Thiên thời địa lợi nhân hòa

Thứ ba - 20/10/2020 01:47
1


THIÊN THỜI ĐỊA LỢI NHÂN HÒA
Laudato Si’ như Linh Đạo Sinh Thái

Lm. Paulus Ý



Có lẽ ngày 24 tháng 5 năm 2015, khi đặt bút ký ban hành thông điệp Laudato Si’, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không thể mường tượng ra quang cảnh trống vắng không một bóng người của quảng trường Thánh Phêrô mùa Phục Sinh năm 2020. Thật sự một cơn đại dịch đã bất ngờ ập đến trên toàn thế giới và còn đang tiếp tục đe doạ sự tồn vong của nhân loại trên khắp năm lục địa.[1] Đọc lại thông điệp Laudato Si’ trong bối cảnh nhân loại đang phải chiến đấu để sống còn với một loại vi khuẩn chết người được xem là xuất phát và biến thể trong thiên nhiên, chúng ta khám phá ra giá trị tiên tri và hiện thực của thông điệp về môi trường sống mà con người đã lãnh nhận như quà tặng từ Thiên Chúa.

Khi cơn đại dịch đang san bằng mọi biên giới giữa con người, đã đến lúc nhân loại hôm nay cảm nghiệm cách thực tế và sâu sắc lời kêu gọi của Đức Thánh Cha hướng đến một sự liên đới toàn cầu và một cuộc đối thoại cụ thể để xây dựng một tương lai mới cho trái đất là ngôi nhà chung của cả nhân loại. Đại diện cho Huấn Quyền của Giáo Hội Đức Thánh Cha đề cập đến các thách đố của khủng hoảng môi trường, đặc biệt sự dửng dưng vô cảm của đám đông và sự chống đối của các quyền lực kinh tế nhân danh ý thức hệ. Laudato Si’ mở ra một viễn cảnh trong đó mọi người “có thể cộng tác như những khí cụ của Thiên Chúa để chăm sóc cho công trình sáng tạo, mỗi người theo văn hóa, kinh nghiệm, dấn thân và khả năng của mình” (LS 14).[2]

Khi chọn linh đạo của thánh Phanxicô thành Assisi để chuyển tải những lo âu cũng như mơ ước của mình cho toàn thể nhân loại trong quan hệ với công trình tạo dựng của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha đã gợi hứng để mọi người khám phá lại sự gần gũi nguyên thuỷ giữa con người với thiên nhiên. Theo Đức Thánh Cha, vị thánh mà tên được chọn làm danh hiệu cho triều đại Giáo Hoàng của ngài chính

là mẫu gương hoàn hảo cho việc chăm sóc những gì bị tổn thương và một nền sinh thái toàn diện vui tươi, đích thực. Ngài là thánh bảo trợ cho tất cả những ai đang nghiên cứu và hoạt động trong lãnh vực sinh thái, Ngài cũng được rất nhiều người không phải là Kitô hữu yêu mến. Ngài đặc biệt quan tâm đến công trình sáng tạo của Thiên Chúa, đến người nghèo và những người bị bỏ rơi. Ngài yêu mến, và đã được yêu mến cách sâu sắc vì niềm vui của Ngài, sự trao ban chính bản thân Ngài cách quảng đại, mở rộng tâm hồn của Ngài. Ngài là một nhà thần bí và là người lữ hành giản dị, hoà hợp trọn vẹn với Thiên Chúa, với người khác, với thiên nhiên và với chính bản thân Ngài. Ngài cho chúng ta thấy mối dây liên kết không thể tách rời giữa việc quan tâm đến thiên nhiên, công lý cho người nghèo, dấn thân xã hội và sự bình an nội tâm (LS 10).

Riêng đối với người tín hữu Việt sống trong nền văn hoá và truyền thống luôn đề cao sự hoà hợp với thiên nhiên và các tạo vật, sẽ dễ dàng tìm được nhiều cảm hứng để đọc và nghiên cứu Laudato Si’.
      • Giá Trị Tiên Tri Và Hiện Thực Của Laudato Si’
Khi đóng góp thông điệp Laudato Si’ như mt phn ca hc thuyết xã hi vào kho tàng giáo hun ca Giáo Hi, Đc Thánh Cha đã chọn phụ đề cho thông điệp là “Sự Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung”.[3] Phụ đề này muốn nhấn mạnh ngay từ đầu là, trái đất, ngôi nhà chung của nhân loại, đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc dành cho một “bệnh nhân” với những thương tích, vì chưa bao giờ nhân loại “lại làm tổn thương nặng nề và đối xử tệ hại với ngôi nhà chung của chúng ta như trong suốt hai trăm năm qua” (LS 53). Trong cách quảng diễn của Laudato Si’, trái đất của chúng ta

đang kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dụng của cải vật chất Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta tự xem mình là chủ nhân của trái đất này và muốn bóc lột ra sao tùy ý. Bạo lực trong tâm hồn chúng ta do tội lỗi gây nên cũng phản chiếu trong những triệu chứng của bệnh tật nơi đất đai, nguồn nước, trong không khí và mọi dạng thức của sự sống. Đây là lý do vì sao mà chính trái đất, bị đè nặng và sử dụng lãng phí, lại là một trong số những người bị bỏ rơi và đối xử tàn tệ nhất trong số những người nghèo (LS 2 – Nhấn mạnh của người viết).

Thông điệp đề cp đến các hin tượng bnh lý t đt đai, trong không khí và nơi các sinh vt như hu qu ca nhng can thip bt công và lm dng vô trách nhim ca con người. Đ “chn bnh” cho trái đt mà theo ngôn t ca thánh Phanxicô Assisi, được gi là “người ch ca chúng ta” (LS 1), Đc Thánh Cha đã bt đu vi khng hong nguyên t trong nhng năm đu ca thp niên 60 thế k trước. Sau gn 20 năm k t khi hai trái bom nguyên t được s dng đ kết thúc thế chiến th II, nhân loi đng trước b vc thm ca s hu dit trong cuc chy đua và đ sc v vũ khí ht nhân của hai cường quốc Hoa Kỳ và Liên Xô. Ngày 11 tháng 4 năm 1963 khi công b Pacem in Terris thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII không ch lên tiếng với các tín hu Công Giáo, nhưng đã c gng đ đánh thc “mi người nam n thin chí” (PT 1) trước khủng hoảng có thể huỷ diệt trái đất và nhân loại. Ngôn ng ca ĐTC Phanxicô trong Laudato Si’ cũng mang chiu kích phổ quát này, nhưng tính cách cp bách ca cơn khng hong môi trường có v mnh m và rõ ràng hơn, khi ngài mun ng li không ch vi nhng người thin chí, nhưng vi hết “mi người đang sng trên hành tinh này” (LS 4). Laudato Si’ như vậy được trình bày như một lời mời gọi khẩn thiết cho một cuộc đối thoại mới về tương lai của trái đất, và cuộc trao đổi này phải “có hết mi người, vì thách đ môi trường mà chúng ta đang tri qua, và nhng ci r nhân bn ca nó liên quan và nh hưởng đến tt cả chúng ta” (LS 14).

Lược qua và trưng dẫn giáo huấn của các vị Giáo hoàng tiền nhiệm như những tiền chẩn đoán có tính cách tiên tri cho tình trạng đáng lo âu hiện nay của trái đất, ĐTC đã dừng lại nơi một lời mời gọi có tính hiệp nhất đại kết. Cùng với Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Bartôlômêô thành Constantinople, ĐTC kêu gọi một cuộc sám hối toàn cầu[4] cho những tội lỗi chống lại công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Theo Thượng Phụ Bartôlômêô, chính con người hu dit s đa dng sinh thái ca công trình do Thiên Chúa sáng to. Khi con người làm suy gim sự toàn vẹn ca trái đt bng vic to ra nhng biến đi khí hu, làm ô nhim ngun nước, đt đai, không khí và s sng ca trái đt, con người “thc hin mt ti ác chng li thế gii t nhiên là mt ti chng li chính bn thân chúng ta và chng lại chính Thiên Chúa” (LS 8).

Rất dễ nhận ra rằng ĐTC Phanxicô muốn nói đến đạo đức sinh thái như một linh đạo đại kết, một chọn lựa luân lý chung cho cho con người thời đại hậu kỹ nghệ khi ngài cùng suy tư với Đức Thượng Phụ Bartôlômêô về “những căn nguyên mang tính đạo đức và thiêng liêng của các vấn đề môi trường” (LS 9). Trong ngôn ngữ của Đức Thượng Phụ Bartôlômêô, Laudato Si’ kêu gọi con người hôm nay

thay thế tiêu thụ bằng hy sinh, lòng tham bằng lòng quảng đại, lãng phí bằng tinh thần chia sẻ, nhiệm nhặt đi kèm với việc học biết cho đi, chứ không phải là buông xuôi. Đó là một cách yêu thương, chuyển từ điều tôi muốn đến điều thế giới của Thiên Chúa cần. Đó là một sự giải thoát khỏi sợ hãi, lòng tham và cưỡng bách. Là Kitô hữu, chúng ta cũng được mời gọi đón nhận thế giới như một bí tích của sự hiệp thông, một cách chia sẻ cùng Thiên Chúa và anh chị em đồng loại trong chiều kích toàn cầu… (LS 9)

Trước khi trình bày các phân tích có tính hiện thực và đưa ra các lời cảnh cáo cho hiện trạng xem ra đáng lo lắng của thế giới, ĐTC Phanxicô đã xác định với nhân loại hôm nay rằng Thiên Chúa “không bao giờ bỏ mặc kế hoạch yêu thương của Ngài hoặc hối tiếc vì đã tạo dựng nên chúng ta” (LS 13). Xác định này quan trọng để tất cả mọi người, trong cũng như ngoài Kitô giáo, đọc Laudato Si’ không với tâm trạng bi quan cho dầu thông điệp đụng chạm đến mọi khía cạnh bi đát nhất của sự suy thoái môi trường đe doạ sự sống còn của tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo mà số phận hẩm hiu của họ được thông điệp gắn liền với sự mỏng manh của hành tinh (x. LS 16).

Thực sự các quan sát và phân tích trong suốt toàn bộ thông điệp lấy người nghèo và tất cả những ai bị loại trừ bỏ rơi làm đối tượng tiêu biểu.[5] Lý do chính đáng và dễ hiểu là vì đa số người nghèo đang sống ở những vùng đặc biệt chịu ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu, và các phương tiện tồn tại của họ đa phần là dựa vào thiên nhiên, chẳng hạn như nông nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản và trồng rừng. Khi đối diện với các thảm hoạ thiên nhiên thì người nghèo là nạn nhân đầu tiên và thường không được các dịch vụ xã hội y tế bảo vệ, tạo nên tình trạng họ phải luôn sống với một tương lai bấp bênh, đưa đến việc phải bỏ đất đai ruộng vườn, rời bỏ quê hương tìm cách thoát khỏi sự nghèo nàn để di dời đi nơi khác. Trong cái nhìn của Laudato Si’, một trong những lý do chính tạo nên số lượng người di cư trên thế giới mỗi lúc một gia tăng là sự suy thoái môi trường (x. LS 25).[6] Thông điệp cũng không bỏ qua những hoàn cảnh bi đát nhất của những người là nạn nhân trực tiếp của sự biến đổi khí hậu. Họ bị tước đoạt hết mọi phương tiện để làm ăn sinh sống và bị đẩy đến cùng đường.[7]

Để đi đến cội nguồn của cuộc khủng hoảng môi sinh và tìm ra nguyên nhân chính của các hậu quả mà toàn thể nhân loại chưa lường trước được, ĐTC đã dùng một từ ngữ trong tiếng Tây Ban Nha ““rapidación[8] để nói đến sự tiến bộ của nhân loại hôm nay. Rapidación muốn diễn tả các thành đạt nhanh chóng vượt bực về khoa học kỹ thuật đã đưa nhân loại đi một đoạn đường rất xa, một sự tăng tốc về mọi mặt của thế giới hiện đại mà các nền văn minh cũng như các thế hệ trước kia không thể sánh bì. Nhưng tốc độ này lại mâu thuẫn với nhịp độ chậm rãi tự nhiên của tiến hoá sinh học. Nhiều đổi thay nhanh chóng và liên tục đã trở thành một mối lo khi nó gây hại cho thế giới và chất lượng cuộc sống của đa số nhân loại (x. LS 18). Có thể nói được nhân loại hôm nay đang sống trong một tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Sau một thời gian dài nhắm mắt chạy theo các tiến bộ và khám phá mới, giờ đây con người đang đứng trước những lo âu không biết điều gì đang và xảy ra cho hành tinh mình đang sống. Những lo âu đó không chỉ giới hạn “trong các tai hoạ khủng khiếp của thiên nhiên nhưng bao gồm cả những bất ổn khủng hoảng của xã hội” (LS 204). Theo thông điệp, sự suy thoái về đạo đức và luân lý luôn luôn đi đôi với sự suy thoái môi trường, và thế giới hậu hiện đại đang chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa cá nhân và văn hoá quy ngã dẫn đến mọi hình thức khủng hoảng của xã hội và gia đình (x. LS 162).

Trong bối cảnh này, Laudato Si’ là một cuộc đối chất với những người nắm giữ và tập trung quyền lực về tài nguyên, hiện đang cố che giấu các hiện tượng tiêu cực của việc biến đổi khí hậu.[9] Thông điệp cũng kêu gọi các “quyền lực mới xuất phát từ công nghiệp” (LS 16) nên tôn trọng các giá trị đúng đắn của mọi thụ tạo và tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của sinh thái học. Tuy nhiên, thông điệp cũng là một lời cảnh tỉnh gởi đến mọi người, bởi vì tc đ tiêu th, cht thi và s biến đi môi trường đã vượt quá kh năng ca hành tinh. Li sng hin ti ca chúng ta ch có th to ra nhng thm hoạ thiên nhiên, như chúng ta đã bắt đầu thấy xảy ra nhiu khu vc trên thế giới (x. LS 161).

