Trang mới   https://gpquinhon.org

Thông tin về nội san HOA BIỂN 20

Đăng lúc: Thứ tư - 04/05/2016 18:17
 
Thông tin về nội san HOA BIỂN 20
 

 
Lời m đầu (HOA BIỂN 20)
 
Cùng quý bạn đọc và các thành viên CLB,
 
Những tia nắng đầu mùa Hạ có thể làm cho không gian sống của con người đang nóng dần lên, nhiều miền đất đang bị khô hạn vì cạn kiệt nguồn nước… Nhưng chính ánh sáng Phục Sinh của Chúa Kitô đã làm bừng cháy lên ngọn lửa hình trái tim trong những tâm hồn lạnh lẽo, khô khát suối nguồn yêu thương của Đấng giàu Lòng Thương Xót. Các cây bút trẻ qua những trải nghiệm từ cuộc sống đã nhận ra điều ấy, đã hứng lấy tràn trề Tình Thương của Chúa và mang đi sẻ chia với mọi người, mong sẽ làm dịu mát những tâm hồn khổ đau…
 
* HOA BIN 21 sẽ phát hành vào dịp Hội trại Đặng Đức Tuấn 2016 với những nội dung sau: 
+ Sống trong tinh thần Đặng Đức Tuấn “Tiến! Tiến! Tiến!”, chúng ta đã có những bước tiến nào trong đời sống của một Kitô hữu: Sống kết hợp với Thiên Chúa và yêu thương mọi người.
+ Những sinh hoạt, việc làm hữu ích và có ý nghĩa trong mùa Hè ở gia đình, giáo xứ và những hội đoàn mình tham gia.
<> Lưu ý: Riêng thơ, Hoa Biển 21 bắt đầu nhận thơ lục bát (xin xem bài “Cẩm nang bỏ túi cho các bạn yêu thơ” ở cuối tập để làm cho đúng luật). Bên cạnh đó vẫn tiếp tục nhận thơ 5 chữ và 7 chữ để các bạn tập làm thật nhuần nhuyễn các thể thơ ấy - Không nhận các thể thơ khác.
 
* Hạn chót nhận bài cho “Hoa Biển 21” là ngày 30/6/2016.
Sáng tác gởi qua bưu điện xin gởi về địa ch mới sau đây: Nguyn Thanh Xuân- 25 Trần Quốc Toản- Tp.Quy Nhơn, Bình Định- (Gởi bằng đường bưu điện cần gởi trước thời hạn ít nhất 10 ngày để tránh bị chậm trễ). Để thuận tiện cho việc biên tập và trao đổi sửa chữa bài vở, khuyến khích gởi bài qua email: vanthoqnclub@gmail.com   
Các bạn cũng có thể vào Website của Giáo phận (http://gpquinhon.org) để theo dõi thông tin của CLB và nội dung các tập nội san Hoa Biển đã phát hành (Mục “Văn hóa-Nghệ thuật”- CLB Sáng tác). CLB cũng đã lập trang Facebook với tên: CLB ĐỒNG XANH THƠ QUI NHƠN. Các bạn hãy vào đây để kết nối, giao lưu trao đổi, và tham gia mọi sinh hoạt của CLB.
 
Thân ái,
Ban Biên Tập
 
-----------------------------------------------------
* Xin tiếp tục gởi bài cho HOA BIỂN 21 theo các đề tài nêu trên. Ngoài ra cũng có thể gởi bài thuộc những chủ đề khác trong đời sống tâm linh Kitô giáo. Hạn chót nhận bài là ngày 30/6/2016. Tuy nhiên nên gởi bài sớm và thường xuyên để BBT có thời gian trao đổi, sửa chữa bài viết nếu thấy cần thiết. BBT cũng sẽ ưu tiên chọn in những bài gởi trước.
 
