Trang mới   https://gpquinhon.org

Nhìn lại mình từ Katmandu

Đăng lúc: Thứ tư - 06/05/2015 18:44
earthquake in nepal

        Nepal, quê hương Đức Phật êm đềm tĩnh mặc bổng náo động ồn ào
        Nepal, Katmandu với những công trình văn hóa  đầy quyến rũ  bổng chốc  tiêu tan.
        Nepal với Hymalaya hùng vĩ  là điểm đến của những ai  muốn thử thách với  gian khó bổng dưng hung dữ, không còn thân thiện
        Vâng, 7,8 độ richter đã làm thay đổi tất cả   

    Thống kê mới nhất, cho đến hôm nay, hơn 10 ngày ( 25/4 – 6/5) Cơn động đất  ở Katmandu lấy đi hơn 7000 người, con số này mỗi ngày mỗi tăng  vì số người thương vong và mất tích còn lớn hơn nhiều  Qua truyền thông  chúng ta hiểu rằng : Sự sống đáng quý và mỏng manh dường nào, một em bé vài tháng tuổi hoặc cụ già trên 100 tuổi khi được cứu sống đều được xem như việc thần kỳ, như phép lạ, như điều không thể hiểu nổi  và cũng thấy được  chẳng có gì là bền vững trên thế gian này, những công trình kiến trúc trăm năm, ngàn năm trong phút chốc trở thành bãi đất hoang, chị Kim Chi, một người Việt có mặt tại Katmandu khi trận động đất xảy ra nói:. "Ý nghĩ lớn nhất trong đầu tôi lúc này: Cuộc sống vô thường, mọi sự tranh đấu của con người cũng chỉ như hạt cát nằm trên lòng bàn tay của tạo hóa.... Chỉ một tích tắc thôi mọi thứ có thể vỡ nát…”
       
        Nếu Katmandu  Nepal hay Fukushima Nhật Bản  hứng chịu những hoang tàng đổ nát có thể nhìn thấy và lượng giá được thì có những trận động đất xảy ra âm thầm , dai dẳng  mà di chứng của nó không biết khi nào có thể  xây dựng lại …    Trận động đất niềm tin.

        Chưa bao giờ  chúng ta phải đối mặt  với cơn địa chấn về niềm tin như hôm nay…Con người không còn tin vào các giá trị đã bao đời  nuôi dưỡng nhân loại  như giá trị của sự sống ,  giá trị của lòng bao dung, của tình yêu, của sự sẻ chia, của lòng khiêm tốn… Mỗi giờ, mỗi ngày qua đi không biết bao nhiêu thai nhi bị vất bỏ, bao nhiêu cảnh chém giết chỉ nghe đã rợn người… …sự sống bị phá bỏ đồng nghĩa  với việc xem thường lòng chung thủy …đồng nghĩa với  sự bền vững của gia đình bị đe dọa… các ý niệm về sự tha thứ, lòng hy sinh, của đồng cam cọng khổ  trở nên lỗi thời và lạ lẫm.

    Trong bài viết của Đặng Sinh trên Thanh niên với đề tựa : “Chạy trốn khỏi Nepal có gì sai” của 10 nhân viên Chữ thập đỏ Việt Nam  khi tham dự khóa học kinh nghiệm phòng ngừa và ứng phó thiên tai. Đặng Sinh nêu lý do về nước của họ khi Nepal gặp hoạn nạn, nào là :

            -Họ không làm được gì khi chỉ có tay không..
            -Họ không  ở lại được vì sợ không có cái ăn
    -Họ không được giao nhiệm vụ phải ở lại
-    Ai lo cho gia đình họ  nếu chẳng may họ bị tai nạn.
-    Họ cũng mưu cầu quyền được sống

Phải chăng người dân Katmandu đang gặp những thầy tư tế , thầy Lêvi mới trong dụ ngôn người Samari nhân hậu (Lc 10/31)

    Tóm lại : Họ vô can, đó là chuyện của Nepal…tránh đi là tốt nhất
    Đúng là khi tình yêu không có thì chúng ta không biết cách thể hiện tình yêu

      Ai cũng nói và ai cũng biết, sự sống này là tạm bợ, vật chất này là cái chóng qua  nhưng con người không muốn tin như thế, con người cứ chạy đua đi tìm cái vĩnh cữu  trên chất liệu hữu hạn, trên nền đất chông chênh, công trình nào của con người cũng đều muốn vươn lên tầm thế giới,tầm châu lục, tầm thế kỷ, bền vững muôn đời, không gì bền vững hơn…muốn xây những Babel mới bằng tất cả lòng tự phụ và kiêu căng …

  Tất cả  những  vô cảm , những xơ cứng tâm hồn phát xuất từ cái quan niệm VÌ MÌNH đó,  Giành ăn, giành tắm, chen chúc, nhồi nhét, buông thả,gian lận, dối trá… đều ra đời bỡi tính KIÊU CĂNG, muốn HƠN NGƯỜI đó ,đúng như nhận định của Th sĩ Phạm thị Thúy khi nói về việc nhiều người đánh nhau trong những ngày nghỉ lễ vừa qua : Khi tâm hồn nghèo nàn, chúng ta quên mất cách thương yêu, vị tha và bao dung với mọi người. Chúng ta để cho những cảm xúc tiêu cực, sự bức bối xâm chiếm bản thân và dễ dàng xù lông nhím với người xung quanh”,

      Những người mẹ dám giết con mình; những người cha dám đồng lõa trong việc giết chết con mình thì không có gì bảo đảm họ sẽ yêu những người bên cạnh ,một xã hội không được dạy sự tha thứ, sự hy sinh nhưng là đấu tranh đến cùng thì sao có thể nhận ra gương mặt nhân từ, đây không là trận động đất  giết chết tình nhân loại  đấy sao ! Thất vọng quá đi chứ ! 

      Để tái thiết  những tổn thất vật chất xảy ra sau thiên tai hay chiến tranh , con người cần  một lượng vật chất có thể cân đong và trong một thời gian nào đó , chúng ta sẽ nhìn thấy những tòa nhà, những con đường đẹp hơn, tiện nghi hơn nhưng để tái thiết những thiệt hại tinh thần, thiệt hại về luân lý, đạo đức, cho dù bỏ ra vài ngàn tỉ đồng hay nhiều hơn nữa vẫn không thể nhìn thấy kết quả tích cực  khi con người ,nhất là những người có trách nhiệm không biết đến kinh cáo mình, không biết hoặc cố tình không muốn biết đến chân lý “Không có Thầy anh em chẳng làm được gì”  (Ga 15/5) .

      Khi nào Thiên Chúa còn bị quản thúc, còn để  bên lề  cuộc đời, bên lề thế giới thì nhân loại này  vẫn còn đầy dẩy ngổn ngang và khó có  hy vọng nhìn thấy ánh mặt trời.
                                                                                    
Tác giả bài viết: Trần Tuy Hòa
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 31
  • Khách viếng thăm: 30
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 5069
  • Tháng hiện tại: 154211
  • Tổng lượt truy cập: 12130998