Quy điển Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống Đông Phương

Quy điển Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống Đông Phương
Quy điển kinh thánh của Giáo Hội Chính Thống Đông Phương (Eastern Orthodox) khác một ít so với quy điển kinh thánh của Giáo Hội Công Giáo. Mọi sách trong quy điển Công Giáo đều có trong quy điển Chính Thống Đông Phương nhưng có thêm những phần sau đây:


Quy điển Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống Đông Phương

Quy điển kinh thánh của Giáo Hội Chính Thống Đông Phương (Eastern Orthodox) khác một ít so với quy điển kinh thánh của Giáo Hội Công Giáo. Mọi sách trong quy điển Công Giáo đều có trong quy điển Chính Thống Đông Phương nhưng có thêm những phần sau đây:
  • 3 & 4 Macabê
  • Thánh vịnh 151
  • Lời kinh của Manassê trong sách Sử biên niên
  • 1 Étra
Lý do là trong khi quy điển Tân Ước đã được đồng thuận chấp nhận rộng rãi vào thế kỷ thứ IV, những khác biệt nhỏ trong Cựu Ước vẫn tồn tại qua cuộc Đại Ly Khai (năm 1054). Những khác biệt này tương đối nhỏ, không giống với khác biệt giữa Cựu Ước Tin Lành và Cựu Ước Công Giáo / Chính Thống.

Một lý do khác nữa là Chính Thống Đông Phương không có cùng quy định như Công Giáo về linh hứng và quy điển. Họ hiểu cách mềm mỏng hơn, quy điển đối với họ chỉ là những gì được chấp nhận đọc trong phụng vụ. Ngay cả ngày nay cũng có vài khác biệt nhỏ giữa các Giáo Hội Chính Thống tùy vào quy điển của mỗi giáo hội (nghĩa là được sử dụng trong phụng vụ). Chẳng hạn, một vài Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không đọc sách Khải Huyền trong phụng vụ. Vì thế, họ không cho sách ấy thuộc quy điển nhưng vẫn xem như được linh hứng. Cách tiếp cận mềm mỏng này của Chính Thống Giáo rất giống với Do Thái Giáo thời cổ xưa.

Giáo Hội Công Giáo không phân biệt giữa các sách quy điển và linh hứng. Chúng ta xác nhận chính xác những sách nào và những phần nào của sách. Các Giáo Hội Đông Phương không có những định nghĩa chính xác như vậy và xem những khác biệt về quy điển giữa các giáo hội với nhau chỉ là những điều nhỏ nhặt đến nỗi không cần phải can thiệp gì thêm.


 

Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