Rao giảng và thể hiện lòng thương xót Chúa để khơi dậy niệm cậy trông

Thứ sáu - 13/05/2016 10:58

RAO GIẢNG VÀ THỂ HIỆN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA ĐỂ KHƠI DẬY NIỀM CẬY TRÔNG, PHÓ THÁC

 

Rao giảng lòng thương xót Chúa được thể hiện trong đại gia đình giáo hội, tình thương đã được đánh dấu trong nhiều năm qua. Chúa Kitô đã đến và đã yêu thương con người trong đó có chính chúng ta. Lòng thương xót không phải là một khái niệm trừu tượng mà là khuôn mặt để nhận biết, chiêm ngưỡng tôn thờ, và là động lực thức tỉnh chúng ta trước sự sống mới và cấy vào chúng ta lòng cam đảm để nhìn về tương lai với niềm hy vọng và với quyết tâm canh tân để Giáo Hội trở nên một dấu chỉ đáng tin cậy của lòng thương xót là “nền tảng của đời sống Giáo Hội”

Nền tảng đó được thể hiện qua đời sống rao giảng và thể hiện Chúa đã yêu thương và yêu thương mãi đến cùng. Tất cả mọi sự hoạt động của mục vụ của Giáo Hội phải được bao bọc trong sự dịu dàng mà Giáo Hội đưa ra với các tín hữu; không có gì trong lời rao giảng của Giáo Hội và trong chứng tá của Giáo Hội với thế giới có thể thiếu vắng sự thưng xót. Chính sự khả tín của Giáo Hội được nhìn thấy trong cách thức Giáo Hội thể hiện lòng thương xót và sư trắc ẩn. Như vậy, rao giảng và thể hiện lòng thương xót là rao giảng niềm tin kitô giáo và thể hiện tình yêu Thiên Chúa đối với mọi người chúng ta. Chúng ta cùng bước vào bài chia sẻ hôm nay

I,   Rao giảng để lòng thương xót Chúa được thể hiện trong xã hội hiện nay:

Chân lý gây xúc động sâu xa nhất mà Giáo Hội hằng rao giảng là chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương từ trước muôn đời. Kitô giáo được xây dựng trên một niềm xác tín vững chắc rằng tình yêu Thiên Chúa đã hạ cố đến thế giới đau khổ bệnh tật này qua con người Đức Kitô. Đối với mọi tín hữu, đây là lời cốt tủy của Tin Mừng. Không có đoạn văn nào trong Kinh thánh nói rõ điều này hơn là lời Đức Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã sai Con Một mình, ngõ hầu những ai tin vào Ngài sẽ không phải chết nhưng sẽ được sự sống vĩnh cửu."

Tình yêu chúng ta đối với tha nhân không phát xuất từ đâu khác hơn là tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta. Tình yêu Thiên Chúa dành cho thế gian này bao la bát ngát đến nỗi Ngài hiến tặng mạng sống mình cho tất cả, chẳng loại trừ ai... Thiên Chúa yêu thương từng người trong chúng ta cứ như là không còn ai khác để cho Ngài yêu thương. Ngài như người cha luôn mong muốn cùng gia đình đồng hành suốt cuộc đời, và không thể an lòng cho đến khi con cái đi đây đi đó ai nấy đều an toàn trở về mái ấm gia đình.

Trong tình yêu thương đó Thiên Chúa luôn mong mõi, khát khao, đợi chờ và sẵn sàng tha thứ cho mọi người con biết ăn năn trở về với Ngài. Chúng ta nhớ lại vể câu chuyện về người phụ nữ ngoại tình, để thấy được tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta qua Đức Giêsu nói với người phụ nữ:”không ai kết án chị hả, còn tôi, tôi không kết án chị đâu, hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa”. tình thương Thiên Chúa là thế đó: tha thứ và sẵn sàng tha thứ, chứ không kết án một ai nếu chúng ta biết quay về với Chúa.