 
 
MỤC LỤC
(HOA BIỂN 20)
 
 * Lời mở đầu                                                                                                            Trang
  1. Niềm vui Phục Sinh ( Nguyễn Như Quỳnh )
  2. Có muộn không Chúa? ( Trần Phương Sanh )
  3. Phục Sinh trong Chúa ( Ngô Thùy Duyên )
  4. Đường tới thành công ( Nguyễn Thảo Nhi )
  5. Động lực ( Lê Thị Thanh Hà )
  6. Nơi đó trong Thánh đường ( Thái Thị Mỹ Trà )
  7. Cảm ơn Ngài đã mãi bên con ( Nguyễn Đức Tài )
  8. Hi sinh để được Phục Sinh ( Nguyễn Đình Văn )
  9. Phục Sinh 2016 ( Nguyễn Trần Ngọc Châu )
  10.  Con cảm ơn Người ( Phạm Đình Phi Thái )
  11.  Con chiên lạc trở về ( Nguyễn Thị Cẩm Lụa )
  12.  Lời nói và việc làm ( Cao Thị Tường Vi )
  13.  Tâm nguyện Mùa Chay ( Nguyễn Minh Khả )
  14.  Cho con ( Nguyễn Minh Khả )
  15.  Con đã về? ( Đồng Thị Bích Duyên )
  16.  Hãy tắt đi… ( Đồng Thị Bích Duyên )
  17.  Chúa khải hoàn ( Nguyễn Thị Kim Khánh Vi )
  18.  Mừng Chúa Phục Sinh ( Trương Thị Diễm Phúc )
  19.  Tâm tình gửi Chúa ( Phan Nguyễn Cẩm Nhung )
  20.  Về nhà Cha ( Thái Thị Thu Giang )
  21.  Chúa thương ta ( Đồng Thị Bích Duyên )
  22.  Trở về với yêu thương ( Kiều Nguyễn Yến Nhi )
  23.  Chúa không từ chối ai! ( Đoàn Thị Ái Thoa )
  24.  Mở lòng ( Nguyễn Ngọc Nhã Trân )
  25.  Nốt nhạc trầm ( Nguyễn Ngọc Thanh Hiền )
  26.  Như một tình yêu ( Nguyễn Vũ Hồng Kha )
  27.  Cái chăn và đôi kính ( Nguyễn Mậu Linh Vũ )
  28.  Con đã hiểu ( Nguyễn Thị Mận )
  29.  Công giáo là yêu thương ( Võ Thị Kim Yến )
  30.  Thấm từng giọt lệ ( Nguyễn Phúc Hoàng Anh )
  31.  Ông bố tật nguyền ( Võ Trịnh Như Quỳnh )
  32.  Nhận lấy và cho đi ( Nguyễn Thị Nữ )
  33.  Sự thật và giả dối ( Võ Thị Phương )
  34.  Thay đổi và đổi thay ( Lê Thị Như Quỳnh )
  35.  “Hồng Ân” ( Phan Nguyễn Cẩm Nhung )
  36.  Đồng tiền hạnh phúc ( Thái Thị Diễm Yến )
  37.  Hồi ký Lý Sơn ( Nguyễn Thị Thoại Mỹ )
  38.  Sống yêu thương ( Nguyễn Hải Hòa )
  39.  Giêsu Chúa từ nhân  ( Nguyễn Đình Văn )
  40.  Mối tình con với Chúa ( Nguyễn Đình Văn )
  41. Chúa vẫn yêu con ( Huỳnh Thị Thu Hương )
  42. Điều con mơ thấy ( Cao Quỳnh Trường Nhi )
  43. Những điều trong cuộc sống ( Trịnh Thị Hiền )
  44. Em không cô đơn ( Lê Thị Quỳnh Nga )
  45. Tin vào cuộc sống ( Huỳnh Thị Thu Hương )
  46. Chờ con ( Trần Thị Mỹ Hạnh )
  47. Đồng nội ( Nguyễn Thị Ý )
  48. Khúc hát Mân Côi ( Nguyễn Thị Hồng Ngọc )
  49. Về với Mẹ ( Trần Thị Huyền Trang )
  50. Cẩm nang bỏ túi cho các bạn yêu thơ ( Ban Biên Tập )
 
* Mục lục
 
----------------------------------------------------------------------------------
+ Hoa Biển 20 phát hành vào tháng 5/2016. Mỗi thành viên CLB (theo danh sách cập nhật năm 2015) đều được tặng 1 tập Hoa Biển 20. Riêng mỗi tác giả có bài được chọn in trong Hoa Biển 20 sẽ được nhận thêm 1 tập báo biếu. Các tác giả và các thành viên CLB sẽ nhận báo qua Cha sở khi báo được gởi về theo từng giáo xứ.
 
 
 
DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ
ĐƯỢC HƯỞNG NHUẬN BÚT HOA BIỂN 20
 
  1. Các tác giả được nhận trực tiếp bằng tiền mặt:
 
 
Tác giả Giáo xứ Điện thoại Số tiền Số bài
         
Matta Nguyễn Ngọc Thanh Hiền ĐH Qui Nhơn 01643.657770 150.000VNĐ 1 bài văn
Anna Trần Phương Sanh Vườn Vông 01675.711734 150.000VNĐ 1 bài văn
         
         
         
         
Gioakim Nguyễn Vũ Hồng Kha Cây Rỏi 01696.601022 230.000VNĐ 1 bài văn + 1 bài thơ đăng báo
Maria Kiều Nguyễn Yến Nhi Cây Rỏi 01686.110935
 
150.000VNĐ 1 bài văn
Anna Lê Thị Như Quỳnh Sông Cầu   150.000 VNĐ 1 bài văn
Anê Võ Thị Phương Mằng Lăng 01662.873298 150.000VNĐ 1 bài văn
 
Maria Đồng Thị Bích Duyên Đồng Tre 01669.281709 310.000VNĐ 1 bài văn
+ 2 bài thơ
Phaolô Nguyễn Phúc Hoàng Anh Đa Lộc 01646.218444 150.000VNĐ 1 bài văn
Maria Nguyễn Như Quỳnh Châu Ổ   150.000VNĐ 1 bài văn
         
         
         
         
         
         
Giuse Nguyễn Mậu Linh Vũ Kỳ Tân 01656.786264 150.000VNĐ 1 bài văn
 
 
 
  1. Các tác giả được cộng điểm vào “Quỹ tích lũy”:
 
Tác giả Giáo xứ Điện thoại Số điểm Số bài
Maria Lê Thị Quỳnh Nga Tuy Hòa (057).3825451 50 điểm 1 bài thơ
Têrêxa Nguyễn Thị Kim Khánh Vi Tuy Hòa (057).3825451 50 điểm 1 bài thơ
Maria Trịnh Thị Hiền Tuy Hòa   50 điểm 1 bài thơ
         
         
         
         
         
         
         
Matta Võ Trịnh Như Quỳnh Phú Hòa   100 điểm 1 bài văn
Matta Võ Thị Kim Yến Phú Hòa 01224.478677 100 điểm 1 bài văn
 
Anê Nguyễn Thị Nữ Châu Me 01656.979653 100 điểm 1 bài văn
         
         
         
Phêrô Nguyễn Minh Khả Cây Rỏi 01647.045690 100 điểm 2 bài thơ
Maria Huỳnh Thị Thu Hương Cây Rỏi 01658.836930 100 điểm 2 bài thơ
Lucia Trương Thị Diễm Phúc Cây Rỏi 01657.714876 50 điểm 1 bài thơ
Maria Đoàn Thị Ái Thoa Cây Rỏi   100 điểm 1 bài văn
Têrêxa Thái Thị Mỹ Trà Cây Rỏi   100 điểm 1 bài văn
Anna Thái Thị Diễm Yến Cây Rỏi (056).6551929 100 điểm 1 bài văn
Têrêxa Nguyễn Thị Mận Cây Rỏi 0985.942094 100 điểm 1 bài văn
Anna Thái Thị Thu Giang Cây Rỏi   50 điểm 1 bài thơ
Anna Nguyễn Hải Hòa Cây Rỏi   50 điểm 1 bài thơ
Maria Trần Thị Mỹ Hạnh Cây Rỏi   50 điểm 1 bài thơ
Matta Trần Thị Huyền Trang Cây Rỏi 01644.811588 50 điểm 1 bài thơ
Anna Nguyễn Thảo Nhi Trường Cửu 01638.644518 100 điểm 1 bài văn
Maria Nguyễn Ngọc Nhã Trân Kim Châu   100 điểm 1 bài văn
         
