Trang mới   https://gpquinhon.org

Giải Viết Văn Đường Trường - Bản tin số 3

Đăng lúc: Thứ bảy - 28/02/2015 05:35
 
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2015
BẢN TIN 03
 
GIA HẠN NHẬN BÀI ĐẾN 31-3-2015
 
 
Thưa quý Ban Biên tập, quý độc giả và quý tác giả,
Thay lời Ban Tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường, tôi xin gửi đến quý Ban Biên Tập các trang truyền thông Công giáo, quý độc giả và quý tác giả lời nguyện chúc một Năm mới an bình hạnh phúc trong Chúa.
Giải Viết Văn Đường Trường do Ban mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn khởi xướng và đã tổ chức thực hiện đến năm thứ 3 (2015). Chương trình này muốn gợi lên nơi các bạn trẻ Công giáo ý định thử viết một truyện ngắn có nội dung Kitô giáo, rồi từ đó dần dần sẽ khám phá ra mình có khả năng sáng tác và có thể trau dồi khả năng này để phụng sự Thiên Chúa và Giáo hội.
Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu 8 truyện dự thi mới được chọn qua vòng sơ loại. Xin mời quý độc giả cùng theo dõi, đánh giá và tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
Quý độc giả có thể gửi phiếu bình chọn ngay sau từng đợt bài được giới thiệu. Khi đọc các truyện ở các đợt tiếp theo, nếu thay đổi ý kiến, có thể gửi phiếu bình chọn mới. Chúng tôi sẽ tính theo phiếu gởi sau cùng của mỗi người.
Ước mong quý độc giả khắp nơi tích cực vận động để có thêm nhiều tác giả hưởng ứng và tiếp tục tham gia cuộc thi.
Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường đính kèm cuối bản tin này.
Nhân đây Ban Tổ chức xin thông báo: Nhận thấy có nhiều tác giả muốn tham gia dự thi nhưng không kịp hoàn thành bản thảo, để tạo điều kiện cho các tác giả có thời gian hoàn thiện bản thảo dự thi, Ban Tổ chức xin gia hạn việc nhận bài của giải 2015 thêm một tháng. Hạn cuối nhận bài là đến hết ngày 31-3-2015. Rất mong sẽ có thêm nhiều truyện dự thi gởi đến cho Ban tổ chức trong “giai đoạn nước rút” này.
Nếu quý độc giả phát hiện bài nào chỉ là phóng tác từ một tác phẩm khác đã công bố, xin vui lòng cho Ban Tổ chức được biết.
Xin chân thành cám ơn các trang truyền thông Công giáo đã và đang hỗ trợ truyền bá chương trình này, cám ơn quý tác giả đã gửi bài tham gia và cám ơn quý độc giả đang quan tâm theo dõi cuộc thi. Nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chúc lành cho tất cả chúng ta.
 
Qui Nhơn, ngày 27-02-2015
Thay lời Ban Tổ chức
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
 
BÀI DỰ THI
 
 
Mã số: 15-029
 

NHỮNG CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI

  1. Nhập Đạo
 
Phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình, phục vụ không cần đền đáp, phục vụ… Kít…ít…ít… (tiếng thắng xe).
Tôi: Xin… xin lỗi cô, cô có sao không cô?
Cô: Không sao, không sao, mà sao đi nhìn mây nhìn trời thế hở con?
Tôi: May quá, cô không sao là tốt rồi. Dạ… dạ tại vì… (đứng như trời trồng).
Cô: Yêu đương quá chứ gì, à mà sao lại lạc vào nhà thờ thế hở, đăng ký kết hôn à?
(câu hỏi quá bất ngờ khiến hồn tôi sợ bay đi mất tiêu).
Cô: Con đang nghĩ gì vậy?
(hồn tôi giờ mới trở về với chủ)
Tôi: Dạ… dạ, không có gì đâu cô, con tới đưa bài sai giúp xứ .
Cô: À, con là thầy dòng hở? Xin lỗi cô không biết…
Tôi: Dạ lỗi gì hả cô, xém tí nữa là con đâm cô mà, con xin lỗi cô mới đúng chứ. À, con tên Nhân, cô cứ kêu con là Nhân thì được rồi cô.
Cô: Ừ… cũng được. Mà thầy trình cha sở chưa? Chưa thì thầy vào trình đi, rồi còn dọn phòng nữa.
Tôi: Dạ chưa, vậy thì con chào cô, con vào trình cha đã. Chào cô!
Cô: Chào thầy, có gì thầy với tôi nói chuyện sau cũng được.
 Cô, một dáng người nhỏ nhắn, làn da ngăm đen, đôi bàn tay chai sạn chắc là do sự khổ cực của năm tháng. Đặc biệt đôi mắt đen của cô như một thanh  nam châm, cảm tưởng như  có thể hút những ai nhìn vào nó. Những người giáo dân trong giáo xứ cho hay, cô là cô bếp của cha sở, mọi người gọi cô bằng cái tên thân mật là cô Sáu, chẳng ai biết cô tên thật là gì, xuất thân từ đâu, mà cũng chẳng ai buồn muốn biết.
 Ngày tháng như những áng mây bay, lặng lẽ trôi, những ngày tháng giúp xứ của tôi chưa biến động gì nhiều, lúc rảnh rỗi, tôi thường tìm niềm vui với người bạn- cây đàn guitar của tôi, cây đàn cũ kỹ in dấu những ngày tháng  giúp vui cho cuộc đời.
  Vào một chiều như thế, cha sở vắng nhà, đang nghêu ngao hát- hát hay không bằng hay hát mà! Bùm…mmmmm… Bỗng dưng trời nổi trận lôi đình, những đám mây đen ùn ùn tụ họp lại. Mưa… Trời đã trút sự giận dữ của mình lên mặt đất, những chiếc lá non, những chú chim non vô tội phải hứng chịu cơn giận đó. Một trận mưa lớn chẳng biết khi nào dứt. Những hàng chữ vô hồn trong cuốn sách mà tôi vớ được trên bàn học, cứ lượn qua lượn về trước mặt tôi- chẳng hiểu tụi nó có bay được vào tâm trí tôi hay không chứ tôi thì ngáp dài ngáp ngắn. Một bóng dáng đang hấp ta hấp tấp tiến lại gần.
Tôi: Chào cô, mưa lớn thế này, cô gặp con có chuyện gì không cô?
Cô: Mưa lớn, cũng không có gì làm, nhớ tới thầy, qua xem thầy có cần gì không thôi!
Tôi: Dạ, không có gì đâu cô, mà cũng giống cô, chưa nghĩ ra được việc gì làm, hay cô với con ngồi nói chuyện cho qua hết cơn mưa cũng được cô.
Cô: Ừ, nhưng mà cô không biết nói chuyện gì hết.
Tôi: Thế cô kể cho con cuộc đời của cô đi cô, cuộc đời hào hùng của cô, con nghe giáo dân nói thế.
(Một sự bất ngờ, hiện rõ trên đôi mắt đen láy của cô)
Cô: Ôi dào! Chuyện quá khứ mà, có gì là hào hùng đâu.
Tôi: Dạ, chứ giờ con cũng không biết chuyện gì để nói hết, đi cô! (một sự năn nỉ, nhỏng nhẽo kèm theo)
Cô: Thôi, sơ lược cũng được- đợi cô một tí- (1phút sau) 2 ly sữa nóng nằm gọn trên tay cô. - Uống cho bớt lạnh thầy- Một nụ cười kèm theo câu nói của cô.
Những tia sét hào nhoáng đánh vào không trung. Cô bắt đầu kể- kèm theo những tiếng gầm rú của sấm, như những con thú hoang dại- Mẹ thiên nhiên dã ban cho trái đất một cơn mưa, gột rửa những dơ bẩn của nhân gian- Cuộc đời cô cũng bắt đầu từ đây, bắt đầu với những mưa.
Tại một căn nhà, không nói đúng hơn là một căn biệt thự, không gian yên ắng như một buổi tâm nguyện, mọi người đang háo hức, pha lẫn chút hồi hộp chờ đợi một sinh linh sắp chào đời…
- Oe... oe... oe…
Một bé gái, một bé gái xinh xắn- Bà đỡ chạy hối hả ra thông báo cho gia đình, hạnh phúc hiện lên nét mặt của mọi người. Giờ đây, sự yên ắng phải rút lui nhường chỗ cho những tiếng cười nói, chúc phúc, gia vị được thêm vào cho có phần ngọt ngào- giọt nước mắt của người mẹ.
Không một thiên thần nào có cuộc đời may mắn như cô- cho đến lúc thượng đế lấy nó lại. Gia đình cô có năm người: ba, mẹ, hai anh trai và cô, gia đình cô theo nghiệp nhà binh, nên từ nhỏ cô được huấn luyện tinh thần khá cứng cỏi. Cô sống dưới mái nhà đầy đủ tiện nghi và vật chất vào thời đó, những con búp bê, những món đồ chơi của nước ngoài, những món quà đầy tình thương hai anh trai, đặc biệt hơn hết, là tình yêu của ba và mẹ cô, cô chỉ còn mỗi việc lo là kiếm cái chuyện gì để mà lo.
Nhưng đời không như mong ước, sự ra đi không bao giờ trở về của ba và hai anh tước đi sự hạnh phúc của cô.
Một buổi sáng, mùa xuân, mưa rả rích rơi. Năm đó cô vừa tròn mười tuổi.
Ba với hai anh đi đâu vậy ba?- Cô nói- Sao không ở nhà chơi với con?
Ba với hai anh đi công tác, tuần sau về với thiên thần bé nhỏ của ba. Con ở nhà ngoan, vâng lời mẹ, rồi ba sẽ mua quà cho con- Ba cô nói: Em ở nhà chăm sóc con chu đáo nhé, chuyến đi này khá khó khăn, nên đi có thể lâu đó- vẻ mặt hơi buồn nói với mẹ cô.
Anh với hai con đi bình an, nhớ giữ gìn sức khỏe- Mẹ cô đáp lời- mọi việc ở nhà anh cứ yên tâm, nhớ viết thư cho hai mẹ con em.
Ba nói: Thôi anh với hai con đi đây cho kịp chuyến tàu.- Nước mắt ba đã rơi, nhưng cơn mưa đã xóa đi dấu vết.
Đó là một cuộc chia ly, và không bao giờ được gặp lại. Những ngày thiếu vắng bóng đàn ông trong gia đình , cuộc sống xáo trộn, mẹ cô từ một con người hoạt bát vui vẻ trở nên trầm tính lạnh lùng, lạnh lùng ngay với chính bản thân. Cô cũng không khá hơn, những giọt nước mắt giờ đây là trò chơi của cô thay vì những con búp bê thường ngày, nước mắt rơi vì nhớ ba, nhớ anh- Nhớ những ngày ba bồng ba bế, ba nựng má, nhớ những món quà của ba, nhớ những lần tranh giành đồ chơi với hai anh, những lần bị anh đánh rùi nũng nịu mách mẹ, để rồi sau đó hả hê khi nhìn thấy hai anh bị phạt, bị đánh- giờ không còn nữa.
 Sau những ngày tháng đen tối, hai mẹ con chia tay căn biệt thự- chia tay những hạnh phúc, thương nhớ đi tìm hạnh phúc mới. Mẹ cô đã đi bước nữa- một người đàn ông công giáo- từ đây cô được tiếp xúc với đạo, nhưng cũng không lấy gì là hứng thú, chỉ là vào đạo vì mẹ cô.
Vết thương cũ vừa mọc da non, một lần nữa, vết thương lại bị đâm sâu hơn. Một cơn đột quỵ quái ác, đã cướp đi người thân còn lại của cô- Những giọt nước mắt giờ đây đã không còn hiện diện trên khuôn mặt của cô- chắc tại vì nỗi đau đã đè nén không cho nó rơi nữa.
Hôm nay là ngày mấy mà trời mưa to ghê!- Quay về với thực tại, cô nói, nhìn lên tấm lịch treo tường phòng tôi- Ôi!ngày ông không tha bà không tha! Thầy uống sữa đi không thì nó nguội mất, cô thấy thầy cũng gà gật rồi đó, chắc cô không kể nữa đâu- Cô nói tiếp, mắt cô bắt đầu đỏ lên.
Cô à, con biết chuyện đời của cô buồn nhưng cô đã kể thì cũng kể hết luôn cô, một sợi dây bị đứt nối lại vẫn được những nó lại không có trơn tru gì hết, mà cô có khiếu kể chuyện ghê- Tôi cười.
Sau khi đưa mẹ về với đất, cô bỏ nhà ra đi, cô bắt đầu lao vào công việc như một người điên, làm đủ mọi việc, làm từ khi mặt trời chưa kịp mở mắt cho đến khi ông trăng cũng buồn treo trên đỉnh cây cao- Cô làm để cố gắng quên đi những mất mát, quên đi mọi người và quên đi chính  thân mình- Hình như, chỉ có thân xác cô làm việc, chứ tâm hồn đã nằm dưới đáy vực sâu! Cô tưởng cuộc đời cô đã chết từ đây, nhưng tình yêu đã đem nó trở lại với cuộc sống- Một lần, vào một buổi tối, vì sự hiểu lầm của ông chủ nơi cô làm việc, cô đã bất mãn, cô chán ghét thế giới, cô chán ghét mọi người. Trời mưa chảy nước mắt thay cô, mưa to, to lắm, cô bắt đầu chạy, không cô lao đi, lao đi một cách vô dịnh trên cái thế giới đầy cô đơn.
Bốp… Cô ngã lăn quay xuống mặt đường, cố gắng ngước ngước nhìn lên, cô bắt gặp một người đàn ông cao lớn.
Xin… xin lỗi, tôi tôi không cố ý.
Cúi xuống đỡ cô dậy- Tôi không sao, cô có sao không, sao tự nhiên lại chạy dưới mưa thế? - Người đàn ông đó nói.
Chỉ bị trầy xước nhẹ thôi, tôi…. Tôi… - Đôi mắt không theo sự điều khiển của chủ nhân nó nữa, từ từ khép lại.
Sáng hôm sau, cô thấy mình nằm trên một chiếc giường nệm, ấm áp, cố gắng nhớ những sự việc đã xảy ra vào tối hôm qua, những càng nghĩ càng không nhớ gì hết- Đang lang thang trên chuỗi dài suy nghĩ- một bóng ai đang tiến lại gần- một chàng trai.
Cô dậy rồi à, sao rồi thấy người khỏe hơn tí nào chưa? Tối qua thấy cô sốt quá, mà không biết nhà nên tôi cõng cô về nhà tôi- Anh ta nói.
Mặt đỏ ửng, cô nói- Em hơi choáng thôi, cám ơn anh đã giúp. (Cô nghĩ người đó lớn hơn cô)
– Không sao, giúp người là việc bổn phận mà- Một nụ cười hiền từ nở trên môi anh.
– Cứ ở đây đi, nhà tôi rộng lắm mà tôi ở có một mình à, nên cô cứ ở khi nào thấy khỏe rồi về cũng chẳng sao- Anh nói tiếp- Mà nhà cô ở đâu, tôi sẽ tới báo cho ba mẹ yên tâm.
– Dạ ba mẹ em qua đời hết rồi, em ở có một mình à- Mắt cô đỏ hoe lên.
– Xin lỗi, tôi không cố ý- Anh ái ngại.
– Không sao đâu anh- Cô trả lời.
– À cô ở một mình hả, nếu không ngại thì qua nhà tôi ở luôn, nhà tôi rộng mà tôi ở có một mình à. Đươc không?- Anh hỏi.
 – Chắc không được đâu anh, em sợ người ngoài đàm tiếu- Với lại em cũng phải đi làm thêm nữa- Cô trả lời.
– Tôi không nói thì thôi, chứ người ngoài dám nói- Anh cười- Cứ coi như tôi thuê em qua làm giúp tôi cũng được miễn phí toàn bộ mà thêm lương nữa, tôi cũng hay đi vắng, nên cũng cần kiếm người trông nhà.
Sau một hồi năn nỉ anh cũng khuyên được cô- Vẻ mặt anh lúc đó vui như một đứa trẻ được người lớn cho quà vậy đó.
Từ giờ phút đó, cô dọn qua ở bên nhà anh, còn anh hay đi công tác, khi rãnh rỗi, hai người hay ngồi tâm sự, và cảm thấy rất hợp nhau, giống như trời ban cho cùng một tính cũng một cảnh ngộ vậy. Sau đó, cô với anh tiến tới hôn nhân, dưới sự chứng giám của trời và đất. Một bữa tiệc nhỏ chỉ dành cho hai người, những hoài bão ước mơ được vẽ lên- Niềm vui ngắn chẳng tày gang! Chưa đầy một tháng sau khi cưới, anh bị tai nạn và qua đời- cũng vào một ngày mưa- Một cái kết ông trời trêu cô- những người thân những người yêu lần lượt ra đi. - Giờ đây cô làm bạn với căn nhà, làm bạn với sự cô đơn, làm bạn với những đợt sóng suy nghĩ của bản thân- hình ảnh những người thân cứ lượn trước mặt cô, những cơn cám dỗ, sự yếu đuối đang ngày mỗi nặng gánh hơn và cô đã suy sụp.
– Bà con ơi!bà con ơi, có người tự tử- Đó là vào một buổi sáng mưa ngâu, cô quyết định cùng chung sống với ba mẹ, chứ không muốn sống ở đời đầy bất công này- Vừa chạm tới mặt sông, cô cảm nhận được sự êm dịu, hiền hòa, dòng nước gột rửa những đau khổ, những mất mát trong thời gian qua của cô. Cô như thể trở về ấu thơ, vô tư chơi đùa với nước, chìm đắm trong dòng nước- Bỗng ngước nhìn lên cao, cô thấy khuôn mặt quen thuộc- mẹ cô- đang mỉm cười hiền dịu với cô.
– Mẹ ơi, dẫn con theo với- Những giọt lệ hòa với dòng sông khiến nó trở nên mặn hơn- nước mắt cô đã trở về với cô.
– Con à, cuộc sống là phải hy sinh, phải chiến đấu, con của mẹ không thể dễ đầu hàng như vậy được. - Mẹ khuyên cô- Đưa tay đây mẹ giúp con về với thế giới, và hãy sống tốt, sống có ích.
– Con… con không thể… Con muốn ở bên mẹ, con muốn có chỗ dựa tinh thần. Đừng để con bơ vơ- Nước mắt cô hình như giờ đây là vô tận.
– Mẹ sẽ ở với con, mẹ yêu con, con bé bỏng của mẹ, đưa tay ra mẹ giúp con.
Vâng lời mẹ cô đưa tay lên và hình bóng của mẹ mờ dần mờ dần trong màn sương buổi sớm- M…ẹ - Cô hét lên- Giật mình tỉnh giấc, cô thấy mình nằm trong một căn phòng nhỏ, bất giác, cô nghe tiếng chuông- không phải tiếng chuông chùa cô thường nghe.Cô cố gắng lê từng bước chân đi quan sát- Đó là tiếng chuông của nhà thờ- mà sau này cô mới biết đó là một tu viện nữ.
– Chị dậy rồi à ?- Một người mang lúp trắng hỏi.
– Tôi đang ở đâu đây?- Không trả lời vào câu hỏi chính cô hỏi lại người lạ.
– Đây là dòng tu Công giáo- người đó nói tiếp- Hôm qua có người đem cô vào đây nhờ chăm sóc, họ nói cô bị trượt chân rớt xuống cầu.
Sau mấy phút nói chuyện, cô được cho ở lại cho tới khi nào khỏe. Nhưng sau một tuần ở đây, cô thấy hạnh phúc lạ thường, nhưng con người đó- những chị nữ tu- chăm sóc cô rất chu đáo, nhiệt tình, họ dạy cô nói chuyện với ba mẹ, với thượng đế của họ. Đọc kinh… cô cảm thấy ở đây như được ở nhà. Sau khi khỏe hẳn với tinh thần tốt nhất, cô cứ lưỡng lự ra đi hay xin ở lại. Và, con tim cô đã hướng dẫn cô, cô xin được vào đạo và được phục vụ như một chị giúp việc- công việc cô đã quá quen thuộc.
Cuộc đời cô đã sang trang mới, cô bắt đầu hăng say phục vụ, kinh nguyện, cầu nguyện, và bắt đầu cảm nhận được cuộc đời, cuộc sống, con người- Năm đó cô ba mươi tuổi- Được mấy năm, một lần nữa Thiên Chúa lại thử thách cô- Dòng bị giải thể- Mẹ bề trên vì mến cô, nên giới thiệu cô đến với giáo xứ này.
– Nên giờ cô mới gặp được con đó- Tôi cười.
Cơn mưa nặng hạt đã bớt giận, những tia nắng vàng đã sưởi ấm lại cho mặt đất thân yêu, sưởi ấm cho người cho đời. Những mầm non cũng đã vượt qua cuộc thử thách đầu tiên trong đời, để rồi sau này làm đẹp cho đời- Tôi nghĩ thầm.
Một hồi chuông vang lên, chuẩn bị cho buổi lễ. Cô ra về. Tôi lại nghĩ về Thánh giá Chúa trao cho tôi nhẹ nhàng nhưng cũng đầy thử thách- Hãy tin tưởng vào Chúa quan phòng vì “Một sợi tóc trên đầu các con cũng đã được đếm cả rồi”- Tôi nhủ thầm.
 
Mã số: 15-030
 
           
  1. Phát xít kiểu mới
 
Tại một trường trung học vào giờ ra chơi.
Những tia nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng, những nhành lá đu đưa theo nhịp từng cơn gió, những con người của tương lai tạo thành từng nhóm nhỏ đang tranh bàn vấn đề gì đó, mà có lẽ chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu, tạo ra một khung cảnh của một buổi chợ- buổi chợ kiến thức. Trên những hành lang nối dài các phòng học, một nhóm tiểu quỷ đang nghịch cùng nhau, đùa giỡn cùng nhau.
– Ê mày, có con nhỏ nào lạ quá mày!
– Con đó mới chuyển tới trường mình năm nay đó.- Có tiếng một thằng con trai đáp.
– Này cô bé kia! Cô là ai, cho anh xin làm quen.- Một giọng vịt đực cất lên.
– Ôi dào, để tao!
   Cô kia, cô ở nơi nào?
   Làm cho ta thấy cũng nao nao lòng…
   Má hồng cùng với song mi 
   Thôi thì, phải nói không ai sánh bằng!
– Ê… ê thầy tới tụi… tụi bây ơi…iii!
Nhốn nháo, cả bọn chen chân vào lớp- như một đám người hốt hoảng thoát thân khỏi cảnh chết chóc. Mọi thứ bỗng dưng bất động im ắng khác thường, trong lớp, học sinh đứng nghiêm trang như những chú lính đang chuẩn bị duyệt binh, thiên nhiên cũng lắng theo cho hợp nhịp. Những đám mây trắng bồng bềnh treo lơ lững trên trời xanh cố gắng giữ mình khỏi cuốn theo những cơn gió đang mãi miết rong chơi, dưới đất những cơn gió đã chịu đứng lại, những tán lá bàng xanh ngắt cũng đã đứng nghiêm trang. Giờ đây mọi thứ dường như đang bất động, chỉ còn những chú côn trùng chăm chỉ làm việc với đôi cánh không mệt mỏi. Một bóng dáng cao gầy, đầu tóc đã điểm những dải tuyết trắng thoăn thoắt bước vào lớp.
– Chúng em kính chào thầy vào lớp ạ!- Một dàn đồng ca vang lên, có vẻ như đã tập trước hàng ngàn lần. Bỗng dưng, ở một xó xỉnh nào đó, nhỏ giọt những tiếng cười.
 – Em nào vừa cười xong lên đây!- Giọng khàn khàn cất lên.
 Ba thằng tiểu quỷ, hình như mới trở về từ thiên đình từ từ cúi đầu đi lên, khuôn mặt không thấy có dấu hiệu của sự sợ hãi.
– A… à, lên đây mà còn tươi được à!- Vẫn là cung giọng khàn khàn đó.
Lại là ba thằng phát xít. Sau đó một thằng nhận một roi ân huệ của ông thầy nổi tiếng khó nhất trường.
 - Thuộc bài không?- Tiếp tục với giọng khàn hơn.
 Hình như ba tụi nó có một sợi dây liêt kết cùng nhau, nói đúng hơn ba đứa nhưng chỉ là một.
- Dạ chưa!- Đồng thanh đáp.
 - Ra ngoài!- Như một cơn sấm nổ vang, tưởng chừng căn phòng nhỏ bé chuẩn bị vở tung.
  Nụ cười, vẫn hiện diện trên ba khuôn mặt được gọi là phát xít, và lững thững nối đuôi nhau ra ngoài như một đoàn tàu lăn bánh. Cả lớp nhìn tụi nó với vẻ đầy thích thú, nhưng chẳng ai có gan làm như tụi nó.
 Từ đầu năm học tới nay, nhóm phát xít này đã nổi tiếng ở trường- một cách nổi tiếng mà từ trước đến nay, và cả sau này sẽ không có nhóm nào nổi tiếng và dám nổi tiếng: Được nêu tên lên cột cờ vào thứ hai đầu tuần. Những tuần đầu năm học cả nhóm được nêu tên lên cột cờ, cả trường chú ý, chế giễu nhưng càng về sau, đề tài bàn tán cho cả trường trong những ngày tiếp theo là việc nhóm phát xít không được lên nêu tên trên cột cờ.
Nhưng xét cho cùng thì cũng là những trò vặt vảnh của tuổi mới lớn. Ba đứa phát xít đó là ai? Và tại sao lại được gọi là phát xít?
Nguyễn Minh Đức một học sinh có tư chất, kiên định, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, ấm áp, nhưng chẳng được bao lâu bà mẹ đã khăn gói ra đi kiếm giấc mơ mới, năm đó Đức vào lớp tám. Từ đó trở đi, trên khuôn mặt của Đức có mang một chiếc mặt nạ băng, trừ hai thằng bạn thân thì việc tiếp xúc, nói chuyện với Đức hình như là điều không thể.
Võ Văn Nhật, mọi người hay gọi là “Nhật thơ”, phóng khoáng, đa tình… được nhiều người theo, sinh ra trong một gia đình ba đời đều là những nhạc công, sống cuộc sống khá sung túc, nhưng những vấn đề trong gia đình làm ngôi nhà như một cái nhà tù đối với Nhật
Phan Xuân Ý, từ nhỏ sống với bà ngoại, ba mẹ đi làm ăn xa. Cũng vì thế, nên người Ý yêu thương nhất không ai khác là bà, và cũng vì bà, Ý đã đăng ký vào dự tu giáo xứ để trở thành linh mục, đó là ước nguyện của bà mặc dù Ý không thích tẹo nào.
Đức, Nhật, Ý, ba thằng bạn chơi với nhau từ thuở thiếu thời, mà chẳng hiểu tại sao với ba hoàn cảnh ba tính cách khác nhau như thế chúng lại có thể trở thành bạn, mà còn là bạn chí thân hiểu nhau như hiểu chính bản thân. Cách đây hai năm, vì sự đa tình của mình, Nhật đã kéo hai thằng bạn vào cuộc ẩu đả với nhóm lớp trên chỉ vì một đứa con gái. Sau cuộc ẩu đả, cả nhóm ba đứa, đứa nào cũng loang lỗ những vệt máu. Và đó chắc cũng là dấu chứng kết nghĩa huynh đệ, từ đó tụi nó như hình với bóng.
Sau bốn tháng với con mắt khinh khi, chê cười của cả trường thì một sự kiện khiến những suy nghĩ tiêu cực kia phải xét lại.
– Tụi mầy ơi, trường mình có sự kiện gì mà tụi nó chen chúc nhau xem thông báo kìa!- Nhật lên tiếng.
- Ôi dào, ba cái tin tào lao!- Ý tiếp.
- Thì mình tới coi cho vui, chứ giờ cũng chẳng làm gì hết mà. Được, đi thì đi!- Đức giờ mới lên tiếng.
Một đám đông ồn ào náo nhiệt. “Gì vậy tụi bây? Tránh ra cho tao xem với…”. Mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt ba đứa sau khi cố chen vào đám đông.
- Tưởng gì chứ lại là thi thử để tuyển học sinh đi thi học sinh giỏi- Nhật thở dài.
- Thi không tụi bây?- Đức lên tiếng.
- Ôi dào, thi làm gì cho mệt, tao còn nhiều việc có ích hơn. - Ý đáp.
- Thi thử cho biết thôi mà, có gì to tát đâu?- Đức nài nỉ.
- Được, thi thì thi, ba cái chuyện cỏn con. - Nhật chen vào.
Thế rồi không biết tụi nó làm cách nào, gian lận thi cử hay sao mà lai được trường tuyển đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh dù mới chỉ vào học lớp mười. Và cũng chẳng hiểu tại sao, tụi nó lại đem được vinh quang về cho trường với ba cái giải nhất. Mà trước ngày thi, tụi nó vẫn chơi, vẫn phá phách, thầy cô trong trường tưởng như đã đặt niềm tin nhầm chỗ.
Những thành công của tụi nó được cả trường nhìn với ánh mắt kẻ hoài nghi, người ngưỡng mộ, nhưng ba anh chàng với vẻ mặt thờ ờ, chẳng quan tâm lắm tới vấn đề đó, và cũng không bị chi phối bởi những giải thưởng cao. Ba anh chàng vẫn ngựa quen đường cũ, vẫn ăn những cái trứng ngỗng, vẫn đứng cột cờ như thường lệ, và những điều đó tụi nó cảm thấy khoái chí hơn khi được tung hô.
- Ê, tụi mầy… - Ý nói- Trong nhóm dự tu của xứ có con bé cũng tuổi mình xinh ghê! - Ý bật cười- Nhưng hình như nó là con của nữ hoàng băng giá mày à, mặt nó lạnh như tiền, chẳng thèm nói chuyện với ai hết.
- Ôi dào!- Nhật cất tiếng- Ba cái chuyện cỏn con, tau mà đã cưa thì chỉ có mà đổ.
- Xạo vừa thôi mày!- Đức vẻ mặt thờ ơ chen vào.
- Hay tụi mình đánh cược với nhau đi.- Ý nói.
- Ai cưa đổ bé đó thì được làm đại ca- Nhật cười vẻ đắc thắng- Tụi mầy kêu tau bằng đại ca cho nhanh, dễ như ăn cháo!
- Thằng này được, tau chẳng quan tâm nhưng vì mầy đắc thắng tau sẽ đánh cược với mày- Đức điềm tĩnh nói- Nhưng mà tụi mình đâu có trong dự tu mà tiếp cận?
- Chuyện cỏn con!- Ý nói- Vào dự tu là được chứ gì đâu.
- Thôi, tau không thích đi tu- Đức, Nhật đồng thanh.
-Thì tau có nói tụi mày đi tu đâu!- Ý giải thích- Vào dự tu, cưa bé đó rồi ra thôi.
- Nhưng…nhưng…- Đức lưỡng lự.
- Nhưng nhị gì ở đây. Quyết định vậy đi, cứ thế mà làm.- Ý chen vào.
- Được, vì sự nghiệp làm đại ca!- Nhật, Đức lên tiếng.
Ngay hôm sau, ba đứa hiển nhiên có trong danh sách dự tu. Dự tu trong giáo xứ vỏn vẹn có được mười ơn gọi. Ngày ngày, anh chị em được tổ chức đọc kinh, tham dự thánh lễ, suy niệm, chán ơi là chán! Vì một lý do nào đó, mà họ không thể ra khỏi dự tu, không ai biết, trừ chính họ.
Khi vào dự tu, ngoài Ý đã biết trước mùi vị, hai anh chàng kia thì ngỡ ngàng, bàng hoàng, cảm giác khó chịu ngộp thở bao trùm lấy họ, như người bị lôi xuống nước vậy. Họ định từ bỏ ý định, nhưng với vụ đánh cược, lòng tự trọng không cho phép hai anh chàng kia bỏ cuộc.
Vào một buổi tối, tại giáo xứ, khi chỉ còn một nhóm nhỏ dự tu.
- Chán quá tụi bây, biết làm gì cho hết chán bây giờ?- Nhật ca vãn.
- Dễ ợt, về nhà đắp chăn ngủ.- Ý trả lời.
- Dẹp mày đi!- Đức đáp lại.
- A… hay là tụi bây ngồi ở đây, chờ tau dăm phút- Nhật có sáng kiến.
- Để làm…- Ý, Đức chưa kịp nói hết câu đã thấy thằng bạn chạy mất.
- Ngồi chờ chứ biết sao giờ!- Đức thở dài.
Năm phút sau… Mồ hôi nhễ nhại, Nhật đang phóng như bay về phía hai thằng bạn, trên vai đang đeo một cây đàn guitar cùng với cái trống cajon (*) đang cầm trên đôi tay.
– Tụi mày ơi, hát hò cho có tí không khí đi!- Hổn hển khi vừa tới gần hai thằng bạn.
- Ôi dào, đúng là…- Đức lên tiếng.
- Hát cho trâu nó nghe!- Ý chen vào.
- Kệ đi, hát hay không bằng bằng hay hát mà.- Một nụ cười nham hiểm trên đôi môi của Nhật.
- Được, ba cái trò cỏn con, hát thì hát!- Hai thằng bạn giành nhau nói.
Vậy là cả nhóm bắt đầu. Tiếng đàn, tiếng trống cùng với giọng ca trầm ấm vang lên. Không gian đứng sững lại, hình như đầy vẻ bất ngờ trước sự biến đổi đột ngột. Những gương mặt ảm đạm, đôi chân nặng nề lê bước của dự tu, giờ đây nhường chỗ cho sự vui tười, hoạt bát đúng chất của một người dự tu. Họ cùng nhau cát tiếng hát, vui vẻ quay quần bên nhau. gắn kết với nhau.
Kể từ ngày hôm đó, không khí dự tu có vẻ đổi khác hẳn, những sinh hoạt bắt đầu nảy mầm, xen lẫn những giờ lễ kinh nguyện. Dự tu từ con số mười, giờ đã nhảy lên tới con số năm mươi chỉ trong vòng hai tháng. Ngoài những buổi sinh hoạt chung trong xứ, còn tổ chức những buổi giao lưu văn nghệ, thể thao với các xứ bạn- đó là công sức và ý tưởng của ba đứa phát xít. Những buối sinh hoạt, tổ chức khiến suy nghỉ ban đầu vào dự tu để tán gái đã không còn hiện diện trong tâm trí của ba anh chàng, nhưng ý định đi tu của ba anh chàng thì hình như cũng không hề có. Cuộc sống cứ thế nối dài thêm, ngày ngày, tháng tháng, năm năm, ba anh chàng giờ đây phải chọn cuộc sống cho riêng mình, đó là cuối năm mười hai trung học phổ thông.
Buổi sáng đầu tuần…
- Chào các em!- Thầy chủ nhiệm hiền lành nói- Các em lớn hết rồi, phải tự quyết định con đường của mình. Hôm nay các em phải làm hồ sơ đăng ký thi đại học, một con đường mới đang đợi các em, các em phải suy nghĩ, lựa chọn cho đúng kẻo phải hối hận đấy!
Cả lớp nhốn nháo, như một bầy chim non đang đói mồi.
- Đức mày định thi vào trường nào?- Nhật hỏi.
- Tao ấy à, Đại học Sư phạm, tao muốn làm giáo viên.- Đức đáp như đinh đóng cột.
- Ý, còn mày thì sao?- Nhật hỏi tiếp.
- Tao thì chắc đi Đại học Y.
- Còn tao đi nhạc viện, chắc chắn rồi.
Rồi mỗi đứa chìm vào một cõi suy tư riêng. Đây là lần đâu tiên ba anh chàng phải suy nghĩ thì phải, chẳng quan tâm đến xung quanh, cho đến khi một hồi chuông nhà thờ vang lên (trường học gần nhà thờ). Giật mình ba anh chàng nhìn quanh, trong tầm mắt chỉ còn lại những cái bàn, cái ghế, gió hiu hiu thổi, nắng cũng đã hừng hực hơn. Lững thừng ra về, không còn vui vẻ như những ngày trước nữa. Và, trong những tháng đó, dự tu bắt đầu những cuộc tĩnh tâm, mặc dù chẳng muốn, ba anh chàng cũng phải đi vì vẫn còn tên trong dự tu, và cuộc đời ba anh chàng đã rẽ qua một con đường mới.
Trong ngày tĩnh tâm hôm đó, cha sở giảng một bài giảng về ơn gọi tu sĩ linh mục. Vẻ hài hước, di dỏm của cha như những thanh nam châm hút lấy những ánh nhìn, những suy nghĩ, trái tim của ba anh chàng chai đá. Sau đó, dự tu ra về vui vẻ bình an. Ba anh chàng đó cũng ra về nhưng đặc biệt hôm nay ba anh chàng đi về riêng lẽ, đó chắc là lần đầu tiên trong đời.
Năm phút sau giờ tĩnh tâm. Tại giáo xứ.
– Con chào cha!- Nhật lễ phép.
- À, Nhật hả, chào con! Vào ghế ngồi đi con.- Cha đang tưới cây cảnh- Lần đầu tiên thấy con vào nhà xứ đó nghe… - Cha mỉm cười nhẹ nhàng.
- Dạ!- Nhật bẽn lẽn thưa.
- Có gì không Đức, sao lại đứng nấp đó? Vào đây con! À, còn anh chàng nào đang đi tới nữa kìa. - Cha sở nhìn thấy bóng ai đó đang thấp thoáng, khi Nhật đã vào nhà xứ ngồi.
- Dạ… dạ… con… con…- Đức không biết nói gì. Vừa lúc Ý đi tới.
- Mày làm gì ở đây?- Ý lên tiếng khi trông thấy Đức. Đức chưa kịp trả lời thì cha sở xen vào.
- Thôi vào nhà đi hai con, còn một anh chàng đã đợi trong nhà xứ rồi kia!- Vừa mới cất bình tưới cây xong cha lên tiếng. Hai anh nhìn nhau ngơ ngác.
- Hôm nay là ngày gì nhỉ, được cả ba anh phát xít tới thăm, quá diễm phúc đi chứ!- Cha sở lên tiếng sau khi đã vào nhà xứ- Hay là định tới phá xứ đây?- Nụ cười hiền từ nở trên môi cha.
- Dạ… dạ…con…- Ba anh chàng ấp úng.
- Thôi mày vào trước mày nói trước đi Nhật- Đức và Ý đồng thanh.
- Ơ hay, tụi mày thích thì tụi mày nói trước đi. - Nhật phản ứng.
- Thôi thôi…- Cha nói- Hay là tụi con nói cùng lúc luôn đi!- Cha sở cười, một nụ cười rất khó hiểu. Thế là không cần nhìn nhau, cũng giống như từ xưa tới giờ, cùng đồng thanh, cùng một ý nghĩ…
- Dạ, chúng con muốn đăng ký đi tu ạ!
Hình như cha cũng đã đoán được từ trước, nhưng vẫn tỏ vẻ ngạc nhiên.
- Chuyện lạ đây, ba anh phát xít muốn đi tu, quá tốt, quá tốt!
Ba anh chàng tỏ vẻ e lệ như một thiếu nữ.
Thời gian tiếp theo, ba anh chàng phát xít, ngày ngày sốt sắng tham dự thánh lễ, được đích thân cha sở kèm, mọi thứ cứ tiến triển và với khả năng của ba anh phát xít, cha sở hình như rất mãn nguyện. Sau những ngày chăm chỉ dùi mài kinh sử, đạo cũng như đời, và đến lúc gặt hái thành quả. Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp phổ thông mà đối với ba anh chàng thì như là đi chơi, ba anh chàng lai lao đầu vào thi tuyển Chủng viện. Khó khăn hơn, gian nan hơn, lo sợ, bối rối nhưng với khả năng, lòng quyết tâm, ba anh đã vượt qua để trở thành một thành viên của Chủng viện giáo phận. Đầu tháng chín năm đó, ba anh chàng được giấy gọi vào Chủng viện.
Với hành trang, tay trong tay bước vào cánh cổng Chủng viện ba anh đã đổi khác rất nhiều. Hôm đó, ánh nắng chói chang hình như đã phủ lên ba anh chàng, như một ánh hào quang, cũng như là một lời thách thức. Phía trước ba anh chàng con rất nhiều chông gai, con đường phía trước còn rất dài, vì “Chúa đã chọn con từ giữa muôn người”…
 
 
Mã số: 15-032

CHỨNG NHÂN ĐỜI THƯỜNG

Nghe tin bà Hoa từ bệnh viện trở về, họ hàng chòm xóm kéo đến rất đông để chia vui chúc mừng bà đã tai qua nạn khỏi. Qua biến cố bà bị tai nạn, ai cũng tấm tắc khen con dâu của bà: Người thì bảo bà Hoa thật có phước vì có người con dâu ngoan ngoãn hiếu thảo, người lại khen con bé ấy chu đáo quá, nó thương mẹ chồng hơn cả mẹ ruột của nó. Nghe mọi người khen bà Hoa chỉ tủm tỉm cười. Nụ cười của bà mang thật nhiều ý nghĩa. Nó vừa diễn tả niềm vui sướng tự hào, vừa nói lên sự chua chua mặn mặn hăng nồng của cõi nhân sinh. Bà chặc lưỡi: “Đúng là thế gian, cũng những khuôn mặt, giọng nói thân thương vừa khen bà hồi nãy đã có lúc chê bai con dâu bà ra mặt”. Chê con dâu bà cũng có nghĩa là người ta chê bà không biết dạy con.
Tiễn mọi người về hết, bà lẩn thẩn bước vào nhà, thu dọn những chiếc ly còn ngổn ngang trên bàn vào cái khay. Chiếc quạt máy quay phả vào tường phần phật làm cho khung ảnh cưới của vợ chồng Long trên vách tường cứ đung đưa. Bà Hoa lại tắt chiếc quạt rồi đứng ngắm nghía bức ảnh, khuôn mặt bà rạng rỡ hẳn lên. “Ừ mình không biết dạy con nhưng bây giờ nó ngoan, nó chịu khó đi nhà thờ nhà thánh, biết nghĩ đến Chúa và mọi người là tốt rồi. Kệ cho mọi người nói sao cũng được. Còn mình tốt hay xấu chỉ cần Chúa biết là đủ”. Đang còn miên man với một mớ hỗn tạp trong đầu thì ông bà sui gia đến làm gián đoạn dòng suy tư của bà.
- Chào bà, nghe tin bà bình phục trở về chúng tôi rất mừng.
- Cảm ơn ông bà, ông bà hình như mới đi đâu về?
- Vâng! Mấy ngày nay cha xứ đang khảo kinh bổn, giáo lý để thứ bẩy Tuần Thánh này chúng tôi được gia nhập Giáo Hội.
- Ồ vậy hả, tạ ơn Chúa với ông bà nhé!- Bà Hoa tay bắt mặt mừng ôm chầm lấy hai ông bà để tỏ dấu hiệp thông và nói lên niềm vui của mình với ông bà sui gia.- Nhanh quá ông bà nhỉ, dễ ông bà học được mấy tháng rồi?
- Tôi không nhớ rõ nhưng khoảng bốn năm tháng gì đó.
- Ông bà giỏi quá. Hôm trước vợ chồng Long phải học mất hơn ba tháng mới thuộc giáo lý hôn nhân. Ấy chết, mời ông bà ngồi chơi uống nước chờ hai cháu chắc nó sắp về rồi đó.
- Có giỏi gì đâu bà, về tối nào hai ông bà và thằng Thao cũng phải đọc đi đọc lại vì cháu Long bảo ba mẹ ráng học để phục sinh năm nay được rửa tội. Vậy nên chúng tôi đã gắng học. Mà lạ lắm nha! Càng đọc Kinh Thánh tôi càng thấy mê bà ạ… Các cháu đi đâu hả bà?
- Không biết ông Chánh Trương mới gọi cháu Long đi họp gì ấy, chắc là tổ chức lễ lạy sắp tới. Còn cháu Vân thì mới chạy ra chợ.
- Bà ạ, chúng tôi chẳng biết mua cái gì, mang cho bà hộp sữa cân đường để bà uống cho đỡ mệt.
- Đi thăm tôi là quý rồi còn quà cáp làm gì, các cháu mua cho tôi đường sữa và hoa quả vẫn còn trong tủ kìa.
- Bà nhận cho chúng tôi vui.
- Vậy cảm ơn ông bà nhiều nhé.
- Thôi chào bà chúng tôi về. Bà cố gắng ăn uống cho khỏe để thứ bảy đi lễ cầu nguyện cho chúng tôi nhé.
- Vâng tôi sẽ cố gắng đi vì đấy là niềm vui lớn cho gia đình, cho giáo xứ và cả Giáo Hội nữa mà. À dịp này cháu Thao có chịu phép rửa tội cùng ông bà không?
- Có bà ạ. Cảm ơn bà và Long đã cầu nguyện nhiều cho gia đình chúng tôi và nhất là thằng Thao. Bây giờ nó cũng tu trí làm ăn rồi. Thật tôi cứ thầm cảm ơn Chúa mãi. Bà và cháu Long đúng là chiếc phao cứu gia đình tôi trong lúc tưởng chừng đã chết đuối. Từ ngày biết Chúa gia đình luôn bình an và hòa thuận. Ai cũng muốn làm điều tốt để người thân của mình được vui và hạnh phúc.
- Vậy là tốt rồi. Đó là điều làm cho tôi vui và hạnh phúc nhất.
- Thôi chào bà chúng tôi về nhé.
- Vâng chào ông bà.- Ông bà sui gia về rồi bà Hoa thấy vui, vậy là Mẹ Giáo hội sắp sinh thêm cho Chúa những người con mới.
Bà Hoa bước vào nhà ngước mắt nhìn lên bàn thờ để tạ ơn Chúa. Bất chợt bà gặp ánh mắt của Chúa. Ánh mắt nhân từ, dịu dàng đang nhìn bà trìu mến. Bà tự hỏi: “Ánh mắt thân thương ấy mình đã gặp ở đâu rồi?”. Bà huy động tất cả bộ nhớ của mình để lục lọi. Và cuối cùng cuốn phim ký ức quay ngược thời gian lần lượt đưa bà về lại với quá khứ của mười năm về trước.
Hôm ấy Long có vẻ khác mọi ngày, với giác quan nhạy bén và trái tim từng trải của người mẹ, bà phát hiện ra con bà đang bắt đầu thay đổi. Cái tuổi mới lớn, cái tuổi mà trái tim đang độ chín. Bà vừa mừng, vừa lo. Mừng vì con bà đã trưởng thành nhưng bà lo vì dạo này thấy con bà có nhiều biểu hiện khác quá. Nó ít đi lễ hơn và hình như bà còn nghe nói nó hay đi chơi với mấy đứa bạn xấu. Long cứ đi ra, đi vào. Bà vẫn ngồi ở chiếc ghế bành theo hướng quay về phía bàn thờ. Biết Long có điều gì đó muốn nói nên bà đi bước trước để gợi ý cho con bà dễ cởi mở. “Long này, con đang muốn nói gì với mẹ phải không?”. Long giật bắn người vì bị mẹ phát hiện ra bí mật của mình. Lúc đó Long mới rón rén bước vào và nói lí nhí với mẹ. Long biết có xin chắc mẹ cũng sẽ không cho vì Long là đứa con bà quý mến nhất, bà vẫn ước ao và muốn nó đi tu. Dù gia đình bà chỉ có mình nó. Có những lúc bà mơ nó làm một linh mục thật thánh thiện. Bà cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nó trở thành “người của Chúa”. Còn nếu lấy vợ thì phải đứa nào tầm cỡ xứng đáng với nó. Bà đã nhắm được một vài đứa trong xứ. Nó vừa ngoan và gia đình cũng nề nếp, gia phong. Bà đã có lần gợi ý với nó về ước nguyện của bà nên điều mà Long muốn xin này… “Long”, tiếng bà gọi làm cho Long trở lại với thực tại. “Con muốn nói gì với mẹ sao không nói đi?”. Long lắp bắp: “D…ạ… x..i..n mẹ cho con cưới V..â…n xóm trên”. Nghe Long nói bà trợn tròn mắt nhìn nó với vẻ ngạc nhiên lắm. Một điều bà chưa bao giờ nghĩ tới.
- Con nói gì? Lấy Vân nào, có phải con bé mà làng trên xóm dưới đang bàn tán…? Con nghĩ kỹ chưa. Con có biết luật hôn nhân Công giáo? Khi con đã lấy nó về con không được phép thay đổi vợ mình như đổi một chiếc xe. Mẹ tôn trọng tự do của con nhưng có lẽ trong việc này mẹ không thể đồng ý. Con đã biết gia đình Vân như thế nào rồi đó. Bố mẹ nó quanh năm suốt tháng lúc nào cũng cãi vã lục đục. Hai đứa con, một đứa thì trộm cắp vào tù ra tội. Một đứa thì bỏ nhà theo trai. Rồi sau này khi về với con, liệu con có chấp nhận một người vợ vẫn thói “ngựa quen đường cũ?”, một người vợ không còn trinh tiết? Chưa kể làng trên xóm dưới sẽ cười chê. Mẹ còn mặt mũi nào nhìn bà con xứ đạo này. Rồi đường nội sẽ bảo bố con chết, mẹ không biết dạy con nên để cho con đi lấy một đứa con gái hư hỏng.
- Mẹ ạ! Con biết mẹ rất thương con và chỉ muốn cho con hạnh phúc. Nhưng con lại nghĩ khác, có lẽ suy nghĩ của con không giống với suy nghĩ của mọi người. Con không muốn trở thành một cái mô-típ mà bấy lâu nay mọi người rập khuôn để ra hàng loạt những sản phẩm giống nhau. Bởi con nhận thấy, những người ở xóm mình xưa nay vốn được xem là những con chiên ngoan đạo, là một xóm văn hóa, có tình làng nghĩa xóm khi tối lửa tắt đèn…điều đó thật tốt. Nhưng hình như đấy mới chỉ là thành tích, còn thực tế con thấy lối sống đạo của họ hình như giống lối đạo đức của người biệt phái và Phariseu mà Chúa Giêsu hay lên án trong Tin Mừng. Phải chăng sống đạo chỉ để quan tâm đến những người cùng tôn giáo, chỉ yêu quý và quan tâm tới những người được xem là đạo đức theo lăng kính của người đời. Còn những người được xem là “tội lỗi” thì bị kết án và loại trừ. Nếu chỉ yêu và giúp đỡ những người đạo đức thì quá dễ. Con nghĩ ai cũng có thể làm được. Nhưng con muốn làm điều mà không ai dám làm cơ. Con muốn cảm hóa những người “tội lỗi” bằng tình yêu, bằng sự đồng cảm và bằng chính cuộc sống của mình. Con nghĩ đó là cách truyền đạo hữu hiệu nhất, vì qua đời sống và tình yêu chân thành của mình họ sẽ nhận ra Chúa là một người Cha thật gần gũi, bao dung, luôn yêu thương và quan tâm đến họ. Chứ không phải một Thiên Chúa nghiêm minh, hà khắc như họ vẫn thấy nơi những cơ chế hủ tục. Đó là lý do tại sao con lại muốn lấy Vân. Con lấy Vân chẳng phải vì sắc dục nhưng vì yêu mến Chúa nơi những người bị bỏ rơi ấy.
Thấy Long bày tỏ lập trường của mình bà như thức tỉnh. Từ trước đến giờ bà không nghĩ tới điều đó, hay nói đúng hơn bà chưa dám vượt qua ranh giới của những hủ tục. Phải chăng đã đến lúc bà cũng cần phải làm cuộc cách mạng tinh thần như con trai mình. Bà suy nghĩ nhiều về những gì con bà nhận thấy nơi xóm đạo thân yêu này. Nhưng làm sao vượt qua được “vách ngăn” của luật lệ? Chấp nhận bị loại trừ hay buông xuôi bỏ cuộc? Chính lúc bà đang còn băn khoăn “giữa đôi dòng nước” bà đã gặp được ánh mắt của Chúa. Ánh mắt nhân từ và bao dung đang nhìn xoáy sâu vào tận tâm can của bà. Ánh mắt ấy như một động lực đang thôi thúc lương tâm bà hoán cải. Hoán cải để nhìn lại chính mình, để thấy được những nhu cầu của tha nhân. Để nghe được những tiếng khổ đau và để đem họ về với ánh sáng của Tin Mừng.
Từ đó bà bắt đầu “dòng chảy” của con bà. Đúng là “lội ngược dòng” mới cực khổ làm sao. Khi chấp nhận một người con dâu ngang bướng, lỳ lợm và chua ngoa ấy bà như chấp nhận một cuộc “lột xác mới”. Có những đêm bà khóc một mình vì những hành động, cử chỉ của một đứa con gái không được giáo dục đàng hoàng. Biết bà đồng ý cho Long lấy Vân hàng xóm châm chọc: “Bà Hoa ơi! Chuẩn bị có con dâu nhớ phải ngoan với nó nhé”. Có người lại bảo: Bà Hoa giàu nứt vách còn ham của. Người khách quan hơn thì bảo: Ừ, rước nó về rồi từ từ giáo dục nó. Từ ngày Long lấy Vân, bà như mất luôn những người bạn già trong xóm. Họ xa tránh bà như xa tránh một người ô uế. Thấy bà đi đường này họ tránh đi đường khác. Có những lúc bà thấy tủi thân ghê gớm. Vì thương con bà đã chấp nhận tất cả sự xem thường và dèm pha của mọi người. Lời của mấy bà hàng xóm cứ văng vẳng bên tai “phải ngoan với nó nhé”, bà lại khóc… Bà có thể chịu đựng được hết, kể cả những ngang bướng ngỗ nghịch của con dâu. Nhưng có một điều làm cho bà đau khổ tâm nhất và không thể chấp nhận được là Vân không chịu đi lễ. Cứ mỗi khi đến giờ lễ thì Vân lại nằm ở nhà xem phim. Dù đau khổ nhưng bà vẫn kiên nhẫn chờ đợi sự trở về của Vân. Bà tin rằng chính tình yêu, sự hy sinh và những lời cầu của bà dành cho cô, một ngày nào đó Chúa sẽ biến đổi. Và khi đó cô sẽ trở nên một người Kitô hữu thật tốt. Nước mắt và những hy sinh của bà đã được Chúa nhận lời. Hôm ấy khi bà và Long đã đi lễ rồi. Vân nằm ở nhà một mình, vì nhà bà cách nhà thờ có một con đường nên cha giảng gì, bên nhà bà nghe hết. Nhưng từ trước tới giờ Vân đâu nghe thấy gì ngoài tiếng nói của tivi. Vậy mà hôm nay sao từng lời cha nói cứ dội vào như một lời kết án lương tâm Vân. Không phải là cha nói gì đụng chạm đến Vân nhưng có lẽ lúc này Vân mới để cho Thánh Thần hoạt động mãnh liệt trong mình. Vân bắt đầu suy nghĩ: Không biết “thánh lễ” có gì hấp dẫn mà ngày nào người dân ở đây hễ nghe chuông là vội vàng chỉnh tề quần áo đến nhà thờ. Có những ngày mẹ chồng Vân vừa đi làm về nghe chuông là tất tưởi đi nhà thờ rồi về mới ăn tối. Sao ngày nào cũng thấy cha đọc bằng ấy công thức, có thay đổi gì đâu mà sao họ không chán? Ở xóm đạo này đã khá lâu mà Vân mới chỉ đến nhà thờ có hai, ba lần gì đó. Mà lần nào Long cũng phải dỗ dành Vân mới chịu đi. Vân thấy tất cả mọi người trong xóm đạo này họ đều hạnh phúc. Hiếm khi thấy họ lục đục cãi nhau như khi cô còn ở gia đình với ba mẹ, ngày nào cô cũng phải chứng kiến những cuộc ẩu đả của ông bà. Chính vì thế mà Vân mới bỏ nhà ra đi.
Cô lại nghĩ đến mẹ chồng: “Tại sao khi nào mẹ cũng nở nụ cười trên môi với mình. Tại sao trước đây bà gia giáo lắm mà từ ngày mình về đến nay chưa khi nào thấy bà to tiếng và gắt gỏng mình. Có những lúc mình sai phè phè mà bà vẫn nhỏ nhẹ?”. Mình đâu là gì, một đứa con gái hư thân, gia đình thì bê bối, từ nhỏ tới ngày Vân lên xe hoa ít khi thấy ai lui tới nhà mình. Hình như mọi người đều muốn tẩy chay và loại trừ gia đình cô. Vậy mà bà Hoa, một người được dân làng tin cậy vì đời sống gương mẫu, đạo hạnh ấy lại là người tiên phong phá đổ bức tường ngăn cách để đến với những con người tội lỗi. “Tại sao bà lại đồng ý cho Long lấy một con “đi ngã” như mình???”. Biết bao câu hỏi cứ chất vấn lương tâm Vân.
Từ đó, Vân như thay đổi cuộc sống của mình hoàn toàn. Mỗi ngày Vân đều cùng mẹ và chồng đi lễ. Vân luôn tỏ ra kính trọng mẹ chồng, không còn ăn nói chỏng lỏn, chanh chua như trước. Và nhất là Vân biết nghĩ tốt và nói tốt cho mọi người. Điều đó làm cho bà cảm thấy vui và hạnh phúc. Bà thầm cảm tạ Chúa đã từng bước huấn luyện để Vân trở thành một người Kitô hữu tốt như vậy. Chúa quả là một nhà huấn giáo đại tài. Chúa dùng tất cả mọi cơ hội có thể để đưa con người đến gần Ngài hơn. Điều đó cho thấy Ngài yêu con người như thế nào. Chỉ cần họ sẵn sàng cộng tác với Ngài qua những trung gian mà Chúa gởi đến. Thấy Vân thay đổi như vậy mọi người đều vui và chúc mừng bà đã thành công trong việc hoán cải các tâm hồn bằng chính cuộc sống âm thầm, hy sinh của mình.
Giờ này ánh mắt của Chúa vẫn đang tiếp tục nhìn bà “như một lời biết ơn”. Bà nghe như Chúa đang nói với mình: “Cảm ơn con đã trở nên chứng nhân cho Tình yêu của Cha”. Bà rưng rưng nước mắt vì vui sướng, bà thưa với Chúa: “Không phải con mà chính Chúa đã hành động trong cuộc đời con”.
 
