Chúa Giáng Sinh: so sánh các trình thuật tin mừng thời thơ ấu

Chúa Giáng Sinh: so sánh các trình thuật tin mừng thời thơ ấu
Trình thuật Chúa Giêsu giáng sinh được kể lại ở đầu Tin Mừng Matthêô và Luca, nhưng không được Gioan đề cập đến, và Gioan chỉ nói ám chỉ một cách rất khác biệt. Dù rằng câu chuyện giống nhau nhưng phân tích kỹ thì sẽ thấy có nhiều điều khác biệt giữa các trình thuật của Matthêô và Luca. Sau đây là những tương đồng nhưng vẫn khác biệt nhau trong chi tiết:



Chúa Giáng Sinh: so sánh các trình thuật tin mừng thời thơ ấu

Lm.
Felix Just, S.J., Ph.D. 



Dẫn nhập Matthêô 1–2 và Luca 1–2:

Trình thuật Chúa Giêsu giáng sinh được kể lại ở đầu Tin Mừng Matthêô và Luca, nhưng không được Gioan đề cập đến, và Gioan chỉ nói ám chỉ một cách rất khác biệt. Dù rằng câu chuyện giống nhau nhưng phân tích kỹ thì sẽ thấy có nhiều điều khác biệt giữa các trình thuật của Matthêô và Luca. Sau đây là những tương đồng nhưng vẫn khác biệt nhau trong chi tiết:

Những yếu tố chung trong các trình thuật thời thơ ấu:

  • Các nhân vật chính: Maria, Giuse, Giêsu
  • Các nhân vật phụ: Các thiên thần, Chúa Thánh Thần
  • Các tước vị được gán cho Chúa Giêsu: Đức Kitô, con vua Đavít
  • Tổ tiên: con cháu Abraham/Israel, nhà Đavít
  • Các địa danh: Nazarét ở miền Galilê, Bêlem ở miền Giuđê
  • Giai đoạn lịch sử: dưới triều đại vua Hêrôđê
Những nội dung khác biệt trong hai trình thuật:

Matthew 1–2 (chỉ có 48 câu, bao gồm cả bản phả hệ) Luke 1–2 (tất cả là 132 câu, cộng thêm 16 câu trong bản phả hệ)
1,1 – Tựa đề của tin mừng 1,1-4 – Dẫn nhập vào tin mừng
1,2-17 – Gia phả Chúa Giêsu (từ Abraham đến vua Đavít, đến thời lưu đày, đến Giuse) (Bản gia phả được chép ở phần sau, trong Lc 3,23-38)
- 1,5-25 – Sứ thần Gabriel loan báo việc sinh hạ Gioan làm phép rửa
1:18-24 – Một sứ thần (không nêu tên) loan báo việc sinh hạ Chúa Giêsu cho thánh Giuse trong giấc mơ 1,26-38 – Sứ thần Gabriel loan báo việc hạ sinh của Chúa Giêsu cho Đức Maria trong khi tỉnh thức
- 1,39-56 – Maria thăm viếng bà Êlizabét (gồm cả bài “Magnificat” của Đức Maria)
- 1,57-58 – Êlizabét sinh con (Gioan làm phép rửa)
- 1,59-80 – Gioan làm phép rửa được cắt bì và đặt tên (Gồm cả bài thánh ca “Benedictus” của Giacaria)
- 2,1-5 – Giuse & Maria về Bêlem để khai sổ kiểm tra dân số
1:25 & 2:1a –Maria sinh con tại Bêlem, miền Giuđê, và đặt tên là Giêsu 2:6-7 – Maria sinh con tại Bêlem, miền Giuđê
- 2,8-14 – Các thiên thần hiện ra với các mục đồng (bao gồm cả bài "Gloria" (vinh danh) của các thiên thần)
- 2,15-20 – Các mục đồng thăm viếng Maria & Giuse & hài nhi nằm trong máng cỏ
- 2,21 – Hài nhi được cắt bì & đặt tên là Giêsu
- 2,22-38 – dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ (gồm cả bài thánh ca "Nunc Dimittis" của Simêon)
2,1b-12 – Các đạo sĩ đến từ Phương Đông; họ thăm Hêrôđê trước rồi mới đến Chúa Giêsu -
2,13-21 – Giuse & Maria trốn sang Ai Cập cùng với con trẻ Giêsu;
Các Thánh Anh Hài bị sát hại; Thánh Gia trở về Israel
-
2,22-23 – Hành trình về Nazarét 2,39-40 – Thánh Gia trở về Nazarét
- 2,41-52 – Năm 12 tuổi, Chúa Giêsu & cha mẹ viếng Đền Thờ Giêrusalem
 
Các điểm nhấn mạnh thần học khác nhau của mỗi trình thuật:

. Matthêô 1–2 Luca 1–2
Động lực: Sách Thánh Do Thái Giáo (Cựu Ước) được thực hiện (1,22-23; 2,5-6.15.17-18.23) Chúa Thánh Thần hoạt động (1,11.35.41.67; 2,25-27)
Tổ tiên của Chúa Giêsu: * Con vua Đavít, con Abraham (1,1-17)
* Con hợp pháp của Giuse, nhưng là con của Chúa Thánh Thần (1,18-25)
* Con của Thiên Chúa, con của Maria bởi phép Chúa Thánh Thần (1,26-38)
* Kế thừa ngôi báu Đavít, trị vì miền Giuđa (1,32-33; 2,4)
Các tên
& tước vị:
* Mêsia – Đấng Cứu Thế (1,1, 16-18; 2,4)
* Giêsu: "vì người sẽ cứu dân mình khỏi tội " (1,21.25)
* Emmanuel: "Thiên Chúa ở cùng chúng ta " (1,23)
* Vua dân Do Thái (2,2)
* "Một lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta" (2,6)
* Người Nazarét (2,23)
* Giêsu (1,31; 2,21)
* Con Đấng Tối Cao; Con Thiên Chúa (1,32.35)
* Người sẽ trở nên cao cả, thánh thiện, đầy khôn ngoan và ân sủng (1,32.35; 2,40)
* "Triều đại người sẽ vô cùng vô tận" (1,33)
* Một Đấng Cứu Độ được sinh ra... là Đấng Mêsia và là Đức Chúa (2,11.26)
* Là ánh sáng soi đường cho Dân Ngoại và vinh quang cho Israel (2,32)
Các nhân vật nổi bật: Đàn ông: Vua Đavít, Giuse ở Nazarét, Các Đạo Sĩ từ Phương Đông, các thượng tế và kinh sư,  ông Áckêlaô Phụ nữ: Đức trinh nữ Maria thành Nazarét, Elizabét, Nữ ngôn sứ Anna
Người nghèo & Người cao tuổi: Các mục đồng, ông Giacaria, Simêon
Các chủ đề: Những chướng ngại, xung đột, sợ hãi, sát hại, chính trị Vinh quang, ngợi khen, niềm vui;  nghèo khó, khiêm hạ, đức tin
Các song song trong Cựu Ước: Giuse nằm mơ (Stk 37-41)
Con trẻ Môisê (Xh 1-2)
Việc sinh hạ của Samson (Tl 13)
Việc sinh hạ của Samuel (1 Sm 1-2)
Biểu tượng các con số: [vua] Đavít = 14 (DVD = 4+6+4);
ba nhóm 14 đời trong bản gia phả; tập trung vào vương quyền
70 tuần từ khi sứ thần Gabriel truyền tin cho đến lúc dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ? có liên hệ với lời tiên 70 tuần của thần sứ Gabriel trong sách Đanien 9,24-27?
 
 
Các trích dẫn và ám chỉ Cựu Ước trong trình thuật thời thơ ấu của Matthêô:


Tin Mừng Matthêô Các bản văn Cựu Ước
Mt 1,3b-6a - [trích dẫn trực tiếp 10 thế hệ từ ông Pêrét cho đến Đavít] R 4,18-22 - [10 thế hệ từ ông Pêrét cho đến Đavít]
Mt 1,22-23 - Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta." Is 7,14 - "Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai,
và đặt tên là Emmanuel."
Is 8,8b.10 - "Nó [quân đội Assyri] sẽ ùa vào Giuđa, sẽ phủ, sẽ ngập, sẽ dâng lên tới cổ. Cánh nó dang ra sẽ bao trùm khắp chiều rộng của đất ngươi, hỡi Emmanuel ... / Hãy bày mưu lập kế, mưu kế đó sẽ bị phá vỡ, hãy ra lệnh, lệnh đó sẽ không được thi hành, vì Thiên Chúa ở cùng chúng tôi."
Mt 2,2 - [Các đạo sĩ hỏi Hêrôđê]: ""Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người?” (cf. 2,8) Ds 24,17-19 - "Tôi thấy nó, nhưng bây giờ chưa phải lúc, tôi nhìn, nhưng chưa thấy nó kề bên; một ngôi sao xuất hiện từ Giacóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ítraen sẽ đập vào màng tang Môáp, đánh vỡ sọ tất cả con cái Sết. /  và xâm chiếm Êđôm, cả Xêia cũng bị xâm chiếm nữa.
Ítraen sẽ biểu dương sức mạnh, / Giacóp sẽ thống trị quân thù, và tiêu diệt kẻ trốn khỏi thành phố."
Mt 2,5-6 - [các kinh sư nói với vua về nơi sinh của Đấng Cứu Thế]: "Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: "Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ítraen dân Ta sẽ ra đời." Mk 5,1 - " Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ítraen.
Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa."
Mt 2,11b -  Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến Is 60,3.6 - "Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước… Lạc đà từng đàn che rợp đất, lạc đà Mađian và Êpha: tất cả những người từ Sơva kéo đến,
đều mang theo vàng với trầm hương,
và loan truyền lời ca tụng ĐỨC CHÚA.”
Mt 2,14-15 - Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai Cập.” Hs 11,1 - "Khi Ítraen còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó, từ Ai Cập Ta đã gọi con Ta về.”
Mt 2,17-18 - Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia: "Ở Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa Gr 31,15 - "ĐỨC CHÚA phán thế này: "Người ta nghe có tiếng khóc ở Rama, tiếng khóc than ai oán: Đó là tiếng bà Rakhen khóc thương con cái mình, bà không muốn được an ủi về những người con ấy, vì nay chúng chẳng còn.”
Mt 2,23 - và (Giuse) đến ở tại một thành kia gọi là Nazarét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Nazarét. Is 11,1 - "Từ gốc tổ Giesê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non (nezer)."
 
 
Tin Mừng Máccô nói gì về Chúa Giêsu?

Tin Mừng Máccô không có trình thuật về sự sinh hạ của Chúa Giêsu , nhưng cũng có vài quy chiếu ngắn gọn về gia đình Ngài

  • Tin Mừng Máccô không trực tiếp nói về nơi Chúa Giêsu sinh ra, và không bao giờ đề cập đến thành Bêlem;
    • Đôi khi Ngài được gọi là "Giêsu Nazarét" (1,24; 10,47; 16,6) hoặc "Người Nazarét" (14,67).
       
    • Những quy chiếu này không hẳn hàm ý Chúa Giêsu sinh ra ở đó, nhưng ít nhất cũng nói lên rằng Ngài lớn lên ở thành Nazarét, miền Galilê (cf. 1,9).
       
  • Tin Mừng Máccô không nói gì về người cha trần thế của Chúa Giêsu, cũng không đề cập đến tên Giuse;
     
  • Trái lại, Chúa Giêsu đôi lần nói đến Thiên Chúa như là “Cha” của mình (8,38; 14,36; cũng xem 11,25; 13,32).
     
  • Mẹ của Ngài được đề cập đến trong một đoạn khác, khi bà (cùng với anh chị em của ngài) đến thăm Chúa Giêsu khi Ngài đang giảng tại Capharnaum (3,31-35).
     
  • Dù Máccô nói rằng Chúa Giêsu có “anh chị em” (3,31-32), và ngay cả nêu tên bốn “anh em” của Ngài (6,3: Giacôbê, Giôxết, Giuđa và Simôn), nhưng không bao giờ xác định là anh chị em ruột hoặc là bà con họ hàng gần (Trong nền văn hóa cổ xưa của người Do Thái, “anh chị em họ” cũng được gọi là “anh chị em”).
     
  • Lúc đóng đinh và chôn cất Chúa Giêsu, Tin Mừng Máccô nói đến sự hiện diện của một bà “Maria, mẹ của Giacôbê Thứ và Giôxết” (15,40; cfr. 15,47; 16,1); vài học giả cho rằng đó là Maria, Mẹ Chúa Giêsu, trong khi những học giả khác tin rằng đó là một Maria khác (vì tên gọi này rất thông dụng vào thời đó).
     
  • Trái lại, Matthêô chỉ gọi Chúa Giêsu là “con bác thợ mộc” (Mt 13,55), trong khi Luca và Gioan không nói gì về nghề nghiệp của Chúa Giêsu trước khi bắt đầu sứ vụ công khai.
  • Chỉ có một lần Tin Mừng Máccô đề cập đến tên mẹ Chúa Giêsu, gọi Ngài là Con của bà Maria (6,3).
     
  • Máccô nói về nghề nghiệp Chúa Giêsu chỉ một lần, gọi ngài là “thợ mộc” (6,3; tiếng Hy Lạp là τέκτων/tekton có nghĩa là “thợ thủ công” hoặc “thợ xây dựng”.
     
Gioan: tổ tiên và sự hạ sinh của Chúa Giêsu

Dù Tin Mừng Thứ Tư không có trình thuật về sự sinh hạ Chúa Giêsu nhưng vẫn nói “Ngài đến trong thế gian” và “trở nên xác phàm” (Latin: incarnatus est), cũng như vài tranh luận về nguồn gốc của Ngài (Là người Giuđê hay Galilê? Con người hay Thiên Chúa?):

  • Nhập thể: "Ngôi Lời thành xác thịt "
    • " Ngôi Lời là ánh sáng thật,
      ánh sáng đến thế gian
      và chiếu soi mọi người.
      Người ở giữa thế gian,
      và thế gian đã nhờ Người mà có,
      nhưng lại không nhận biết Người.
      Người đã đến nhà mình,
      nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
      Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người,
      thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
      Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,
      cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,
      hoặc do ước muốn của người đàn ông,
      nhưng do bởi Thiên Chúa.
      Ngôi Lời đã trở nên người phàm
      và cư ngụ giữa chúng ta.
      Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người,
      vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người,
      là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.  (1,9-14)

       
  • Tổ tiên của Chúa Giêsu: Con của Giuse hay con Thiên Chúa?
    • Ông Philípphê gặp ông Nathanaen và nói: "Đấng mà sách Luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Nadarét." Ông Nathanaen liền bảo: "Từ Nadarét, làm sao có cái gì hay được? " Ông Philípphê trả lời: "Cứ đến mà xem! " Đức Giêsu thấy ông Nathanaen tiến về phía mình, liền nói về ông rằng: "Đây đích thật là một người Ítraen, lòng dạ không có gì gian dối." Ông Nathanaen hỏi Người: "Làm sao Ngài lại biết tôi? " Đức Giêsu trả lời: "Trước khi Philípphê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi." Ông Nathanaen nói: "Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ítraen!  (1,45-49; cf. 6,42)
       
  • Nguồn gốc Đấng Mêsia: biết hay không biết? Từ Bêlem hay Galilê?
     
  • Bấy giờ có những người ở Giê-ru-sa-lem nói: " Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Kitô? Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Kitô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả." Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giêsu nói lớn tiếng rằng: "Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi (7,25-29)
     
  • Trong dân chúng, có những người nghe các lời ấy thì nói: "Ông này thật là vị ngôn sứ." Kẻ khác rằng: "Ông này là Đấng Kitô." Nhưng có kẻ lại nói: "Đấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilê sao? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Đấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavít và từ Bêlem, làng của vua Đavít sao? (7,40-42; cf. 7,52)
     
  • " Tôi có làm chứng cho chính mình đi nữa, thì lời chứng của tôi vẫn là chứng thật, bởi vì tôi biết tôi từ đâu tới và đi đâu. Còn các ông, các ông không biết tôi từ đâu tới và đi đâu (8,14)
     
  • [Người Pharisiêu nói]: “Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Môsê; nhưng chúng ta không biết ông Giêsu ấy bởi đâu mà đến." Anh (mù) đáp: "Kể cũng lạ thật! Các ông không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt tôi! " (9,29-30)
     
  • [Người Do Thái đáp lại Philatô]: "Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa." Nghe lời đó, ông Philatô càng sợ hơn nữa. Ông lại trở vào dinh và nói với Đức Giê-su: "Ông từ đâu mà đến? " Nhưng Đức Giêsu không trả lời. (19,7-9)

Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