Trang mới   https://gpquinhon.org

Nghi thức Tuần Thánh

Đăng lúc: Thứ ba - 15/03/2016 19:09



NGHI THỨC TUẦN THÁNH



CHÚA NHẬT LỄ LÁ KÍNH NHỚ CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA



1 – Hôm nay Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa Ki tô vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm vượt qua của Người. Vì thế, trong mọi Thánh Lễ phải kính nhớ  việc Chúa váo thành Giêrusalem, bằng việc đi kiệu, hoặc bằng cuộc rước trọng thể trước Thánh Lễ chính, hay bằng cuộc rước đơn giản trước các Thánh Lễ khác. Nhưng cuộc rước trọng thể, chứ không phải cuộc kiệu, có thể lặp lại trước mọi Thánh Lễ khác thường có đông giáo dân tham dự.

KÍNH NHỚ VIỆC CHÚA VÀO THÀNH GIÊ RUSALEM

HÌNH THỨC THỨ NHẤT: ĐI KIỆU

2 – Đến giờ hành lễ, mọi người tụ họp tại nhà thờ nhánh, hoặc tại nơi xứng hợp ngoài nhà thờ, nơi đoàn kiệu sẽ tiến vào. Giáo dân cầm lá trong tay.

3 – Linh Mục, Phó Tế và phụ phó tế mặc phẩm phục mầu đỏ, như phẩm phục để cử hành Thánh Lễ, đoạn tiến đến chỗ giáo dân tụ họp. thay vì mặc áo lễ, linh mục có thể mặc áo choàng, và sau khi đi kiệu xong, thì cởi bỏ áo choàng.

4 – Trong lúc đó, hát câu tiền xướng sau đây, hoặc bài hát khác thích hợp:

Tiễn Xướng, Mt 21, 9

      Hoan hô con vua Đavít: Chúc tụng vua Israel, đấng nhân danh Chúa mà đến: Hoan hô trên các tầng trời.

5 – Đoạn linh mục chào dân chúng như thường lệ, và nói vắn tắt ít lời khuyên bảo, để họ tham gia cách tích cực và ý thức vào việc cử hành lễ hôm nay.

6 – Sau lời khuyên bảo, linh mục chắp tay đọc một trong các lời nguyện sau đây.

…………………….

       Linh mục thinh lặng rảy nước thánh trên lá.

7 – Đoạn linh mục công bố bài Phúc Âm theo một trong bốn quyển Phúc Âm, về việc chúa vào thành. Bài này do Phó Tế, hoặc nếu không có Phó Tế, thi do Linh Mục đọc như thường lệ.

8 – Sau Phúc Âm , tùy nghi, có thể giảng một bài vắn tắt. để bắt đầu đi kiệu, chủ lễ hoặc một người giúp lễ có khả năng, tuyên bố rỗ ràng những lời sau đây hoặc những lời tương tự.

      Anh chị em thân mến, chúng ta hãy bắt chước dân chúng reo mừng Chúa Giêsu, và chúng ta hãy tiến bước bình an.

9 – và bắt đầu đi kiệu, tiến vào nhà thờ nơi cử hành Thánh Lễ. Nếu có người cầm bình hương lửa, thì người này đi đầu cầm bình hương lửa nghi ngút, kế đó là người cầm Thánh Giá có gắn những cành lá, đi giũa những người cầm nến cháy. Linh mục và các người giúp lễ theo sau, và sau cùng là giáo daantay cầm lá.

       Đang khi đoàn kiệu tiến đi, thì ca đoàn và giáo dân hát bài sau đây, hoặc các bài khác xứng hợp:

Tiền Xướng

       Các trẻ Do Thái cầm cành ô-liu đi đón Chúa và gieo vang lời ca tụng rằng: “Hoan hô trên các tầng trời”.

       Tùy nghi lặp lại tiền xướng sau một vài câu Thánh Vịnh 23.

10 – Đang khi đoàn rước tiến vào nhà thờ, thì hát một bài đề cập đến việc Chúa tiến vào thành.

11 – Khi tiến đến bàn thờ linh mục bái chào, và tùy nghi xông hương. Đoạn đi xuống ghế (cởi áo choàng và mặc áo lễ vào), và để kết thúc cuộc kiệu , bỏ các phần khác, đọc ngay lời nguyện Thánh Lễ, và tiếp tục Thánh Lễ như thường lệ.

HÌNH THỨC THỨ HAI: RƯỚC TRỌNG THỂ

12 – Nơi nào không thể tổ chức đi kiệu ngoài nhà thờ được, thì cử hành việc Chúa tiến vào đền thờ băng cuộc rước trọng thể trước Thánh Lễ chính.

13 – Giáo dân cầm lá trong tay, tụ họp, hoặc trước cửa nhà thờ, hoặc trong nhà thờ. Linh mục các người giúp lễ và một ít đại diện giáo dân, tiến đến nơi xứng hợp trong nhà thờ ( ngoài cung thánh), nơi ít ra một số đông giáo dân có thể nhìn thấy cử hành nghi thức.

14 – Trong lúc linh mục tiến đén chỗ nói trên, thì hát tiền xướng “Hoan-hô” (Hosanna), hoặc bài hát khác xướng hợp. Đoạn làm phép lá và công bố Phúc Âm về việc chúa vào thành Giêrusalem (như ở số 5-7). Sau Phúc Âm, linh mục cùng các người giúp lễ và đại diện giáo dân tiến lên cung thánh cách trọng thể, trong lúc đó hát bài “khi Chúa tiến vào thành thánh” (Ingrediente), hoặc bài hát khác xứng hợp.

15 – Khi đến bàn thờ, linh mục cung kính chào bàn thờ. Đoạn đi xuống ghế, bổ các phần khác và đọc ngay lời nguyện Thánh Lễ, và tiếp tục Thánh Lễ như thường lệ.

HÌNH THỨC THỨ BA: RƯỚC ĐƠN GIẢN

16 – Trong tất cả các Thánh Lễ khác của Chúa nhật này không cử hành cuộc rước trong thể, thì kính nhớ việc Chúa vào thành Giêrusalem băng cuộc rước đơn giản.

17 – Trong lúc linh mục tiến ra bàn thờ, thì hát ca nhập lễ cùng với Thánh Vịnh ( số 18) hoặc một bài hát khác cùng một đề tài. Khi đến bàn thờ, linh mục cung kính chào bàn thờ, rồi đi xuống ghế và chào giáo dân, đọan tiếp tục Thánh Lễ như thường lệ.

       Trong các Thánh Lễ không có giáo dân tham dự, và trong các Thánh Lễ khác không thể hát ca nhập lễ được, thì ngay khi đến bàn thờ và cung kính chào bàn thờ, linh mục đọc ca nhập lễ và Thánh Lễ tiếp tục như thường lệ.

18 – Ca Nhập Lễ.

……………………

19 – Tốt hơn là nơi nào không thể tổ chức đi kiệu và rước trọng thể thì chiều thứ bẩy hay ngày Chúa nhật, vào lúc thuận tiện, cử hành lời Chúa về việc Đấng thiên sai vào thành Giêrusalem và về cuộc Khổ Nạn của Chúa.

THÁNH LỄ

20 – Sau khi đi kiệu, hoặc sau cuộc rước trọng thể, linh mục đọc lời nguyện bắt đầu Thánh Lễ.

21 – Lời Nguyện

………………………………….

Bài Đọc I – Is 50, 4-7

……………………

Đáp Ca – tv21

………………………….

Bài Đọc II – phil 2, 6-11

…………………………..

Câu Xứng Trước Phúc Âm: phil 2, 8-9

       Chúa Kitô vì chúng ta, đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Vì thế , Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.

22 – Khi đọc bài thương khó, không mang nến theo, không xông hương, không chào và cũng không làm dấu thánh giá trên sách. Bài thương khó sẽ do Phó Tế đọc, hoặc nếu không có Phố Tế, thì Linh Mục đọc. Cũng có thể do người giáo dân đọc, nhưng nếu có thể đoực, thì những lời của Chúa Kitô dành cho linh mục đọc.

       Các Phó Tế, chứ không phải những người khác, trước khi hát bài thương khó, đến xin chủ tế ban phép lành, như những lần đọc bài Phúc Âm khác.

Bài Phúc Âm Năm A – Mt 26, 14-27, 66

Bài Phúc Âm Năm B – Mc 14, 1-15, 47

Bài Phúc Âm Năm C – Lc 22, 14-28, 56

23 – Sau bài thương khó, tùy nghi giảng một bài vắn tắt.

        Đọc Kinh Tin Kính.

24 – Lời Nguyện Trên Lễ Vật

……………………..

25 – Kinh Tiền Tụng

………………………….

26 – Ca Hiệp Lễ

………………………..

27 – Lời Nguyện Hiệp Lễ

………………………

 
 

 

 

 

THỨ NĂM TUẦN THÁNH

THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU

        Trong Thánh Lễ làm phép Dầu, Đức Giám Mục đồng tế với hàng linh mục của Ngài, như Thánh Lễ này được coi như việc tổ bầy sự hiệp thông giữa các linh mục với Đức Giám Mục của mình. Vì thế, tốt hơn cả là mọi linh mục có thể được ngần nào, thì nên tham dự Thánh Lễ này và rước lễ dưới hai hình. Nhưng để noi lên sự hiệp nhất của hàng linh mục trong địa phận đồng tế với Đức Giám Mục.

        Trong bài giảng, Đức Giám Mục khuyên bảo các linh mục của Ngài hãy trung thành với nhiệm vụ mình, và kêu mời các linh mục công  khai lặp lại lời hứa khi chịu chức linh mục.

Nghi Thức Đầu Lễ Và Phụng Vụ

Lời Chúa

Bài Đọc I – Is 61, 1-3a, 6a, 8b-9

…………………………………….

Đáp Ca – Tv 88, 21-22, 25 và 27

       Đáp: Lạy Chúa, tôi sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời.

Bài Đọc II – Apoc 1, 5-8

……………………………..

Câu Xứng Trước Phúc Âm: Is 61,1

       Thánh Thần Chúa ngự trên tô: Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó.

Bài Phúc Âm – Lc 4, 16-21

……………………………………

Lặp Lại Lời Hứa Linh Mục

       Giảng xong, Đức Giám Mục dùng những lời sau đây, hay những lời lẽ tương tự, nói với các linh mục.

……………………………….

Phụng Vụ Thánh T hể

…………………………..

 
 

 

 

TAM NHẬT VƯỢT QUA THÁNH

THÁNH LỄ CHỀU KỶ NIỆM BỮA TIÊN LY CỦA CHÚA

Lễ phục trắng

       Theo truyền thống rất xa xưa của Hội Thánh, hôm nay cấm cử hành mọi Thánh Lễ không có giáo dân tham dự.

       Thánh Lễ kỷ niệm bữa Tiệc Ly của Chúa cử hành lúc ban chiều, vào giờ thuận tiện, trong đó tất cả các linh mục và giáo sĩ thi hành chức vụ mình, với sự tham dự đông đảo của toàn thể cộng đoàn địa phương.

      Các linh mục đã đồng tế trong Thánh Lễ làm phép Dầu, hoặc vì lợi ích giáo dân, đã cử hành Thánh Lễ rồi, cũng dược đòng tế lại trong Thánh Lễ chiều.

       Còn nơi nào có lý do mục vụ đòi hỏi, Đấng bản quyền địa phương đã có thể cho phép linh mục cử hành Thánh Lễ khác vào ban chiều, trong các nhà thờ, các nhà nguyện công hay bán công, và trong trường hợp thật sự cần thiết, cũng có thể cho phép cử hành Thánh Lễ vào ban sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không có cách nào tham dự Thánh Lễ chiều. Nhưng phải tránh cử hành như thế chỉ vì lợi ích riêng tư, và thiệt hại cho việc cử hành Thánh Lễ chính ban chiều.

        Chỉ có thể cho giáo dân rước lễ trong Thánh Lễ mà thôi, nhưng có thể đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân bất cứ giờ nào.

 
 

 

 

NGHI THỨC ĐẦU LỄ VÀ PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

1 – Nhà tạm hoàn toàn để trống: trong Thánh Lễ chiều nay, sẽ truyền phép bánh Thánh đủ cho giáo sĩ và giáo dân rước lễ hôm nay và ngày mai.

2 – Ca Hiệp Lễ

……………………

3 – Đọc Kinh Vinh Danh. Trong khi hát kinh này thì rung chuông, sau đó sẽ không rung nữa cho đến vọng Phục Sinh, trừ khi hội đồng Giám Mục hay Đấng bản quyền quy đinh cách khác.

4 – Lời Nguyện

……………………..

Bài Đọc I – Xh 12, 1-8, 11-14

……………………………..

Đáp Ca – Tv 115

………………………

Bài Đọc II – Cor 11, 23-26

………………………..

Câu Xứng Trước Phúc Âm

       Chúa phán: “Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.

Bài Phúc Âm – Ga 23, 1-15

 
 

 

 

 

RỬA CHÂN

5 – Trong bài giảng, sẽ đề cập đến các mầu nhiệm được tôn kính trong Thánh Lễ này, tức là việc thiết lập bí tích Thánh Thể, chức linh mục và mệnh lệnh của Chúa Giêsu về tình bắc ái huynh đệ. Nơi nào lý do mục vụ khuyến khích, sau bài giảng sẽ cử hành nghi thức rửa chân.

6 – Những người đàn ông được tuyển chọn, sẽ được các người giúp lễ hướng dẫn đến hàng ghế đã dọn sẵn cho họ. Sau đó linh mục (cởi bỏ áo lễ nếu cần) đi đến từng người, đổ nước trên chân họ và lau sạch. Những người giúp lễ lo giúp linh mục.

7 – Trong lúc rửa chân thì hát một ít tiền xướng sau đây, hoặc những bài hát khác thích hợp.

………………………………..

8 – Ngay sau khi rửa chân, hoặc nếu không có rửa chân, thì sau bài giảng, sẽ đọc lời nguyện giáo dân. Trong Thánh Lễ này, không đọc kinh Tin Kính.

 
 

 

 

 

PHỤNG VỤ THÁNH THỂ

9 – Khi bắt đầu phần Phụng Vụ Thánh Thể, có thể tổ chức cho giáo dân đi kiệu len edaang của lễ để tặng những người nghèo khó.

       Trong lúc đi kiệu lên dâng của lễ lên, thí hát một bài choi xứng hợp

10 – Lời Nguyện Trên Lễ Vật

………………….

11 – Kinh Tiền Tụng Thánh Thể I

……………………..

12 – Ca Hiệp Lễ - 1 Cor 11, 24-25

         Chúa phán: “Nầy là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con, chén này là Tân Ước trong Máu Ta: mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”.

13 – Trao Mình Chúa xong, đặt bình đựng bánh thánh để cho rước lễ hôm sau trên bàn thờ, và kết thúc Thánh Lễ bằng lời nguyện hiệp lễ.

Lời Nguyện Hiệp Lễ

…………………..

                                                                                                                             

KIỆU MÌNH THÁNH CHÚA SANG BÀN THỜ PHỤ

15 – Dứt lời nguyện hiệp lễ, linh mục đứng trước bàn thờ bỏ hương, rồi quỳ gối xông hương ba lần lên Mình Thánh Chúa. Đoạn nhận khăn choàng, dùng hai đầu khăn choàng cầm bình đựng Mình Thánh.

16 – Đi kiệu: hai người cầm Thánh Giá đi đầu, kế đó là các người cầm nến và hương lửa, kiệu Mình Thánh đến bàn thờ phụ, nơi này đã được trang hoàng xứng hợp. Trong lúc đi kiệu thì hát ca vãn “pange, lingua” (bỏ hai đoạn chót), hoặc hát một bài về Thánh Thể.

Ca Vãn: Pange, Lingua

………………….

17 – Khi đoàn kiệu đến nơi đặt Mình Thánh Chúa, linh mục đặt bình đựng Mình Thánh Chúa lên bàn thờ, bỏ hương và quỳ gối xông hương, trong lúc đó hát bài “Tantum ergo”. Đoạn đóng cửa nhà chầu

18 – Sau giây lát thinh lặng thờ lạy, linh mục và các người giúp lễ bái gối, trở vào phòng thánh.

19 – Đoạn đi lột khăn bàn thờ, và nếu có thể được, thì cất các thánh giá khỏi nhà thờ. Tốt hơn cả là phủ các thánh giá còn lại trong bàn thờ.

20 – Ai tham dự Thánh Lễ chiều, không phải đọc giờ kinh chiều.

21 – Nên khuyên giáo dân tùy hoàn cảnh, đến nhà thờ vào giờ thuận tiện ban đêm, để chầu Mình Thánh Chúa, nhưng từ nửa đêm trở đi, thì không tổ chức chầu Mình Chúa trọng thể nữa.                  

 
 

 

 

 

 

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

TƯỞNG NIỆM CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA

–V—

CỬ HÀNH CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA

1 – Hôm nay và ngày hôm sau, theo truyền thống rất xa xưa, Hội Thánh không cử hành trọn các bí tích.

2 – Bàn thờ hoàn toàn để trống: không thánh giá, không chân đèn, không khăn trải bàn thở.

3 – Khoảng ba giờ chiều, trừ lý do mục vụ khuyên cử hành muộn hơn, thì cử hành cuộc Khổ Nạn của Chúa. Việc cử hành này gồm ba phần: phụng vụ lời Chúa, thời lạy thánh giá, và rước lễ.

      Hôm nay chỉ trao Mình Thánh Chúa cho giáo dân trong khi cử hành cuộc Khổ Nạn của Chúa mà thôi: đối với những bệnh nhân không thể đến tham dự việc cử hành này, thì có thể đem Mình Thánh Chúa cho họ bất cứ giờ nào trong ngày.

4 – Linh Mục, Phó Tế và phụ Phó Tế, mặc phẩm phục mầu đỏ như mặc lúc cử hành Thánh Lễ, tiến ra bàn thờ, cúi trào, đoạn phủ phục xuống đất, hoặc tùy nghi quỳ gối, và tất cả mọi người thinh lặng cầu nguyện tronh giây lát.

5 – Đoạn Linh Mục cùng với Phó Tế và phụ Phó Tế đi đến ghế, quay về phía giáo dân, chắp tay đọc một trong hai lời nguyện sau.

Lời Nguyện

(không đọc: chúng ta hãy cầu nguyện)

………………………………………

PHẦN THỨ NHẤT: PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

6 – Đoạn mọi người ngồi xuống, người đọc sách đọc bài đọc I.

Bài Đọc I: Is 52, 13-53

………………………..

Đáp Ca: Tv 80

………………………

7 - Bài Đọc II: Dt 4, 14-16: 5, 7-9

………………………………..

Câu Xướng Trước Phúc Âm

……………………….

8 - Bài Phúc Âm: Ga 18, 1-19,42

………………………..

9 – Sau bài thương khó của Chúa, tùy nghi giảng một bài vắn tắt.

Lời Nguyện Chung

10 – Phụng Vụ lời Chúa kết thúc bằng lời nguyện chung được cử hành như sau: Linh Mục đứng tại ghế, hoặc tùy nghi đứng tại giảng đài, hay tại bàn thờ, chắp tay đọc lời kêu mời. Đoạn mọi người thịnh lặng cầu nguyện trong giây lát, sau đó Linh Mục chắp tay đọc lời nguyện. Trong suốt thời gian đọc các lời nguyện, giáo dân có thể quỳ hay đứng.

11 – Hội đồng Giám Mục có thể soạn lời tung hô của dân chúng trước lời nguyện của Linh Mục,hoặc có thể quy định giữ lời kêu mời cổ truyền của Phó Tế “Flectamus genua – levate”, và mọi người quỳ gối thinh lặng cầu nguyện.

12 – Vì nhu cầu quan trọng công cộng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép và quy định đọc thêm ý nguyện riêng biệt.

13 – Trong số các lời nguyenj nghi trong Sách Lễ, Linh Mục được phép chọn những ý nguyện nào xứng hợp hơn đối với hoàn cảnh địa phương, nhưng phải giữ thứ tự các ý nguyện đề nghị trong các lời nguyện chung.

 

 

I – Cầu Nguyện Cho Hội Thánh

………………………….

Thinh lặng cầu nguyện. Đoạn Linh Mục đọc

………………………………….

II – Cầu Cho Đức Giáo Hoàng

………………………………….

Thinh lặng cầu nguyện. Đoạn Linh Mục đọc

……………………………

III – Cầu Cho Phẩm Chức Và Mọi Tín Hữu

…………………………..

Thinh lặng cầu nguyện. Đoạn Linh Mục đọc

…………………………..

IV – Cầu Cho Các Dự Tòng

……………………………….

Thinh lặng cầu nguyện. Đoạn Linh Mục đọc

……………………………..

V – Cầu Cho Các Kitô Hữu Được Hợp Nhất

……………………………

Thinh lặng cầu nguyện. Đoạn Linh Mục đọc

……………………………..

VI – Cầu Cho Người Do Thái

………………………….

Thinh lặng cầu nguyện. Đoạn Linh Mục đọc

…………………………..

VII – Cầu Cho Những Người Không Tin Vào Chúa Kitô

………………………………….

Thinh lặng cầu nguyện. Đoạn Linh Mục đọc

………………………………..

 

VIII – Cầu Cho Những Người Không Tin Thiên Chúa

……………………………………..

Thinh lặng cầu nguyện. Đoạn Linh Mục đọc

…………………………………

IX – Cầu Cho Chính Quyền

…………………………..

Thinh lặng cầu nguyện. Đoạn Linh Mục đọc

…………………………

X – Cầu Cho Những Người Đâu Khổ

……………………………

Thinh lặng cầu nguyện. Đoạn Linh Mục đọc

…………………………..

 
 

 

 

PHẦN THỨ HAI : THỜ LẠY THÁNH GIÁ


14 – Dứt lời nguyện chung, đến phần long trọng thờ lạy Thánh Giá. Có hai hình thức biểu dương Thánh Giá, nên tùy nhu cầu mục vụ mà chọn hình thức xứng hợp hơn.

Hình Thức Thư Nhất Biểu Dương Thánh Giá

15 – Mang Thánh Giá có phủ khăn ra bàn thờ, hai người giúp lễ cầm nến cháy đi hai bên Thánh Giá. Linh Mục đúng trước bàn thờ, nhận Thánh Giá, cởi một phần khăn che phía trên đàu Thánh Giá, đua cao Thánh Giá lên và hát câu kêu mời “Đây là cây Thánh Giá”, Phó Tế và phụ Phó Tế, hoặc nếu cần, ca đoàn,hát giúp Linh Mục. Mọi người đáp: “Chúng ta hãy đến bái thờ”, hát xong mọi người quỳ gối thinh lặng cầu nguyện trong giây lát, Linh Mục vẫn đứng cầm đưa cao Thánh Giá lên.

Đoạn Linh Mục cởi khăn phủ bên cánh phải Thánh Giá, đưa cao Thánh Giá lên và hát câu kêu mời “Đây là cây Thánh Giá”, v.v…(như trên).

Sau cùng cởi hết khăn phủ Thánh Giá, đưa cao Thánh Giá lên và hát câu kêu mời “Đây là cây Thánh Giá”, v.v…(như lần thứ nhất).

16 – Rồi hai người giúp lễ cầm nến cháy đi hai bên linh mục. Ngài mang Thánh Giá đặt tại nơi xứng hợp, hoặc trao Thánh Giá cho hai người giúp lễ cầm. Hai cây nến thì đặt một cây hữu, một cây bên tả Thánh Giá. Đoạn thờ lạy Thánh giá, như số 18 dưới đây.

 

 

 

Hình Thức Thư Hai: Biểu Dương Thánh Giá

17 – Linh Mục, hay Phó Tế, cùng với các người giúp lễ cầm nến cháy, hoặc một thừa tác viên khác có khẳ năng, đi đến cửa nhà thờ, nhận Thánh Giá không phủ khăn, đoạn đi kiệu lên cung thánh. Người mang Thánh Giá, lúc ở gần cửa, đưa cao Thánh Giá lên và hát câu kêu mời “đây là cây Thánh Giá”; mọi người đáp: “chúng ta hãy đến bái thờ”, rồi mọi người quỳ gối thinh lặng cầu nguyện trong giây lát, khi mang Thánh Giá đến giữa nhà thờ, thì làm như trên. Và trước khi tiến vào cung thánh, thì làm như lần thứ nhất.

        Đoạn đặt Thánh giá và các cây nến tại cửa cung thánh.

Câu Kêu Mời Lúc giới Thiệu Thánh Giá

X – Đây là cây Thánh Giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian.

Đ – Chúng ta hãy đến bái thờ.

18 – Để thờ lạy Thánh Giá, các linh mục, giáo sĩ và giáo dân tiến lên theo hình thức đi kiệu,  và tỏ bầy lòng cung kính Thánh Giá bằng việc bái một gối, hay bằng một dấu xứng hợp khác tùy theo thói quen địa phương, chẳng hạn như hôn Thánh Giá.

        Trong lúc thờ lạy Thánh Giá, thì hát tiền xướng “Lạy Chúa, chúng tôi thờ lạy Thánh Giá Chúa”, hát các câu than vãn, hay các bài hát khác thích hợp; những ai thờ lạy rồi, thì về ngồi tại chỗ mình.

19 – Chỉ dùng một Thánh Giá duy nhất trong việc thờ lạy. Nếu vì số đông dân chúng mà mỗi người không thể thờ lạy Thánh Giá được, thì sau khi một số tín hữu đã thờ lạy, linh mục cầm Thánh Giá lên đứng giữa trước bàn thờ, nói ít lời kêu mời dân chúng thờ lạy Thánh Giá, đoạn đưa cao Thánh Giá lên trong giây lát và mọi tín hữu thinh lặng thờ lạy.

20 – Thờ lạy Thánh Giá xong, mang Thánh Giá đặt trên bàn thờ. Còn các nến cháy thì đặt chung quanh bàn thờ hay đặt gần Thánh Giá.

Các Bài Hát Lúc Thờ Lạy Thánh Giá

………………………

 
 

 

 

PHẦN THỨ BA: RƯỚC LỄ

21 – Trải khăn trên bàn thờ, đặt khăn thánh và sách lễ lên. Đoạn phó tế hoặc nếu không có phó tế, thì chính linh mục đi rước Mình Thánh từ bàn thờ phụ đem về bàn thờ chính, trong lúc đó mọi người đứng thinh lặng. Hai người giúp lễ cầm nến đi theo linh mục,sau đó đặt nến xung quanh hoặc trên bàn thờ.

22 – Khi phó tế đã đặt Mình Thánh Chúa rên bàn thờ, và đã mở bình đựng Mình Thánh, thì linh mục tiến lại, bái gối, và bước lên bàn thờ. Ngài chắp tay đọc rõ tiếng.

        Vâng lệnh Chúa cứu thế, và theo thể thức Người dậy, chúng ta dám nguyện rằng.

        Linh mục giang tay đọc chung với mọi người hiện diện:

Kinh lạy Cha

…………………………….

       Một mình linh mục giang tay đọc tiếp:

…………………………

23 – Linh mục chắp tay đọc thầm.

……………………….

24 – Linh mục bái gối, cầm bánh thánh, nâng lên khỏi bình đựng Mình Thánh một chút, quay về phía giáo dân, đọc rõ tiếng.

………………………

25 – Đoạn đi trao Mình Chúa cho các tín hữu. Trong lúc giáo dân rước lễ, có thể hát một bài xứng hợp.

26 – Cho rước lễ xong, thừa tác viên xứng hợp mang bình đựng Mình Thánh đến nơi đã dọn sẵn ngoài nhà thờ, hoặc nếu vì hoàn cảnh đòi buộc, thì đặt Mình Thánh vào nhà tạm.

27 – Tùy nghi giữ thinh lặng thánh trong giây lát, đoạn linh mục đọc lời nguyện sau đây.

……………………..

28 – Để giải tán dân chúng, linh mục đứng quay về phía dân chúng, giang hai tay trên họ và đọc lời nguyện sau.

Lời Nguyện Trên Dân Chúng

……………………

         Mọi người thinh lặng ra về. Vào lúc thuận tiện, lột khăn bàn thờ.

29 – Những ai tham dự nghi thực phụng vụ trọng thể ban chiều, không phải đọc giờ kinh chiều.

 
 

 

 

THỨ BẢY TUẦN THÁNH

       Trong ngày thứ bảy Tuần Thánh, Hội Thánh dừng bước trước mộ của Chúa, suy niệm cuộc khổ nạn và sự chết của Người, nên bàn thờ khồng trải khăn, và không cử hành Thánh Lễ cho đến sau Vọng trọng thể hay sau đêm phục sinh, mới tận hưởng dồi dào niềm hân hoan phục sinh trong năm mươi ngày.

       Trong ngày hôm nay chỉ có thể trao Mình Thánh như của Ăn Đàng.

 
 

 

 

MÙA PHỤC SINH

 

CHÚA NHẬT PHỤC SINH

ĐÊM THANH VỌNG PHỤC SINH

1 – Theo truyền thống xa xưa, đêm  nay là đêm đăc biệt của Chúa, nên các tín hữu, theo lời khuyên bảo của Phúc Âm cầm đèn sáng chói trong tay, giống như những người trông chờ Chúa lúc Chúa trở lại, để khi Người đến, Người nhìn thấy họ tỉnh thức và mời họ ngồi bàn.

2 – Vọng đêm nay được sắp xếp thế nào, để sau khi ánh sáng bừng lên trong một thời gian ngắn (phần thứ nhất của đêm Vọng này), Hội Thánh suy niệm các việc kì diệu Chúa đã làm cho dân Người từ đầu, và dân Người tin tưởng vào lời hứa của Người (phần thư hai, hay là phần Phụng vụ lời Chúa), cho đến khi gần ngày Phục Sinh, với những chi thể mới được tái sinh trong phép rửa (phần thứ ba), dân Chúa được mời gọi vào bàn tiệc Chúa đã dọn săn cho dân Người qua xự chết và Phục Sinh của Người (phần thứ tư).

3 – Toàn thể cử hành đêm vọng Phục Sinh phải được tổ chức về đêm, nhưng liệu cách nào để, hoặc đừng bắt đầu trước tối, hoặc phải kết thúc trước hừng sáng Chúa nhật.

4 – Thánh Lễ đêm, mặc dầu cử hành trước nửa đêm, vẫn là Thánh Lễ Phục Sinh.

       Ai tham dự Thánh Lễ đêm, được rước lễ lần thứ hai trong Thánh Lễ nhì Phục Sinh.

5 – Ai cử hành hoặc đồng tế Thánh Lễ đêm, được cử hành hoặc đồng tế Thánh Lễ nhì Phục Sinh.

6 – Linh mục, phó tế và phụ phó tế mặc phẩm phục trắng, như thường mặc để cử hành Thánh Lễ.

       Lo dọn săn nến cho tất cả những người tham dự Vọng Phục Sinh.

 
 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT

KHỞI ĐẦU TRỌNG THỂ VỌNG PHỤC SINH

HAY NGHI THỨC THẮP NẾN SÁNG

LÀM PHÉP RỬA VÀ CHUẨN BỊ NẾN

7 Tắt các đèn trong nhà thờ.

       Ngoài nhà thờ, nơi xứng hợp, chuẩn bị sẵn một đống củi. Dân chúng tụ họp xung quanh đống củi, linh mục và người giúp lễ tiến ra đó, một trong những người giúp lễ cầm nến Phục Sinh.

       Những nơi nào không thể đốt lửa ngoài nhà thờ được, thì cử hành nghi thức  như số 13 dưới đây.

8 – Linh mục chào dân chúng tụ họp như thường lệ và khuyên họ ít lời về đêm Vọng bằng những lời sau đây, hoặc những lời tương tự.

………………………..

9 – Đoạn làm phép lửa.

………………………

       Lấy lửa mới thắp nến Phục Sinh.

10 – Nếu vì tinh thần dân chúng, xét thấy nên dùng một vài biểu tượng để ca tụng phẩm giá và ý nghĩa của nến Phục Sinh, thì có thể theo cách sau đây.

        Khi lửa đã được làm phép, nhười cầm nến hoặc m,ột trong những người giúp lễ mang nến Phục Sinh đến trước chủ tế, Ngài cầm mũi nhọn vẽ hình Thánh Giá trên nến. Đoạn vẽ chữ Alpha phía trên đầu cây Thánh Giá, chữ Omega phía dưới Thánh Giá, và vẽ bốn con số của năm đó nơi giữa bốn cánh Thánh Giá, vừa vẽ vừa các lời sau đây.

         a – Chúa Kitô hôm qua và hôm nay (vẽ đường dọc).

         b – Nguyên thủy và cùng đích (vẽ đường ngang).

         c – Alpha (vẽ chữ Alpha phía trên đường dọc).

         d – Và Omega (vẽ chữ Omega phía dưới đường dọc).

         e –Thời gian là của Chúa (vẽ số đầu của năm đó nơi góc phải phía trên Thánh Giá).

         f – Và mọi thế hệ là của Chúa (vẽ số thứ hai của năm đó nơi góc trái phía dưới Thánh Giá).

         g – Qua mọi thế hệ cho đến muôn đời. Amen (vẽ số thứ tư của năm đó nơi góc phải phía dưới Thánh Giá).

11 – Sau khi vẽ hình thánh giá và các dấu khác xong, linh mục có thể găn năm hạt hương lên nến Phục Sinh theo hình thánh giá. Vừa gắn vừa đọc như sau.

       

 

          a – Nhờ các dấu thánh.

         b – Dấu thánh vinh hiển người,                        1

         c – Xin Chúa Kitô.                                        4     2     5

        d – Gìn giữ.                                                           3

        e – Và bảo tồn chúng con. Amen .

12 – Linh mục lấy lửa mới châm vào nến Phục Sinh và nói.

……………………………….

         Vì hoàn cảnh mục vụ do sự việc và của địa phương, có thể cử hành tất cả các yếu tố trên, hoặc chỉ cử hành một vài yếu tố mà thôi. Hội đồng Giám Mục cũng có thể quy định những hình thức khác thích hợp hơn với tinh thần dân chúng.

13 – Nơi nào khó khăn không thể đốt củi được, thì việc làm phép lửa phải thích ứng với hoàn cảnh. Khi dân chúng tụ họp như những lần khác trong nhà thờ, linh mục đi ra cửa nhà thờ cùng với những người giúp lễ mang nến Phục Sinh. Khi có thể được gần nào, thì giáo dân quay mặt về phía linh mục.

         Linh mục chào dân chúng và nói ít lời khuyên bảo như ở số 8, đoạn làm phép lửa như ở số 9, và nếu muốn, thì chuẩn bị và đốt nến Phục Sinh như ở số 10 – 12.

ĐI KIỆU

14 – Phó tế, hoặc nếu không có phó tế, thì linh mục nhận nến Phục Sinh, cầm đưa lên cao và hát một mình.

Ánh sáng Chúa Kitô.

Mọi người thưa:

Tạ ơn Chúa.

         Hội đồng giám Mục có thể quy định câu tung hô hay hơn.

15 – Đoạn mọi người tiến vào nhà thờ, đi đầu là phó tế, cầm nến Phục Sinh. Nếu có xông hương, thì người cầm bình hương lửa nghi ngút đi trước phó tế.

         Đến cửa nhà thờ, phó tế dừng lại, đưa cao nến Phục Sinh lên và hát lần thứ hai:

Ánh sáng Chúa Kitô.

Mọi người thưa:

Tạ ơn Chúa.

          Mọi người châm nến của mình từ nến Phục Sinhvaf tiếp tục đi kiệu.

          Khi phó tế đến trước bàn thờ, thì quay về phía giáo dân và hát lần thứ ba:

Ánh sáng Chúa Kitô.

Mọi người thưa:

Tạ ơn Chúa.

          Bật tất cả các đèn trong nhà thờ.

CÔNG BỐ TIN MỪNG PHỤC SINH

16 – Khi đến trước bàn thờ, linh muc tiến lain nghế, phó tế đem đătn nến trên chân nến dọn sẵn giưa cung thánh, hoặc gần giảng đài; sau khi linh mục bỏ hương như để xông sách phúc âm trong Thánh Lễ, phó tế đến xin và lãnh phép lạnh của linh mục, ngài nói:

………………………..

          Nếu một người khác không phải phó tế công bố tin mừng Phục Sinh, thì bỏ phép lành này.

17 – Phó tế, hoặc nếu không có phó tế, thì chính linh mục, sau khi đã tùy nghi xông hương lên sách và nến Phục Sinh, niền công bố tin mừng Phục Sinhtaij giảng đàì hay giá sách, mọi người đứng cầm nến cháy trong tay.

         Vì nhu cầu, tin mừng Phục Sinh cũng có thể do ca xướng viên không phải phó tế công bố: nhưng ca xướng viên bỏ không đọc câu “bởi đó anh chị em thân mến”, cho đến hết lời kêu mời, và bỏ câu chào “Chúa ở cùng anh chị em”.

         Cũng có thể hát tin mừng Phục Sinh theo công thức ngắn. Ngoài ra, Hội đông giám Mucjcos thể thích nghi tin mừng Phục Sinh bằng cách nghi thêm một vài câu tung hô của dân chúng vào công thức tin mừng Phục Sinh.

Công Bố Tin Mừng Phục Sinh

………………………

 
 

 

 

PHẦN THỨ HAI

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

20 – Trong Đêm Lễ Vọng này, mệ tốt của các Lễ Vọng, đề nghị đọc 9 bài đọc, nghĩa là 7 bài trích trong sách Cựu Ước và 2 bài trong sách Tân Ước (Thánh thơ và Phúc Âm).

21 – Nếu hoàn cảnh mục vụ đòi buộc, có thể bớt số bài đọc trích trong Cựu Ước; nhưng luôn luôn phải lưu ý rằng việc đọc lời Chúa là phần lòng cốt của đêm Vọng Phục Sinh này. Phải đọc ít là ba bài đọc trích trong Cựu Ước, và trong trường hợp quá gấp rút, thì đọc ít là hai bài trong Cựu Ước, nhưng không khi nào được bỏ bài đọc trích đoạn 14 sách Xuất Hành.

22 – Mọi người cất nến và ngồi xuống. Trước khi bắt đầu các bài đọc, lịnh mục khuyên bảo dân chúng bằng những lời sau đây, hoặc những lời tương tự.

……………………..

23 – Đoạn đọc các bài đọc. Người đọc sách đên giảng đài và đọc bài thứ nhất. Sauk hi đọc bài thứ nhất. Người hát thánh vịnh hay ca xướng viên đọc thánh vịnh và dân chúng đọc câu đáp. Rồi moin người đứng lên, linh mục nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện”, và sau khi mọi người thinh lặng cầu nguyện trong giây lát, ngài đọc lời nguyện.

         Thay vì đọc câu đáp của thánh vịnh, có thể giữ thinh lặng thánh trong giây lát, trong trường hợp này, sau câu “Chúng ta hãy cầu nguyện”, không thinh lăng nữa

Các Bài Đọc Và Đáp Ca

Bài Đọc I: St 1, 1-2. 2

…………………..

Đáp Ca: Tv 32

…………………..

24 – Sau bài đọc thứ nhất (về việc sáng tạo), linh mục đọc.

Chúng ta hãy cầu nguyện.

………………………..

Bài Đọc II: St 22, 1-1-2, 9a. 10-13, 15-18

…………………….

Đáp Ca: Tv 15

……………………..

25 – Sau bài đọc thứ hai (về việc tế lễ của Abraham), linh mục đọc.

Chúng ta hãy cầu nguyện

…………………………

Bài Đọc III: Xh 14, 15-15,1

……………………..

Đáp Ca: Xh 15

……………………………

26 – Sau bài đọc thứ ba (về việc đi qua biển đỏ), linh mục đọc.

Chúng ta hãy cầu nguyện

…………………………..

Bài Đọc IV: Is 54, 1-14

…………………….

Đáp Ca: Tv 29

…………………………

27 – Sau bài đọc thứ tư ( về thành Giêrusalem mới), linh mục đọc.

Chúng ta hãy cầu nguyện

……………………….

Bài Đọc V: Is 55, 1-11

…………………………

Đáp Ca: Is 12

……………………….

28 – Sau bài đọc thứ năm (về ơn cứu độ ban nhưng không cho mọi người), linh mục đọc.

Chúng ta hãy cầu nguyện

…………………………..

Bài Đọc VI: Br 3, 9-15. 32-4,4

………………………….

 

Đáp Ca: Tv 18

…………………………

29 – Sau bài đọc thứ chin (về nguồn ơn khôn ngoan), linh mục đọc.

Chúng ta hãy cầu nguyện

……………………….

Bài Đọc VII: Ez 36, 16-17a-18-28

…………………………

Đáp Ca: Tv 50

…………………………….

30 – Sau bài đọc thứ bẩy (về tâm hồn mới và tinh thần mới Êgiêkiel), linh mục đọc.

Chúng ta hãy cầu nguyện

……………………………..

Hoặc đọc  (nếu có những người sắp chịu phép rửa tội).

…………………………

31 – Sau bài đọc cuối cùng trích trong Cựu Ước cùng vời thánh vịnh và lời nguyện của nó, thì đốt các nến trên bàn thờ, linh mục xướng Kinh Vinh Danh, mọi người đọc (hát) tiếp, trong khi đó rung chuông theo thói quen địa phương.

32 – Dứt Kinh Vinh Danh, linh mục đọc lời nguyện như thường lệ.

Chúng ta hãy cầu nguyện

…………………………

33 – Đoạn phụ phó tế hay người đọc sách đọc bài trích thơ Thánh Tông Đồ.

Thánh Thư: Rm 6, 3-11

……………………

Đáp Ca: Tv 117

………………….

Bài Phúc Âm Năm A: Mt 28, 1-10

…………………………

Bài Phúc Âm Năm B: Mc 19, 1-8

…………………………..

 

Bài Phúc Âm Năm C: Lc 24, 1-12

……………………………….

36 – Ngay sau Phúc Âm thì giảng. Đoạn cử hành Phụng Vụ Phép Rửa.

 
 

 

 

PHẦN THỨ BA

PHỤNG VỤ PHÉP RỬA

37 – Linh mục cùng các người giúp lễ đi đến giếng rửa tội, nếu giáo dân nhìn thấy được nơi đây. Bằng không đặt một bình  (lu) nước trong cung thánh.

        Nếu có những người dự tong, thì kêu mời họ và người đỡ đầu giới thiệu họ, hoặc nếu là con trẻ, thì cha mẹ và những người đỡ đầu ẵm chúng, và đướng trước mặt cộng đoàn.

38 – Đoạn linh mục khuyên bảo các người tham dự nghi lễ những lời sau đây, hoặc những lời tương tự.

……………………….

         Nếu phải làm phép giếng nước rửa tội, nhưng lại không có ai sắp chịu phép rửa tội, thì đọc.

………………………

39 – Hai ca xướng viên hát kinh cầu các Thánh, mọi người đứng (vì là mùa Phục Sinh) thưa câu đáp.

         Nếu phải đi kiệu khá dài đến giếng rửa tội, thì hát kinh cầu các Thánh trong lúc đi kiệu; trong trường hợp này, nên mời những người sắp chịu phép rửa tội đi trước đoàn kiệu. Đoàn kiệu đi như sau: người cầm nến Phục Sinh đi đầu, kế đó là những dự tong cùng các người đỡ đầu, đoạn tới linh mục cùng các người giúp lễ. Linh mục nói lời khuyên bảo trước khi làm phép nước.

40 – Nếu không có ai chịu phép rửa, và cung không làm phép giếng rửa tội thì bỏ kinh cầu các Thánh, và bắt đầu làm phép nuocs ngay như số 42.

41 – Trong kinh cầu các Thánh, có thể thêm một vài tên các Thánh, nhất là tên Thánh tước hiệu nhà thờ, hay tên Thánh bổ mạng địa phương và tên Thánh các người sắp chịu phép rửa tội.

Kinh Cầu Các Thánh

……………………..

        Đến (Chúng con là kẻ có tội,   Xin Chúa nghe lời chúng con).

        Nếu có người sắp chịu phép rửa tội:

        Xin Chúa đoái thương cho những người được tuyển chọn này nhờ ơn phép Rửa Tội được tái sinh

        Xin Chúa nghe lời chúng con.

        Nếu không có ai sắp chịu phép rửa tội:

      

       Xin Chúa đoái thương dùng ơn thánh Chúa, thánh hóa giếng này.

       Để tái sinh cho Chúa nhiều con cái.

      Tiếp Kinh Cầu

……………………………

 
   

 

LÀM PHÉP NƯỚC

42 – Đoạn linh mục chắp tay đọc lời nguyện làm phép nước rửa tội như sau.

…………………….

         Tùy nghi nhúng một lần hay ba lần cây nến Phục Sinh xuống nước, và đọc tiếp.

………………………

          Vẫn để nến trong nước và đọc tiếp.

………………………

43 – Lấy nến ra khỏi nước, đang khi đó dân chúng tung hô:

         Hỡi giếng nước, hãy chúc tụng Chúa, hay ca tụng và tôn vinh Người đến muôn đời

         Hoặc tung hô lời khác.

44 – Mỗi người dự tòng tuyên bố từ bỏ ma quỷ,và được hởi về đức tin, sau đó chịu phép rửa tội.

         Nếu những dự tòng là người lớn, ngay sau khi họ chịu phép rửa tội, nếu có Đức Giám Mục hoặc linh mục được quyền ban phép thêm sức, thì ban phép thêm sức cho họ.

45 – Còn nếu không có ai chịu phép rửa tội, cũng không phải làm phép giếng nước rửa tội, thì linh mục đọc lời nguyện làm phép nước sau đây.

……………………..

         Thinh lặng cầu nguyện trong giây lát, đoạn linh mục chắp tay đọc tiếp.

…………………….

LẶP LẠI LỜI TUYÊN HỨA PHÉP RỬA TỘI

46 – Sau nghi thức phép rửa tội (và phép thêm sức), hoặc nếu không có ban phép rửa tội, thì sau khi làm phép nước, mọi người đứng cầm nến cháy trong tay, lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi chịu phép rửa.

         Linh mục nói với giáo dân những lời sau đây hoặc những lời tưng tự.

………………………

        Nếu cần, Hội đồng giám Mục có thể tùy nghi đưa ra một công thức khác thích hợp với địa phương.

47 – Linh mục rẩy nước thánh lên dân chúng, trong lúc đó mọi người hát.

         Tiền xướng: Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, Alleluia; và nước ấy chẩy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi, và reo lên: Alleluia, Alleluia.

          Hoặc hát bài khác nói lên đặc tính phép rửa.

48 – Trong lúc đó hướng dân những tân tòng về chỗ của họ.

         Nếu không làm phép rửa tội tại nhà rửa tội, thì các người giúp lễ khiêng bình (lu) nước đến giếng rửa tội.

         Nếu không có làm phép giếng rửa tội, thì cất nước  đã làm phép vào nơi xứng hợp.

49 – Sau khi rẩy nước thánh, linh mục đi lại nghế, bỏ  Kinh Tin Kính, đọc lời nguyện giáo dân.

 
   

 

 

PHẦN THỨ TƯ

PHỤNG VỤ THÁNH THỂ

50 – Linh mục, lên bàn thờ và bắt đầu phần Phụng Vụ Thánh Thể như thường lệ.

51 – Nên để cho các tân tòng mang bánh rượu lên dâng.

52 – Lời Nguyện Trên Lễ Vật

…………………..

53 – Kinh tiền tụng lễ Phục Sinh, I (nhất là trong đêm cực thánh này).

         Khi đọc Lễ Quy Rô ma, thì đọc kinh “Communican – tes” và kinh “Hanc igitur” riêng.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 12
  • Khách viếng thăm: 9
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 6665
  • Tháng hiện tại: 156187
  • Tổng lượt truy cập: 12132974