 
Mã số: 15-033
 

NGHẸN LÒNG

 
Tiếng mẹ nó vang lên, đều đều và tha thiết:
     “Chịu khó ăn đi con, ăn cho giỏi để còn đi học”.
     “Không!”.
Chỉ một tiếng đáp lại lời mẹ, kèm theo đó là sự vùng vằng của cậu ấm được chiều chuộng từ nhỏ, trắng trẻo và mập mạp. Ngày nào cũng thế, mẹ nó luôn mất nhiều thời gian trước khi nó ăn. Mẹ phải năn nỉ nó mãi.
Với ý nghĩ trong đầu: “Đồ gì mà khó ăn, chán ngắt”, nó đưa tay hất mạnh chiếc bánh bao mà mẹ nó đang cầm. Chiếc bánh lăn dài trên đất và dừng lại dưới chân một cậu bé khác, đen nhẻm, gầy gò. Cậu mồ côi cả cha lẫn mẹ từ rất sớm. Nhà cậu ở thì di động mọi nơi. Cuộc sống của cậu là những tháng ngày tự lo cho bản thân.
Cúi xuống nhặt chiếc bánh, mắt em trở nên long lanh:
    “Tạ ơn Chúa, ngày hôm nay con không phải chịu đói đi ngủ”.
Ba ánh mắt đã kịp nhìn thấy nhau. Mẹ và con không ai nói ai được điều gì. Sự khác biệt là quá lớn.
Có cái gì đó nghèn nghẹn xuất hiện nơi cổ họng.        
 
Mã số: 15-034
 

NƠI ĐÂU LÀ HẠNH PHÚC?

 
Chìm dần, nhẹ dần, không giãy dụa, giành giật gì nữa ...
Tự mình kết thúc chuỗi ngày buồn đau, sự cô độc lẫn cả trong hơi thở.
Bỗng dưng đâu đó, một tiếng nói vọng về.
Như ngọn đèn bừng lên giữa đêm khuya ...
Chỉ một chút le lói tựa niềm hi vọng cứu vớt cuộc đời một con người ...
 
Hai giờ sáng.
Ngân chợt tỉnh giấc. Nhìn sang chiếc nôi bên cạnh giường, tiếng thở đều đều nhẹ nhàng vang lên làm cô an tâm. Cô bất giác mỉm cười. Giờ thì gương mặt cô không còn đẫm nước mắt nữa. Nhìn đồng hồ, Ngân đưa chiếc nôi nhè nhẹ rồi tự dỗ mình vào giấc ngủ. Một con cừu, hai con cừu rồi ba con cừu ...
Mấy tháng trước, đêm nào Ngân cũng mất ngủ. Hễ đến khuya là Ngân lại giật mình tỉnh giấc. Nước mắt bao trùm lấy cô cả trong mơ. Từ ngày có nhóc Min, cuộc sống xung quanh cô bỗng trở nên sinh động hẳn lên. Sáng ra, một ngày của bà mẹ trẻ bắt đầu. Cô vội vàng băm thịt nấu cháo rồi tưới cho mấy luống rau trong vườn, chờ nhóc nhà cô tỉnh dậy. Min đang tập nói, cứ “À, ơi” rồi bập bẹ kêu “mẹ, mẹ”. Chưa bao giờ Ngân vui và hạnh phúc như thế này. Giờ cô mới thấm thía câu lời Chúa mà Cha quản xứ từng giảng: “Cứ tin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ gặp, cứ gõ thì sẽ mở cho”(Lc 11,9). Quả là Chúa không bỏ rơi cô. Thế mà có lúc cô đã muốn buông xuôi tất cả, muốn kết thúc cuộc sống hiện tại nhiều đau khổ này. Nhìn cánh môi chúm chím, nụ cười như ánh mặt trời của nhóc Min, là Ngân lại tràn đầy sức sống. Cô như tỉnh mộng sau cái quyết định dại dột của mình ...
Ngày đó mẹ mất, ba bỏ đi, Ngân trở thành đứa bé mồ côi và được bà đem về nuôi dưỡng. Ngân không phải máu mủ, ruột rà gì với bà cả, chỉ là hai người phụ nữ đơn độc tựa vào nhau mà sống. Mười hai tuổi, cô đã biết thế nào là mất mát...
- Thưa bà, con đi học !
- Ừ, Ngân của bà học ngoan nhé!
- Bà ơi, trưa nay mình ăn gì thế ạ?
- Cô Ba nhà bên bán rau có đem qua một ít nè. Bà nấu xong rồi, lát bà cháu mình ăn.
- Dạ, ăn rau cho mát bà nhỉ!. Bà nhìn cô cháu nhỏ cười móm mém. Bà có tuổi rồi, tóc bạc nhiều, dáng đi còng hẳn.
- Bà này, bà cháu mình cứ sống với nhau như thế này mãi nhé bà. Sau này lớn lên, con sẽ đi làm, sẽ kiếm thật nhiều tiền để nuôi bà, đưa bà đi du lịch nữa. Bà phải hứa là luôn khỏe mạnh đấy! Thế mà, sau một buổi học về, Ngân thấy cô chú hàng xóm tập trung nơi nhà mình rất đông. Bước vội vào nhà, Ngân mới hay bà đã đi rồi. Đi xa lắm. Không một ai bên cạnh. Năm ấy Ngân 18 tuổi.
Tựa như cánh bèo lênh đênh giữa mênh mông sóng nước, gió cứ vô tình thổi, chao đảo, ngã nghiêng không biết đi đâu về đâu ...
Thế mà Ngân tự đứng dậy được. Cô làm nhiều việc để không có thời gian ngồi suy nghĩ mông lung. Học một buổi, buổi còn lại cô xin phụ làm ở một quán cà phê nhỏ. Tối về, nỗi nhớ bà cứ đau đáu quanh quẩn. Cô giấu nổi đau vào đáy mắt để không ai biết rồi khi đêm về, tháo lớp vỏ bọc ấy, Ngân vẫn là một cô gái yếu đuối cần được che chở, cần được quan tâm. Anh đến, như một luồng sáng kéo cô ra khỏi nơi tối tăm đó. Lần đầu tiên, ngoại trừ Bà và Mẹ còn có một người thật lòng yêu thương, quan tâm, chăm sóc cô.
Một lễ cưới đơn giản diễn ra nhưng cũng không kém phần trang trọng tại nhà thờ gần gia đình anh sống. Cô yêu anh và yêu Chúa của anh nữa. Ngài có một nụ cười thật hiền. Trong chiếc váy trắng ngần, cô khoát tay anh đi vào nhà thờ với niềm hạnh phúc vô bờ bến. Hôm ấy nắng vàng và ấm lắm. Nhìn lên bầu trời xanh kia, cô như thấy Bà và Mẹ mỉm cười chúc phúc ...
Một năm, rồi hai năm mà cô và anh vẫn chưa có tin vui. Công việc tài xế của anh vẫn vậy, cứ đi đi rồi về về. Nhà anh thúc giục, cô cũng nôn nao lắm. Tổ ấm gia đình đâu chỉ hai người là đủ. Những ngày Chúa nhật đến nhà thờ dự lễ, cô càng khát khao hơn ai hết thiên chức làm mẹ khi nhìn những cặp vợ chồng bồng bế thiên thần nhỏ ríu rít nói cười. Và cô cầu nguyện với Chúa ... 
Cuộc đời mà, mấy ai trọn vẹn cả. Người được thứ này thì lại mất cái kia. Phải chăng là quy luật? Nhìn giấy kết quả xét nghiệm trên tay, Ngân như chết lặng. Cô cứ đờ người như không tin vào sự thật quá phũ phàng. Chỉ một tờ giấy thôi, tất cả hi vọng về tương lai cô coi như sụp đổ. Chỉ với một lời kết luận tưởng chừng đơn giản của bác sĩ : “Cô không thể có cơ hội làm mẹ”... Giờ thì nội tâm cô giằng xé dữ dội. Cô biết phải nói gì với anh, với hạnh phúc gia đình mà cô đang vun vén. Anh - chồng cô sẽ như thế nào khi biết tin này, rồi mai đây ánh mắt khao khát có con, nghe tiếng gọi “ba” từ con thơ, đưa con đi dạo công viên mỗi chiều ... nhưng chỉ là mong chờ bởi cô không thể sinh con? Rồi ba mẹ chồng sẽ khó chịu với người con dâu bất lực này như thế nào? Những bữa cơm sẽ trở nên lạnh nhạt, sẽ không còn cử chỉ ân cần, thân mật với nhau bên từng món ăn ngon mà thay vào đó là ánh mắt lạnh lùng, cố tạo ra khoảng cách vời vợi ...!
Cơn mưa chiều mỗi lúc như nặng thêm, Ngân không biết mình rời bệnh viện thế nào. Chỉ là giờ đây, cô đang ngồi trong bậc ghế cuối nhà thờ. Nhìn lên Thánh Giá, nước mắt lăn dài ...
- Con đã làm gì nên tội mà giờ con phải chịu nổi đau như thế này? Tại sao lại là con? Tại sao không cho con một chút niềm tin sót lại? Con chỉ còn mỗi gia đình này để nương tựa, sao lại đối xử bất công với con thế này? Chúa ơi, sao Ngài không ghé mắt nhìn con dù chỉ một phút thôi? ...
Ngân không dám nhìn vào mắt anh, bởi vì cô sợ. Ba mẹ, kể cả anh, đều im lặng. Không một sự trừng phạt nào có thể nặng nề hơn sự im lặng đó. Gần như cả một thế kỉ trôi qua với Ngân, dài vô cùng tận. Rồi anh đến, ôm Ngân vào lòng : “Không sao đâu em, sẽ ổn cả thôi” mà mắt rưng rưng.Tối, Ngân nghe mùi khói thuốc lảng bảng, bóng anh bên cửa sổ càng nhạt nhòa hơn. Ngân không nói gì, chỉ biết câm lặng mà khóc ...
Không khí trong nhà như có một tầng mây bao phủ. Lặng im, vật vờ. Cái náo động trước đây đã đi đâu mất. Ba mẹ anh như ít nói hơn nhưng vẫn động viên, lo Ngân nghĩ không thông. Công việc tài xế của anh cứ đi đi về về. Anh vẫn vậy, vẫn ân cần với cô, chỉ là vòng ôm của anh cứ thưa dần, thưa dần, không đủ sưởi ấm cô nữa ...
- Em ngồi đi, chúng ta nói chuyện một lát!- Ngân ngồi xuống ghế, nhìn vào mắt anh, chờ anh nói.
.... Sau một vài phút im lặng.
- Chúng ta li hôn đi. Anh có người khác rồi. Và cô ấy đang mang thai đứa con của anh. Anh biết anh có lỗi nhưng chúng ta không thể nào tiếp tục được nữa, em cũng hiểu điều đó mà ...
Anh đặt ra cho cô một câu trả lời, chẳng cần cô níu kéo. Đúng rồi, cô hiểu chứ, hiểu rất rõ ràng. Nhưng chỉ là đột ngột quá. Mà cũng đâu phải đột ngột... Tim bỗng dưng thắt lại... Như cái ngày cô biết mình không thể có con.
- Mày không sinh con được mà Ngân, mày đang nghĩ gì vậy? Lẽ ra khi biết điều đó mày phải trả lại cho anh cuộc sống tự do đi chứ. Mày đang cướp đi cái quyền làm cha của những đứa con, quyền ẵm bồng cháu của ông bà đang tuổi xế chiều. Mày phải để anh tìm hạnh phúc mới, bên người vợ và những đứa con xinh xắn, đó mới là điều đúng đắn nhất...
Hôm nay, trời cũng mưa. Và Ngân đã quyết định. Cô kí vào tờ đơn trước mặt. Nét chữ cứng cõi và kiên cường như chính bản thân cô. Chưa bao giờ Ngân tỉnh táo như lúc này. Anh đi khỏi nhà từ lúc nào cô chẳng rõ. “Muối đã nhạt đi thì lấy gì muối nó cho mặn lại?” (Mt 5,13). Đã đến lúc cô nên giải thoát cho cả hai, cho tình yêu không đến hồi kết này.
“Gửi ba mẹ!
Cho con một lần cuối được gọi ba mẹ là ba mẹ của con nhé. Con luôn muốn được phụng dưỡng cha mẹ đến hết đời vì trong lòng con, hai người như là cha mẹ ruột của con vậy. Con từ nhỏ đã mồ côi, Mẹ và Bà bỏ con mà đi xa, con chỉ còn một mình. Rồi con yêu anh và con có ba mẹ. Ngày con về làm dâu, con đã được ba mẹ yêu thương, dạy dỗ. Con lại có Cha trên trời, đó là hạnh phúc lớn lao mà ngay cả trong mơ con cũng không dám nghĩ đến. Con xin cầu chúc ba mẹ luôn được Cha giữ gìn và thật khỏe mạnh để vui hưởng tuổi già. Có lẽ con không còn có phúc phận được làm con của ba mẹ nữa. Vậy thì con đành ra đi, để cho anh tìm hạnh phúc mới. Ba mẹ đừng trách anh ấy. Và cuối cùng cho con xin lỗi!” . Lá thư cô để kèm tờ đơn trên bàn.
Đứng bên bờ sông lộng gió, Ngân nhìn ra mông lung. Toàn nước là nước. Cứ chìm dần, nhẹ dần. Và suy nghĩ của cô ngưng hẳn. Cuộc sống của cô, tình yêu của cô, hi vọng của cô, và cả hơi thở này... Tất cả đều sẽ biến mất. Bóng đen bao trùm lấy cô. Lạnh lắm, nhưng không sao, cô không thể quay đầu lại nữa rồi. Xa xa kia, cô thấy Bà và Mẹ đang vẫy tay : “Chờ con theo với. Con không muốn sống một mình nữa !” Cô chạy theo. Thế nhưng, bóng hai người nhạt dần rồi mất hẳn. “Xin đừng bỏ con lại, Mẹ ơi, Bà ơi”. Cô gục đầu khóc nức nở thì bỗng dưng, có tiếng nói vọng lên, một luồng sáng bao quanh lấy cô.
- Ngài là ai?
- Ta là Chúa của con đây! Đừng thất vọng, đừng bị ma quỷ che mờ đôi mắt. Thập Giá ta trao cho con, con không vác được ư? Đừng lo lắng, đừng sợ cô độc. Ta sẽ che chở cho con.
Vâng, là Chúa của cô thật rồi, Ngài đã gọi cô như ngày cô lãnh nhận bí tích Rửa tội: “Ta đã gọi tên con, con thuộc về Ta” (Is 43,1).
...
- Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Ngân giật mình ngẩng đầu lên. Min lại gần, nhìn vào cuốn sổ Gia đình Công Giáo trên tay mẹ.
- Ồ ! Sách gì đẹp vậy mẹ? Mà sao mẹ khóc? Min làm mẹ buồn à?- Giọng cậu tiu nghỉu.
- Đâu, mẹ có khóc đâu nào! Con nhìn nhầm rồi đó. Lại đây, con trai muốn khoe mẹ thứ gì đúng không?- Lau vội khóe mắt, Ngân cười nhìn con trai.
- Đúng rồi mẹ ạ, hôm nay cô cho con hẳn hai con mười vào sổ bé ngoan nè. Cô còn khen con hát hay nữa...
Cô hôn chụt vào đôi má phúng phính của Min. Thiên thần nhỏ mà Chúa đã gửi đến để sưởi ấm cho cuộc đời Ngân. Ngày đó, cô được người ta vớt lên ngay lúc tưởng không thở nữa. Tỉnh dậy, quanh cô rất đông người. Họ ân cần hỏi han cô, người bảo cô còn trẻ mà sao dại dột. Đúng rồi, sao cô lại yếu đuối đến mức độ ấy? Sao ngay cả mạng sống của mình mà cô không níu giữ nổi? Ngay lúc này đây, tiếng Chúa vẫn còn văng vẳng bên tai cô : “Đừng lo lắng, đừng sợ cô độc. Ta sẽ che chở cho con”.
Ngân đã đi qua những thời khắc tăm tối nhất của cuộc đời. Và điều gì đang chờ đón cô phía trước? Cô chưa rõ. Nhưng sẽ không bao giờ có suy nghĩ ngốc nghếch này một lần nữa. Ngân về lại mảnh đất tuổi thơ cô từng gắn bó. Quả là một quãng thời gian khó khăn với Ngân. Đêm nào cô cũng mơ thấy ác mộng. Nửa đêm là giật mình tỉnh giấc. Và điều kì diệu đã đến với cuộc đời cô. Hôm ấy, một ngày cuối tháng năm, trời không xanh và đẹp, vừa đi chợ về cô trông thấy một chiếc nôi nhỏ đặt bên đường làng. Cô lại gần và nhìn quanh, một mảnh giấy đập vào mắt : “Xin hãy nhận chăm sóc giùm đứa con bé bỏng của tôi!” Và bên cạnh là hàng chữ ngày sinh nhật. Cô nhìn vào đôi mắt bé con ấy. Thương quá! Cô luôn ao ước có một đứa con thế này thì không được. Người có được lại không quý trọng. Nhưng âu là cái số. Ai cũng có lý do để tự biện minh cho mình. Cô đặt tên con là Quang Nhật - là ánh sáng mặt trời, là hi vọng của cô ngay khi cô yếu đuối nhất. Và “Min, Min” - tên gọi ở nhà của con. Mới đó mà đã ba năm, Min cũng tròn bốn tuổi. Min càng lớn càng ngoan, không hay nhóc nhè hay vòi vĩnh gì cả. Lúc nào cũng quấn lấy mẹ và đòi giúp mẹ công việc nhà. Dù con có lớn đi chăng nữa vẫn là thiên thần bé bỏng của cô ngày nào. Cô sống một cách bình dị, làm những công việc đơn giản. Trồng rau, trồng hoa rồi đem ra chợ bán. Đưa Min đến nhà trẻ. Và cứ mỗi Chúa nhật, Ngân lại dắt con đến nhà thờ dự lễ. Cảm giác bình yên trong tâm hồn.
Cô cũng đã qua cái thời gục đầu vào thương nhớ, về một người tưởng chừng sẽ không bỏ rơi cô. Cô không gặp lại người đàn ông đó, cũng không biết họ sống như thế nào, có khi nào anh nhớ đến người vợ cũ là cô không? Mọi thứ phải được gói ghém lại thật kĩ. Giờ cô mới biết, yêu đôi khi còn là dám buông tay. Cô không biết niềm tin của cô từ đâu mà có, nhưng chắc chắn một điều, Thiên Chúa đã đoái nhìn đến cô. Phó thác vào Ngài sẽ không bao giờ thất vọng.
Ngoài kia, tiết trời bỗng dưng ấm hẳn. Lật giở những tờ lịch... Xuân đến rồi. Ngân viết đôi dòng lên bức tranh treo tường :
“Mùa xuân - mùa của yêu thương
Trao người hơi ấm, tâm dường vui hơn
Dẫu rằng lắm lúc cô đơn
Chúa thương ban xuống ngàn ơn dư đầy”.
Năm mới sẽ chữa lành những vết thương cũ ...
 