Khi đề cập đến cách sống hiện đại, thông điệp nhấn mạnh đến nền văn hoá loại bỏ như một đối tác của ý thức hệ thị trường[10] đề cao mô hình sản xuất cũng như tiêu thụ tự do vô giới hạn và nhanh chóng biến “mọi thứ thành rác rưởi” (LS 22). Chính các loại ý thức hệ, văn hoá và lối sống này là nguyên nhân tạo nên các loại ô nhiễm mà con người hôm nay đang hứng chịu, tạo những chất độc hại trong khí quyển cũng như các chất thải công nghiệp gây nguy hiểm cho sức khoẻ, và tạo nên hàng triệu cái chết sớm (x. LS 21), đặc biệt đối với người nghèo (x. LS 48). Khi xác định “khí hậu là một phúc lợi chung, thuộc về tất cả mọi người và dành cho tất cả mọi người” (LS 23), việc bầu khí quyền đang nóng dần lên và mực nước biển tiếp tục tăng cao, mời gọi con người hôm nay nhìn nhận sự cần thiết phải thay đổi lối sống, việc sản xuất và tiêu thụ.[11] Nhưng một vấn đề được Laudato Si’ xem là đặc biệt nghiêm trọng chính là

chất lượng nguồn nước không an toàn tạo nên nhiều cái chết và sự lây lan các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước, bao gồm cả những bệnh tạo ra bởi các vi sinh vật và chất hoá học.[12] Bệnh dịch tả và kiết lỵ, liên quan đến sự thiếu vệ sinh và nguồn cung cấp nước, là căn nguyên chính của sự khổ đau và tử vong ở trẻ sơ sinh. Các nguồn nước dưới lòng đất ở nhiều nơi đang bị đe doạ bởi tình trạng ô nhiễm tạo ra từ các hoạt động khai thác mỏ, nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là ở những quốc gia thiếu quy định hay kiểm soát đầy đủ. Vấn đề không chỉ là chất thải công nghiệp. Các loại chất tẩy rửa và các sản phẩm hoá học, thường được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, tiếp tục đổ ra sông, hồ và biển. (LS 29 – Nhấn mạnh của người viết)

Thông điệp nói đến các loại vi sinh vt (microorganismi) xuất phát từ các nguồn nước ô nhiễm hay từ các chất thải hoá học, là nguồn lây lan cho các căn bệnh. Điều này có thể làm chúng ta liên tưởng đến hiện trạng của đại dịch do một loại vi khuẩn mà khoa học chưa hiểu biết và kiểm soát được. Nhưng đại dịch cũng như tất cả những gì có thể xảy ra cho thế giới hôm nay không phải là những tai ương ngẫu nhiên. Theo Laudato Si’ đó chính là cái giá phải trả cho việc can thiệp thô bạo và phi lý của con người vào thiên nhiên, để “phục vụ cho những lợi ích kinh doanh hay chủ nghĩa tiêu thụ” (LS 34). Chúng ta đang chứng kiến sự biến mất của hàng ngàn loại động thực vật khác nhau. Đại đa số bị tuyệt chủng vì những lý do liên quan đến hoạt động của con người. Thực vậy chính con người làm biến đổi hay huỷ diệt các hệ sinh thái, và nơi nào các chủng loại, thực vật hay động vật, biến mất, nơi đó hậu quả không thể lường trước được (x. LS 36). Như một lời cầu cứu cho các hệ sinh thái và như tiếng chuông báo động liên quan đến sự sống còn của trái đất và nhân loại, Laudato Si’ đòi hỏi

phải đầu tư nghiên cứu nhiều để hiểu đầy đủ về chức năng của các hệ sinh thái và phân tích hết các biến số khác nhau có liên hệ đến bất kì một sự thay đổi quan trọng nào của môi trường. Tất cả các loài thụ tạo đều có liên hệ với nhau, mỗi loài phải được nuôi dưỡng bằng tình yêu và sự tôn trọng, vì tất cả chúng ta là những sinh vật sống lệ thuộc vào nhau. Mỗi vùng chịu trách nhiệm chăm sóc cho gia đình này. Cần có trách nhiệm khám phá cẩn trọng các chủng loại trong mỗi vùng đất, với tầm nhìn phát triển những chương trình và chiến lược bảo vệ và chăm sóc đặc biệt cho các chủng loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (LS 42)

Việc bo v các chng loi thực vật và động vật trước nguy cơ tuyệt chủng thực ra không bao giờ thực hiện hoàn hảo được nếu nhân loại không nhận ra rằng môi trường nhân sinh và môi trường tự nhiên xuống cấp cùng nhau. Khi thú nhận vì con người “mà hàng ngàn chng loi s không còn làm vinh quang Thiên Chúa qua hin hu ca chúng, cũng không mang li thông đip ca chúng cho chúng ta na” (LS 33), thông đip cũng khng đnh rng s suy thoái môi trường có căn nguyên t s suy thoái con người và xã hi. Cũng như các chủng loại yếu đuối khác, người nghèo khổ bị tổn thương nhất do suy thoái môi trường và xã hội. Phẩm chất cuộc sống của người nghèo ở thành phố hay thôn quê đều bị ảnh hưởng của sự phát triển không phù hợp cũng như sự phân phối và tiêu thụ bất bình đẳng. Theo Laudato Si’ thì đây “là những dấu hiệu cho thấy sự phát triển của hai thế kỷ vừa qua không toàn diện và không thăng tiến phẩm chất của đời sống” (LS 46). Tác động của sự suy thoái phẩm chất sống và sự mất cân bằng của môi trường xã hội dẫn đến càng lúc càng nhiều người bị loại trừ ra khỏi “các chương trình nghị sự toàn cầu” (x. LS 48). Tuy nhiên, những người bị loại trừ này chiếm phần đa số, họ lên đến hàng tỷ người. Bởi vì sự bất công đối với môi trường thiên nhiên và đối với người nghèo là một, nên Laudato Si’ đề nghị đưa “các vn đ v công lý vào trong nhng cuc đu tranh v môi trường, đ có th nghe được c tiếng than khóc ca trái đt và tiếng than khóc ca người nghèo” (LS 49). Thực vậy, trong khi mt phn nhân loi không đ lương thc đ sng thì xp x mt phn ba s lương thc sn xut ra b loi b. Thông đip xem đây chính là vic lương thc “b đánh cp t bàn ăn ca người nghèo” (LS 50).

Trong thực tế, các giải quyết cho sự bất bình đẳng toàn cầu trong việc phân phối các nguồn tài nguyên và của cải chung trên thế giới đã không đi đúng hướng và bị biến thành các cuộc tranh luận về chính sách giảm tỷ lệ sinh sản.[13] Laudato Si’ đã thẳng thắn xác quyết rằng đỗ lỗi cho tăng trưởng dân s thay vì ch nghĩa tiêu th cc đ ca mt thiu s là mt cách t chi đi din vi các vn đ. Thông điệp xem đây chính là mt n lc đ hp thc hoá quyn hưởng thụ phi lý của một vài nhóm hay một số quốc gia mà giá phải trả là hành tinh này tr thành nơi cha cht thi. Các thế lc kinh tế tiếp tc bin minh và bảo vệ ưu tiên cho khuynh hướng đu cơ và theo đui li ích tài chính mà không suy xét đến các thảm hoạ thiên nhiên đang đe doạ toàn thể trái đất. Laudato Si’ đòi hỏi phải

gấp rút tính toán việc sử dụng không gian môi trường trên khắp thế giới để làm lắng cặn khí đã tích tụ suốt hai thế kỷ qua và đã tạo ra một tình trạng đang ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Sự nóng lên do tiêu thụ quá lớn ở một số nước giàu gây nên những hậu quả trên những vùng nghèo nhất thế giới, đặc biệt là Châu Phi, nơi sự gia tăng nhiệt độ, cùng với hạn hán đang tàn phá các trang trại. Cũng có sự thiệt hại do xuất khẩu chất thải rắn và các chất lỏng độc hại sang các nước đang phát triển, thiệt hại do ô nhiễm từ các công ty đang hoạt động ở các nước kém phát triển theo cách mà họ không bao giờ dám làm tại quê hương của họ, ở những quốc gia mà họ gia tăng nguồn tư bản… (LS 51)

Điều thông đip mun chuyn ti là sau khi các tài nguyên và môi trường ca các nước nghèo b khai thác trit đ cho các hot đng doanh nghip của các nước giàu thuộc thế giới thứ nhất, những gì còn lại nơi thế giới thứ ba là sự cạn kiệt nguồn dự trữ thiên nhiên, nạn phá rừng, sự nghèo nàn về nông nghiệp và chăn nuôi tại địa phương, những hố trống, đồi trọc, những con sông ô nhiễm… Nhưng đó chưa phải là tai hoạ cuối cùng cho môi trường theo Laudato Si’. Điều đáng sợ nhất chính là “mt khi nhng ngun tài nguyên nht đnh b cn kit, cnh tượng s được đt ra cho các cuc chiến mi, mc dù dưới chiêu bài ca nhng tuyên b cao cả” (LS 57). Chiến tranh tự nó là một sự nguy hi nhưng mi nguy s càng kinh khng khi nhân loại hôm nay đang đứng trước sự đe doạ của các loi vũ khí ht nhân và các vũ khí sinh hc. Cho dù đã có nhng tho thun quc tế ngăn cm chiến tranh hoá hc, vi sinh và sinh hc, nhưng thông điệp cũng xác nhận rằng “các nghiên cu trong phòng thí nghim vn tiếp tc phát trin nhng loi vũ khí tn công mi có kh năng làm biến đi s quân bình ca thiên nhiên” (LS 57). Khi cơn đại dịch do vi khuẩn Corona bùng nỗ, thế giới cũng đang nghe những lý thuyết hay những lời cáo buộc lẫn nhau của các thế lực chính trị, phe phái chống đối nhau cho rằng đây là một loại vi khuẩn được chế tạo trong các phòng thí nghiệm. Chắc sẽ không bao giờ có câu trả lời thực sự cho các giả thuyết hay cáo buộc này, nhưng hy vọng rằng, các chính trị gia và những người đang nắm vận mệnh của hành tinh trong tay hiểu và để ý đến một câu hỏi, hay đúng hơn một thách thức, mà ĐTC Phanxicô cách đây 5 năm đã trực tiếp hay gián tiếp đặt ra cho họ: “Điu gì khiến cho một ai đó, trong giai đon này, nm gi quyn lc sẽ ch được nh đến vì h không có kh năng hành đng khi khn cp và cn thiết?” (LS 57). Để giúp cho các người đang nắm vận mệnh của thế giới hiểu và suy tư về vấn nạn này, nhưng cũng để mỗi một thành viên của nhân loại tự xét lương tâm cho trách nhiệm chung cho việc “đã làm cho người ch trái đt, cùng vi những ai b b rơi trên thế gii than khóc” (LS 53), Laudato Si’ đặt ra một câu hỏi chi tiết hơn:

Chúng ta muốn trao lại một thế giới như thế nào cho những người đến sau, cho con em của chúng ta hiện đang lớn lên? Câu hỏi này không chỉ liên hệ đến môi trường một cách biệt lập; vấn đề không thể được tiếp cận theo từng mảnh. Khi tự hỏi về thế giới của tương lai, chúng ta trước hết phải nghĩ về định hướng tổng thể của nó, ý nghĩa và các giá trị của nó. Nếu chúng ta không đấu tranh với những vấn đề sâu xa hơn, tôi tin rằng sự quan tâm đến môi trường của chúng ta sẽ không đạt được những kết quả ý nghĩa. Nếu chúng ta can đảm đối diện với những vấn đề này, chúng ta sẽ được dẫn dắt một cách vững vàng đến những câu hỏi khác: Đâu là mục đích của cuộc sống chúng ta trên thế giới này? Tại sao chúng ta ở đây? Đâu là mục tiêu của công việc và tất cả những nỗ lực của chúng ta? Trái đất cần gì ở chúng ta? Do đó, chỉ nói chúng ta phải quan tâm đến các thế hệ tương lai mà thôi thì không đủ. Phải nhìn nhận rằng phẩm giá của chúng ta đang bị đe dọa. Việc để lại một hành tinh không thể sống nổi cho các thế hệ tương lai, trước hết và trên hết, tuỳ thuộc vào chúng ta. Vấn đề này là bi kịch cho chúng ta, vì nó liên hệ đến ý nghĩa tối hậu của cuộc lữ hành trần thế của chúng ta. (LS 160)

Thực vậy, khi con người xác tín rằng hành tinh này là mt quê hương và nhân loi là mt dân tc sng trong mt ngôi nhà chung, các giải pháp cho môi trường sống phải mang chiều kích toàn cu, ch không ch bo v li ích ca mt vài quc gia hay một khối nhân loại. S ph thuc ln nhau buc nhân loại hôm nay phi suy nghĩ v mt thế gii vi mt kế hoch chung. Tuy nhiên, theo Laudato Si’, xem ra các khả năng kiến thức đã đem li nhng tiến b công ngh ln lao cho thế giới hiện đại li t ra bt lc trong vic tìm kiếm nhng phương thc hu hiu để gii quyết nhng vn đ nghiêm trng v môi trường và xã hi (x. LS 164). Laudato Si’ cảnh cáo những gì đang củng cố sự tự mãn và liều lĩnh vô tâm nơi nhân loại, đặc biệt nơi những người mang trách nhiệm lãnh đạo thế giới. Trong khi chúng ta thật sự đã bắt đầu giai đoạn khủng hoảng môi trường, cần những quyết định đúng đắn và can đảm, chúng ta để cho mình bị cám dỗ

để nghĩ rằng điều đang xảy ra thì không hoàn toàn rõ ràng. Xét trên bề mặt, ngoài một vài dấu hiệu ô nhiễm và suy thoái rõ ràng, thì mọi thứ trông không có vẻ gì là nghiêm trọng, và hành tinh có thể tiếp diễn như trước đây. Sự ảo tưởng này đóng vai trò như một giấy thông hành để tiếp tục với lối sống, các mô hình sản xuất và tiêu thụ hiện tại của chúng ta. Đây là cách thế mà con người đang lập mưu để nuôi dưỡng những tệ nạn mang tính tự phá huỷ: cố gắng không nhìn thấy, không nhận biết chúng, trì hoãn những quyết định quan trọng và giả vờ như không có gì xảy ra (LS 59).

Nhận xét và cảnh cáo này của Laudato Si’ làm chúng ta liên tưởng đến lập trường của một số lãnh đạo trên thế giới trước khủng hoảng của đại dịch Covid-19 hiện nay. Vì lợi ích chính trị hay kinh tế, những người này đã không ngần ngại giảm nhẹ hoặc từ chối nhìn nhận mức độ tàn phá và huỷ diệt của đại dịch.[14] Nhưng đại dịch và tai hoạ môi trường không biết đến biên giới chính trị và kinh tế. Đó là điều Laudato Si’ đã cảnh báo trong khi khẩn thiết kêu gọi mọi người xác tín rng chúng ta là mt gia đình nhân loi duy nht, và “không có biên gii hay rào cn, v chính tr hay xã hi, không còn ch cho s vô cm toàn cu đ chúng ta có th n np phía sau” (LS 52). Trước các vấn nạn của môi sinh, Giáo Hội không có ý đưa ra một giải đáp dứt khoát nào, nhưng thông điệp lên tiếng đề nghị thế giới lắng nghe các nhà khoa học để

một cái nhìn thật thẳng thắn vào sự thật là ngôi nhà chung của chúng ta đang rơi vào trong tình trạng hư nát nghiêm trọng. Niềm hy vọng cho chúng ta nhận ra rằng luôn luôn có cách để thoát ra, chúng ta luôn luôn có thể đổi hướng đi, chúng ta luôn luôn có thể làm điều gì đó để giải quyết những vấn đề của chúng ta. Cũng thế, chúng ta có thể nhận biết các dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang đi tới đỉnh điểm, bởi tốc độ thay đổi và sự suy thoái nhanh chóng; những dấu hiệu này rõ ràng hơn ở nơi có những thảm hoạ thiên nhiên quy mô lớn cũng như những nơi khủng hoảng tài chính và xã hội, vì các vấn đề của thế giới không thể được phân tích hay giải thích một cách tách biệt. Có những khu vực giờ đây đang ở trong tình trạng nguy cơ cao, gạt sang một bên tất cả những dự báo về ngày tận thế, thì hệ thống thế giới hiện tại chắc chắn không thể bền vững được trên nhiều quan điểm, vì chúng ta đã không còn suy nghĩ về các mục tiêu của hoạt động con người (LS 61).

Trong cái nhìn này, giá trị hiện thực và tiên tri của Laudato Si’ cần được tiếp tục trân trọng và đào sâu khi nhân loại mỗi lúc càng phải đối diện với các tai hoạ của môi trường do tốc độ tiêu thụ, chất thải và sự biến đổi môi trường đã vượt quá khả năng của trái đất. Những tác động của tình trạng mất cân bằng hiện nay chỉ có thể được giảm thiểu bằng hành động dứt khoát chung của tất cả mọi người ở đây và bây giờ. Như vậy, cách tốt nhất để tiếp cận giáo huấn của Laudato Si’ là suy nghĩ về trách nhiệm của chúng ta trước anh chị em nghèo khổ hiện tại và các thế hệ tương lai, những người đang và sẽ phải gánh chịu hậu quả khốc liệt của cách hưởng thụ vô trách nhiệm của thế hệ nhân loại hiện nay.
      • Hướng Đến Một Ý Thức Hệ Sinh Thái
Nhân loại đã đi qua mt chng đường khá dài ca thế k 21, tuy nhiên, xã hi cũng như Giáo Hi ngày hôm nay đang được vn hành và lãnh đo bi nhng người sinh ra và trưởng thành trong thế k 20, mt thế k được ghi đm nét ca hai cuộc đại chiến cùng với các ý thc h ln[15] vn còn đang nh hưởng đến nhân sinh quan cũng như hệ thống chính trị và kinh tế ca thế giới hin đi. Lịch sử cho thấy các thế lực chính trị phát xuất từ ch nghĩa Quc Gia (Nationalism), trở nên tàn bạo và quá khích trong các ch nghĩa Xã Hi Quc Gia (Nazi - Đc Quc Xã) và chủ nghĩa Phát-Xít (Fascism), đã là nguyên nhân trc tiếp đưa đến các cuc đi chiến tàn phá Âu Châu nói riêng và thế gii nói chung. Tuy nhiên, sau Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945), thế giới thực sự đã được chia thành hai khối, Cộng Sản do Liên Xô dẫn đầu và Tư Bản do Hoa Kỳ lãnh đạo. S đi đu ca ý thc h Tư Bn (Capitalism) và Cng Sn (Communism) đã đóng vai trò quyết đnh cho tình hình chính trị thế giới trong thế k XX, trong đó cuộc chiến Việt Nam (Vietnam War 1954-1975) được xem là một trong các sự kiện tiêu biểu cho sự đấu tranh ý thức hệ này.[16]

Đề cp đến hai ý thc h này không có ý nhn mnh hay phân tích s đúng sai cũng như thắng bại v chính tr giữa Tư Bn và Cng Sn ch nghĩa trong quá khứ hay trong hin ti, trên chính trường quc tế cũng như ti Vit Nam, nhưng chỉ muốn quan sát và nhận định các ý thức hệ qua lăng kính của Laudato Si’. Nói như vậy không có nghĩa rằng chúng ta hoàn toàn lãng quên sự nguy hiểm và rủi ro khi con người nhân danh hay dùng các ý thức hệ quá khích để tranh dành quyền thống trị trên chính trường hay kinh tế của thế giới. Laudato Si’ rất minh bạch khi đề cập đến trách nhiệm chung của các ý thức hệ cho sự suy thoái nhân sinh và môi sinh trong khi kêu gọi sự cộng tác hướng đến công ích:

Chính trị và kinh tế có xu hướng đổ lỗi cho nhau khi đối diện với tình trạng nghèo nàn và suy thoái môi trường. Hy vọng rằng mỗi bên có thể nhận ra được những sai lầm của mình và tìm kiếm hình thức tương tác hướng đến thiện ích chung. Trong khi một số người chỉ bận tâm tới lợi ích tài chính, còn một số khác lại lo duy trì hay gia tăng quyền lực, chắc chắn điều để lại sẽ là những mâu thuẫn và thoả thuận giả dối, trong đó cả hai bên đều không quan tâm đến việc chăm sóc môi trường và bảo vệ những người yếu đuối… (LS 198 – Nhấn mạnh của người viết).

Một s tht hin nhiên cần xác nhận trước khi cùng với Laudato Si’ tiếp tục quan sát và phân tích, là t khi bt đu s v mc t cho Giáo Hi toàn cu ĐTC Phanxicô đã luôn lưu tâm và lên tiếng bênh vc cho mt phn nhân loi b loi tr và b rơi bên l thế gii. Như chúng ta đã thy và đã đ cp, người nghèo đã là đi tượng chính cho mi quan sát và lưu tâm ca Laudato Si’. Điu này có th là nguyên c đ cho nhiu người có cái nhìn chính tr hoá lập trường và giáo hun ca Đc Phanxicô. H nhân danh ý thc hệ này, chủ thuyết nọ đ gán ghép cho ngài lp trường thuc ý thc h khác hay các suy nghĩ có tính cách phe phái chính trị.[17] Thực ra thái độ của ĐTC đối người nghèo phản ảnh giáo huấn của Phúc Âm, không phải là những chủ trương hay khẩu hiệu có tính cách tuyên truyền mị dân của chính trị. Du sao nếu chúng ta đc và quan sát tht k giáo hun ca Laudato Si’, chúng ta s thông cm cho nhng ai hiu lm hay din gii sai giáo hun và lp trường ca ĐTC. Phân tích thông đip, chúng ta nhn ra rng ĐTC mt cách nào đó mun đ cp đến nhng gì vượt lên trên các ý thc h đang điu khin và làm ch cách suy nghĩ cũng như li sng ca con người và xã hi hôm nay. Như chúng ta vừa trưng dẫn số 198 của thông điệp để thấy rằng trong cái nhìn của Laudato Si’ các ý thức hệ cho dù chủ trương thu tóm quyền lực chính trị hay kinh tế cách khác nhau đều đã không bảo vệ môi sinh và người yếu đuối.[18] S 46 ca thông điệp giúp thấy rõ hơn giáo huấn vượt trên các ý thức hệ của Laudato Si’:

 Các chiều kích xã hội của sự thay đổi toàn cầu bao gồm cả những tác động của đổi mới công nghệ trên việc làm, loại trừ xã hội, sự phân phối và tiêu thụ bất bình đẳng nguồn năng lượng và các dịch vụ khác, sự sụp đổ xã hội, bạo lực và những hình thức bạo loạn xã hội mới lan tràn, buôn bán ma túy, tăng cường sử dụng thuốc gây nghiện trong giới trẻ, và đánh mất căn tính. Đây là những dấu hiệu cho thấy sự phát triển của hai thế kỷ vừa qua không toàn diện và không thăng tiến phẩm chất của đời sống. Một số những dấu hiệu này cũng là triệu chứng của suy thoái xã hội thực sự, âm thầm bẻ gãy những mối dây liên kết của sự toàn diện và thống nhất xã hội (LS 46 – Nhấn mạnh của người viết).

Khi đọc những điều mà thông điệp mô tả và gọi đó là những “chiều kích xã hội của sự thay đổi toàn cầu” chúng ta không thể phân biệt được các hiện tượng tiêu cực này thuộc xã hội của thế giới tự do hay các các nước hiện vẫn đang theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi thông điệp phê bình “sự phát triển của hai thế kỷ vừa qua” chúng ta nhận ra cả hai ý thức hệ tư bản và cộng sản đều đã xuất hiện và đóng vai trò quyết định trong chính trường thế giới, bắt đầu từ thế kỷ 19 và đạt đến tột đỉnh trong thế kỷ 20.

Tuy nhiên, nhìn từ mọi khía cạnh cũng như tất cả mọi cách lý luận đều không thể nào giúp bất cứ ai nhận ra khuôn mẫu của một “nhà nước chuyên chính vô sản” nơi xã hội cũng như chính quyền như Trung Quốc hiện tại. Trong thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa để hợp tác với “kẻ thù tư bản” và bước vào thị trường kinh tế tự do của thế giới từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước. Hiện nay Trung Quốc đã vươn tới vị trí đại cường quốc về kinh tế và thương mại của thế giới.[19] Thực vậy, từ một nền kinh tế lạc hậu dựa vào nông nghiệp và một hệ thống xã hội chuyên chính vô sản không chấp nhận tự do sản xuất, Trung Quốc đã tận dụng các lợi thế của lao động rẻ và đồng nội tệ yếu, để lôi kéo các công ty, nhà máy và các ngành công nghệ từ các quốc gia tư bản tiên tiến vào đầu tư và sản xuất tại Trung Quốc, đến nỗi ngày nay Trung Quốc được xem là “công xưởng của thế giới”.[20] Điều này đã tạo nên quá trình phát triển vượt bực của Trung Quốc hơn 40 năm qua và hiện đang biến Trung Quốc thành đối thủ chính về kinh tế và thương mại của Hoa Kỳ. Trước khi đại dịch Covid bùng nổ, một cuộc chiến đã bắt đầu giữa hai cường quốc kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc, lần này không phải là chiến tranh ý thức hệ hay quân sự, nhưng là chiến tranh thương mại.[21] Đại dịch và chiến tranh thương mại đang làm giảm tốc độ tăng trưởng và làm cho con đường để trở thành siêu cường quốc kinh tế của Trung Quốc khó khăn hơn, nhưng đồng thời cũng đe doạ vai trò lãnh đạo và tiềm năng phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ trên thị trường tự do thế giới.[22]

Những quan sát và nhận định này cho chúng ta thấy lý do tại sao nơi Laudato Si’ người ta không tìm thấy sự phân biệt hay lằn mức rõ ràng giữa hai ý thức hệ “tư bản” hay “cộng sản” liên quan đến sự suy thoái xã hội đạo đức và môi trường đang tạo nên các tại hoạ thiên nhiên đe doạ sự sống còn của trái đất và nhân loại. Thực sự, trong cái nhìn của thông điệp, tư bản và cộng sản, xét như các ý thức hệ, đã trộn lẫn, nếu không muốn nói là liên kết với nhau trong một ý thức hệ mới - Ý Thức Hệ Thị Trường (Ideology of Market)[23] - đã xuất hiện và trở thành nền tảng chung trên đó nền công nghệ của các đại cường quốc kinh tế (tư bản hay cộng sản) cùng vận hành. Cho dầu tạo sự đồng thuận chung sống hay gây nên mâu thuẫn lợi ích trong các cuộc chiến thương mại, ý thức hệ thị trường, như chúng ta đã đề cập, liên kết chặt chẽ với văn hoá loại bỏ để kích hoạt cho mô hình sản xuất cũng như tiêu thụ tự do vô giới hạn. Hậu quả, như thông điệp đã phân tích là khi nhanh chóng biến mọi thứ thành rác rưởi, ý thức hệ mới này tạo nên điều mà thông điệp gọi là món nợ môi trường (x. LS 51). Trong bối cảnh này, Laudato Si’ là một tiếng chuông báo động đúng lúc của Giáo Hội trước các chiều kích nguy hại của ý thức hệ thị trường trong quan hệ với môi sinh và nhân sinh cho toàn thế giới, đặc biệt những khu vực nghèo đang bị khai thác hay thậm chí căn tính của các cộng đồng địa phương cũng đang biến mất nhường chỗ cho quyền thống trị của thị trường công nghệ:

Nhiều hình thức khai thác và hạ giá môi trường không chỉ làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên đang cung cấp kế sinh nhai cho các cộng đồng địa phương, mà còn xoá bỏ những cấu trúc xã hội đã hình thành nên bản sắc văn hoá, cảm thức về ý nghĩa cuộc sống và cộng đồng trong một thời gian dài. Sự biến mất của một nền văn hoá có thể nghiêm trọng như hoặc hơn sự biến mất của một số chủng loại thực vật hay động vật. Áp đặt một lối sống thống trị gắn liền với một hình thức sản xuất nhất định cũng nguy hại như làm thay đổi các hệ sinh thái (LS 145).

Thông điệp thức tỉnh người tin cũng như kẻ không tin trong một đồng thuận rằng trái đất phải là gia sản chung, hoa lợi của trái đất phải dành cho mọi người. Thiên Chúa ban tặng trái đất cho toàn thể nhân loại vì sự tồn tại của tất cả các thành viên, không loại trừ hay ưu tiên cho bất kỳ ai. Trên nền tảng này, tư hữu hoá hay “quốc hữu hoá” tuyệt đối cho một mục tiêu cá biệt đều không thể chấp nhận. Truyền thống Kitô giáo chưa bao giờ nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân là tuyệt đối hay bất khả xâm phạm, và đã từng nhấn mạnh đến mục đích xã hội của tất cả mọi hình thức sở hữu tư nhân. Mọi hình thức phát triển phải bao gồm cá nhân và xã hội, kinh tế và chính trị, quyền của các quốc gia và dân tộc. Mọi của cải của trái đất và tài sản thiên nhiên phải phục vụ mục đích phổ quát mà Thiên Chúa đã trao phó cho chúng. Sẽ là một thực tại bất công khi chỉ một bộ phận nhỏ nhân loại được hưởng quà tặng và huê lợi này của Thiên Chúa (x. LS 93). Hệ quả thực tiễn của các xác tín này là phẩm giá và quyền lợi của người nghèo cũng như các tài sản thiên nhiên của quốc gia nghèo phải được tôn trọng đúng mức. Không một quyền lực nào, dù kinh tế hay chính trị, có thể làm tổn hại đến quyền lợi nhân sinh và sinh thái của con người, đặc biệt những nghèo và bị bỏ rơi (x. LS 93).

Tuy nhiên, một sự thực hiển nhiên mà mọi người đều nhìn thấy nhưng không ai dám phán đoán hay lên tiếng, đó là sc mnh v sn xut công ngh và th trường to ln ca các đi cường quc kinh tế đã trao cho các chính quyn này nhng quyn lc để thao túng trên chính trường quốc tế. [24] Trước vấn nạn này, Laudato Si’ là một tiếng nói can đảm và cần thiết của Huấn Quyền khi Đức Thánh Cha đã không ngần ngại phân tích các hình thức của việc các đại cường quốc công nghiệp dùng sức mạnh kinh tế thị trường để bảo vệ cho các chính sách bất công làm hại đến môi sinh và nhân quyền của con người, đặc biệt người nghèo. Trong khi vẫn luôn nhấn mạnh rằng Giáo Hội không có ý định giải quyết những vấn đề khoa học, cũng không thay thế chính trị, thông điệp kêu mời “một cuộc tranh luận thẳng thắng và rõ ràng, để những nhu cầu đặc biệt và các ý thức hệ không làm tổn hại đến công ích” (LS 188). Trước vấn nạn lạm dụng quyền lực của thương mại kinh tế chống lại nhân sinh và môi sinh, thông điệp đã thẳng thắn lên tiếng kêu gọi:

Chính trị không được lệ thuộc vào kinh tế, cũng như kinh tế không lệ thuộc vào mệnh lệnh của mô hình kỹ thuật toàn trị chạy theo hiệu quả. Ngày nay, với quan điểm về thiện ích chung, cần gấp rút phải có các chính sách và nền kinh tế thích hợp để bước vào cuộc đối thoại thẳng thắn về việc phục vụ sự sống, đặc biệt là sự sống con người… Sản xuất không phải lúc nào cũng hợp lý và thường gắn liền với những biến thiên kinh tế quy định cho sản phẩm một giá trị không tương ứng với giá trị thật sự. Điều này dẫn đến sản xuất một số mặt hàng quá nhiều, với những tác động không cần thiết lên môi trường và với những kết quả tiêu cực cho nền kinh tế khu vực. Bong bóng tài chính cũng có xu hướng trở thành bong bóng sản xuất. Không thể giải quyết triệt để vấn đề của nền kinh tế thực, tuy nhiên nền kinh tế thực sẽ tạo sự đa dạng và tiến bộ trong khả năng sản xuất, giúp các công ty vận hành tốt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển và tạo ra công ăn việc làm (LS 189).

Theo phân tích này của thông điệp, các mô thức sn xut qui mô lớn của công nghệ thời đại để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường toàn cầu chính là nguyên nhân chính của các tác động tiêu cực cho môi trường. Thời gian đã đủ dài và tình trng hin ti ca thế gii làm con người hôm nay không còn tin tưởng mù quáng vào mt ngày mai tươi sáng da trên nhng tiến b khoa hc và công nghệ. Theo thông đip nếu “kiến trúc phn ánh tinh thn ca mt thi đi, thì các cơ cu hàng lot và các dãy căn h xám xt th hin tinh thn ca ngành công ngh toàn cu hoá, trong đó mt dòng lũ liên tc ca nhng sn phm mi cùng tn ti vi mt s đơn điu t nht…” (LS 113). Trong cái nhìn này, đ giúp con người hôm nay vượt thoát khỏi sự đơn điệu tẻ nhạt của một cuộc sống bị đóng khung trong các sản phẩm của công nghệ, thông điệp cũng đã nhắc để con người hôm nay thấy rằng các ý thức hệ trong dòng lịch sử với những triết thuyết khác nhau, đều đã hứa hẹn một tương lai hạnh phúc mà con người ngày hôm nay không còn tin tưởng nữa (x. LS 113). Cũng vậy với ý thức thệ thị trường, viễn cảnh tốt đẹp đã mở ra cho nhân loại ở buổi bình minh của thời đại kỹ nghệ là một xã hội phát triển với văn minh kỹ thuật tạo phúc lợi cho mọi người. Tuy nhiên, thực tế hôm nay đã cho thấy tiến trình công nghệ hoá trước hết đã không tạo được môi trường sống hài hoà giữa con người thiên nhiên, khi thiên nhiên bị sử dụng thái quá hay lạm dụng một cách vô trách nhiệm và ích kỷ cho các mục đích phát triễn công nghệ. Nhưng thực tế tệ hại nhất, theo thông điệp, là sự bất bình đẳng giữa con người cũng tăng theo với sự phát triển của kinh tế thị trường. Trong các xã hội hiện tại, cả những nơi chủ trương tư hữu cũng như những nơi theo định hướng xã hội, hiện tượng này, mỗi lúc một rõ rệt, là một số người bị đẩy vào sự nghèo nàn tuyệt vọng và hèn hạ mà không có lối thoát, trong khi một thiểu số lại không biết phải làm gì với tài sản của họ.[25] Thay vì chia sẻ với đồng loại họ kiêu căng khoe khoang sự chiếm hữu trỗi vượt này với sự tiêu xài phung phí. (x. LS 90). Điều này thực ra không có gì mới. Karl Marx đã mô tả và phê bình hiện tượng này của xã hội chủ trương tư hữu tuyệt đối trong cuốn Tư Bản Luận (Das Kapital) xuất bản tại Đức năm 1867.[26] Chính ý thức hệ thị trường đã mở rộng và toàn cầu hoá hiện tượng này, và theo Laudato Si’, nếu “điều đó có ở khắp nơi thì có lẽ nó sẽ phá huỷ hành tinh này” (LS 90).[27]

Thực ra, các thế hệ đều có những quan hệ tích cực và tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thế giới. Trong lịch sử cận đại, với các chủ nghĩa Đế Quốc và Thực Dân, các nước mạnh dùng vũ khí và quyền lực để khai thác và chiếm hữu của cải, tài sản thiên nhiên của các nước thuộc địa.[28] Dầu sao hậu quả tàn phá đối với môi trường vẫn còn giới hạn trong giai đoạn lịch sử này. Hiện nay, nấp bóng ý thức hệ thị trường chủ trương tự do sản xuất và tiêu thụ, sự hoán chuyển tài nguyên của cải đã trở thành sự lạm dụng có hệ thống tài nguyên thiên nhiên tại các miền hay các quốc gia nghèo và mức độ tàn phá môi sinh đã trở nên không còn kiểm soát được. Đứng trước tình trạng mỗi lúc một đáng lo ngại này, Laudato Si’ lên tiếng cảnh báo:

Sự bất bình đẳng không chỉ tác động đến cá nhân mà còn đến toàn bộ các quốc gia; nó mời gọi chúng ta xem xét các giá trị đạo đức trong mối quan hệ quốc tế. Một “món nợ môi sinh” thực sự đang tồn tại, đặc biệt là giữa bán cầu nam và bán cầu bắc, liên kết những bất quân bình về thương mại với những tác động đến môi trường, và việc sử dụng không phù hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên của một số quốc gia cụ thể trong một thời gian lâu dài. Việc xuất khẩu các nguyên liệu thô để thoả mãn các thị trường công nghiệp phía bắc gây nguy hại đến địa phương, như đã nhắc đến vấn đề ô nhiễm thủy ngân trong việc khai thác vàng hay ô nhiễm ôxít lưu huỳnh trong việc khai thác đồng… (LS 51).

Tuy nhiên, cảnh báo hậu quả khó lường của nền công nghệ và thị trường tiêu thụ không có nghĩa rằng Laudato Si’ chối bỏ việc nhân loại đã bước vào một kỷ nguyên mới, trong đó trình độ chuyên môn kỹ thuật đã tạo nên những làn sóng thay đổi lớn lao. Thông điệp xác định khoa học và công nghệ là những sản phẩm kỳ diệu của sự sáng tạo Thiên Chúa ban tặng và con người trân trọng đón nhận với lòng biết ơn mọi sự tiến bộ này (x. LS 102). Chính khoa học công nghệ tạo ra những phương tiện quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp phát minh vẻ đẹp nhân bản toàn bích (x. LS 103). Điều thông điệp muốn cảnh báo đó là khoa học công nghệ một khi tạo sự tiến bộ thì cũng gia tăng quyền lực cho con người,[29] nhưng sự tiến bộ của công nghệ lại không đi cùng với sự lớn lên về trách nhiệm, các giá trị và lương tâm. Điều này làm cho

con người không hoàn toàn tự chủ. Sự tự do của chúng ta mờ nhạt khi đầu hàng những thế lực mù quáng của sự vô thức, những nhu cầu tức thời, vụ lợi và bạo lực. Theo nghĩa này, chúng ta thật trần trụi và phơi bày ra trước quyền lực ngày càng tăng của chúng ta, nhưng lại thiếu điều cần thiết để kiểm soát nó. Chúng ta có những cơ chế bề ngoài nhất định, nhưng chúng ta không có một nền đạo đức, một nền văn hoá và linh đạo có ý nghĩa đúng đắn có thể đặt ra những giới hạn và dạy cho chúng ta sự giới hạn bản thân cách rõ ràng. (LS 105)

Quyền lực của khoa học kỹ thuật hay sự toàn trị của công nghệ trên thị trường hiện nay được Laudato Si’ gọi là toàn cầu hoá mô hình kỹ thuật toàn trị (globalization of the technocratic paradigm).[30] Với mô hình kỹ thuật toàn trị trong ý thức hệ thị trường, con người nhìn tha nhân và vũ trụ qua lăng kính của tiện ích, năng suất và hiệu quả — phủ nhận các phẩm giá hoặc giá trị tự tại nơi con người và nơi công trình sáng tạo. Như vậy, mô hình này xem thường hay bỏ qua những câu hỏi từng đặt ra cho các nhà triết học — những câu hỏi liên quan đến mục đích cuối cùng hoặc mục đích cuối cùng của cuộc đời con người. Thay vì cân nhắc đến mục đích, nó tập trung hạn chế vào các phương tiện — hay chính xác hơn, nó biến các phương tiện trở thành mục đích cuối cùng. Một khi cắt đứt hoạt động của con người khỏi mục đích thực, mô hình kỹ thuật toàn trị đề cao sức mạnh của con người, biến công trình sáng tạo thành đối tượng bên ngoài để sở hữu, làm chủ và biến đổi. Trong cách diễn tả của thông điệp thì con người thời kỹ thuật toàn trị

đặt bàn tay mình trên mọi s, cố gắng rút lấy mọi sự có thể từ chúng, trong khi thường xuyên phớt lờ hoặc lãng quên thực tại trước mắt chúng ta. Con người và vật thể vật chất không còn đưa bàn tay thân thiện ra cho nhau nữa; mối quan hệ trở nên đối đầu. Như thế càng dễ chấp nhận ý tưởng về sự tăng trưởng vô biên hoặc vô hạn, là điều rất hấp dẫn đối với các nhà kinh tế, tài chính và các chuyên gia công nghệ. Nó dựa trên sự lừa dối rằng có một nguồn cung cấp vô biên các tài sản của trái đất, và dẫn đến việc hành tinh đang bị vắt cạn vượt quá mọi giới hạn. Thật lầm lạc khi quan niệm rằng luôn sẵn có một nguồn năng lượng và nguồn tài nguyên vô biên, có thể tái tạo cách nhanh chóng, và những tác động tiêu cực của việc khai thác trật tự thiên nhiên có thể được hoá giải cách dễ dàng (LS 106 – Nhấn mạnh của người viết).

Trong mô hình kỹ thuật toàn trị, kinh tế chấp nhận mọi sự tiến bộ trong công nghệ miễn là có lợi nhuận, mà không quan tâm đến ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của nó trên con người. Vẫn có một niềm tin cho rằng nền kinh tế và công nghệ hiện tại sẽ giải quyết mọi vấn đề của môi trường, nói chung là các vấn đề về đói nghèo toàn cầu sẽ được giải quyết đơn giản bằng sự tăng trưởng thị trường. Tuy nhiên, thị trường không thể đảm bảo sự phát triển con người toàn diện và sự hòa nhập xã hội (x. LS 109). Đó chính là mối tương quan nghịch lý của mô hình kỹ thuật toàn trị và học thuyết Quy Nhân Hiện Đại (Modern Anthropocentrism) nhìn trong toàn bộ ý thức hệ thị trường. Một khi con người tự tách mình ra khỏi thực tại và hành xử bằng sự thống trị tuyệt đối trên thiên nhiên, các nền tảng chính yếu của cuộc sống bắt đầu suy sụp. Con người lúc đó thay vì thực thi vai trò của mình như là người cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo, lại tự đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa và kích động một cuộc nổi loạn của thiên nhiên. Theo Laudato Si’ tình trạng này đưa tới “căn bệnh tâm thần phân liệt kinh niên”

trong đó tồn tại đồng thời hai thái cực, một đàng là tôn vinh mô hình kỹ thuật toàn trị không nhìn nhận giá trị nội tại của các hữu thể thấp hơn và đàng khác là không nhìn nhận bất kỳ giá trị đặc biệt nào nơi nhân loại. Nhưng người ta không thể tách lìa khỏi nhân loại. Không thể canh tân mối tương quan của chúng ta với thiên nhiên mà không canh tân chính nhân loại. Sẽ không có sinh thái học nếu không có một ngành nhân chủng học đầy đủ. Khi con người bị xem như một thực thể trong số những thực thể khác, là sản phẩm tình cờ hay của định mệnh vật lý, thì toàn bộ cảm thức trách nhiệm của chúng ta sẽ tan biến... (LS 118)

Tuy nhiên, theo Laudato Si’, với một nhân chủng học quân bình đầy đủ, con người luôn có khả năng và tự do để giới hạn và định hướng công nghệ, bắt nó phục vụ một kiểu tiến bộ khác, lành mạnh hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, toàn diện hơn. Con người có thể thoát ra khỏi mô hình kỹ thuật toàn trị hiện nay bằng việc nâng đỡ các hình thức sản xuất nhỏ áp dụng những phương tiện sản xuất ít gây ô nhiễm hơn, chọn lựa lối sống không tiêu thụ, sự vui tươi và cộng đồng. Khi công nghệ được định hướng theo đường hướng nhân bản và sinh thái, cuộc sống mọi người sẽ phong phú và ít khổ cực hơn. Nền tảng cho viễn cảnh hứa hẹn này chính là một “nhân loại đích thực dường như vẫn đang cư ngụ ngay giữa nền văn minh công nghệ của chúng ta, dù hầu như mọi người không nhận ra, đang mời gọi một tổng hợp mới như một giọt sương nhẹ nhàng thấm bên dưới một cánh cửa đóng kín…” (LS 112 – Nhấn mạnh của người viết). Nhận xét nhẹ nhàng và đầy nét thơ nhạc này của Laudato Si’ sau tất cả những quan sát và phân tích nhiều lúc rất bi quan cho trạng huống hiện tại của nhân loại sau hai thế kỷ tiến bộ của khoa học và công nghệ, tạo cảm hứng để nhân loại hôm nay có thể

can đảm bắt đầu một cuộc cách mạng văn hoá. Khoa học và kỹ thuật không hề trung dung; ngay từ khởi đầu đến tận cùng của một tiến trình, nhiều ý định và những khả thể xuất hiện và có thể mang lấy những hình dạng khác nhau. Không ai đ ngh chúng ta tr v thi kỳ Đ Đá, nhưng chúng ta thc s cn phi chm li và nhìn vào thc ti mt cách khác, đ trân trng s tiến b tích cc và bn vng đã được thc hin, nhưng cũng đ khôi phc các giá tr và các mc tiêu ln đã b b qua bi nhng o tưởng vô hn ca chúng ta v s vĩ đi[31]… (LS 114 – Nhấn mạnh của người viết)

Trước đại dịch có lẽ không ai để ý đến lời kêu gọi “cần phải chậm lại” của Laudato Si’ và chúng ta cũng không mường tượng là những gì cần phải chậm lại, phải chậm ra sao và ở tốc độ nào… Nhưng thế giới hôm nay dường như đang chuyển động theo tốc độ “chậm lại” mà thông điệp mời gọi.[32] Thực sự trong viễn cảnh hướng đến sự đổi mới đạo đức nhân sinh cũng như phục hồi môi trường sinh thái, Laudato Si’ đã không trình bày hay giới thiệu một cách có hệ thống rõ ràng một học thuyết, cũng không cổ võ rầm rộ hay đặt tên cho một ý thức hệ mới nào, Laudato Si’ chỉ muốn hướng tâm trí của con người hiện đại đến một cách suy nghĩ và hành động mới dựa trên Mạc Khải và Kinh Thánh để có thể trao ban cho nhân loại cũng như trái đất một tương lai hy vọng. Thông điệp kêu gọi

khai triển một tổng hợp mới có khả năng vượt thắng được những biện chứng sai lầm của hai thế kỷ vừa qua. Trung thành với căn tính và kho tàng sự thật phong phú được lãnh nhận từ Đức Giêsu Kitô, Kitô giáo tiếp tục suy tư về những vấn đề này trong cuộc đối thoại hữu hiệu với các hoàn cảnh lịch sử đang biến đổi. Như thế, Kitô giáo biểu lộ được sự mới mẽ vĩnh cửu của mình (LS 121 – Nhấn mạnh của người viết).

Chúng ta thấy thông điệp nói đến một tổng hợp mới (new synthesis) cho một sinh thái học toàn diện. Từ ngữ này đã xuất hiện trong số 112 (như chúng ta đã trích dẫn), nhưng ở đây ĐTC lập lại để xác nhận rằng tổng hợp mới này sẽ chuyển tải nội dung chính của Huấn Quyền về sinh thái. Tổng hợp mới mà Huấn Quyền khai triển hướng đến một Ý Thức Hệ Sinh Thái.[33] Đi ngược lại với ý thức hệ thị trường là một ý thức hệ khai trừ, từ người nghèo (x. LS 49), đến thiên nhiên (x. LS 85) và cả Thiên Chúa (x. LS 224), ý thức hệ sinh thái là một ý thức hệ bao gồm và toàn diện[34].

Theo mô hình của linh đạo Phanxicô, ý thức hệ sinh thái toàn diện mời gọi con người mở lòng ra cho các chủng loại và hiệp thông với toàn thể công trình sáng tạo. Khi tiếp cận thiên nhiên và môi trường với tâm hồn mở rộng cho sự thán phục và ngưỡng mộ, khi nói ngôn ngữ của tình huynh đệ và của vẻ đẹp trong các mối tương quan với thế giới, thái độ của con người sẽ không còn là thái độ của chủ nhân, của người tiêu thụ và khai thác không biết mệt mỏi. Ý thức hệ sinh thái đem lại cho con người sự tự chế và lưu tâm đến mọi tạo vật đang hiện hữu chung quanh.[35] Nó hoán cải tâm hồn con người để có thể chiêm ngắm thế giới như một mầu nhiệm đầy vui tươi bằng niềm hoan hỷ và lời ca tụng (x. LS 12).

Để củng cố nền tảng cho ý thức hệ sinh thái, thông điệp cũng mời gọi con người hôm nay học hỏi với truyền thống của đời sống đan viện nguyên thuỷ gắn liền với hai yếu tố chính là cầu nguyện và lao động (ora et labora). Nhìn nhận lao động tay chân có ý nghĩa thiêng liêng là một cuộc cách mạng thực sự của Kitô giáo, được gợi hứng và theo khuôn mẫu 30 năm ẩn dật của Đấng Cứu Thế tại Nazareth. Thăng tiến và thánh hoá người lao động trong nhịp điệu của làm việc và cầu nguyện là một kinh nghiệm giúp để giữ cho mối tương quan của con người với thiên nhiên điều độ lành mạnh, nói cách khác con người được huấn luyện để qua lao động biết bảo vệ và tôn trọng môi trường cách hoàn hảo nhất (x. LS 126).

Trong quan điểm con người được tạo dựng với ơn gọi làm việc, Laudato Si’ xác định làm việc là cần thiết cho cuộc sống trên trái đất này và là con đường cho sự trưởng thành, sự phát triển nhân loại và sự thành toàn cá nhân. Người nghèo không phải chỉ cần tiền để vượt qua sự túng thiếu nhưng phải giúp họ có một cuộc sống tràn đầy nhân phẩm ngang qua công việc. Thông điệp cảnh cáo định hướng của nền kinh tế công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất do cắt giảm lượng công nhân và thay thế con người bằng máy móc các loại. Đây là hành động chống lại chính con người, bởi vì tránh không đầu tư vào con người, để đạt được những khoản lợi tài chính trước mắt, là kiểu kinh doanh tồi tệ đối với xã hội (x. LS 128).[36]

Ý thức hệ sinh thái cũng đề nghị xét lại và sửa đổi các hình thức sản xuất qui mô do mô hình kỹ thuật toàn trị tạo nên trong thị trường tự do. Sản xuất lớn đòi hỏi thị trường lớn, và để giữ thị trường cũng như giá cả, số lượng hàng dư, trong đó có lương thực như thông điệp đã đề cập, phải bị tiêu huỷ. Cả việc sản xuất qui mô cũng như sự biến hàng hoá thành rác rưởi đều động chạm đến quyền lợi của người nghèo và thiên nhiên. Để sửa lại hình thức lãng phí bất công này, ý thức hệ sinh thái cổ võ mt nn kinh tế

chuộng sự đa dạng sản xuất và sự sáng tạo trong kinh doanh. Ví dụ, có nhiều hệ thống sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ khác nhau để nuôi sống phần lớn các dân tộc trên thế giới, sử dụng một khoản đất khiêm tốn và tạo ra ít chất thải, hoặc ở những mảnh đất nông nghiệp nhỏ, trong các vườn hoa và các vườn trái cây, việc săn bắn và khai thác lâm sản, hay thu hoạch thủy sản. Các nền kinh tế có quy mô lớn, đặc biệt trong lãnh vực nông nghiệp sẽ làm cho những nông dân nhỏ phải bán đất hoặc bỏ các loại cây trồng truyền thống của h… Các nhà chức trách có quyền và nghĩa vụ áp dụng những biện pháp rõ ràng và vững chắc để hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ và đa dạng hóa sản xuất. Để đảm bảo sự tự do kinh tế cho tất cả mọi người đều có thể hưởng lợi cách hiệu quả, đôi khi cần phải áp đặt những hạn chế trên những người đang sở hữu nguồn tài nguyên và sức mạnh tài chính lớn. Tuyên bố tự do kinh tế trong khi những điều kiện thực tế ngăn chặn nhiều người tham gia vào nền kinh tế ấy và các khả năng việc làm tiếp tục bị xiết lại, sẽ trở thành một lối nói hàm hồ gây điều tiếng xấu cho các chính sách. Kinh doanh là một ơn gọi cao quý khi theo định hướng tạo ra sự giàu có và cải thiện thế giới, nó có thể là một nguồn thịnh vượng dồi dào cho những vùng nó hoạt động, nhất là khi nó tạo ra việc làm như một phần thiết yếu của sự phục vụ công ích… (LS 129 – Nhấn mạnh của người viết).

Ý thức h sinh thái gn lin vi khái nim v thin ích chung, là nguyên tc đo đc xã hi trng tâm và thng nht đ tạo điu kin cho các nhóm xã hi và các thành viên cá th đt đến s thành toàn ca h mt cách tương đi hoàn ho và d dàng. Trong hoàn cnh hin ti ca xã hi toàn cu, nhng bt công tn ti và s người b tước đot nhân quyn cơ bn và b loi tr gia tăng, nguyên tc thin ích chung lp tc tr thành mt mnh lnh liên đi và chn la ưu tiên cho người nghèo kh trong s anh ch em ca chúng ta. Chn la này đòi hi phi nhìn nhn mi ca ci trên thế gii đu có đích đim chung, điu này trước hết đòi phi trân trng phm giá ca người nghèo dưới ánh sáng ca nhng xác tín sâu thm nht ca chúng ta trong tư cách là người tín hu. Chúng ta ch cn nhìn xung quanh s thy rng, ngày nay, chn la này thc s là mnh lnh đo đc thiết yếu đ đt ti thin ích chung cách hu hiu (x. LS 158). Trong ý thức hệ sinh thái, khái niệm về thin ích chung cũng m rng ti các thế h tương lai. Trong nhãn quan này, Laudato Si’ nhắc nhở thế hệ nhân loại hôm nay nhớ rằng

thế giới là một quà tặng đã được lãnh nhận cách nhưng không thì cũng phải chia sẻ với những người khác cách nhưng không. Vì thế giới đã được trao ban cho chúng ta, nên chúng ta không thể nhìn thực tại một cách thực dụng thuần tuý, trong đó hiệu quả và năng suất chỉ hướng đến lợi ích cá nhân. Sự liên đới giữa các thế hệ không mang tính tùy chọn, nhưng nó là một vấn đề căn bản của công bằng, vì thế giới mà chúng ta đã lãnh nhận cũng thuộc về những người sẽ đến sau chúng ta… Một sinh thái học toàn diện sẽ mang tầm nhìn rộng lớn này (LS 159).

Laudato Si’ quay về lại với nền tảng Thánh Kinh để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phi là Thiên Chúa và trái đt đã có trước chúng ta và đã được ban tng cho chúng ta. Ý thức hệ sinh thái giúp chúng ta hiểu đúng về trình thut Sáng Thế khi Chúa trao ban cho con người quyền “thống trị mặt đất” (Stk 1:28). Đã có một giải thích sai lạc về mệnh lệnh này như mt s thng tr tuyt đi của con người trên các loài th to khác.[37] Thông điệp mời gọi đọc lại các bn văn Kinh Thánh trong toàn bộ bối cảnh của chúng. Khi đặt con người vào vườn Địa Đàng “đ cày cy và canh gi đt đai” (Stk 2:15), Thiên Chúa muốn con người trong khi cày cấy canh tác, tìm của ăn từ đất đai thì cũng phải biết

chăm sóc, bảo vệ, giám sát và duy trì. Điều này hàm chứa một mối tương quan có trách nhiệm hỗ tương giữa con người và thiên nhiên. Mỗi cộng đồng có thể lấy từ sự rộng lượng của trái đất bất cứ điều gì cần thiết cho sự tồn tại của mình, nhưng cộng đồng ấy cũng có nghĩa vụ bảo vệ trái đất và đảm bảo sự dồi dào phong phú của trái đất cho các thế hệ kế tiếp. “Chúa làm chủ trái đất” (Tv 24,1); “trái đất và muôn loài trong đó” (Đnl 10,4) đều thuộc về Ngài. Do đó Thiên Chúa từ khước mọi tuyên bố sở hữu tuyệt đối: “Đất thì không được bán đứt, vì đất là của Ta, còn các ngươi chỉ là ngoại kiều, là khách trọ nhà Ta”… (LS 67)

Ý thức hệ sinh thái như vậy đòi buộc chúng ta, những người được uỷ quyền để làm chủ và khai thác trái đất, cũng phải học với Đấng Tạo Thành tấm lòng yêu thương và săn sóc cho hết mọi loài thọ sinh. Muốn thế chúng ta phải xác tín với tác giả sách Khôn Ngoan rằng:

“Chúa yêu thương mi loài hin hữu,
không ghê tởm bt cứ loài nào Chúa đã làm ra,
vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chng dựng nên”
(Khôn ngoan 11:24).
      • Linh Đạo Sinh Thái Trong Tâm Thức Việt
Có lẽ bt c người Vit nào yêu phong cảnh hữu tình của quê hương và biết thưởng thức thi ca đu nhớ và thích bài Qua Đèo Ngang ca Bà Huyn Thanh Quan, [38] một nữ sĩ sống đầu thế kỷ 19:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen lá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.

Bài thơ nỗi tiếng này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, nghĩa là bài thơ còn bốn câu nữa, nhưng chỉ bốn câu đầu đã vẽ xong một bức tranh toàn bích nơi đó hiện diện đầy đủ nét tuyệt vời của thiên nhiên cũng như vẻ đẹp đơn sơ của cuộc nhân sinh Việt. Sống trước nữ sĩ hơn ba thế kỷ, Bạch Vân Cư Sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm[39] cũng đã để lại cho hậu thế một thi phẩm nói đến sự gắn bó với thiên nhiên của các bậc hiền triết Việt. Bài Cảnh Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho chúng ta thấy sự thân thiện và hoà hợp của tâm hồn Việt với sự tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ:

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào,
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao,
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao,
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quí tựa chim bao.

Nhưng thực ra không phải chỉ các nữ sĩ, cư sĩ mới biết gần gũi và tận hưởng những thú vị của thiên nhiên. Ca dao tục ngữ và văn chương bình dân Việt là kho tàng chứa đựng khung cảnh làng mạc xinh xắn mà người dân quê yêu mến, với mưa thuận gió hoà, mọi người sung sướng làm lụng trong bầu khí an lành trật tự, lòng người dân quê không còn ham muốn gì hơn nữa…

Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long.
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.
Vụ năm cho đến vụ mười,
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Trời ra gắng, trời lặng về,
Ngày ngày, tháng tháng, nghiệp nghề truân chuyên…

Cuộc sống thôn quê bình dị tiến hành với một nhịp đều đều, tháng này qua tháng khác theo cách thức cổ truyền nhưng không nhàm chán bời vì:

Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
Ai ai cùng vợ cùng chồng,
Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay!
Tháng năm gặt hái đã xong,
Nhờ Trời một mẫu năm nong thóc đầy…

Đây chính là khung cảnh để hiểu thế nào là “Thiên thời địa lợi nhân hoà”[40] trong tâm thức và văn hoá Việt. Luống đất cày đã là nơi người dân quê đầu tư bao tâm lực và cũng là nơi họ đặt tất cả hy vọng và lẽ sống. Đó là lý do chỉ một ngọn nắng vừa phải, một cơn mưa đúng lúc cũng đủ làm nẩy sinh một nguồn vui hồn nhiên, một niềm hân hoan tràn ngập để thúc giục người dân vui trong cảnh chồng cày vợ cấy chờ đợi mùa gặt hái mà kết quả là “nhờ Trời”. Như vậy cuộc hiện sinh và văn hoá Việt nguyên thuỷ phản ảnh vẻ đẹp sinh thái và chính là vùng đất tốt để hạt mầm của linh đạo sinh thái sinh hoa kết quả. Nếu nét đẹp sinh thái này hôm nay trở nên xa lạ và hoa trái của linh đạo sinh thái đã không phát triển hay biến mất trong môi trường và tâm linh Việt, Laudato Si’ mời gọi người tín hữu Việt xét lại trách nhiệm cũng như sự đóng góp, tích cực và tiêu cực của mình cho sinh thái Việt.[41]

Trước khi kết thúc, trong phần cuối này, chúng ta sẽ nhìn lướt qua về vai trò của Kitô giáo đối với sinh thái Việt. Thực vậy, linh đạo sinh thái của Laudato Si’ gợi hứng để chúng ta ôn lại cuộc gặp gỡ giữa văn minh Kitô Giáo và văn hoá Việt trong quá khứ, cũng như quan sát xem những gì người tín hữu Việt có thể đóng góp để bảo tồn và phát triển nét đẹp của thiên nhiên và sinh thái Việt. Chính linh đạo sinh thái sẽ giúp để khi xác tín rằng

mỗi người là một hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta không được coi nhẹ sự thật là mỗi thụ tạo đều có một mục đích riêng của nó. Không có gì là vô ích. Toàn bộ vũ trụ vật chất nói về tình yêu của Thiên Chúa, lòng trìu mến vô biên của Ngài dành cho chúng ta. Đất, nước, núi non: mọi thứ đều là một sự âu yếm của Thiên Chúa, như nó đã là. Lịch sử về tình bằng hữu của chúng ta với Thiên Chúa luôn luôn gắn liền với những địa điểm đặc biệt, có ý nghĩa cá nhân một cách mãnh liệt; tất cả chúng ta đều nhớ những nơi chốn, việc đi thăm lại những chốn ký ức này là điều rất tốt đối với chúng ta. Bất cứ ai đã lớn lên trên những ngọn đồi hoặc ngồi uống nước bên dòng suối, hoặc vui chơi ngoài trời ở các quảng trường, mỗi khi trở lại những nơi này đều là một cơ hội để khôi phục một điều gì đó thực sự của riêng bản thân họ (LS 84 – Nhấn mạnh của người viết).

Trong lịch sử truyền giáo của Giáo Hội có một câu chuyện nghe có vẻ đơn sơ nhưng có một ý nghĩa rất quan trọng cho việc rao giảng sứ điệp Phúc Âm cho các nền văn hoá khác nhau. Câu chuyện kể là vào năm 601 ĐGH Gregorio Cả (540-604)[42] đã gởi cho tu viện trưởng Mellitus chuẩn bị lên đường tham gia công cuộc truyền giáo cho dân tộc Anglo Saxon (Anh) đang được điều hành bởi thánh Augustine (Canterbury). Trong bức thư này thánh Gregorio Cả muốn Mellitus cho thánh Augustine biết ý định của ngài là các đền thờ ngoại giáo nơi các ngẫu tượng từng được dân chúng thờ lạy, không nên bị đập phá. Chỉ bỏ đi các ngẫu tượng trong đó và dùng nước thánh làm phép các nơi thờ phượng này và dựng các bàn thờ để thay thế các nghi thức ngoại đạo bằng phụng tự Kitô giáo. Làm như vậy dân chúng địa phương khi thấy các đền thờ của họ không bị phá huỷ, sẽ dễ dàng trở lại những nơi họ đã từng quen thuộc để cử hành phụng vụ thật…

Kết quả của sự cố vấn và quết định khôn ngoan đầy tinh thần mục vụ truyền giáo này là cả dân tộc Anglo Saxon đã đón nhận ánh sáng Tin Mừng và từ Anh quốc các thừa sai tiếp tục đem Phúc Âm đến cho các dân tộc Đức (thánh Bonifatius 675-754) và Hoà Lan.[43]

Gần một ngàn năm sau, kể từ ngày ĐGH Gregorio Cả gởi lá thư này cho Mellitus, đức tin Kitô giáo mới bắt đầu được rao giảng tại đất Việt, nhưng lịch s truyn gíao cho thy điu này hình như đã không xy ra cho công cuộc truyền giáo Vit Nam.[44] Bng chng là mãi cho đến gn cui thế k th hai mươi, sau Công Đng Vatican II thì vic kính nh t tiên ca người Vit mi được hiu đúng và bàn th ông bà mi được cho phép hiện diện ti các gia đình Công Giáo. Nhc đến điu này không có ý phân tích chi tiết hay phê phán. Tuy nhiên có vài khía cnh mà các tha sai truyn giáo đến t nn văn minh Âu Châu cách đây bn năm thế k không hiu khi tiếp xúc vi nn văn hoá cũng như tâm thc tôn giáo Vit, ngày hôm nay, dưới ánh sáng và giáo hun ca Laudato Si’, chúng ta có thể nhìn lại và tiếp cận với các thực tại liên quan đến tâm thức tôn giáo Việt một cách mới mẻ và quân bình hơn. Thực vậy, trong định hướng của thông điệp, người Kitô hữu hôm nay có thể đi vào cuộc đối thoại với niềm tin dân gian cũng học thuyết của các Tam Giáo Đồng Nguyên đã tạo nên căn tính tôn giáo cho dân tộc Việt làm nền tảng trên đó Phúc Âm được rao giảng. Đọc Laudato Si’ chúng ta thấy Đức Phanxicô lưu tâm đến căn tính tôn giáo của các miền văn hoá cũng như của các dân tộc, và ngài đã mời gọi phải

có sự tôn trọng đối với những sự phong phú về văn hoá khác nhau của các dân tộc, nghệ thuật và thi phú, đời sống nội tâm và linh đạo của các dân tộc. Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến việc phát triển một hệ sinh thái có khả năng khắc phục sự huỷ hoại mà chúng ta đã gây ra, thì không một ngành khoa học nào và không một hình thức khôn ngoan nào có thể bị loại trừ, bao gồm cả tôn giáo và ngôn ngữ đặc trưng của nó. Giáo Hội Công giáo mở ra cho cuộc đối thoại với tư tưởng triết học; điều này giúp cho Hội Thánh tạo ra những tổng hợp khác nhau (LS 63 – Nhấn mạnh của người viết).

Chúng ta thấy thông điệp nói đến đời sống nội tâm và linh đạo của các dân tộc. Trong bối cảnh Việt Nam, điều mà các thừa sai Kitô giáo tiên khởi có thể đã nhận ra khi đặt chân đến Việt Nam và các Kitô hữu Việt hôm nay cũng dễ dàng quan sát là Việt Nam là một dân tộc tràn đầy tín ngưỡng. Cho dẫu đất nước hiện nay trên nguyên tắc đang được điều hành bởi một chính quyền chọn lựa ý thức hệ vô thần, trong thực tế gần như tất cả công dân Việt, bao gồm cả những người phục vụ hệ thống chính trị vô thần, đều diễn tả hay che giấu một niềm tin nào đó.[45] Thực vậy, theo cách nói và quan niệm bình dân có thể hiểu là không có người Việt “vô thần” bởi vì một người Việt không theo một tôn giáo có hệ thống rõ ràng thì được hiểu là người thờ cúng tổ tiên hay theo đạo ông bà.[46] Tuy nhiên có một số học giả nghiên cứu và chủ trương rằng trước khi các tôn giáo[47] du nhập vào Việt Nam thì đã hiện hữu một tôn giáo truyền thống, đó là “Đạo Tộc Việt”. Theo các học giả này từ

Thượng Cổ Thời Đại, chủng tộc Việt đã có một tin tưởng sùng kính và ngưỡng mộ đối với một ngoại lực vô hình. Ngoại lực vô hình này được chủng tộc Việt từ thuở ban đầu coi như là thần linh có ảnh hưởng lành dữ đến đời sống của họ… Trời, Đất, Sấm, Sét, Gió, Mưa, Trăng, Sao, Sông, Núi, Nước, Lửa v.v… Để cầu mong một sự bảo vệ và giúp đỡ, chủng tộc Việt liền nghĩ ngay đến sự bảo vệ và giúp đỡ gần gũi họ nhất, đó là Vật Tổ của riêng chủng tộc họ… Quan niệm hữu thần, chưa tất nhiên là độc thần hay hữu thần…bàng bạc và luôn luôn bao trùm lên đời sống thường nhật của họ… Tuy không hiểu theo tôn giáo là một tổ chức hữu hình, phẩm trật và quy thức giáo lý… thì đạo tộc Việt vẫn là một Đạo theo đúng nghĩa tâm linh và hữu hình…[48]

Thực vậy, Đạo Tộc Việt hay đạo ông bà chính là hình thức tín ngưỡng chung nguyên thuỷ của dân tộc Việt. Tuy nhiên đ hiểu được đời sng ni tâm và đi vào chiều sâu tâm linh Việt như Laudato Si’ đề nghị, người Kitô hữu Việt nên biết rằng niềm tin cũng như những thực hành tín ngưỡng của đa số đồng bào ngoài Kitô giáo trong quá khứ cũng như hiện nay là một tổng hợp của ý tưởng thần linh trong lòng ngưỡng mộ sùng kính tổ tiên với nhân sinh quan và vũ trụ quan của Tam Giáo Đồng Nguyên – Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo. Cả ba tôn giáo lớn này trải dài trong một ngàn năm Bắc Thuộc đã được du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng sâu sắc vào tâm thức, tư tưởng cũng như cuộc sống Việt. Xét về triết lý và học thuyết ba tôn giáo này khác biệt nhưng bổ sung cho nhau: Khổng giáo chủ trương hành động để đóng góp và xây dựng thiện ích và trật tư cho xã hội; Lão giáo hướng đến sự thanh thoát an nhàn của tâm linh; Phật giáo đề cao lòng nhân ái đối với mọi thụ tạo.

Đặc điểm là cho dầu xuất xứ khác nhau, ba tôn giáo lớn này khi gặp nhau trong tâm thức và văn hoá Việt đã hoà hợp với nhau trong các cách diễn tả và nghi lễ tôn giáo. Lịch sử Việt Nam chứng kiến một hiện tượng “đại kết” tôn giáo rất độc sáng.[49] Khi Tam Giáo Đồng Nguyên được thực hành trên nền tảng của lòng sùng kính tổ tiên trong tâm linh Việt thì gần như chỉ hiện hữu một tôn giáo - một loại “quốc giáo” với ba truyền thống khác nhau nhưng bổ sung cho nhau trong các nghi thức lễ giỗ, cúng tế…[50] Cho dầu một số người hôm nay cố gắng tách rời và phân biệt căn tính cũng như các yếu tố thực hành giữa Tam Giáo , nhưng ranh giới của các thực hành, cúng bái, lễ giỗ của ba tôn giáo này không bao giờ có thể rõ ràng trong tín ngưỡng truyền thống của đa số người Việt.[51] Đó là lý do ba tôn giáo này tại Việt Nam có một tên chung là Tam Giáo Đồng Nguyên. Trong cái nhìn này, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của dân tộc Việt có nền tảng triết lý và nhân bản từ các tôn gíao truyền thống. Cho dầu Kitô giáo với Phúc Âm luôn luôn có những đóng góp và đổi mới cho các dân tộc và các nền văn hoá, nhưng việc Phúc Âm hoá luôn được thực hiện trên những nền tảng có sẵn. Điều này rất thích hợp nếu người tín hữu Việt nhận ra chủ trương không sát sinh và thái độ bao dung tôn trọng mọi sự sống của Phật giáo gặp gỡ linh đạo Phanxicô và có thể đưa con người đến một sự hoán cải sinh thái. Đó chính là điều Laudato Si’ muốn truyền đạt khi nhắc nhở rằng

sự thờ ơ hay sự tàn bạo của chúng ta đối với các thụ tạo của thế giới này sớm muộn gì cũng ảnh hưởng đến cách hành xử của chúng ta với những anh em đồng loại khác. Chúng ta chỉ có một trái tim, và cùng một nỗi khốn khổ làm chúng ta đối xử tệ bạc với một động vật không bao lâu sẽ thể hiện trong cách đối xử của chúng ta với người khác. Mọi hành vi tàn bạo hướng đến bất kì một thụ tạo nào đều trái với phẩm giá con người … Mọi sự đều có liên hệ, và chúng ta là những con người hiệp nhất với nhau như anh chị em trên cuộc lữ hành kỳ diệu, đan dệt với nhau bằng tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi thụ tạo và tình yêu ấy cũng hiệp nhất chúng ta trong tình cảm trìu mến với anh mặt trời, chị mặt trăng, anh sông và mẹ đất (LS 92).