Gioakim Nguyễn Đức Tài Vườn Vông   100 điểm 1 bài văn
         
Anê Nguyễn Thị Cẩm Lụa Phú Hữu   100 điểm 1 bài văn
         
         
Đôminicô Nguyễn Đình Văn Gò Thị 01629.286263 200 điểm 1 bài văn
+ 2 bài thơ
Phêrô Phạm Đình Phi Thái Tân Quán   100 điểm 1 bài văn
Maria Phan Nguyễn Cẩm Nhung Tân Quán 01683.418847 150 điểm 1 bài văn
+ 1 bài thơ
 
         
Maria Ngô Thùy Duyên Ngọc Thạnh   100 điểm 1 bài văn
         
         
Anna Nguyễn Trần Ngọc Châu Xuân Quang 0946.810510 100 điểm 1 bài văn
         
 
----------------------------------------------------------------
* Kỳ này bạn Nguyễn Vũ Hồng Kha (Khương) có bài thơ “Biển hòa bình” đăng trên báo Bình Định (28/2/2016) được thưởng nhuận bút như bài đăng trên Hoa Biển.
 
* Các t/g được nhận nhuận bút bằng tiền mặt sẽ nhận nhuận bút cùng với báo biếu được chuyển về nơi Cha sở theo từng giáo xứ, xin liên hệ Cha sở để nhận. Các t/g được cộng điểm tích lũy, Ban điều hành sẽ cập nhật cộng dồn vào bảng điểm.
 
* Riêng các em chưa là thành viên chính thức của CLB (chưa đạt giải lần nào và chưa đủ điều kiện làm đơn gia nhập), thì chỉ tính số lượng bài được in. Khi có tổng số 3 bài in trên các tập Hoa Biển và có đơn xin chính thức gia nhập CLB sẽ được hưởng nhuận bút theo qui định.
 
* Các t/g người lớn (trên 25 tuổi) hoặc chưa là thành viên chính thức của CLB (những trường hợp nói ở trên) chỉ nhận báo biếu, không có nhuận bút. Sau đây là danh sách các t/g được nhận báo biếu Hoa Biển 20:
 
1. Maria Nguyễn Thị Thoại Mỹ (Châu Ổ)
2. Anê Lê Thị Thanh Hà (Vườn Vông)
3. Anna Nguyễn Thị Ý (Ngọc Thạnh)
4. Anna Nguyễn Thị Hồng Ngọc (Tuy Hòa)
5. Catarina Cao Thị Tường Vi (Mằng Lăng)
6. Catarina Cao Quỳnh Trường Nhi (Mằng Lăng)
 
 
 
CẨM NANG BỎ TÚI CHO CÁC BẠN YÊU THƠ
 
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định, tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.  
 Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.  (Wikipedia)
Đế làm được một bài thơ tương đối đọc được, người làm thơ ít nhất phải nắm rõ và vận dụng nhuần nhuyễn một số yếu tố sau:
 
  1. Tìm hiểu về thanh bằng và thanh trắc.
- Thanh bằng gồm những chữ không dấu và có dấu huyền.
Ví dụ: Mai, vân, hoa, hà, lòng, đời…
- Thanh trắc gồm những chữ có dấu: sắc, hỏi, ngã và nặng.
Ví dụ: sống, mỏi, vỹ, mặt…
 
  1. Gieo vần.
Vần là một luật bắt buộc trong hầu hết các thể thơ (trừ thơ tự do).
Vần  là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ. Có hai loại vần:
  • vần bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — ba, bà
  • vần trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — bả, bã, bá, bạ
Chữ "đấy", "cấy" cùng phát ra một âm "ây" song đều thuộc trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" và thuộc bình thanh.
 
Vần có thể còn được chia là vần chính hay thông:
  • Vần chính: những chữ có cùng âm
- Thanh bằng: Phương, sương, cường, trường
- Thanh trắc: Thánh, cảnh, lãnh, ánh
  • Vần thông: có âm gần nhau
- Thanh bằng: Minh, khanh, huỳnh, hoành
- Thanh trắc: Mến, lẽn, quyện, hển
* Ví dụ:
- Hai câu dùng vần chính:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao
- Hai câu dùng vần thông:
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
 
Trong thơ Việt, có hai cách gieo vần:
  • Gieo vần ở giữa câu (Yêu Vận hay "vần lưng"): Chữ cuối của câu trên vần với một chữ nằm bên trong câu dưới như trong thể thơ lục bát, chữ cuối câu có sáu chữ vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ sau đó. Chẳng hạn Nguyễn Du truyện Kiều (1(6)-2(6)) (2(8)-3(6)) (3(8)-4(6)) (4(8)-…):
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi?
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
  • Gieo vần ở cuối câu (Cước Vận hay "vần chân"): Các chữ ở cuối câu vần với nhau.
 