Hay hình ảnh của người con thứ bỏ nhà ra đi và phung phí hết tài sản của người Cha già. Kết cục là phải chịu đói, chịu khát, chiu rét không chỗ để trú thân. Nhưng khi anh biết quay trở về với Cha thì chinh điều đó đẫ giúp anh được Cha tha thứ và yêu thương. Và anh đã nhận được tình thương yêu của người Cha với một tấm lòng rộng lớn bao la.

Và chính khi nhìn vào thập tự giá, chứng kiến hình ảnh Đức Kitô chịu khổ hình treo trên thập giá, thấm đẫm bao nhiêu là quyền lực của sự dữ nơi tội lỗi, chúng ta mới bắt đầu nhận ra tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta cao cả biết bao. Tất cả mọi độc ác hận thù ghen ghét bất công của cuộc đời đều đổ dồn vào cây khổ giá, sừng sững giữa trời và đất, trên ngọn đồi Canvê. Một trong những chi tiết đầy ngỡ ngàng nhất về cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu chính là Thập giá nay trở nên bằng chứng tột cùng cho tình yêu Thiên Chúa. Thập giá sừng sững trên đồi cao, xưa kia là dấu chỉ của tủi nhục, nay trở nên chiếc cầu ân sủng thần kỳ có sức chữa lành cả thế giới. Cây chết chóc nay trở nên cây sự sống, cây thất bại nay trở thành cây chiến thắng.

Chúng ta biết dân Do Thái đã bất tuân lề luật và phụ bạc tình yêu của Thiên Chúa như thế nào. Họ đã phá vỡ giao ước và kéo theo sự sụp đổ hoang tàn của đền thờ và thành thánh. Nhiều ngôn sứ đã lên tiếng kêu gọi thống hối và sửa đổi cách sống, nhưng vẫn hoài công, chẳng ai màng tới. Chưa hết, ngay trong những giờ phút đen tối nhất của cuộc lưu đầy, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi dân Ngài nhưng tiếp tục kêu gọi họ quay về với lề luật, với Thiên Chúa. Lịch sử dân Do thái thật là một kho lưu trữ nhắc nhở cho chúng ta hay biết những gì sẽ xảy ra mỗi khi chúng ta phủ phàng từ chối tình yêu Thiên Chúa. Lịch sử ấy cũng đem lại cho chúng ta niềm an ủi rằng chúng ta cũng phải đối diện với việc chọn lựa đón nhận hay từ chối lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta đã tự đặt mình vào một tình thế nguy hiểm là sống chia lìa với Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn kính trọng tự do cá nhân của chúng ta và sẽ không áp đặt ép uổng tình yêu của Ngài, đi ngược với những ước vọng chúng ta. Chúng ta có thể từ chối lòng thương yêu cũng như quà tặng tình nghĩa của Chúa. Chúng ta có thể quay lưng với tình yêu của Thiên Chúa mà ôm lấy bóng tối của tội lỗi và tự mình vĩnh viễn tách xa khỏi Ngài.

Trong mối dây liên kết vững bền mãi mãi, chúng ta được rao giảng và sống động mãi mãi tàn phai, và luôn liên kết cùng Đấng tạo hóa và Thần thánh trên trời.

II,  Thể hiện lòng thương xót Chúa trong xã hội hiện nay:

Lòng thương xót Chúa được Ba Ngôi thể hiện trong xã hội hiện nay. Trong xã hội mối dây liên kết và con người đươc thể hiện sống động, và không tàn phai. Trong xã hội, mối dây liên kết được thể hiện qua người con Giêsu, Chúa chúng ta. Sự thể hiện này được người cha chứng nhận và qua người con được thể hiện tràn đầy yêu thương.

Trong con người hiện nay, chúng ta hãy lắng nghe tiếng Chúa nói với chúng ta qua thương người có mười bốn mối. Việc đó sẽ trở thành một hình thức đánh thức lương tâm của chúng ta, mà lương tâm ấy thường hay bị ngủ thiếc đi trước tấm bi kịch của người nghèo túng, cũng như càng ngày càng tiến vào trong trung tâm của Tin Mừng, mà trong đó người nghèo chính là những người được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ưu ái hơn.

Thiên Chúa ở cùng chúng ta, liên đời với chúng ta. Điều này Ngài giải quyết hết mọi vấn đề của chúng ta, nhưng Ngài sẵn sàng cùng với chúng ta đi vào những vấn đề và những lo âu của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được Ngài là một Thiên Chúa xót thương, nếu chúng ta không hiểu tương tận rằng Ngài đã sống giữa chúng ta (x,Ga 1,14)

Sở dĩ, chúng ta biết được Thiên Chúa là Đấng thương xót là nhờ Đức Giêsu Kitô, vì trong Đức Kitô, lòng thương xót của Thiên Chúa Cha đã trở nên hữu hình đối với chúng ta. Đức Giêsu không chỉ dạy: “Hãy thương xót, như Cha anh em là Đấng thương xót”, người còn là hiện thân cụ thể của lòng xót thương của thiên chúa. Qua lời giảng dạy, Đức Giêsu đã cho thấy “Thiên Chúa giàu lòng thương xót”, là Đấng mà người dẫ dạy chúng ta là Cha. Qua cuộc sống, Đức Giêsu đã mặc khải cho chúng ta thấy khuôn mặt của Thiên Chúa Cha là Đấng nhân hâu, vì Người là Con đồng bản tính với Chúa Cha

Thể hiện lòng thương xót là thể hiện lòng yêu thương đối với tất cả mọi người.

Như vậy tình yêu đối với tất cả mọi người là như thế nào. Đức Cha Qui Nhơn có viết trong cuộc tĩnh tâm các linh mục 2016 mhư sau:

“Anh em là hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Đấng nhân từ”(Lc6,36). Huấn lệnh này của Chúa Giêsu được gởi đến tất cả mọi người là con cái của cha trên trời. Nhân từ và thương xót là yếu tính của Cha trên trời vì Ngài là tình yêu. Mọi người là con cái của Thiên Chúa, được Thiên Chúa sinh ra. Thánh Kinh đã mặc khải cho biết con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh của Ngài. Do đó đã là người thì phải có lòng nhân và lòng thương xót như thiên Chúa...

Hay dụ ngôn người Cha có một trăm con chiên, mà có một con chiên bị lạc ngài lại không để chín mươi chín con chiên kia ở lại trên núi để tìm con chiên lạc sao. Tìm được rồi ông vác con chiên lên vai và đưa về nhà mình hay sao. Vâng! Tình yêu là thế đó. Tình yêu không biết chi li, không biết phân bì mà chỉ biết giúp nhau để đạt tới nước trời, tình yêu đó đã làm nên mọi sự và làm nên mọi loài.

Kết: Khẩu hiệu của Năm Thánh, “Thương xót như Chúa Cha”, thúc đẩy lòng thương xót đó. Nó kêu gọi mọi Kitô hữu thực hiện những công việc thương xót về “thể lý và tinh thần”. Trước tiên bằng những “ y hướng, thái độ, ứng xử”. Trong đời thường Đức Thánh Cha khuyên đừng nói xấu người khác nhưng trái lại “ biết đón tiếp những gì là tốt lành nơi mọi người” và từ bỏ “hung hăng phá hoại”.

Có lòng thương xót đòi hỏi không chỉ việc lãnh nhận sự tha thứ, nhưng còn sự tha thứ nữa: “Thật buồn khi thấy kinh nghiệm về tha thứ luôn luôn hiếm hoi hơn trong nền văn hóa chúng ta dường nào”. Trong năm thánh này chúng ta cùng cầu xin cho mỗi người chúng ta biết hằng hái trong việc rao giảng và vui say trong công việc loan báo tin mừng. Đó chính là năm mà mỗi người chúng ta cần có để chúng ta sống và loan báo với nhau những tin mừng cứu độ.

Tác giả bài viết: Lm. Luy Huỳnh Anh Trung

 Tags: tĩnh tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay21,339
  • Tháng hiện tại518,661
  • Tổng lượt truy cập28,834,030

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây