểu thức sau: “Chúa Kitô, Chiên vượt qua, đã chịu hiến tế” (1 Cr 5,7) Như con chiên chịu hiến tế. Ngài tiếp tục, bởi vậy, “những cái cũ đã qua và đã nảy sinh những điều mới mẻ” (2 Cr 5,17).

Tái sinh. Vì vậy, từ ban đầu, trong những ngày lễ Phục sinh nhiều người được rửa tội. Ngay trong đêm thứ bảy này, tôi sẽ rửa tội cho 8 người trưởng thành ở tại đền thờ thánh Phêrô để họ bắt đầu hành trình đời sống kitô hữu. Và tất cả đều bắt đầu: bởi vì tất cả sẽ được tái sinh. Và bằng một công thức tổng hợp khác, thánh Phaolô dạy rằng, Chúa Kitô “đã bị trao nộp cho đến chết vì tội lỗi của chúng ta và Ngài đã sống lại để chúng ta được công chính hóa” (Rm 4,25). Duy chỉ một điều là làm cho chúng ta nên công chính; Không có ai khác, duy chỉ có Chúa Giêsu Kitô mới là Đấng làm cho chúng ta được tái sinh. Và vì thế chúng ta không phải trả gì cả, vì ơn công chính hóa là ơn nhưng không. Đó là sự vĩ đại của tình yêu Chúa Giêsu, hiến dâng mạng sống cách nhưng không để làm cho chúng ta nên thánh, để đổi mới chúng ta và để tha thứ cho chúng ta. Đây là cốt lõi thực sự của Tam nhật Vượt qua này. Trong Tam nhật Vượt qua việc tưởng nhớ biến cố nền tảng được cử hành với lòng biết ơn đầy tràn, đồng thời đổi mới ý nghĩa đối với địa vị mới nơi những người được rửa tội, như thánh Phaolô Tông đồ vẫn thường diễn tả : “Nếu anh em đã được sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa”, (Col 3,1-3), không phải là những gì thuộc hạ giới. Hãy nhìn lên cao, hãy nhìn ra xa, mở rộng nhận thức: vì đây là niềm tin của chúng ta, đây là sự công chính hóa của chúng ta, đây là đời sống ân sủng của chúng ta. Thực vậy, nhờ Phép rửa, chúng ta được sống lại cùng với Chúa Giêsu và chúng ta đã chết đối với mọi sự và đối với lý luận của thế gian; chúng ta được tái sinh như các thụ tạo mới: một thực tại đòi hỏi trở nên hiện hữu cụ thể từng ngày.

Nếu một người tín hữu thực sự biết để cho Chúa tẩy rửa mình, thực sự biết để cho Chúa gột bỏ con người cũ kỹ để bước đi trong cuộc sống mới, dù chúng ta đang là tội nhân – tất cả chúng ta là tội nhân – thì họ không thể bị hư hoại được nữa : ơn công chính của Chúa Giêsu cứu chúng ta khỏi hư hoại, chúng ta là kẻ có tội nhưng không hư hoại; họ không còn tiếp tục sống với sự chết trong tâm hồn, và cũng không phải là nguyên nhân của sự chết. Ở đây, tôi phải nói đến một điều thật buồn và đau thương…. Có những anh chị em tín hữu giả tạo: họ nói rằng Chúa đã sống lại, tôi đã được công chính hóa nhờ Người, tôi đang ở trong cuộc sống mới, nhưng tôi đang sống một cuộc sống hư hoại. Và những người kitô hữu giả tạo này sẽ có kết thúc tồi tệ. Tôi lặp lại, người kitô hữu là tội nhân – tất cả chúng ta và tôi cũng thế - nhưng chúng ta chắc chắc rằng khi chúng ta xin Chúa tha thứ, Thiên Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta. Kẻ hư hoại làm ra vẻ như một người đáng kính, nhưng cuối cùng trong tâm hồn họ chỉ là thối rửa. Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta cuộc sống mới. Người tín hữu không thể sống với cái chết trong tâm hồn, cũng không là nguyên nhân của sự chết. Chúng ta nghĩ đến cái gọi là “tín hữu mafia”. Những người tín hữu kiểu này thì không có gì cả: được gọi là kitô hữu, nhưng họ đang mang sự chết trong tâm hồn mình và cho người khác. Chúng ta cầu nguyện cho họ, xin Thiên Chúa động chạm đến tâm hồn họ. Tha nhân, nhất là những người thấp cổ bé miệng và đau khổ, trở thành gương mặt cụ thể để chúng ta trao ban tình thương mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Và thế giới trở thành không gian đối với cuộc sống mới của chúng ta khi đã được sống lại. Chúng ta được sống lại với Chúa Giêsu: hãy đứng thẳng trên đôi chân, ngẫng cao đầu và chúng ta có thể chia sẻ sự nhục nhã của những người mà ngày hôm nay còn giống như Chúa Giêsu, đang sống trong đau khổ, trong trần truồng, túng thiếu, cô đơn, chết chóc, để trở nên công cụ cứu chuộc và hy vọng, nhờ Chúa, với Chúa, trở nên dấu chỉ của sự sống và phục sinh. Ở nhiều quốc gia, ở Italia này và ngay cả ở đất nước của tôi, có thói quen là vào ngày lễ Phục sinh, khi nghe chuông thì các bà, các ông đem các trẻ em đi rửa mắt cho chúng, rửa bằng nước sự sống, nó như dấu chỉ để có thể thấy những sự vật của Chúa Giêsu, những sự vật mới. Trong ngày lễ Phục sinh này chúng ta hãy rửa linh hồn, đôi mắt linh hồn của chúng ta, để thấy mọi điều tốt đẹp, và để làm những điều tốt đẹp. Đây là điều kỳ diệu! Đây thực sự là sự Phục sinh của Chúa Giêsu sau cái chết của Ngài, là giá cứu rỗi tất cả chúng ta.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy chuẩn bị tốt cho Tam nhật thánh đang gần kề này – bắt đầu từ ngày mai - để luôn được tháp nhập cách sâu xa hơn vào trong mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta. Xin Đức Trinh nữ Maria rất thánh cùng đồng hành với chúng ta trong hành trình thiêng liêng này. Mẹ đã bước theo Chúa trên con đường khổ nạn – Mẹ đã ở đó, đã nhìn thấy Chúa và đã đau khổ - Mẹ hiện diện và kết hiệp với Chúa dưới chân thập giá, nhưng đã không xấu hổ vì con. Một bà mẹ không bao giờ xấu hổ vì con. Mẹ đã ở đó, và đã đón nhận trong trái tim của Mẹ niềm vui vô biên của sự phục sinh. Mẹ đem đến chúng ta ơn sủng để được tham dự trong tâm hồn những cử hành trong những ngày sắp tới, để tâm hồn chúng ta và cuộc sống chúng ta thực sự được biến đổi.

Khi chia sẻ với anh chị em những suy tư này, tôi gửi đến anh chị em, các cộng đoàn và người thân của anh chị em những lời chúc mừng Phục sinh vui tươi và thánh thiện.

Và tôi khuyên anh chị em: vào buổi sáng lễ Phục sinh hãy mang các trẻ em đến vòi nước và rửa mắt cho chúng. Đó sẽ là một dấu chỉ như thể để thấy Chúa Giêsu Sống lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập171
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm143
  • Hôm nay23,542
  • Tháng hiện tại605,215
  • Tổng lượt truy cập28,257,102

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây