Trang mới   https://gpquinhon.org

Sắc lệnh về việc gộp lễ

Đăng lúc: Thứ ba - 11/11/2014 07:27
SẮC LỆNH VỀ VIỆC GỘP LỄ

 
Sắc lệnh Mos iugiter obtinuit của Bộ Giáo sĩ về việc gộp lễ
(đăng trên báo Osservatore Romano, số ra này 9/4/1991, bản dịch của Đức Cố Giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ).

Để đáp ứng mong chờ của nhiều chủ chiên đã xin Tòa Thánh soi dẫn về việc cử hành thánh lễ theo “ý chỉ tập thể”, Bộ Giáo sĩ đã ban hành sắc lệnh sau đây:

Điều 1

§1. Giáo luật đ.948 nói: “Phải áp dụng từng thánh lễ cho mỗi ý chỉ, vì bổng lễ đã dâng và đã nhận, cho dù bổng lễ đã được nhận là bé nhỏ”, cho nên linh mục nào nhận bổng lễ cho được làm một lễ theo một ý chỉ riêng, thì buộc “theo đức công bằng”, phải tự mình làm lễ đó (x. GL đ. 949), hoặc trao cho một linh mục làm thay, với các điều kiện do giáo luật ấn định (x. GL đ, 954-955).
§2. Linh mục nào đã thu nhận hàng loạt nhiều bổng lễ để làm lễ theo các ý chỉ riêng, nhưng đã gom tất cả lại thành một bổng lễ duy nhất, mà các người xin không được biết gì và ngài chỉ làm một lễ theo một ý chỉ, gọi là (tập thể), như vậy là làm trái với qui luật trên, và chịu trách nhiệm luân lý tùy theo.

Điều 2

§1. Khi các người dâng bổng lễ được báo trước cách rõ ràng và họ đã tự do chấp nhận cho dồn bổng lễ của họ với bổng lễ của người khác thành một bổng lễ duy nhất, thì linh mục có thể thỏa mãn họ với một thánh lễ, cử hành theo một ý chỉ (tập thể) duy nhất.
§2. Trong số này, cần phải công khai ấn định ngày, nơi và giờ cử hành thánh lễ ấy, nhưng không được quá hai lần một tuần.
§3. Xin các chủ chiên của các giáo phận, nơi xảy ra những nố như vậy, hãy nhìn nhận rằng: nếu thói tục này, là một nố ngoại luật hiện hành, được tràn lan quá độ - cũng dựa trên căn bản những tư tưởng sai lầm về ý nghĩa của các của dâng để xin lễ - thì phải được coi như một lạm dụng và có thể dần dần làm cho các tín hữu mất thói quen dâng tiền xin lễ theo ý chỉ các nhận, và như vậy, sẽ làm mất một phong tục rất cổ kính và có lợi cho các linh hồn và toàn thể Giáo Hội.

Điều 3

§1. Trong nố được nói ở điều 2, 1, thì chủ tế chỉ được lấy số tiền bổng lễ do giáo phận ấn định (x. GL đ. 952).
§2. Số tiền thặng dư sẽ nộp cho các đấng bản quyền, theo như điều luật 951, ngài sẽ dành tiền ấy cho các mục tiêu do Giáo luật ấn đinh (GL đ. 946).

Điều 4

Cách riêng, trong các đền thờ và các nơi hành hương, người ta xin lễ nhiều, nên các cha quản đốc buộc theo lương tâm phải chăm chú lo liệu sao cho các qui luật chung về vấn đế này được áp dụng cẩn thận (nhất là xem GL đ. 954-956), và các điều luật của sắc lệnh này.

Điều 5

§1. Linh mục nào nhận được nhiều bổng lễ cho các ý chỉ riêng, ví dụ vào dịp lễ cầu hồn hay một dịp lễ nào khác, mà mình không thể làm hết trong một năm (GL đ. 953), thay vì từ chối không nhận nữa, làm thất vọng lòng đạo đức của những người xin lễ, và làm cho họ mất ý chỉ tốt lành, thì hãy trao ý lễ cho các linh mục khác (GL đ. 955) hay là cho các Đấng bản quyền liên hệ (GL đ. 956).
§2: Nếu trong các hoàn cảnh như vậy, hay giống như vậy, người ta gặp phải nố đã kê ở điều hai, của sắc lệnh này, thì các linh mục hãy theo các qui định ở điều 3 của sắc lệnh.

Điều 6

Các Đức Giám Mục giáo phận có nhiệm vụ đặc biệt phải mau chóng và rõ ràng phổ biến các qui luật này, có giá trị đối với các giáo sĩ triều và dòng, và chăm lo cho họ thực hành.

Điều 7

Tuy nhiên, các tín hữu cũng phải được dạy bảo về vấn đề này, xuyên qua lối dạy giáo lý đặc biệt, mà các điểm chính là: ý nghĩa thần học cao sâu về của dâng cho các linh mục để cử hành thánh lễ, nhất là để tránh nguy cơ vấp phạm về một hình thức buôn bán của thánh! Sự quan trọng khổ hạnh của việc bố thí trong đời sống Kitô giáo đã được chính Chúa Kitô giảng dạy, mà việc dâng tiền để xin lễ là một hình thức rất quí! Sự chia sẻ của cải, do đó, qua việc xin lễ, các tín hữu góp phần vào việc nâng đỡ các thừa tác viên thánh và thực hiện các việc tông đồ của Giáo Hội.


Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ngày 23/1/1991, đã đặc biệt phê chuẩn các qui luật của sắc lệnh này và đã truyền công bố và ban hiệu lực.
Ban hành tại Vatican, ngày 22 tháng 2 năm 1991
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
 
 

MOS IUGITER


È consuetudine costante nella Chiesa - come scrive Paolo VI nel m.p. Firma in traditione - che «i fedeli, spinti dal loro senso religioso ed ecclesiale, vogliano unire, per una più attiva partecipazione alla celebrazione eucaristica, un loro personale concorso, contribuendo così alle necessità della Chiesa e particolarmente al sostentamento dei suoi ministri» (AAS 66[1974], 308).
Anticamente questo concorso consisteva prevalentemente in doni in natura; ai nostri tempi è diventato quasi esclusivamente pecuniario. Ma le motivazioni e le finalità dell’offerta dei fedeli sono rimaste uguali e sono state sancite anche nel nuovo Codice di diritto canonico (cf. cann. 945 § 1; 946).
Poiché la materia tocca direttamente l’augusto sacramento, ogni anche minima parvenza di lucro o di simonia causerebbe scandalo. Perciò la Santa Sede ha sempre seguito con attenzione l’evolversi di questa pia tradizione, intervenendo opportunamente per curarne gli adattamenti alle mutate situazioni sociali e culturali, al fine di prevenire o di correggere, ove occorresse, eventuali abusi connessi a tali adattamenti (cf. CIC cann. 947 e 1385).
Ora in questi ultimi tempi, molti vescovi si sono rivolti alla Santa Sede per avere chiarimenti in merito alla celebrazione di sante messe per intenzioni chiamate «collettive», secondo una prassi abbastanza recente.
È vero che da sempre i fedeli, specialmente in regioni economicamente depresse, sogliono portare al sacerdote offerte modeste, senza chiedere espressamente che per ciascuna di queste venga celebrata una singola santa messa secondo una particolare intenzione. In tali casi è lecito unire le diverse offerte per celebrare tante sante messe, quante corrispondono alla tassa diocesana.
I fedeli poi sono sempre liberi di unire le loro intenzioni e offerte per la celebrazione di una sola santa messa per tali intenzioni.
Ben diverso è il caso di quei sacerdoti i quali, raccogliendo indistintamente le offerte dei fedeli destinate alla celebrazione di sante messe secondo intenzioni particolari, le cumulano in un’unica offerta e vi soddisfano con un’unica santa messa, celebrata secondo un’intenzione detta appunto «collettiva».
Gli argomenti a favore di questa nuova prassi sono speciosi e pretestuosi, quando non riflettano anche un’errata ecclesiologia.
In ogni modo questo uso può comportare il rischio grave di non soddisfare un obbligo di giustizia nei confronti dei donatori delle offerte, ed estendendosi, di estenuare progressivamente e di estinguere del tutto nel popolo cristiano la sensibilità e la coscienza per la motivazione e le finalità dell’offerta per la celebrazione del santo sacrificio secondo intenzioni particolari, privando peraltro i sacri ministri che vivono ancora di queste offerte, di un mezzo necessario di sostentamento e sottraendo a molte chiese particolari le risorse per la loro attività apostolica.
Pertanto, in esecuzione del mandato ricevuto dal Sommo Pontefice, la Congregazione per il Clero, nelle cui competenze rientra la disciplina di questa delicata materia, ha svolto un’ampia consultazione, sentendo anche il parere delle conferenze episcopali.
Dopo attento esame delle risposte e dei vari aspetti del complesso problema, in collaborazione con gli altri Dicasteri interessati, la medesima Congregazione ha stabilito quanto segue:
Art. 1 - § 1. A norma del can. 948 devono essere applicate «messe distinte secondo le intenzioni di coloro per i quali singolarmente l’offerta data, anche se esigua, è stata accettata». Perciò il sacerdote che accetta l’offerta per la celebrazione di una santa messa per un’intenzione particolare è tenuto per giustizia a soddisfare personalmente l’obbligo assunto (cf. CIC can. 949), oppure a commetterne l’adempimento ad altro sacerdote, alle condizioni stabilite dal diritto (cf. CIC cann. 954-955).
§ 2. Contravvengono pertanto a questa norma e si assumono la relativa responsabilità morale i sacerdoti che raccolgono indistintamente offerte per la celebrazione di messe secondo particolari intenzioni e, cumulandole in un’unica offerta all’insaputa degli offerenti, vi soddisfano con un’unica santa messa celebrata secondo un’intenzione detta «collettiva».
Art. 2 - § 1. Nel caso in cui gli offerenti, previamente ed esplicitamente avvertiti, consentano liberamente che le loro offerte siano cumulate con altre in un’unica offerta, si può soddisfarvi con una sola santa messa, celebrata secondo un’unica intenzione «collettiva».
§ 2. In questo caso è necessario che sia pubblicamente indicato il giorno, il luogo e l’orario in cui tale santa messa sarà celebrata, non più di due volte per settimana.
 § 3. I pastori nelle cui diocesi si verificano questi casi, si rendano conto che questo uso, che costituisce un’eccezione alla vigente legge canonica, qualora si allargasse eccessivamente - anche in base a idee errate sul significato delle offerte per le sante messe - deve essere ritenuto un abuso e potrebbe ingenerare progressivamente nei fedeli la desuetudine di offrire l’obolo per la celebrazione di sante messe secondo intenzioni singole, estinguendo un’antichissima consuetudine salutare per le singole anime e per tutta la Chiesa.
Art. 3 - § 1. Nel caso di cui all’art. 2 § 1, al celebrante è lecito trattenere la sola elemosina stabilita nella diocesi (cf. CIC can. 950).
§ 2. La somma residua eccedente tale offerta sarà consegnata all’ordinario di cui al can. 951 § 1, che la destinerà ai fini stabiliti dal diritto (cf. CIC can. 946).
Art. 4 - Specialmente nei santuari e nei luoghi di pellegrinaggio, dove abitualmente affluiscono numerose offerte per la celebrazione di messe, i rettori, con obbligo di coscienza, devono attentamente vigilare che vengano accuratamente applicate le norme della legge universale in materia (cf. principalmente CIC cann. 954-956) e quelle del presente decreto.
Art. 5 - § 1. I sacerdoti che ricevono offerte per intenzioni particolari di sante messe in grande numero, per esempio in occasione della commemorazione dei fedeli defunti o di altra particolare ricorrenza, non potendovi soddisfare personalmente entro un anno (cf. CIC can. 953), invece di respingerle, frustrando la pia volontà degli offerenti e distogliendoli dal buon proposito, devono trasmetterle ad altri sacerdoti (cf. CIC can. 955) oppure al proprio ordinario (cf. CIC can. 956).
§ 2. Se in tali o simili circostanze si configura quanto è descritto nell’art. 2 § 1 di questo decreto, i sacerdoti devono attenersi alle disposizioni dell’art. 3.
Art. 6 - Ai vescovi diocesani particolarmente incombe il dovere di far conoscere con prontezza e con chiarezza queste norme, valide sia per il clero secolare che religioso, e curarne l’osservanza.
Art. 7 - Occorre però che anche i fedeli siano istruiti in questa materia, mediante una catechesi specifica, i cui cardini sono:
a) l’alto significato teologico dell’offerta data al sacerdote per la celebrazione del sacrificio eucaristico, al fine soprattutto di prevenire il pericolo di scandalo per la parvenza di un commercio con il sacro;
b) l’importanza ascetica dell’elemosina nella vita cristiana, insegnata da Gesù stesso, di cui l’offerta per la celebrazione di sante messe è una forma eccellente;
c) la condivisione dei beni, per cui mediante l’offerta di intenzioni di messe i fedeli concorrono al sostentamento dei ministri sacri e alla realizzazione di attività apostoliche della Chiesa.
Il Sommo Pontefice, in data 22 gennaio 1991 ha approvato in forma specifica le norme del presente decreto e ne ha ordinato la promulgazione e l’entrata in vigore.
Roma, dal palazzo della Congregazione per il clero, 22 febbraio 1991.
Antonio card. Innocenti
Prefetto
+ Gilberto Agustoni
Arciv. tit. di Caorle
Segretario
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_cclergy_doc_22021991_miug_it.html
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 12
  • Khách viếng thăm: 10
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 1851
  • Tháng hiện tại: 157658
  • Tổng lượt truy cập: 12134445