Trang mới   https://gpquinhon.org
Từ vựng tôn giáo Latinh - Việt (Nhà in Làng Sông 1924)

Từ vựng tôn giáo Latinh - Việt (Nhà in Làng Sông 1924)

Lexique des termes de religion (droit, théologie, philosophie ...) Từ vựng tôn giáo (giáo luật, thần học, triết học ...) Latinh - Việt Nhà in Làng Sông, 1924

Đăng lúc: 25-04-2016 05:59:09 AM | Đã xem: 829 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN , VĂN HÓA , TỦ SÁCH NƯỚC MẶN , VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG
Kinh dốc lòng giữ đạo cho trọn (năm 1864)

Kinh dốc lòng giữ đạo cho trọn (năm 1864)

Kinh dốc lòng giữ đạo cho trọn. Phiên âm theo “Sách thiên” bằng chữ Nôm. Bản in khắc gỗ tại Gia Hựu năm 1864. Lạy Chúa tôi là đứng đã dựng nên trời đất muôn vật, mà sinh tôi ra ở đời nay mà thờ phượng Chúa, nên chính việc tôi phải làm, là tin cậy yêu mến và giữ đạo Chúa cho trọn. Mà bởi tội lỗi tôi, nên Chúa đã lấy lòng thương xót mà cho Ngôi Hai xuống thế làm người chịu nạn chịu chết mà cứu lấy tôi...

Đăng lúc: 04-04-2016 05:57:20 AM | Đã xem: 743 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN , GIÁO LÝ , TƯ LIỆU GIÁO LÝ VIÊN
Mấy địa sở được nâng lên bậc (năm 1958)

Mấy địa sở được nâng lên bậc (năm 1958)

Ngày 30/1/1958, sau khi đã bàn tính, Đức cha Địa phận đã quyết định và đã công bố nâng lên hàng Địa sở bán chính thức (Quasi-paroisse) các nơi sau đây: Đà Nẵng, Trà Kiệu, Cù Và, Gia Hựu, Nhà Đá, Gò Thị, Qui Nhơn và Mằng Lăng. Các cha sở các địa sở bán chính thức ấy có quyền lợi và nghĩa vụ riêng như đã chỉ trong luật.

Đăng lúc: 03-04-2016 01:22:58 PM | Đã xem: 705 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Cha Phanxicô Xavie Sanh (1859 – 1928)

Cha Phanxicô Xavie Sanh (1859 – 1928)

Cha Phanxicô Xavie Sanh sinh ra tại họ Nước Nhỉ về xứ Bồng Sơn năm 1859 ; con ông Phước. Khi người lên 12 tuổi xưng tội bao đồng với cha Khâm (Đặng Đức Tuấn) là cha sở họ Nước Nhỉ năm 1871. Qua năm 1872 Đức cha Trí ban phép thêm sức cho người. (Trích "Mémorial de Quinhon", October 1928, tr. 147-148)

Đăng lúc: 14-03-2016 06:09:26 AM | Đã xem: 513 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Cha Joachim Lịch (1882-1921)

Cha Joachim Lịch (1882-1921)

Cha Joachim Lịch là con chánh tổng Nhàn ở sở Truông Dốc, huyện Phù Mỹ, sinh ra năm 1884; chưa đầy 1 tuổi đã phải ẵm bồng đi trốn giặc Thân-hào, xuống trú ngụ ở bãi cát Qui Nhơn, rồi vào Gia Định. Vừa khôn lớn, cha mẹ dâng cho cố Lựu (Hamon) xin gởi vào trường Làng Sông. (Trích Mémorial de Quinhon, số 24, Juin 1923, tr. 172)

Đăng lúc: 03-03-2016 05:11:50 AM | Đã xem: 584 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Thư của Đức Cha Lambert gởi các tín hữu Đàng Trong (năm 1664)

Thư của Đức Cha Lambert gởi các tín hữu Đàng Trong (năm 1664)

Nhờ sự sắp xếp bất thường của Thiên Chúa Quan Phòng, từ khi được đặt làm chủ chăn Địa phận Đàng Trong, Thiên Chúa cũng đã ban cho tôi một tình yêu khôn tả đối với anh chị em. Chính vì thế mà chỉ vài ngày sau khi được tấn phong, từ mút cùng của Âu Châu, tôi đã đến để trợ giúp những nhu cầu cần thiết của anh chị em, chính vì thế mà tôi lấy làm hài lòng với những mệt nhọc của chuyến đi dài ngày này.

Đăng lúc: 25-01-2016 04:32:49 AM | Đã xem: 702 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Về sự thi kinh, thi thiên (Thư Giám mục Đamianô năm 1912)

Về sự thi kinh, thi thiên (Thư Giám mục Đamianô năm 1912)

Giám mục ĐAMIANÔ gởi lời kính các Linh mục, thăm chức việc và giáo hữu đặng mọi sự lành, và đặng hay: Ta nghĩ rằng: hễ sự gì người ta biết chắc chắn, cùng hiểu rõ ràng, mới ân cần chịu khó nắm giữ kỹ càng, bằng sự gì không tin chắc, chẳng tường căn ngươn, chưa rõ lý sự, âu là chẳng lo chi mấy; vui thì giữ, buồn lại bỏ đi. Vậy giáo hữu muốn giữ đạo nên, thì cần phải biết các lẽ; cùng tin các điều mầu nhiệm trong đạo thánh.

Đăng lúc: 23-11-2015 06:06:05 AM | Đã xem: 743 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Sự hiện diện của các hội dòng trong Giáo phận qua các thời kỳ

Sự hiện diện của các hội dòng trong Giáo phận qua các thời kỳ

Nói đến lịch sử truyền giáo của giáo phận Qui Nhơn là nói đến những trang sử truyền giáo của giáo phận Đàng Trong rộng lớn ngày xưa, tiền thân giáo phận Qui Nhơn ngày nay. Nói như thế để nhắc đến độ dài lịch sử và độ rộng về lãnh thổ một thời đã qua của giáo phận Qui Nhơn. (Lm. Gioan Võ Đình Đệ)

Đăng lúc: 27-10-2015 04:50:12 AM | Đã xem: 1061 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN , MỤC VỤ , TRUYỀN GIÁO
Linh mục Đặng Đức Tuấn là tác giả bài hịch Sát Tả Bình Tây?

Linh mục Đặng Đức Tuấn là tác giả bài hịch Sát Tả Bình Tây?

Giáo dân Việt Nam không hề can dự vào âm mưu xâm lược của thực dân Pháp nhưng bị triều đình nhà Nguyễn nghi ngờ là những phần tử phản quốc, làm tay sai , ám thông cho thực dân Pháp. Nỗi nghi ngờ ấy được khắc sâu trong tâm khảm tầng lớp lãnh đạo và sĩ phu trong một thời gian khá lâu của lịch sử dân tộc Việt Nam. Phong trào Cần vương cũng không thoát khỏi não trạng ấy nên đã đưa ra khẩu hiệu : Tiên sát Tả, hậu bình Tây (Việc trước tiên giết hết bọn Tả đạo (Công giáo), sau đó mới đánh đuổi Tây dương). Hịch “Sát tả bình Tây” ra đời trên cơ sở ấy.

Đăng lúc: 03-10-2015 12:43:10 PM | Đã xem: 1583 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: ÔN CỐ TRI TÂN , VĂN HÓA , GIẢI VĂN THƠ LM ĐẶNG ĐỨC TUẤN
Thư chung về việc lập trường quốc ngữ (trích Mémorial 1912)

Thư chung về việc lập trường quốc ngữ (trích Mémorial 1912)

Ấy vậy, các chức hãy rán công ra sức giúp Cha sở lập trường Quốc ngữ và lo cho tấn phát việc học hành. Còn kẻ làm cha mẹ hãy sẵn lòng cho con đi học, hầu sau nó nhờ phần hồn phần xác. Lại những người giàu có hãy vui lòng cúng thí đa thiểu (dâng cúng ít nhiều) mà giúp việc lập trường cùng nuôi thầy dạy. Phần các thầy các chú nhà trường đã về thế gian, thì hãy lãnh lấy việc dạy này; ....

Đăng lúc: 05-09-2015 05:39:06 AM | Đã xem: 739 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Do đâu có sự duyên cách Qui Ninh thành Qui Nhơn và Diên Ninh thành Diên Khánh

Do đâu có sự duyên cách Qui Ninh thành Qui Nhơn và Diên Ninh thành Diên Khánh

Việc “tự tôn quốc huy” chắc chắn là điều không thể bỏ qua vào thời điểm này. Năm Nhâm Tuất (1742), đổi phủ Qui Ninh làm phủ Qui Nhơn, phủ Diên Ninh làm phủ Diên Khánh1. Vẻn vẹn chỉ mỗi hai danh xưng của hai phủ mới đặt có cùng chữ “Ninh” đã được thay đổi cùng lúc, phải chăng sự kiện hy hữu này có mệnh hệ đến danh tính nhà Vương?

Đăng lúc: 31-08-2015 05:08:37 AM | Đã xem: 795 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: ÔN CỐ TRI TÂN , VĂN HÓA , VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG
Về sự cho trẻ em rước lễ (Trích Mémorial 1912)

Về sự cho trẻ em rước lễ (Trích Mémorial 1912)

Giám mục Đamianô gởi lời kính các Linh mục, và thăm các chức cùng giáo hữu đặng mọi sự lành, cùng đặng hay: Cứ theo Sắc Chỉ Tòa Thánh (QUAM SINGULARI 8 Aug, 1910, và đã rao trong MÉMORIAL, Oct, năm ấy), thì có luật buộc nhặt con nít đến tuổi khôn phải xưng tội chịu Lễ. Lại việc dạy dỗ cùng dọn cho nó xưng tội chịu Lễ nên, là chính bổn phận cha mẹ, hoặc kẻ lãnh thế việc cha mẹ, và cũng là chính bổn phận Cha giải tội và Cha bổn sở. (Trích Mémorial, Mission de Quinhon; 30 Novembre 1912, tr. 113-121)

Đăng lúc: 26-08-2015 05:39:01 AM | Đã xem: 813 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Câu truyện "nguyên đạo", "tả đạo"

Câu truyện "nguyên đạo", "tả đạo"

Đời vua Tự Đức có sắc chỉ truyền bắt các bổn đạo trong nước đem thích tự trên má. Một bên thích hai chữ tên bản tỉnh (người ở tỉnh nào thích tên tỉnh ấy). Một bên nữa, thì thích hai chữ “tả đạo”, mà có một đôi người lại thấy thích hai chữ “nguyên đạo”, nghĩa là đạo gốc, gốc đạo, còn chữ “tả đạo” nghĩa là đạo trái, trái đạo. Vì thế cho nên mấy năm trước kia, thấy ông già bà cả có khắc chữ trên má, thì có kẻ nhận theo nghĩa chữ mà hiểu lầm bậy quá, như có truyện sau đây làm chứng.

Đăng lúc: 11-06-2015 06:14:03 AM | Đã xem: 1234 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Thư của Cha Geffroy Bửu, Thừa Sai Đông Đàng Trong

Thư của Cha Geffroy Bửu, Thừa Sai Đông Đàng Trong

Sáng thứ Tư ngày 5, chúng tôi nhìn thấy Gia Hựu trước mắt; thử nghĩ tôi đau đớn biết chừng nào khi từ trên tàu nhìn thấy các địa sở trong hạt của tôi ngập chìm trong khói lửa! Vài giờ sau, chúng tôi vào cảng Qui Nhơn: Toà giám mục và trường Làng Sông biến thành đám cháy lớn, mấy địa sở chung quanh cũng bị đốt cháy. Trên bãi biển đầy giáo dân, hơn 8.000 người tị nạn chen chúc nhau quanh khu nhượng địa.

Đăng lúc: 11-05-2015 08:20:24 AM | Đã xem: 1047 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Cha Francois Marie Geffroy, cha sở Gia Hựu (1879 – 1918)

Cha Francois Marie Geffroy, cha sở Gia Hựu (1879 – 1918)

Chịu chức linh mục ngày 11 tháng Sáu 1870, ngày 10 tháng Bảy ngài khởi hành từ Marseille, đến Sài Gòn ngày 10 tháng Tám và đi thuyền mành đến cửa Kim Bồng ngày 25. Ngài học tiếng Việt ở Xoài, gần Gia Hựu, nơi ở của Đức giám mục Charbonnier. Cha sở Khánh Hòa từ năm 1871 đến 1879, và cha sở Gia Hựu từ năm 1879 đến 1918, nơi ngài qua đời cách can trường tại nhiệm sở.

Đăng lúc: 15-03-2015 06:11:36 AM | Đã xem: 1284 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
  Trang trước  1 2 3 4 5 6  Trang sau
 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 42
  • Khách viếng thăm: 39
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 5942
  • Tháng hiện tại: 118521
  • Tổng lượt truy cập: 12262781