Trang mới   https://gpquinhon.org

Đề tài học hỏi tháng 6 (Tuần II)

Đăng lúc: Thứ sáu - 07/06/2013 19:04

NHỮNG TỘI NGHỊCH ĐỨC TIN

(Sách giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, các số 644, 1381, 2088- 2089)
Các tội nghịch đức tin kitô giáo cách trực tiếp nhất là không tin, lạc giáo, bội giáo, ly giáo và hoài nghi.



Lạc giáo:

  • Theo Giáo Luật điều 751, định nghĩa: “Lạc giáo là ngoan cố chối bỏ một chân lý phải tin với đức tin thần khởi và Công giáo hoặc ngoan cố hồ nghi về chân lý ấy sau khi đã lãnh nhận bí tích rửa tội”.
     
  • Những chân lý đức tin thần khởi và Công giáo, nghĩa là mạc khải và những giáo huấn bất khả ngộ của Giáo Hội Công Giáo:
     
  • Về tín điều: những điều phải tin trong Kinh Tin Kính của các Tông Đồ.
     
  • Về luân lý: luật tự nhiên, mười điều răn, luật cấm ly dị, luật phá thai hay ngừa thai nhân tạo, tám mối phúc thật, giới luật yêu thương, các điều răn Hội Thánh dạy…
     
  • Trong Thánh Kinh, Thánh Phêrô trong thư thứ hai có nói đến hoạt động của một số thầy dạy giả hiệu nhằm đưa ra những tà thuyết nguy hiểm bị coi là lạc giáo: trong dân cũng đã từng xuất hiện những ngôn sứ giả; giữa anh em cũng vậy, sẽ có những thầy dạy giả hiệu, đó là những kẻ sẽ lén lút đưa vào những tà thuyết dẫn tới diệt vong. Vì chối bỏ vị Chúa Tể đã chuộc họ về, họ sẽ mau chóng chuốc lấy họa diệt vong” (2Pr 2, 1).
     
  • Theo Giáo Luật điều 750, đã truyền dạy: “Phải tin nhận với đức tin thần khởi và công giáo tất cả những gì hàm chứa trong Lời Chúa được ghi chép hay truyền tụng, nghĩa là trong kho tàng đức tin đã được ký thác cho Giáo Hội, và đồng thời được công bố là đã được Chúa mạc khải do quyền giáo huấn trang trọng, hay quyền giáo huấn thông thường và phổ cập của Giáo Hội được biểu lộ qua sự đồng thanh chấp nhận của các tín hữu dưới sự hướng dẫn của huấn quyền. Bởi vậy mọi người phải xa tránh những giáo thuyết nào trái ngược với những điều phải tin”.
     
  • Lạc giáo là thái độ của một người dám trực tiếp đặt lại vấn đề về nền tảng của đức tin, về tính khả tín tuyệt đối của Thiên Chúa trong các mạc khải, và khi nhìn nhận điều này và chối bỏ điều kia dựa theo một quan điểm hẹp hòi của mình, người ấy chỉ nhìn nhận những chân lý nào vừa ý họ trong số các chân lý mạc khải.
     
  • Lạc giáo thường bắt nguồn từ sự tự phụ về tri thức (Rm 12, 16), tự cho mình thông thái hơn huấn quyền của Giáo Hội trong việc hiểu, giải thích và truyền dạy các chân lý mạc khải, hoặc từ một thái độ thù nghịch với quyền bính. Do đó, nếu một người phủ nhận một chân lý đức tin được hàm chứa trong Thánh Kinh và Thánh Truyền, mà toàn thể Giáo Hội tin, hoặc đã được Giáo Hội truyền dạy phải tin nhận như chân lý mạc khải, bằng những phán quyết long trọng bất khả ngộ buộc mọi tín hữu phải tin, thì người ấy mắc tội lạc giáo.
     
  • Đan cử một số tội lạc giáo:

              - Ngày 28. 02. 1006, đa số những thành viên của Dân Chủ Công Giáo ở Connecticut đã biểu quyết tán thành việc phá thai hợp pháp. Nhưng giáo lý công giáo dạy rằng: đời sống hôn nhân có nhiệm vụ truyền sinh nhân loại. Việc trực tiếp làm cho tuyệt sản hay ngừa thai là xấu và có tội (GLHTCG số 2366 và 2370)
              - Quyền tự sát và an tử: Điều răn thứ năm dạy  “Chớ giết người!” Sự sống con người được Thiên Chúa ban tặng như một báu vật. Chúng ta phải quí trọng, bảo tồn sự sống. Chúng ta phải tri ân Đấng ban sự sống. Quyền sống chết không nằm trong tay chúng ta, nhưng trong tay Chúa là Chủ của sự  sống. Nên chủ trương có quyền tự giết chết mình hay quyết định an tử là những tội lạc giáo.  

     
  • Lạc giáo luôn là một tội trọng, một sự bất trung đối với đức tin Kitô giáo. Vì thế, các giám mục, những người có nhiệm vụ gìn giữ sự chính thống của đức tin, có nhiệm vụ phải dẹp bỏ các lạc giáo (Tt 1, 9-10; 1Tm 1, 10; 2Tm 4,3). Ngoài phương diện giáo thuyết, trong Giáo Hội sơ khai, lạc giáo còn bị coi một tội nặng chống lại sự hiệp nhất của Giáo Hội, do đó, đối với những người lạc giáo, Giáo Hội áp dụng những hình phạt nghiêm khắc dành cho các tội nhân công khai như khai trừ ra khỏi cộng đoàn Giáo Hội. Tuy nhiên, sự khai trừ này không mang tính vĩnh viễn mà chỉ nhằm giúp họ ăn năn sám hối và được thu nhận trở lại. Ngày nay, theo giáo luật, điều 1364, triệt 1, người lạc giáo bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết. Tuy nhiên, chỉ bị coi như tội đáng bị giáo luật trừng phạt khi biểu lộ ra bên ngoài.

 

Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Bá Trung
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 140
  • Khách viếng thăm: 87
  • Máy chủ tìm kiếm: 53
  • Hôm nay: 26311
  • Tháng hiện tại: 229892
  • Tổng lượt truy cập: 12519604