  1. Hình ảnh.
Muốn một bài thơ hay, tác giả phải đưa được những hình ảnh mới, đẹp, giàu tính nghệ thuật vào bài thơ để phục vụ cho điều mình muốn nói. Điều đó có nghĩa tác giả không nên lý luận bằng lời mà phải bằng hình ảnh.
* Ví dụ:
Giao thừa – phòng co ro
Hạt dưa cắn không vỡ
Chuông giao thừa nức nở
Len kẽ vách…trống trơ
(Hồng Kha-Hoa Biển 17)
 
Sương đắp chăn nằm ngủ
Bên chị ong bụng tròn
Gió vi vu đến rủ
Dạo xung quanh lối mòn
(Thu Hương-Hoa Biển 17)
 
(Các em có thể tìm thêm những ví dụ về hình ảnh trong thơ, nhạc mà các em biết).
 
  1. Phép liên tưởng.
Phép liên tưởng là cách dùng những từ ngữ chỉ hình ảnh này nhưng làm người đọc nghĩ đến hình ảnh kia.
Chúng ta thường bắt gặp phép liên tưởng trong ca dao, tục ngữ.
* Ví dụ:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
 
  1. Bố cục.
Một bài thơ cũng cần có bố cục như một bài văn là: Mở-Thân-Kết.
Các câu thơ phải liên kết với nhau về mặt ý nghĩa trong một khổ thơ hoặc một đoạn thơ.
 
  1. Nhịp nhạc.
Nhịp trong thơ: tạo nên do sự phân định của câu và của từ, tương tự như khi viết câu văn cho dấu phẩy, lúc đọc ngưng hơi.
* Ví dụ:
- Thơ bảy chữ trong thơ Đường luật theo nhịp 2/2/3
Bước tới/ đèo Ngang/ bóng xế tà
Cỏ cây/ chen đá/ lá chen hoa
 
- Còn trong thơ song thất lục bát lại theo nhịp 3/2/2.
Trống Trường Thành /lung lay/ bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền/ mờ mịt/ thức mây
 
- Trong thơ tám chữ thường theo nhịp: 3/5 hoặc 4/4
 
@ LUẬT THƠ LỤC BÁT
 
A-LUẬT BẰNG TRẮC
Luật bằng trắc của thơ Lục Bát thông thường được định như sau:
b B t T b B
         b B t T b B t B
(Bằng viết tắc là B - Trắc viết tắc là T)
          Chữ b và chữ t không viết hoa ở đây nghĩa là chữ này không bắt buộc, vần Bằng hay vần Trắc cũng được.
Bạn có thể nhớ Luật Bằng Trắc của Thơ Lục Bát như sau:
- Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát, không cần theo luật Trắc hay Bằng.
         - Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Bằng.
         - Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Trắc
* Ví dụ:
Bầu ƠI thương LẤY bí CÙNG
Tuy RẰNG khác GIỐNG nhưng CHUNG một GIÀN
(Những chữ in hoa trong câu ca dao trên nằm ở vị trí 2,4,6,8 bắt buộc phải giữ đúng luật bằng trắc).
 
B-GIEO VẦN:
Trong thơ Lục Bát chữ thứ 6 của câu Bát (câu 8 chữ) phải vần với chữ thứ 6 của câu Lục (câu 6 chữ) bên trên, và chữ thứ 6 của câu Lục tiếp theo phải vần với chữ thứ 8 của câu Bát bên trên. Cứ gieo vần như thế cho đến hết bài.
* Ví dụ:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
 
Ngoài ra thể thơ lục bát còn có một số biến thể (Chúng ta sẽ tìm hiểu sau).
 
BAN BIÊN TẬP
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 61
  • Hôm nay: 9300
  • Tháng hiện tại: 84174
  • Tổng lượt truy cập: 12060961