(Dựa vào câu chuyện có thật mà tôi được nghe kể )
 
 
Mã số: 15-036
 

NGƯỜI GIEO HẠT

 
Không ai ngờ giữa một ngôi làng dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn lại có một ngôi nhà nguyện. Nhà nguyện cất như một nhà sàn nằm kiêu hãnh trong ngôi làng của bà con Raglai. Một vị linh mục đã đến làng dân tộc, thăm bà con trong xóm. Bà con dân tộc nghèo quá. Những người chưa có áo ngài cho áo. Con nít đói ăn ngài cho gạo. Các cụ già ốm đau ngài cho thuốc. Những người Raglai hiền lành đã xúc động vì ngài. Họ truyền tai nhau, hết người này đến người kia theo đạo.
Rồi vị linh mục không còn ở ngôi làng dân tộc nữa. Ngài đi đến những ngôi làng khác, xa hơn và nghèo hơn. Trước khi đi ngài xây dựng một nhà nguyện nhỏ để những con chiên tội nghiệp đói ăn, thiếu ăn, thiếu cả nhiều thứ khác cuối cùng cũng có một nhà nguyện để thờ phượng Chúa hằng ngày. Khi vị linh mục đi, nhiều con chiên đã khóc. Không ít người dân tộc bỏ đạo. Họ thất vọng vì người quan tâm tới họ đã bỏ họ mà đi. Nhưng cũng có nhiều người kiên quyết không bỏ đạo, một số người trở lại đạo. Vì họ hiểu rằng: Niềm tin của họ là Chúa, dù vị linh mục không ở bên họ nữa nhưng Chúa vẫn ở bên và đồng hành cùng họ.
Nhà nguyện đã ở đó, nhỏ bé, ấm cúng như một lời cầu xin thầm thì. Đều đặn bốn giờ sáng, cha phó ở giáo xứ lân cận phóng xe tới làm lễ. Đường vào làng chưa rải bê tông, khô quắt vào mùa nắng, lầy lội vào mùa mưa, chưa kể phân bò, phân dê rải đầy đường. Nhưng cha phó vẫn chạy xe vào làm lễ vì trong ngôi nhà nguyện bé nhỏ, vào lúc bốn giờ sáng khi gà còn ngủ, bò, dê chưa thức dậy, khi những người không theo đạo trong làng còn đang say giấc thì đã có một đám đông người Raglai tập họp ở nhà nguyện. Những mái đầu đen, tóc đen, làn da ngăm đen, một màu đen tuyền háo hức ngồi chờ lễ sáng.
Khi chờ thánh lễ mọi người đọc kinh. Họ đọc kinh bằng tiếng Kinh và tiếng Raglai lẫn lộn. Nhiều người Raglai không biết tiếng Kinh nên họ đọc bằng tiếng Raglai. Khi hát thánh ca cũng là những âm thanh Kinh, Raglai vang lên cùng nhau. Người Raglai hát khá hay. Toàn thể những người dự lễ đều là ca đoàn. Mọi người cùng hát, cùng đọc kinh, cùng chờ cha phó đến.
Chúa có vui khi nghe bản hợp xướng trong ngôi nhà nguyện này? Không có dàn âm thanh nào xịn cả. Cây đàn trong nhà nguyện là cây đàn cũ xin được ở nhà thờ khác. Những cuốn sách hát thánh ca cũng là những cuốn sách quăn bìa. Người Raglai không biết chữ nên họ cũng chẳng cần cầm sách hát. Một người thuộc bài hát sẽ dạy cho người kia, rồi người kia dạy cho người nọ. Chúa không phàn nàn khi nghe những âm thanh lộn xộn vừa Kinh vừa Raglai. Dù không đồng đều nhưng gương mặt họ rất thành tâm, tôn kính, háo hức. Họ yêu Chúa và tin rằng Chúa cũng yêu họ. Chúa giống như vị linh mục đã đến làng họ: ai đói ngài cho gạo, ai không có áo ngài cho áo, ai thiếu tình thương ngài cho tình yêu thương của Ngài...
Những buổi lễ sáng luôn có mặt một cô bé Raglai chừng mười ba, mười bốn tuổi. Em đi lễ một mình, đều đặn, trong thánh lễ đứng nghiêm trang. Em giống như tất cả những cô bé Raglai khác: nhỏ con, gầy gò, bận quần áo cũ, làn da ngăm và đôi mắt rất sáng. Em còn ấn tượng bởi đôi chân không mang dép.
Có rất nhiều người Raglai trong ngôi nhà nguyện nhỏ bé này không mang dép. Sao lại lạ thế? Đã đi dự lễ thì phải mang dép chứ? Ở nhà hay ở ngoài đường mặc quần áo xấu xí cũng được. Nhưng bước vào nhà nguyện phải mặc bộ quần áo đẹp nhất để cho Chúa ngắm. Lẽ nào người Raglai không nghĩ như vậy?
Họ có nghĩ như vậy, chỉ có điều nhiều người...không có dép. Một đôi dép, một đôi giày hay là nhiều đôi giày đối với người Kinh quá đỗi bình thường. Nhưng nhiều người Raglai không có tiền mua dép. Họ giống như một bộ tộc nào đó ở Châu Phi. Bộ tộc này đi trong rừng, băng qua sa mạc với đôi chân trần không mang dép. Người Raglai họ cũng lên rừng, leo núi, đi rẫy, đi chăn bò, cừu, dê trong cái nắng chẳng khác gì sa mạc với đôi chân trần. Đôi chân Chúa ban cho họ khi họ sinh ra. Họ cứ thế bước vào cuộc đời mà chẳng cần trang trí nó. Có người không có tiền mua dép và nhiều người thì không quen mang dép.
Cô bé Raglai hay đi lễ sáng cũng không mang dép. Nhà em ở tít trên rẫy cao. Mỗi sáng, em thức dậy chính xác như một chiếc đồng hồ. Không nghe tiếng chuông nhà nguyện nhưng em luôn đi lễ đúng giờ. Em ra khỏi nhà khi trời còn tối, những vì sao còn lung linh trên bầu trời. Không ít lần ánh trăng lung linh sáng khi em tỉnh giấc và đi lễ cùng em. Con đường từ rẫy nhà em đến nhà nguyện không có nhiều người đi dường như chẳng có ai ngoài em đi. Đâu phải người nào ở ngôi làng nghèo nàn bé nhỏ này cũng giống như em: tin Chúa, siêng năng đi lễ. Nhưng em kiên trì với niềm tin và tình yêu trong trái tim bé nhỏ của em.
Khi vị linh mục tốt bụng và nhân ái đến làng thì em hãy còn là một cô bé nhỏ xíu. Em đã len vào dòng người đứng vòng tròn, nhìn ngắm gương mặt của vị linh mục. Một ông mặc áo dài đen (sau này em mới biết đó là áo dòng), gương mặt phúc hậu, mắt sáng ẩn sau cặp kính đã nhìn hết những người xung quanh và nhìn thấy em. Ông đã mỉm cười với em. Em luôn nhớ mãi nụ cười ấy.
Cả gia đình em đều theo đạo. Sáng nào cha mẹ em, chị gái và em cũng đi lễ sáng. Nhưng rồi cha em mất, chị gái em cũng mất, chỉ còn mẹ và em đi lễ. Nhưng giờ chỉ mỗi mình em đến nhà nguyện vì mẹ em bị căn bệnh thấp khớp không thể đi lại được. Con đường từ rẫy đến nhà thờ ban đầu là bốn người đi, sau còn hai, giờ chỉ còn một. Em rất buồn vì điều đó. Mùa gió lạnh em gần như co ro đến nhà nguyện trên đôi chân trần và chiếc áo phong phanh. Em không có áo lạnh cũng không có dép. Nhưng điều đó không ngăn được em đi dự lễ. Em đi một mình trên con đường vắng, đầy đá sỏi, phân bò, phân dê, lạnh lẽo và cô độc. Em muốn cầu nguyện cho linh hồn của ba và chị em ở thế giới bên kia. Em cũng cầu nguyện cho mẹ em nữa. Và em cứ đi dự lễ, trong đêm, lạnh lẽo, một mình, chỉ có trăng sao làm bạn.
Chúa thích nhìn cô bé Raglai trong ngôi nhà nguyện bé nhỏ này biết bao. Một cô bé không mang dép, có đôi mắt sáng, nghiêm trang và thành kính. Em yêu Chúa và tin Chúa. Em tin Chúa cũng yêu thương em giống như em yêu Chúa vậy.
Trong ngôi nhà nguyện này còn rất nhiều những gương mặt quen thuộc. Người đàn ông Raglai luôn mặc chiếc áo màu xanh đi lễ vì ông không có cái áo nào khác. Người phụ nữ Raglai bên kia đã đẻ đến mười đứa con vì không biết kế hoạch hóa gia đình. Chắc chị thiếu ăn vì gương mặt tái xám. Nhưng lúc nào chị cũng mỉm cười tin vào Chúa. Cậu bé một chân kia luôn có mặt trong nhà nguyện và hát rất hăng.
Cha phó đứng trên bàn thờ nhìn xuống, một màu đen tuyền đang hướng lên: tóc đen, da ngăm đen nhưng khi họ cười những hàm răng trắng sáng. Chắc cha cũng chạnh lòng khi nhìn những bàn chân không mang dép trong ngôi nhà nguyện bé nhỏ này.
Cha phó làm một việc hết sức cảm động. Cha mua những đôi dép nhựa, dép lào, đủ mọi kích cỡ để trước cửa ra vào nơi nhà nguyện. Những người Raglai dự lễ ai mang vừa đôi nào thì cứ lấy đôi ấy. Cha muốn tặng họ một đôi dép như một món quà.
Không có cảnh giành nhau những đôi “dép lạ”. Một số con chiên của Chúa bỡ ngỡ và rụt rè khi xỏ đôi bàn chân to xù vào đôi dép mới, cười bẽn lẽn rồi rộ lên. Lễ sáng đó nhà nguyện vui hơn bao giờ hết. Từ bàn thờ nhìn xuống cha phó thấy những đôi dép chứ không phải là những đôi chân trần trên sàn nhà nguyện nữa. Mọi người đều hoan hỉ với niềm vui bé nhỏ này. Cô bé Raglai cũng có dép. Suốt thánh lễ, thay vì đứng nghiêm trang như mọi ngày, lâu lâu em lại nhìn xuống dưới chân mình, mỉm cười e lệ như một bông hoa.
Nhưng khi đọc kinh thì vẫn như mọi ngày. Những âm thanh lộn xộn tiếng Kinh và Raglai hòa lẫn vào nhau như là một dàn hợp xướng. Ngày nào Chúa cũng nghe dàn hợp xướng đặc biệt này nên Ngài chắc cũng quen tai.
Cha phó mỗi ngày đi hai mươi cây số đến nhà nguyện làm lễ sáng cho các con chiên Raglai dù mưa hay nắng, mua dép cho những con chiên Raglai không có dép, nhẫn nại và hiền lành rao giảng Tin Mừng... Cha còn đặt một tượng Chúa bằng đồng đen vào nhà nguyện. Vậy là cả nhà nguyện đều có một màu đen tuyền. Cha muốn những con chiên Raglai thấy Chúa cũng có màu da ngăm đen giống như họ.
Nhưng không phải con chiên nào cũng thích Chúa...da ngăm. Có một bà cụ già, sáng nào sau khi dự lễ xong cũng tới trước tượng Chúa, lén lấy vạt áo lau trên mặt Chúa. Bà thấy rất lạ khi tượng Chúa bà tin yêu đã từng nhìn thấy trước đây màu trắng, giờ không hiểu sao lại màu đen. Bà tưởng rằng có sự nhầm lẫn. Bà lén lấy áo lau để Chúa...trắng lại như xưa. Bà không muốn Chúa đen. Bà muốn Chúa trắng. Lau hoài lau mãi tượng Chúa bằng đồng đen không thể nào trắng được, nhưng sáng nào bà cũng lén lau.
Thánh lễ sáng trong nhà nguyện luôn rất bình yên. Khi cha phó làm lễ, những con chim sẻ nhỏ đậu trên nóc nhà nguyện, hót ríu rít. Những con chiên Raglai của Chúa thành tâm và tôn kính dự lễ. Họ cầu xin điều gì trong thánh lễ? Họ có cầu xin những điều khôn ngoan giống như người Kinh khi đến xin Chúa không? Là sức khỏe, việc làm ăn thuận lợi, thu nhập khá hơn hay mơ hồ trừu tượng là có hạnh phúc? Những con chiên Raglai có xin những thứ đó không hay họ xin những thứ đơn giản hơn là có gạo ăn hàng ngày là đủ? Hay họ chẳng xin gì hết vì họ tin rằng Chúa nhìn thấy hết, Chúa muốn làm gì thì làm, không cần phải xin đâu...Cô bé Raglai cầu nguyện với Chúa và xin Chúa điều gì trong ngôi nhà nguyện bé nhỏ này? Em xin linh hồn ba em, chị em mau lên thiên đàng (chắc chắn rồi) và xin mẹ hết bệnh (điều này cũng chắc chắn luôn). Em có cầu xin điều gì cho em không? Em đã có một đôi dép nhưng lẽ nào đời em chỉ một đôi dép là đủ? Em xin Chúa điều gì trong những thánh lễ sáng?
Cuộc sống của ngôi làng dân tộc cứ bình yên trôi đi như vậy. Những người Raglai ít học, thánh thiện và hiền lành sáng nào cũng đi lễ trong ngôi nhà nguyện trước khi trở về ngôi nhà của họ để tiếp tục đi rẫy, đi chăn bò, dê, cừu...
Rồi một ngày ngôi nhà nguyện bé nhỏ như cái nhà sàn được dỡ bỏ. Thay vào đó một ngôi nhà thờ khang trang, xây bằng bê tông với tháp chuông cao vút. Ngôi làng dân tộc đã có nhiều người theo đạo hơn. Nhà thờ đã được xây. Một vị linh mục đã đến. Họ có ca đoàn, có giáo lý viên, có các hội đoàn khác, nói chung là một giáo xứ chứ không chỉ là một ngôi nhà nguyện bé nhỏ cô liêu của ngày trước.
Ngôi nhà thờ khang trang không còn đầy đủ những gương mặt quen thuộc. Nhiều người đi làm ăn xa, không ít người đi vào “chốn đông người nhất” với tên gọi mới là “những linh hồn”. Cô bé Raglai từng không mang dép đi lễ một mình cũng không còn đi lễ sáng trong ngôi nhà thờ mới. Chúa ơi cô bé đó đi đâu mới được? Lẽ ra em đã trở thành một thiếu nữ, lấy chồng, có con (người Raglai kết hôn rất sớm) và dẫn chồng con đi lễ trong nhà thờ khang trang này. Nhưng nhà thờ không có em trong khi em từng là một cô bé siêng năng đi lễ.
Có khi nào cô bé Raglai nản lòng rồi bỏ đạo? Có rất nhiều thứ để nản lòng: đói nghèo, bệnh tật, cảm thấy Chúa không yêu thương mình, không cho mình những thứ như mình kì vọng... Có khi nào mẹ em không hết bệnh và em nản không tin vào Chúa nữa? Hay em bị sóng gió cuộc đời vùi dập và cũng chán nhà thờ nhà thánh rồi?
Nhưng ơn Chúa nhiều người bảo rằng cô bé Raglai đã đi tu. Tin nổi không? Cô bé Raglai đi lễ không mang dép ngày nào giờ đã trở thành nữ tu. Em không kết hôn sớm giống như những cô bé Raglai trong làng. Em yêu Chúa và muốn trở thành nữ tu của Chúa. Em muốn trở thành “người gieo hạt” giống như vị linh mục khi xưa, đem tình yêu và ánh sáng Tin Mừng của Chúa đến cho những người khác. Em không biết chữ và chỉ có một đôi dép. Thời này có ma sơ nào xuất phát điểm như vậy không? Nhưng em có một lòng tin tuyệt đối vào Chúa. Em yêu Chúa và tin rằng Chúa cũng yêu em.
Chính vị linh mục khi xưa đến truyền đạo cho ngôi làng dân tộc đã làm cha đỡ đầu cho em, giúp em đi học và đi tu. Có một nữ tu Raglai với làn da ngăm đen, đôi mắt sáng. Chắc Chúa vui lắm với nữ tu mới của Ngài.
Lẽ nào trong ngôi nhà nguyện bé nhỏ lúc xưa cô bé Raglai không mang dép đã cầu nguyện Chúa để trở thành một ma sơ và Chúa đã nhận lời? 
Ngôi làng Raglai vẫn còn nghèo. Người Raglai yêu Chúa theo kiểu của họ, tin Chúa theo kiểu của họ, đọc kinh theo kiểu của họ. Nhưng hay làm sao họ không coi Chúa phải là Chúa của riêng họ. Họ để Chúa tự do giống như Chúa từng có. Chúa không cần phải da...ngăm đen. Họ không ép Chúa phải thuộc về họ, giống như họ. Họ muốn Chúa luôn là Chúa, vẫn là Chúa. Họ yêu Chúa vì Chúa là Chúa.
Tính yêu như vậy thật văn minh, tự do và dân chủ. Nếu ai cũng yêu nhau theo kiểu như vậy chắc rất ít cảnh li hôn.
Sẽ có một ngày có một ma sơ Raglai đứng tập hát, cầu nguyện trong nhà thờ, đi vào các ngôi làng nghèo, đến từng nhà tắm cho các em bé dân tộc, cho áo những người không có áo, cho gạo những người đói ăn, cho thuốc những người bệnh tật không có tiền mua thuốc, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với những người cần chia sẻ và nói với họ về tình yêu mà ma sơ trải nghiệm. Một tình yêu vô vị lợi, tự do và văn minh của một Người đã xuống trần gian làm con người bé nhỏ. Tình yêu đó vĩnh hằng.
Ma sơ Raglai đang đi cùng hướng với vị linh mục ngày trước: gieo hạt giống Tin Mừng ở những mảnh đất khô cằn, bị lãng quên. Gõ những cánh cửa chưa ai từng gõ bằng ánh sáng Tình Yêu trong tim.
Ma sơ Raglai ấy đi bằng đôi chân đã từng không mang dép...
 