Thực vậy, dân tộc Việt không thuộc những miền văn hoá ghi đậm nét mê tín với những hủ tục man rợ, bất nhân như việc tế thần hay nhân danh tín ngưỡng hy sinh các giá trị căn bản và sự sống của con người. Đề cập đến điều này để thấy rằng có một điều mà các thừa sai Tây phương đã làm và có thể nhiều người Kitô hữu hôm nay cũng còn tiếp tục, đó là những phong tục tập quán hay những thực hành tin ngưỡng dân gian hơi lạ lẫm hay khó hiểu thì rất dễ dàng và nhanh chóng bị xếp loại là “mê tín dị đoan”. Linh đạo sinh thái mời gọi các nhà truyền giáo hôm nay cũng như mọi Kitô hữu hãy kiên nhẫn hơn khi học hỏi và tìm hiểu các cách diễn tả tín ngưỡng và văn hoá của chính dân tộc mình. Trong quá khứ hay có thể vẫn còn tiếp diễn ngày hôm nay là người Kitô hữu Việt đã quá dễ dãi khi xem sự kính uý quí mến của người “lương dân” (bình dân, ít học…) đối với đình miếu, cây đa hay một dòng sông lạch ở nơi làng thôn là mê tín dị đoan và vô ý nghĩa... Linh đạo sinh thái có thể hướng tâm trí người Kitô Việt đến một cái nhìn tích cực sáng tạo hơn. Cây đa ở một vùng thôn quê nghèo nóng bức có thể là nơi để người đi đường dừng chân trốn nắng, cũng là điểm tụ tập duy nhất của người nông dân và trâu bò. Đình làng bỏ hoang nhưng cũng có thể là nơi để cho những vô gia cư “không có hòn đá gối đầu” sống sót qua đêm. Một con lạch nhỏ hay một dòng suối không đủ nước quanh năm có thể trở thành “công viên sinh thái” cho các trẻ em nghèo không có phương tiện để đến những nơi xa hơn, đẹp hơn…

Đổi mới tư duy theo linh đạo sinh thái sẽ giúp người Kitô hôm nay khỏi chủ động hay cộng tác để nhân danh sự văn minh phát triển hay ý thức hệ thị trường tự do, tàn phá môi trường thiên nhiên do người nghèo làm chủ hay sinh sống.[52] Đó chính là hiện tượng “sa mạc hoá” đang diễn ra trên quê hương. Laudato Si’ xác định rằng các sa mạc bên ngoài này ngày càng nhiều

vì những sa mạc bên trong đã quá bao la… Vì lý do này, cuộc khủng hoảng sinh thái đòi hỏi sự hoán cải nội tâm sâu sắc. Phải chân nhận rằng có một số Kitô hữu chuyên tâm dấn thân và cầu nguyện, nhưng họ lại viện cớ chủ nghĩa thực tế và thực dụng nên có khuynh hướng coi thường mối bận tâm đến môi trường. Những người khác thì thụ động; họ không chịu thay đổi thói quen và do đó trở nên bất nhất. Điều mà tất cả họ cần là “sự hoán cải sinh thái”, nhờ đó hoa trái của cuộc gặp gỡ giữa họ với Đức Giêsu Kitô trở nên chứng tá trong mối tương quan của họ với thế giới xung quanh. Sống ơn gọi làm người bảo vệ công trình tay Chúa dựng nên là yếu tố thiết yếu của đời sống nhân đức; chứ không phải là một chọn lựa hay một khía cạnh thứ yếu của kinh nghiệm Kitô giáo (LS 217).

Như vậy, thông điệp là một lời kêu mời hoán cải thâm sâu nơi tâm hồn người tín hữu Việt. Giáo lý và mạc khải Kinh Thánh có thể đã cho người Kitô hữu Việt sự can đảm và nguồn cảm hứng để luôn tiền phong trong việc khám phá chinh phục thiên nhiên, khai hoang lập ấp trong quá khứ. Tuy nhiên, sẽ trở nên rất nguy hiểm khi con người hiện đại, kể cả những người vô thần, thường nhân danh tư tưởng Do Thái – Kitô giáo (Judaeo-Christian thought), để bào chữa cho việc coi thường, khai thác và làm chủ thiên nhiên một cách tàn hại vô trách nhiệm. Laudato Si’ xác định hai điều rất quan trọng trong quan hệ của con người và thiên nhiên theo mạc khải Do Thái-Kitô giáo. Trước hết, trong cách hiểu Do Thái-Kitô giáo, từ “công cuộc tạo thành” có nghĩa rộng hơn là “thiên nhiên”, vì nó có liên hệ với kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, nơi đó mỗi thụ tạo đều có giá trị và ý nghĩa riêng của nó. Trong khi thiên nhiên thường được xem là một hệ thống có thể nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm soát được, thì công cuộc tạo thànhchỉ có thể hiểu được như một quà tặng từ cánh tay mở rộng của Thiên Chúa là Cha của hết mọi loài (x. LS 76).

Điều khẳng định thứ hai cũng hết sức quan trọng của Laudato Si’, đó là cho dẫu tư tưởng Do Thái – Kitô giáo giảm bớt đi chiều kích thần bí của thiên nhiên, không coi thiên nhiên là thần thánh, niềm tin này mặt khác càng nhấn mạnh hơn nữa vào trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên. Việc khám phá thiên nhiên không bao giờ chước giảm cho con người được xem là một thành phần của thiên nhiên, sự tự do và trách nhiệm để bảo vệ thiên nhiên và phát triển hết tiềm năng của nó. Một khi con người nhìn nhận giá trị và sự mong manh của thiên nhiên, cùng với những khả năng Thiên Chúa ban tặng cho, huyền thoại hiện đại về sự tiến bộ vật chất vô giới hạn sẽ biến mất. Theo Laudato Si’ một “thế giới mong manh, được Thiên Chúa uỷ thác cho sự chăm sóc của con người, đang thách đố chúng ta phát minh ra những cách thế thông minh của việc định hướng, phát triển và giới hạn sức mạnh của chúng ta” (LS 78 – Nhấn mạnh của người viết).

Chính nơi đây người tín hữu Việt trong khi “gợi nhớ mẫu gương sáng ngời của thánh Phanxicô Assisi … ý thức rằng mối tương quan lành mạnh với tạo thành là một chiều kích hoán cải cá nhân toàn diện, bao gồm cả việc nhận biết những sai lầm, tội lỗi, khuyết điểm và thất bại của chúng ta…” (LS 218). Thực vậy, trong bối cảnh văn hoá và tâm thức Việt có nguồn gốc từ lòng sùng kính tổ tiên và gắn bó với đất đai của dòng tộc, đồng thời chịu ảnh hưởng của Tam Giáo Đại Đồng - Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão Giáo, linh đạo Phanxicô là một chọn lựa độc sáng hướng đến một cộng sinh (coexistence) khả thể và hài hoà. Với thánh Phanxicô lòng yêu mến thiên nhiên dẫn con người đến việc sống hoà hợp với nhau, tạo nên sự bình an nội tâm sự cho mỗi người và công bằng trong các mối quan hệ giữa con người và các thụ tạo khác.

Hơn nữa, khi con người và cách sống của một vị thánh được nhiều người ngoài Kitô giáo yêu mến, được chọn để định hướng cho một nền đạo đức sinh thái, linh đạo này đưa người Kitô hữu Việt lại gần trong tinh thần đối thoại và cộng tác với đồng bào “bên lương” của mình. Những người này chưa nhận biết Đức Kitô, nhưng biết đâu họ đã sống linh đạo sinh thái trước chúng ta, khi họ biết tôn trọng kính uý các chiều kích mỏng manh của phận người cũng như của các tạo vật. Trong quá khứ, sự thiếu hiểu biết dẫn đển việc cấm đoán lòng kính nhớ và ngưỡng mộ tổ tiên đã khiến Kitô giáo bị hiểu lầm là “đạo ngoại lai”, làm con người bất hiếu, mất gốc. Điều này tạo những thành kiến làm đình trệ công cuộc truyền giáo cho đến hôm nay. Hy vọng sự khiêm tốn Kitô giáo dưới ánh sáng của linh đạo sinh thái sẽ giúp người tín hữu Việt một lần nữa kiên nhẫn tìm hiểu các giá trị linh thiêng hiện hữu trong các niềm tin dân gian cũng như phong tục Việt. Trên nền tảng này, người tín hữu Việt sẽ cộng tác với anh chị em ngoài Kitô trong nổ lực bảo vệ những giá trị cổ truyền, tạo lại thế quân bình trong các quan hệ tự nhiên và nhân bản, hướng đến một ý thức hệ sinh thái Việt. Như vậy sự hoán cải và linh đạo sinh thái có thể là một cơ hội mới cho công cuộc rao giảng Phúc Âm trên quê hương Việt.
      • Thay Lời Kết – Những Trái Cấm Trên Dòng Lịch Sử
Suốt trong dòng lch s nhân loi, k t khi ông bà nguyên t hái trái cm trong vườn Đa Đàng, con cháu vn tiếp tc hái nhng trái cm khác mà không hay biết. Thường chúng ta ch chú ý và nh đến mt cây trong câu chuyn v cám d và sa ngã ca con người. Thc ra, gia “đ mi th cây trông thì đp, ăn thì ngon”, có hai cây được đ cp đến trong trình thut to dng ca sách Sáng Thế Ký, đó là “cây trường sinh gia vườn, và cây cho biết điu thin điu ác” (Stk 2,9). Cây trường sinh ha hn s bt t, đng gia vườn, được gii thiu trước, đã không hp dn được con người. Ch khi Adong Eva đã phm ti, Thiên Chúa mi ngăn cm không cho con người “giơ tay hái c trái cây trường sinh mà ăn và được sng mãi”, bằng cách trc xut con người ra khỏi vườn Đa Đàng và “đt các thn h giá vi lưỡi gươm sáng loé, đ canh gi đường đến cây trường sinh” (Stk 3,22.24).

Kinh Thánh mạc khi cho chúng ta biết con người đã b cám d và sa ngã vì cây biết điu thin điu ác. Chúng ta thường t hi là ti sao Chúa cm ông Adong bà Eva ăn trái cây cho biết điu thin điu ác. Dường như Chúa s con người biết phân bit điu xu tt. Thc ra “biết điu thin điu ác” đó là cách din t ca Kinh Thánh đ nói đến vic biết hết mi s - mt kiến thc bao quát, mt s khôn ngoan vô hn. Chúa biết con người không đ kh năng đ làm ch mi kiến thc và kh năng hiu biết ca mình. Chúa đã cnh cáo hay nói đúng hơn ngăn cn con người v tham vng biết hết mi s, bi vì khi biết hết mi s, “chc chn ngươi s phi chết" (Stk 2,17). Li cnh cáo này vn còn giá tr hin thc cho nhân loi hôm nay. Đó là s đip mà Đc Thánh Cha Phanxicô mun chuyn ti nhân loi hôm nay qua thông đip Laudato Si’, mà chúng ta năm nay mng k niệm 5 năm ngày ban hành.

Thực vy, sau hơn hai thế k tiến b vượt bc v khoa hc k thut, nhân loi hôm nay đang phi đi din mà chưa tìm được li thoát cho vn đ khng hong môi sinh do chính mình đã to ra. Khi đưa tay hái nhng trái cm kiến thc cao cp nht, nhân loi hôm nay đang đng trước b vc thm ca s t hu dit do chính thành qu ca kiến thc ca mình.[53] Laudato Si’ din t chính xác tình trng tiến thoái lưỡng nan này ca nhân loi khi cho thy rằng

năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tri thức về ADN của chúng ta, và nhiều khả năng khác mà chúng ta đã đạt được, mang lại cho chúng ta sức mạnh to lớn. Cụ thể hơn, chúng mang lại cho những ai có kiến thức, nhất là có nguồn lực kinh tế để xử dụng chúng một sự thống trị đáng kể trên toàn thể nhân loại và toàn thế giới. Chưa bao giờ con người lại có sức mạnh như thế trên chính mình, nhưng chẳng có gì đảm bảo rằng sức mạnh này sẽ được sử dụng cách khôn ngoan, đặc biệt khi chúng ta suy xét cách thế mà hiện nay nó đang được sử dụng. Chúng ta phải nghĩ đến các loại bom nguyên tử đã bị con người ném xuống vào giữa thế kỷ XX, hoặc hàng loạt công nghệ mà Chủ nghĩa Phát xít và các chế độ độc tài khác đã sử dụng để tiêu diệt hàng triệu người, đó là chưa nói đến sự gia tăng các kho vũ khí giết người sẵn sàng cho cuộc chiến hiện đại. Tất cả sức mạnh này nằm trong đôi tay của ai và liệu nó sẽ kết thúc thế nào? Thật vô cùng nguy hiểm khi chỉ một phần nhỏ nhân loại đang sở hữu sức mạnh này (LS 104).

Cùng với Đức Thánh Cha chúng ta cầu nguyện và hy vọng vẫn còn chưa quá trễ cho một cuộc hoán cải và canh tân sinh thái.
 
