Phụng vụ

Phụng vụ

Xin Chúa Thương Xót Chúng Con

Xin Chúa Thương Xót Chúng Con

 18:00 04/12/2023

Lời cầu xin này có thể thường được hiểu sai nếu chúng ta không thấu hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa đích thực là gì. Đức Gioan Phaolô II đã từng lưu ý rằng lòng thương xót đôi khi được quan niệm cách sai lầm khi thiết lập “một tương quan bất bình đẳng giữa kẻ rộng ban lòng thương xót và người đón nhận. Vì thế, Thiên Chúa được xem như Đức Vua Toàn Năng, Đấng chỉ tha thứ cho thần dân ương ngạnh mà thôi.
Lịch Công giáo Giáo phận Qui Nhơn, năm Phụng vụ 2023-2024

Lịch Công giáo Giáo phận Qui Nhơn, năm Phụng vụ 2023-2024

 10:35 02/12/2023

Các ngày trong tuần của Mùa Vọng từ 17.12 đến 24.12; các ngày trong Tuần Bát Nhật Lễ Giáng Sinh; các ngày trong tuần của Mùa Chay trừ Lễ Tro; và các ngày trong Tuần Thánh, cử hành Thánh lễ theo ngày trong tuần, nhưng có thể đọc Lời nguyện Nhập Lễ của lễ nhớ ghi trong lịch chung (thay cho Lời nguyện Nhập lễ của ngày trong tuần). 2. Các ngày trong tuần của Mùa Vọng trước ngày 17.12; các ngày trong tuần của Mùa Giáng Sinh từ ngày 02.01; các ngày trong tuần của Mùa Phục Sinh; có thể chọn cử hành Thánh lễ theo ngày trong tuần hoặc Thánh lễ về vị thánh được nhớ hay về vị thánh có ghi trong Sổ bộ Các Thánh của ngày đó
Tôi thú nhận ...

Tôi thú nhận ...

 17:27 20/11/2023

Trong kinh Thú nhận, chúng ta thú nhận tội lỗi không chỉ cùng “Thiên Chúa toàn năng”, nhưng còn với “anh chị em”. Vì thế, kinh này thể hiện lời khích lệ của thánh Giacôbê, “hãy thú tội với nhau” (Gc 5,16), đồng thời cũng nêu bật ảnh hưởng xã hội của tội. Tội lỗi ảnh hưởng đến mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau.
Lời Chào: “Chúa Ở Cùng Anh Chị Em”

Lời Chào: “Chúa Ở Cùng Anh Chị Em”

 20:45 04/11/2023

Theo quan điểm Kinh Thánh, lời chào “Chúa ở cùng anh (chị em)” không phải là lời chào thông thường. Điều này không giống chút nào với lời trao qua đổi lại khi linh mục nói: “chào anh chị em” và cộng đoàn đáp “chúng con cũng chào cha”. Nếu thực sự hiểu nền tảng Kinh Thánh của những lời này, chúng ta có thể bước vào phụng vụ với cảm giác kính uý hơn. Ở mức độ căn bản, những lời này nói lên một thực tại về sự hiện diện của Chúa Giêsu với cộng đoàn tín hữu đang họp nhau nhân danh Người, vì Người đã nói: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”(Mt 18,20). 
Dấu Thánh Giá

Dấu Thánh Giá

 18:30 23/10/2023

Bất kể khi nào làm dấu, trong Thánh lễ hoặc lúc cầu nguyện riêng, chúng ta được nối kết với một truyền thống thánh thiêng ở ngay những thế kỷ đầu của Kitô giáo, khi nghi thức này được xem như nguồn sức mạnh và chở che linh thánh. Khi làm dấu Thánh giá, chúng ta kêu cầu Thiên Chúa hiện diện và xin Người chúc lành, giúp đỡ và bảo vệ chúng ta khỏi muôn điều ác hại. Không ngạc nhiên khi các Kitô hữu tiên khởi thường xuyên làm dấu Thánh giá, khao khát kín múc sức mạnh ở đó.
Thánh lễ là gì?

Thánh lễ là gì?

 19:05 15/10/2023

Từ thời các tông đồ, Thánh lễ đã là hành vi trung tâm của phụng thờ Kitô giáo. Vì Thánh Lễ không gì khác hơn là việc cử hành Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã thiết lập trong Bữa Tiệc Ly, khi Người truyền cho các tông đồ: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (x. Lc 22, 19). Thật khó để tóm tắt những gì xảy ra trong Thánh Lễ với một hai câu ngắn gọn, vì toàn bộ mầu nhiệm cứu chuộc được gắn liền với phụng vụ Thánh Thể. Thật vậy, như Đức Gioan Phaolô II viết, mầu nhiệm cứu độ của cái chết và phục sinh Đức Giêsu “như đã được quy tụ, báo trước và ‘tập trung’ mãi mãi vào ân sủng Thánh Thể.”[1]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây