Trang mới   https://gpquinhon.org

Sứ mạng là phục vụ, không phải lôi kéo cũng không phải khao khát quyền lực

Đăng lúc: Thứ năm - 01/12/2016 17:43
https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/http%3A%2F%2Fcom.ft.imagepublish.prod.s3.amazonaws.com%2Ffe697fc0-6533-11e5-a28b-50226830d644?source=next&fit=scale-down&width=700



ĐỨC THÁNH CHA: “SỨ MẠNG LÀ PHỤC VỤ, KHÔNG PHẢI LÔI KÉO CŨNG KHÔNG PHẢI KHAO KHÁT QUYỀN LỰC.”
 
Trong sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 54, Đức Thánh Cha nhắn nhủ rằng: “Tình yêu Thiên Chúa không phải là một niềm vui riêng tư, chúng ta được mời gọi làm chứng về nó.”
 
Chiều kích sứ mạng của ơn gọi kitô hữu là trọng tâm tư tưởng của Đức Thánh Cha trong Sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 54. Biến cố này sẽ cử hành vào Chúa Nhật IV Phục Sinh (07/05/2017) với đề tài: Sứ mạng được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần.
 
Đức Thánh Cha viết trong sứ điệp: “Ai để cho tiếng Thiên Chúa thu hút và đi theo Đức Giêsu sẽ sớm khám phá chính mình ước muốn mãnh liệt để mang Tin Mừng cho anh em mình qua việc phúc âm hoá và phục vụ trong đức ái.”
 
Thật vậy, Đức Thánh Cha thêm rằng: “Không kitô hữu nào đón nhận ân huệ tình yêu Thiên Chúa cho niềm vui riêng mình, cũng không được kêu gọi để mang niềm vui cho chính mình hoặc chăm nom những ích lợi của một công ty. Mỗi người môn đệ đơn giản là được chạm đến và được biến đổi bằng niềm vui để cảm nhận mình được Thiên Chúa yêu thương mà không thể giữ lại trải nghiệm đó cho riêng mình. Tất cả các kitô hữu được đào tạo thành sứ giả Tin Mừng.”
 
Vì vậy, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng nhiệm vụ truyền giáo không phải là vật trang sức hoặc một cái gì đó thêm vào trong đời sống kitô hữu, nhưng được hình thành từ trong cốt lõi của đức tin vì mối tương quan với Thiên Chúa bao hàm được sai đi vào trong thế gian như những sứ giả Lời Chúa và làm chứng tá cho tình yêu Thiên Chúa.”
 
Ngài cũng nói thêm rằng: “Trong bản tính mỏng giòn, chúng ta phải hướng về Thiên Chúa để không làm cho chúng ta bị đè bẹp bởi sự bất toàn hoặc chịu thua tính bi quan làm cho chúng ta nên khán giả thụ động với một cuộc sống mệt mỏi và cổ hủ. Vì vậy, Thiên Chúa sẽ thanh tẩy “miệng lưỡi không thanh sạch” của chúng ta, ban cho chúng ta khả năng thích đáng để thi hành sứ mệnh.”
 
Đặc biệt, “được thánh hiến nghĩa là được mời gọi trở nên một “cristoforo” – một người ‘mang Đức Kitô’ cho anh em; chính lời mạnh mẽ cho các linh mục khi đáp: “Này con đây, xin Chúa sai con đi!” Khi làm mới nhiệt huyết truyền giáo người kito được mời gọi bước ra khỏi hàng rào thánh của đền thờ hầu để cho sự ngọt ngào của Thiên Chúa trào tràn mang lại lợi ích cho nhân loại.” Đức Thánh Cha nói tiếp: “Giáo Hội cần có những linh mục như thế: đầy đức tin và bình an khám phá kho tàng đích thực, khao khát đi làm cho mọi người nhận biết niềm vui.”
 
Đồng thời, sứ mạng kitô hữu liên hệ đến một loạt câu hỏi: Người mang Tin Mừng là gì? Ai ban cho chúng ta sức mạnh và lòng dũng cảm để loan báo? Đâu là logic Tin Mừng gợi lên sứ mạng? Lời đáp cho những nghi vấn này được Đức Thánh Cha chỉ ra trong những khung cảnh Tin Mừng: khởi đầu sứ vụ của Đức Giêsu ở hội đường Nazaret (x.Lc 4,16-30), Đức Giêsu Phục Sinh với hai môn đệ trên đường Emmaus (x.Lc 24,13-35), và cuối cùng là dụ ngôn hạt giống (x.Mc 4,26-27).
 
Ở khung cảnh đầu tiên, chúng ta chứng kiến Đức Giêsu được xức dầu Thánh Thần và được sai đi, có nghĩa là nhắc đến sứ mạng của chúng ta. Chúng ta được xức dầu Thánh Thần và đến với anh em để loan báo Lời Chúa, trở nên dụng cụ cứu độ cho họ.
 
Trong khung cảnh thứ hai, Chúa Giêsu đồng hành với chúng ta trước đòi hỏi nổi lên từ trái tim con người và trước những thách thức dấy lên từ thực tại. Đức Thánh Cha lưu ý rằng “là bình thường khi cảm thấy một cảm giác mất mát hoặc thiếu hụt năng lương hay niềm hy vọng”, báo trước mối hiểm nguy mà sứ mệnh kitô hữu xuất hiện như là một điều không tưởng thuần tuý khó thực hiện hoặc thực tại vượt quá những nỗ lực của chúng ta. Một nguy cơ mà cần phải tránh suy niệm Chúa Giêsu Phục Sinh đồng hành với hai môn đệ làng Emmaus (x.Lc 24,13-15) là họ mạng trong mình niềm thất vọng và một giấc mơ không thành hiện thực. Tránh phán xét họ, Chúa Giêsu đã “đồng hành với họ, thay vì dựng nên bức tường, Ngài đã mở ra một ngõ mới” và “biến đổi sự thiếu can đảm nơi họ, làm bừng cháy trái tim và mở mắt cho họ, giảng giải lời Chúa và bẻ bánh.”
 
Trong khung cảnh thứ ba, Đức Giêsu gieo giống. Có nghĩa điều này là có thể nếu không chiều theo khao khát quyền lực, sự lôi kéo hoặc sự cuồng tín cố chấp; từ chối tôn thờ sự thành công và quyền lực; từ chối bận tâm thái quá đến hình thức và quá ưu tư chiếm hữu cái mình phục vụ. Vì vậy, “đức tin nguyên thuỷ” của chúng ta là ở Thiên Chúa, “Đấng vượt quá sự mong đợi của chúng ta và làm chúng ta ngạc nhiên bởi lòng nhân hậu của Ngài vì gieo những hoa trái trong công việc của chúng ta vượt quá những tính toán của khả năng con người.”
 
Đức Thánh Cha nhắc rằng “sẽ không thể có ơn gọi mục vụ cũng như không có sứ mạng kitô giáo nếu không có cầu nguyện chuyên cần và suy niệm. vì vậy, Đức Thánh Cha khuyến khích cầu xin Thiên Chúa cho những ơn gọi mới trong chức linh mục và đời sống thánh hiến. Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận rằng ngày nay có thể tìm thấy nhiệt huyết rao giảng và có thể giới thiệu môn đệ Chúa Giêsu, trước hết là các bạn trẻ. Đứng trước cảm giác phổ biến về một đức tin mệt mỏi và tàn lụi vì thuần tuý “bổn phận phải làm”, các bạn trẻ có khao khát khám phá sự lôi cuốn luôn luôn hợp thời của nhân vật Giêsu, để mình bị tra vấn và khơi gợi bởi lời nói và cử chỉ của Ngài, và sau cùng nhờ ơn Chúa họ mơ ước một đời sống đầy nhân bản, hạnh phúc để hiến thân trong tình yêu.”
 
Luca Marcolivio
(30/11/2016)
https://it.zenit.org/articles/papa-la-missione-e-servizio-non-proselitismo-ne-smania-di-potere/

Lm. G.B. Nguyễn Kim Ngân chuyển ngữ
 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 79
  • Khách viếng thăm: 70
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 5942
  • Tháng hiện tại: 119370
  • Tổng lượt truy cập: 12263630