 
Mã số: 15-037
 

THĂM VIẾNG

 
Bà Tám quá tuổi bát tuần cứ chiều chiều đứng nhìn chân trời xa tít tắp như ngóng chờ ai đó. Cứ đúng hẹn Hoa lại đến thăm. Lần nào đến Hoa cũng có một chút gạo, ít hoa quả biếu Tám. Hôm nay, Hoa mang theo cái giỏ to hơn người.
Bà Tám: Con có cái gì vậy?
Hoa: Dạ, con có chục con vịt con biếu Tám nè.
Bà Tám: Để đâu được con.
Hoa: Tám để con.
   Vừa nói, Hoa vừa chạy từ trước ra sau cái canh nhà trống huơ trống hoắc với ba cặp mắt trong cái tối tăm tù mù liếc nhìn theo. Hoa quen ba cặp mắt ấy rồi. Ba đứa con của bà Tám bị bệnh đao, cứ y như chỉ biết ngồi một chỗ và cười cười
Hoa hỏi ba anh em: Ăn gì chưa?
Ba anh em: Hê Hê…
Hoa:  Cười cái gì? Đói không?
Ba anh em: Hê Hê…
Bà Tám đỡ lời: Chúng ăn cháo rồi.
Hoa: Bánh nè, ăn đi.
Ba anh em: Hê Hê… cám ơ…n!
Hoa ra phía sau nhà lấy cái sọt úp mấy con vịt vào. Đàn vịt kêu ầm ĩ. Ba anh em chạy ra chúi đầu vào cái sọt ngó xem đàn vịt.
Bà Tám: Tội nghiệp chúng chưa thấy con vịt bao giờ.
Hoa nhìn ba anh em nói: Gọi tên chúng đi. Vịt …Vịt …
Ba anh em: Vịt … Vịt …
Hoa cầm cọng rau đưa cho ba anh em, đẩy tay vào cái sọt vịt. Đàn vịt tranh nhau ăn cọng rau. Ba anh em cười giòn giã.
Bà Tám: Lâu lắm rồi, Tám mới thấy chúng cười vui thế này. Cám ơn con Hoa à.
Hoa mải đùa chơi với ba anh em và đàn vịt chắc chẳng nghe thấy.
Bà Tám nói to: Sao con tốt với Tám vậy?
Hoa: Không phải con tốt đâu. Chúa của con mới tốt với Tám. Chúa cho người đưa đến cho con gạo, rau, vịt để thăm Tám đó. Chứ con còn đi học đâu có tiền đâu mà. Con chỉ đến thăm Tám tôi. Tám cám ơn Chúa đi!
Ba anh em bập bẹ : Chúa … Chúa...
Suốt tuần qua, canh nhà thêm tiếng cười những tiếng nói bi bô: "Vịt … Vịt" chen lẫn "Chúa… Chúa…" chẳng rõ ràng. Nhưng nhờ vậy ba anh em chạy nhảy tung tăng y như thể mấy chú bé mới lên ba. Lúc thì ba anh em bắt con vịt lên ôm vào người, khi thì cười giòn giã nhìn những con vịt ăn. Riêng mình ba Tám cứ trầm ngâm hoài.
Hoa: Tám có chuyện gì sao ít nói vậy?
Bà Tám: Uhm…
Hoa: Tám giấu con nha. Mai con hổng chơi với Tám nữa.
Bà Tám: Con đến chơi với Tám nha, Tám nói…
Hoa: Tám nói đi, con đến chơi hoài luôn.
Bà Tám ập ừ hồi lâu: Con có thể xin cha xứ đến cho Tám gặp không?
Hoa: Tám cũng biết cha xứ hả?
Bà Tám gật đầu: Lâu lâu cha có đến thăm Tám.
Hoa: Tám cần ngay không?
Bà Tám gật đầu: Ngay.
Hoa ù chạy đi mời cha xứ. Chỉ một loáng là cha xứ đến.
Cha xứ: Chào bà Tám. Tôi nghe bé Hoa nói bà có chuyện muốn gặp tôi?
Bà Tám thấy cha xứ mà hai dòng nước mắt cứ trào ra. Hoa trố mắt nhìn. Hoa chưa thấy bà như thế bao giờ.
Cha xứ : Sao bà khóc? Có chuyện gì vào nhà rồi nói.
Bà Tám : Dạ. Cha có thể giải tội cho con không?
Cha xứ : Bà Tám nói thật hay đùa vậy. Từ hồi tôi về tới giờ có thấy bà Tám đi nhà thờ đâu.
Bà Tám: Dạ. dạ… Con là người Công giáo nhưng từ ngày lấy chồng tới giờ…
Cha xứ gập gù: Tôi hiểu rồi. Bà còn nhớ dọn mình không?
Bà Tám gục mặt xuống.
Cha xứ khẽ nói: Tôi sẽ giúp Bà. 
Cha xứ lớn tiếng gọi: Hoa, con ra ngoài sân chơi với các anh đi con.
Chiều nay, căn nhà trống huơ trống hoắc bừng sáng chen lẫn tiếng cười giòn của ba anh em và gió chiều nhè nhẹ thổi bay những bụi bậm bám trên khe cửa gỗ.
Hoa đang thả hồn ngắm cảnh hoàng hôn, cha xứ từ phía sau xoa đầu Hoa.
Cha xứ: Cha cám ơn con. Ngày nào con cũng thăm bà Tám à?
Hoa: Dạ, nhưng sao cha cám ơn con.
Cha xứ: Nhờ con mang lại tiếng cười cho nhà này mà bà Tám trở lại đạo sau hơn 60 năm đó.
Hoa bẽn lẽn: Con có làm được gì đâu cha. Tại con thấy tội Tám quá, Ở vậy nuôi ba con bị bệnh thế này, nên chiều chiều không đến thăm cũng nhớ.
Cha xứ: Một chút nho nhỏ mỗi ngày con dành cho Tám là quà tặng rất lớn cho Tám và cả các anh đây nữa. Nó làm cho Bà Tám từng ngày, từng ngày trở về với Chúa đó con. Con có thấy đây là phần thưởng cho con không?
Hoa cười: Dạ, con thấy cha giải tội cho Tám mà con vui như thể con được quà quý vậy.
Cha xứ cười: Cha cám ơn con!
Hoa e thẹn: Cha đừng cám ơn con. Cha cám ơn Chúa á.
Cha xứ: Ừ, cha con mình cùng đọc kinh tạ ơn Chúa nha.
Ngay trong khoảng sân bé tí teo, cha và Hoa râm râm đọc kinh, phía sau bà Tám và ba anh em cũng bập bẹ đọc theo. Thiên nhiên như thể hòa cùng điệp khúc cảm tạ, nên mặt trời dâng cao trên đỉnh đồi và gió se se nhẹ như ướp lòng người trong hương chiều của hoa đồng nội quanh vườn.
Đọc kinh xong cha và Hoa quay lại.
Bà Tám lí nhí: Con quên kinh rồi.
Hoa nhanh nhẩu: Để mai con đến đọc kinh với Tám

Một chút bé nhỏ tưởng chẳng là chi. Như một giọt nước nhỏ trong biển cả chẳng là gì, lại có thể làm tràn ly. Một cánh én không làm nên mùa xuân nhưng báo hiệu cho mùa xuân đang đến. Thăm viếng tưởng chừng chẳng là gì nhưng có thể đổ đầy trái tim và cuộc sống của những ai được gặp gỡ, được viếng thăm niềm vui của Tin Mừng.
 
