Trang mới   https://gpquinhon.org

Bò Lừa tại Hang Đá Bêlem là dấu chỉ của những mầu nhiệm sâu xa

Đăng lúc: Thứ sáu - 26/12/2014 19:38



Bạn có thể tự hỏi, tại sao con bò và con lừa xuất hiện thường xuyên bên cạnh Chúa Hài Đồng trong vô số những hình ảnh về Máng Cỏ.

Hai loài thú khác nhau này xuất hiện thường xuyên trong các bức tranh thời trung cổ của Công giáo về Chúa Giáng Sinh và cũng xuất hiện trong hầu hết các biểu tượng về Giáng Sinh đầu tiên của giáo hội Chính Thống. Tuy nhiên, chúng đã không được đề cập trong các bài tường thuật Tân Ước. Thế nhưng, trong một của những cảnh Giáng Sinh cổ nhất được biết đến, chúng ta thấy Chúa Hài Đồng nằm quấn trong khăn và được hộ vệ, không phải bởi Đức Mẹ và Thánh Giuse, nhưng bởi con bò nằm kế đầu Ngài và con lừa nằm dưới chân Ngài.

Những ngụy thư, chẳng hạn như ngụy Tin Mừng Matthêu, ghi lại những con vật thờ lạy Chúa Hài Đồng. Ngoài ra, trong một văn bản có lẽ là một bản dịch tiếng Ả Rập của  sách Barúc 3: 2, tiên tri Barúc nói: "Giữa hai con vật, Ngài hiển hiện." Mặc dù các văn bản trên có thể không được xác thực, nhưng chúng vẫn là những đóng góp để củng cố thêm cho truyền thuyết.

Bản văn Thánh Kinh quan trọng nhất và chính thống là, Isaia 1: 3, chỉ rõ rằng bò và lừa hiện diện nơi máng cỏ không phải để tạo một bầu khí gì đó, và sự hiện diện của chúng cũng không phải là là sản phẩm tưởng tượng của lòng sùng kính mộ đạo.

Theo vị tiên tri cả:"Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó. Nhưng Ít-ra-en thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì". Câu kinh thánh này nói rõ rằng con bò và con lừa biết điều gì đó rất quan trọng mà nhiều người không biết – đó là, ai là Chủ của chúng. Điều này gợi nhớ đến câu hỏi mà Chúa Kitô đã hỏi thánh Phêrô: " Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai??" Thánh Phêrô trả lời một cách chính xác và Chúa thưởng ngài với chìa khóa nước trời và đặt ngài làm Giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội (Mátthêu 16: 16-19 ).

Trong cuốn sách The Blessing of Christmas, Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI có viết một chương nhan đề "Con bò và con lừa biết Chúa của chúng".  Ngài viết: " Trong những hình ảnh về Giáng sinh thời trung cổ, chúng ta nên lưu ý cách các nghệ sĩ đã vẽ hai con thú với khuôn mặt gần giống như người, cách chúng đứng trước mầu nhiệm của Chúa Hài Đồng và cách chúng cúi đầu nhận biết và tôn kính."

Theo Đức Nguyên Giáo Hoàng, điều này thật đúng bởi vì "chúng ta chẳng khác gì bò và lừa khi đối diện với Thiên Chúa Hằng Hữu, Chúa đã mở mắt chúng ra trong đêm Giáng sinh, để chúng có thể nhận ra Chúa của chúng trong máng cỏ."Chúa Giáng sinh mở mắt chúng ta ra để chúng ta biết được người Chủ thực sự của chúng ta là ai - và người Chủ đó không phải  là sự giàu có, quyền lực, địa vị hay thú vui.

Ý quan trọng thứ hai xuất hiện trong sách Đệ Nhị Luật  22:10: ". Anh (em) không được bắt bò và lừa cày chung với nhau ".

Theo những điều luật cấm trong chế độ ăn uống của thời Cựu Ước, bò được coi là một động vật "sạch", trong khi đó lừa được coi là "dơ bẩn." Thêm vào đó, bò được coi là đại diện cho Israel, trong khi lừa lại tượng trưng cho các dân ngoại. Các học giả Kinh Thánh đã giải thích sự hiện diện của bò và lừa vào dịp Giáng sinh như là đại diện cho những yếu tố Chúa dùng để gắn kết mà người đời thường xem đó là cực đoan. Bởi thế, việc Chúa giáng sinh là sự kết hợp của tinh thần và thể xác, trong sạch và ô uế, không được tạo thành và được tạo thành, con người và thần linh, trời và đất, thời gian và vĩnh cửu.

Ngày Chúa Giáng sinh là ngày mừng kính việc Chúa sinh ra. Nhưng, quan trọng hơn cả, ngày đó giúp chúng ta mở mắt ra để thấy người Chủ thật sự của chúng ta, Người đã mở rộng nếp suy nghĩ  chúng ta có về cuộc sống, Người đã giúp chúng ta thấy rằng cuộc sống chúng ta không thể được thoả mãn với những gì chúng ta có thể tìm thấy ngay xung quanh chúng ta - và Người giúp chúng ta nhận thức rằng chúng ta có nhiều khả năng hơn là chúng ta nghĩ để yêu thương và tạo lập hoà bình. Ước mong rằng Giáng sinh này là Giáng sinh hạnh phúc nhất và có ý nghĩa nhất của bạn.

 
Donald DeMarco
 
Tác giả bài viết: Luca Khổng Kim Quang chuyển ngữ
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 29
  • Khách viếng thăm: 16
  • Máy chủ tìm kiếm: 13
  • Hôm nay: 2182
  • Tháng hiện tại: 110389
  • Tổng lượt truy cập: 12254649