 
Mã số: 15-038
 

NẮNG ĐẦU MÙA

 
Ông cố Hoan ngồi tựa ghế trước thềm. Ông nheo nheo mắt dõi nhìn cậu con trai đang lúi húi sửa lại giàn mướp. Thỉnh thoảng, cha Hân, con trai ông, quay vào nhờ ông tư vấn. Ông cố cười vui vẻ. Lâu lắm rồi, ông mới có lại được cảm xúc hạnh phúc, bình an như lúc này. Từ ngày con trai vác balô vào Sài Gòn đi tu, ông đã luôn lo lắng. Ông sợ, nỗi sợ đã ăn sâu ngay từ hồi ông còn trẻ. Không biết cái ý nghĩ “nghèo sẽ không tu được” đã theo ông từ bao giờ? Có lẽ là vào cái ngày ông rời bỏ Tu Viện. Ngược dòng thời gian, ông trở lại cái ngày con trai ngỏ ý đi tu.
Sáng mùa đông năm ấy, trời xám ngắt và lạnh buốt. Thời tiết khắc nghiệt nơi đây đã làm cớ cho cái nghèo nó cứ bám riết gia đình ông và bà con xóm đạo. Ông ngồi nhâm nhi ly trà xanh, Hân đến bên ông, lễ phép thưa:
- Thưa bố, con muốn đi tu. Bố cho phép con được không ạ?
- Cái gì? Đi tu? – Ông đặt mạnh ly nước xuống bàn, trừng mắt nhìn Hân.
- Dạ! Con muốn tu dòng Donbosco.
Trời ơi, đó chẳng phải là ước muốn bấy lâu nay của ông sao? Chỉ cần ông một tiếng “ừ” của ông là niềm vui của hai bố con đều sẽ nên trọn. Nhưng sao tiếng đó nó không thể bật ra được. Kí ức ngày ấy trở về đã chặn nó lại. Bà Hoan ngồi cạnh bên, nhìn chồng, chờ đợi. Ông đáp cụt:
- Không tu tác gì hết! Ở nhà đó!
- Bố, sao…
Không đợi Hân nói hết câu, ông quày quả bước đi. Hân thất vọng, ngồi sụp xuống. Bà Hoan ngạc nhiên trước phản ứng và quyết định của chồng. Ông là người đạo đức, ông rất quý mến những người đi tu. Nhưng sao ông lại… Bà tỏ vẻ không hiểu.
Bữa cơm chiều hôm đó, Hân gặng hỏi:
- Sao bố không cho con đi tu? Đó là ước mơ của con mà.
- Ăn cơm đi, đừng nói nhiều!
Bà Hoan nháy mắt bảo Hân im lặng, bà lên tiếng:
- Sao ông cản nó? Tương lai cả đời của nó, ông ép nó làm gì? Con cái đi tu, đó là phúc phần của bố mẹ. Ông…
- Bà thì hiểu cái gì chứ?
- Đàn ông các ông lúc nào cũng thế, cứ thích áp đặt lên người khác. Ông chẳng coi tôi ra gì cả. Tôi không biết gì, nhưng ít ra tôi cũng là mẹ nó, tôi hiểu con tôi.
- Tôi đâu có ý chê bà gì đâu, chỉ là…nó không tu được đâu.
- Thưa bố, ơn gọi là do Chúa ban, con chỉ cần đáp trả là được. Bố đừng lo, con sẽ cố gắng mà. – Hân nhanh nhẩu.
- Nó nói phải đó. Chỉ cần nó cố gắng thì Chúa sẽ ban đủ sức cho nó.
- Bà coi, nhà mình nghèo thế này thì nó tu sao được?
- Thì ra là bố lo chuyện đó. Bố yên tâm đi ạ, vào dòng người ta đâu có đòi hỏi vật chất đâu.
Nghe Hân nói, ông nhíu mày nghĩ ngợi. Đã hẳn Chúa không đòi các môn đệ về tài năng, tiền bạc, nhưng đó là chuyện ngày xưa. Thời nay, không có tiền thì làm sao học hành được, làm sao có gì để mà cho người khác. Vả lại, người ta bây giờ đâu phải là Chúa. Bỗng nhiên, ông thấy thương Hân vô cùng. Con trai ông luôn là niềm tự hào của ông. Hân hiền lành, đạo đức, lại thông minh nữa. Nhưng nó lại có một tội: nghèo. Mà…đó đâu phải là tội của Hân, là tội của ông. Phải rồi, chỉ vì ông nghèo mà con trai ông phải dập tắt ước mơ. Ông đã chẳng cho gia đình được một mái nhà to, con cái được ăn ngon mặc đẹp, mà ngay cả ước mơ của con cũng bị hủy hoại. Cảm giác tội lỗi làm nước mắt ông chảy dài. Thấy ông khóc, mẹ con Hân bối rối. Hai người không hiểu được những suy tư trong đầu ông. Ba người cúi đầu ăn cho qua bữa, chẳng ai nói với ai thêm câu nào nữa. Bữa cơm chiều hôm đó thật buồn.
Hân có vẻ buồn, ông Hoan biết điều đó. Mấy ngày hôm nay ông suy nghĩ nhiều lắm. Có lẽ không thể cấm con được. Con buồn, ông buồn, cả nhà đều buồn. Nhưng mà cho con đi, ông lại không thể yên lòng được. Ông nhìn lên cây Thánh Giá, thầm thĩ điều gì đó rồi thở dài. Ông gọi Hân lại, hỏi:
- Con vẫn còn muốn đi tu chứ?
- Dạ! Vâng ạ! – Hân ngạc nhiên trước câu hỏi của bố.
- Tương lai của con, con tự quyết định lấy. Bố chẳng làm được gì cho con nên bố không thể dập tắt ước mơ cao đẹp của con được. Nhưng mà con phải nhớ, tu không dễ đâu, phải cố gắng nhiều đó.
- Vâng, con cảm ơn bố! – Hân suýt nhảy lên vì sung sướng.
Ngay sáng hôm sau, như sợ bố đổi ý, Hân vác balô lên đường ngay. Hân ra đi với niềm hăng say và lòng xác tín, còn ông ở lại với nỗi trăn trở, lắng lo. Chưa sang xuân, bầu trời vẫn khoác trên mình chiếc áo màu xám, cảnh vật vẫn còn như chưa thức dậy. Cô quạnh, đìu hiu. Trời lạnh, lòng ông còn lạnh hơn. Ông vẫn luôn cầu nguyện cho con nhưng trong lòng vẫn đinh ninh rằng, không sớm thì muộn, con ông rồi cũng phải đi về. Nghèo không tu được, ông tin chắc là thế.
Cứ thế, nỗi lo lắng theo ông dai dẳng. Mãi đến ngày con ông được gọi là “thầy”, ông mới bớt lo hơn một chút. Không phải ông đã hoàn toàn trút bỏ được gánh nặng đó, nhưng có vẻ như ông vui tươi hơn, hi vọng hơn. Và cho đến hôm nay, khi được tận mắt chứng kiến con trai bước lên Bàn Thánh, niềm hạnh phúc trong ông như vỡ òa. Ừ thì nhà ông vẫn nghèo đó, nhưng con ông đã thành linh mục. Chà, cái lý luận xưa nay của ông là cái lý luận quèn, không hề có căn cứ. Mình tính không bằng Chúa tính. May mà…
- Con chào cha! Ông cố nghĩ gì mà đăm chiêu thế?
- Dạ, chào bác ạ !
Tiếng ông Bình và cha Hân kéo ông về thực tại.
- Tôi có nghĩ gì đâu. Ông vào nhà chơi.
- Tôi qua đây là để được nói chuyện với cha Hân. Mấy hôm nay, bà con xóm đạo nghèo này được vui vẻ là nhờ cha đó.
- Dạ, là nhờ ơn Chúa và công ơn của bố mẹ con và cả họ đạo mình đấy chứ ạ.
- Hề…hề, cha nói cũng phải. Công lớn là của ông bà cố đây.
- Công trạng gì, may mà tôi chưa phá hủy ơn phúc của Chúa ấy chứ. Vì óc định kiến sai lệch của tôi mà suýt nữa thì… May mà Chúa vẫn thương. Giờ tôi mới nghiệm ra – Ông cố Hoan dõng dạc tuyên bố - vật chất không quan trọng, nghèo vẫn tu tốt.
Ba người cười nói vui vẻ dưới giàn hoa mướp. Mùa đông qua, trời cao và trong xanh quá. Mặt trời đang tỏa những tia nắng ấm áp xuống trên xóm đạo. Những tia nắng đầu mùa như đang nhảy múa với hoa lá. Mọi thứ từ cảnh vật thiên nhiên đến con người đã khoác lên mình màu áo tươi sáng hơn.
 Nắng đã lên!
 
 

 
 
BẢN THỂ LỆ GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG
Cập nhật cho cuộc thi lần thứ ba - 2015

 
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG được Ban mục vụ Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn thực hiện trong khuôn khổ dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng của Chúa đến với giáo phận Qui Nhơn (1618-2018), nhằm đào tạo cho Hội Thánh Việt Nam nhiều cây bút văn xuôi. Thể lệ, chủ đề và cơ cấu tưởng thưởng của cuộc thi được ấn định như sau.
I. THỂ LỆ
1. Cuộc thi kéo dài sáu năm, năm năm đầu (2013-2017) mỗi năm trao giải một lần, năm thứ sáu (2018) dành cho những người đã đạt giải trong các năm trước và trao giải tổng kết.
2. Cuộc thi dành cho các bạn trẻ Công giáo, trong cũng như ngoài giáo phận Qui Nhơn, dưới 40 tuổi (năm dự thi – năm sinh theo sổ rửa tội ≤ 40). Người đã đạt giải một lần, các năm sau có thể dự thi tiếp, dù đã hơn 40 tuổi. Các bạn trẻ dự tòng cần có chứng từ đang theo học giáo lý dự tòng.
3. Thể loại: Truyện ngắn, mỗi truyện không quá 3000 từ. Không nhận truyện phóng tác. Phải là sáng tác mới, chưa đăng báo, website hay blogs và chưa gửi dự thi ở bất cứ đâu.
4. Truyện lấy ý từ một tác phẩm khác, xin ghi rõ xuất xứ tác phẩm gốc. Nếu bị phát hiện sao chép của người khác hoặc dựng lại theo ý tác phẩm khác mà không ghi xuất xứ, sẽ bị loại và cấm thi các năm tiếp theo.
5. Đề tài: Truyện cần mang nội dung Kitô giáo, có tác dụng xây dựng đức tin cho Dân Chúa và loan báo Tin mừng cho người chưa biết Chúa.
6. Mỗi năm, mỗi tác giả có thể tham gia tối đa 05 bài dự thi, có thể gửi chung một lần hoặc nhiều lần.
7. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi attach file với định dạng .doc hoặc .docx, không nhận bài gửi qua đường bưu điện.
8. Đầu bài dự thi phải ghi rõ: họ và tên, bút danh, năm sinh, rửa tội tại đâu, năm nào, địa chỉ nhà, giáo xứ, giáo phận, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email. Dù đã gửi nhiều email dự thi, đầu mỗi bài đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được nhập hồ sơ dự thi.
9. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gửi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.
10. Địa chỉ nhận bài, xin gửi cùng lúc về 2 điện chỉ email: tinmunggiesu@gmail.comgopnhattho@yahoo.com.
11. Thời gian nhận bài: trước ngày 01-3 mỗi năm. Những bài gửi về muộn hơn sẽ được đưa vào hồ sơ dự thi năm sau.
12. Tưởng thưởng: Mỗi năm sẽ có 06 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng, theo cơ cấu và sinh hoạt như sẽ nói dưới đây.
13. Kết quả cuộc thi hằng năm sẽ được công bố ngày 15-8 mỗi năm
14. Lễ trao giải vào ngày 21-9 mỗi năm.
15. Những tác giả được vào chung khảo mà không đạt giải sẽ được hỗ trợ một phần tiền xe về dự ngày họp mặt trao giải.
16. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên trang mạng giáo phận Qui Nhơn http://www.gpquinhon.org và những trang mạng ủng hộ chương trình này.
17. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.

II. TƯỞNG THƯỞNG
Cơ cấu giải thưởng
Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng.:
- một giải nhất:                                                   20.000.000 $VN
- hai giải nhì, mỗi giải                                        12.000.000 $VN
- ba giải ba, mỗi giải                                            8.000.000 $VN
- 15 giải triển vọng, mỗi giải                              3.000.000 $VN
 
Tuyển tập truyện ngắn riêng
Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.
Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng. Những tác giả chỉ dự lễ trao giải 21-9 mà không tham gia hành hương 22-9 chỉ được nhận 75% tiền giải thưởng, nhưng vẫn được hỗ trợ in tuyển tập riêng.

III. TƯỞNG THƯỞNG DÀNH CHO ĐỘC GIẢ
1. Bình chọn
Các truyện dự thi đã qua vòng sơ tuyển sẽ lần lượt được đưa lên mạng internet. Mời độc giả tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
2. Giúp phát hiện trường hợp sao chép
Những độc giả giúp phát hiện đầu tiên những bài dự thi sao chép của người khác (xin ghi rõ xuất xứ bài gốc) sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
 
Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc hoặc hiện vật cho cuộc thi xin gửi về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo.com – Điện thoại: 0935-424-449.
 
Cập nhật
Qui Nhơn, ngày 23-9-2014
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC

Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)
Trưởng Ban MV Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn
 
 
 
Tác giả bài viết: Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 21
  • Hôm nay: 638
  • Tháng hiện tại: 156445
  • Tổng lượt truy cập: 12133232