[1] Khi bài này được viết, báo cáo cập nhật của WHO cho biết kể từ khi đại dịch bùng phát trên toàn thế giới đã có 833.556 người chết và 24.587.513 trường hợp nhiễm bệnh. Riêng tại nước Ý, được xem là trung tâm của đại dịch tại Âu Châu trong thời gian đầu, đã có 35.472 người chết và 265.409 trường hợp nhiễm bệnh. Cf. https://covid19.who.int
[2] LS viết tắt cho Laudato Si’. Các trưng dẫn tiếng Việt dựa theo bản dịch của cha Augustinô Nguyễn Văn Trinh và của Ủy Ban Bác Ái Xã Hội - Caritas Việt Nam, được đối chiếu và sửa đổi khi cần, theo nguyên bản tiếng Ý và tiếng Anh của Toà Thánh.
[3] Phụ đề trong nguyên bản tiếng Ý của Laudato Si’ là Sulla Cura Della Casa Comune. “Cura” có nghĩa là chăm nom quan tâm, thường được sử dụng khi đề cập đến việc săn sóc bệnh nhân.
[4] Nơi chương cuối cùng của thông điệp có tựa đề “Giáo Dục và Linh Đạo Sinh Thái”, ĐTC quảng diễn chi tiết cho cuộc sám hối chung này, ngài viết: “…Việc sám hối này giả thiết đưa ra nhiều thái độ khác nhau, nối kết chung với nhau để đưa đến một sự dấn thân bảo vệ môi trường cách quảng đại và đầy yêu thương. Bước đầu tiên, nó đòi hỏi sự biết ơn và nhưng không, có nghĩa là nhận thức thế giới là một ân huệ được lãnh nhận từ tình yêu của Cha. Tiếp đến, người ta phải thực tập sự từ bỏ, không chờ sự đáp trả, và hành động thực quảng đại, cả khi không ai nhìn thấy và công nhận… Việc sám hối này cũng đòi buộc một ý thức tràn đầy tình yêu, không tách rời với những tạo vật khác, nhưng tạo một cộng đồng có giá trị bao trùm tất cả những hữu thể hiện hữu trong vũ trụ. Người tin không nhìn ngắm thế giới từ bên ngoài, nhưng từ trong nội tâm và nhận ra dây liên kết qua đó Cha trên trời nối kết chúng ta với tất cả hữu thể. Ngoài ra, việc sám hối sinh thái gợi lên những khả năng đặc biệt mà Thiên Chúa ban cho họ, sẽ giúp họ triển khai sức sáng tạo của mình và gia tăng sự thanh thoát để giải quyết các bi kịch của thế giới… Họ hiểu việc vượt trổi của họ không phải là cớ để tạo vinh quang cá nhân hay là cớ để thống trị một cách vô trách nhiệm, nhưng là một khả năng khác, đặt ra cho mình trách nhiệm nặng nề, xuất phát từ niềm tin của mình” (LS 220).
[5] Người nghèo cũng như các quốc gia nghèo được nhắc đến ít nhất 29 lần trong toàn bộ thông điệp. Khi nói đến người nghèo, ngôn ngữ của Laudato Si’ hết sức thẳng thắn và trực tiếp, như trong số 162, ĐTC nói “…việc không có khả năng suy nghĩ nghiêm túc về các thế hệ tương lai có liên hệ đến sự bất lực của chúng ta trong việc mở rộng chân trời của những mối quan tâm và chú ý đến những người vẫn bị loại trừ khỏi sự phát triển. Chúng ta đừng chỉ nghĩ đến người nghèo của tương lai, hãy nghĩ đến người nghèo của hiện tại, đời sống của họ trên trái đất này ngắn ngủi và họ không chờ đợi được nữa…”
[6] Theo báo cáo của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, trong năm 2019 có 79,5 triệu người trên khắp thế giới, một nửa trong số đó là trẻ em, đã phải di dời cưỡng bức - mức độ di dời cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Trong số những người bị cưỡng bức phải di dời, có 25,6 triệu người tị nạn, 45,7 triệu người phải di chuyển chỗ ở trên chính quê hương mình và 4,2 triệu người xin tị nạn đang chờ quyết định về tình trạng tị nạn. Khoảng 70% gia đình tị nạn sống dưới mức nghèo khổ. Cf. https://www.unhcr.org/5ee200e37/
[7] Laudato Si’ đã đề cập đến việc “cạn kiệt nguồn dự trữ cá gây tổn hại đặc biệt đến các cộng đồng đánh bắt nhỏ không có phương tiện để thay thế những nguồn này; tình trạng ô nhiễm nước đặc biệt tác động đến người nghèo là những người không thể mua nước đóng chai; và mực nước biển dâng cao tác động chủ yếu trên những người dân sống ở ven biển đã bị khánh kiệt đến nỗi không còn nơi nào khác để đi. Tác động của sự mất cân bằng hiện nay cũng thể hiện trong việc nhiều người nghèo chết sớm, trong các mâu thuẫn nổ ra do thiếu các nguồn tài nguyên và trong bất kỳ vấn đề nào khác chưa được bàn luận...” (LS 48).
[8] Trong bản văn tiếng Ý (có thể được hiểu là bản văn gốc của Laudato Si’), ĐTC viết: “… in quella che in spagnolo alcuni chiamano “rapidación” (rapidizzazione)” (LS 18). Trong bản tiếng Anh, cũng như tiếng Việt, câu này gần như bị bỏ qua hay không được dịch sát nghĩa, nhưng thực sự ĐTC đã không muốn chuyển ngữ khái niệm này từ tiếng mẹ đẻ của ngài khi ngài viết, “…điều mà trong tiếng Tây Ban Nha gọi là ‘rapidición’…”. Nghĩa tiếng Ý “rapidizzazione” được để trong ngoặc đơn và trong bản tiếng Anh dịch là “rapidification” và bản dịch của Caritas gọi là “sự nhanh hóa”.
[9] Chính sách về môi trường của Hoa Kỳ từ khi ông Trump lên nắm chính quyền là một thí dụ cụ thể và rõ ràng nhất cho vấn nạn này. Theo báo The New York Times, sau hơn ba năm ngồi ghế tổng thống, ông Trump đã huỷ bỏ hay đổi ngược 100 chính sách về bảo vệ môi sinh được áp dụng từ các đời tổng thống trước. Ông ta đã hoàn tất 68 kế hoạch, hiện còn 32 kế hoạch (trong đó có việc Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Ước Quốc Tế Paris Về Môi Trường) đang được tiếp tục tiến hành. Cf.https://www.nytimes.com/interactive/2020/climate/trump-environment-rollbacks.html
[10] Chúng ta sẽ bàn kỹ về ý nghĩa cũng như tác dụng của “Ý Thức Hệ Thị Trường” trong phần hai của bài viết.
[11] Thông điệp xác định có một nền tảng khoa học rất vững vàng cho việc thay đổi khí hậu gia tăng các biến cố thời tiết khắc nghiệt, nhưng cũng không chối bỏ là “có những yếu tố khác (như hoạt động núi lửa, những biến chuyển trong quỹ đạo và trục của trái đất, chu kỳ của mặt trời), tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hầu hết việc nóng lên toàn cầu trong những thập kỷ gần đây là do sự tập trung lớn của các loại khí nhà kính (khí cacbonic (CO2), mêtan, các loại ôxit nitơ và các loại khác) thải ra chủ yếu từ hoạt động của con người. Tập trung vào khí quyển, những loại khí này làm cho sức nóng của những tia nắng mặt trời phản xạ từ trái đất không thể phân tán ra trong không gian…” (LS 23).
[12] Cho đến lúc này khoa học chưa tìm ra nguồn gốc chắn chắn của Coronavirus đang đe doạ con người trên toàn thế giới, chỉ có các giả thuyết và dự đoán. Riêng vấn đề các vi khuẩn hay vi sinh vật như Laudato Si’ đề cập, có một bài viết trong trang mạng của đài BBC về các hậu quả của việc biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo nghiên cứu này việc trái đất nóng lên làm cho các tảng băng vĩnh cửu của Bắc Cực tan nhanh và các vi khuẩn thời cổ đại có dịp thoát ra tạo nên các mầm bệnh lạ và bất trị. Cf.https://www.bbc.com/future/article/20190612-the-poisons-released-by-melting-arctic-ice; bản lượt dịch tiếng Việt: https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-48831883
[13] Ngoài các chính sách triệt sản bắt buộc tại các quốc gia nghèo, chậm tiến, các cường quốc về kinh tế hiện nay cũng đang trả giá cho suy tính sai lầm về việc tăng trưởng dân số thế giới: Chính sách một con của Trung Quốc đưa đến tệ nạn trai thiếu gái thừa; ngừa thai phá thai tại các nước kỹ nghệ để lại hậu quả số người già hiện nay đang chiếm đại đa số trong dân số. Cf. https://vi.wikipedia.org/wiki/Lão_hóa_dân_số; https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-46185000; http://consosukien.vn/suy-thoa-i-dan-so-tai-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi.htm; https://laodong.vn/the-gioi/nhat-ban-ti-le-tre-em-trong-tong-dan-so-giam-xuong-muc-thap-ky-luc-803065.ldo
[14] Khi bài này được viết thì tại Hoa Kỳ, quốc gia giàu có và tân tiến nhất thế giới, mỗi ngày khoảng trên 1000 người chết vì Coronavirus, tổng số người chết lên đến trên 178 .000 và số nhiễm bệnh đã trên 5 triệu người. Tuy vậy, cùng với Jair Bolsonaro tổng thống Brazil, Daniel Ortega tổng thống Nicaragua, John Magufuli tổng thống Tanzania và Alexander Lukashenko tổng thống Belarus, tổng thống của Hoa Kỳ, ông Donald Trump vẫn tiếp tục cố gắng từ chối hay giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của đại dịch vì sợ ảnh hưởng đến lợi thế của ông trong kỳ bầu cử sắp tới vào tháng 11 năm 2020. Cf. https://www.telegraph.co.uk/global-health/science-and-disease/ostrich-alliance-coronavirus-world-leaders-heads-sand/; https://www.washingtonpost.com/world/2020/04/20/trump-aligns-with-worlds-ostrich-leaders/
[15] Các ý thức hệ (idelogies) chính đã và đang ảnh hưởng trên thế giới hiện đại bao gồm Chủ nghĩa Tự Do (Liberalism – John Lock và John Stuart Mill), Chủ nghĩa Bảo Thủ (Convervatism – Edmund Burke), Chủ nghĩa Tư Bản (Capitalism – Adam Smith), Chủ nghĩa Xã Hội (Socialism, Marxism – Karl Marx), Chủ nghĩa Cộng Sản (Communism – Karl Marx và Vladimir Lenin), Chủ nghĩa Phát-Xit (Fascism – Benito Mussolini và Adolf Hitler) và Chủ nghĩa Vô Chính Phủ (Anarchism – Petr Kropotkin).
[16] Sau Đệ Nhị Thế Chiến bắt đầu cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, Mỹ quyết định chận đứng sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản bằng cách ngăn chận bất cứ liên minh nào của Liên Xô. Cf. https://www.history.com/topics/vietnam-war/vietnam-war-history
[17] Có rất nhiều bằng chứng và tài liệu về vấn đề này, chỉ lấy một trường hợp điển hình là một bài phân tích trong trang của đài BBC có tựa đề “Is the Pope a Communist?” (Có phải Giáo Hoàng là một người Cộng Sản), cf. https://www.bbc.com/news/magazine-33024951. Trong thực tế, có một số người, trong đó có cả những người mang danh Công Giáo, muốn bảo vệ cho quyền lợi của các phe phái tư bản hay lập trường bảo thủ của cá nhân, đã nhìn Đức Giáo Hoàng là một “đối thủ chính trị” của họ và không ngần ngại cho ngài là thiên tả, cấp tiến, cộng sản…. Xuất thân từ Nam Mỹ và được đào tạo trong linh đạo của dòng Tên, ĐTC hiểu hơn ai hết sự hảo huyền của mọi thiên đàng giả tưởng mà các ý thức hệ hứa hẹn. Luôn sống gần gũi và phục vụ người nghèo, giới bị lợi dụng và bỏ rơi bởi mọi hệ thống kinh tế, ĐTC chỉ nhân danh Phúc Âm lên tiếng bênh vực và bảo vệ tất cả những ai bị xã hội loại bỏ.
[18] Đây là một hiện tượng mà không ai chối cải được. Người nghèo ở xã hội giàu có tư bản cũng bất hạnh như người vô gia cư ở các thiên đường theo sự hứa hẹn của một chủ nghĩa nào đó. Môi trường cũng xuống cấp trầm trọng tại Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ. Có thể có luật trừ ở một số quốc gia mà nền chính trị đặt nền tảng trên lý tưởng dân chủ xã hội. Người dân có thu nhập đóng thuế cao để nhà nước có thể lo cho mọi công dân (bao gồm người vô gia cư, tàn tật, đau yếu…) có mức sống chấp nhận được. Chính sách bảo vệ môi sinh ở các quốc gia này là tuyệt đối và phải được thi hành gần như mệnh lệnh của “các chế độ độc tài”!
[19] Ảnh hưởng của sức mạnh kinh tế Trung Quốc trên thế giới hiện nay là điều không chối cải. Chính quan hệ và cạnh tranh trên thương trường quốc tế trao cho Trung Quốc sức mạnh và uy tín trên chính trường thế giới. Trường hợp điển hình nhất giải Nobel Hoà Bình được trao cho ông Lưu Hiểu Ba năm 2010. Khi nghe tin Uỷ Ban Nobel Hoà Bình tại Oslo quyết định trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng bất kỳ nước nào cử đại diện đến Oslo dự lễ trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba đều là thằng hề. Không một chính quyền của đất nước tự do nào, kể cả Nauy, đã dám can thiệp trực tiếp hay lên tiếng mạnh chống Trung Quốc, vì lý do thị trường và quan hệ buôn bán với Trung Quốc, cf. https://www.bbc.com/vietnamese/world/2010/12/101208_nobel_china_comment; https://www.nobelprize.org/prizes/peace/2010/statement/; https://www.cmi.no/publications/6354-too-big-to-fault
[20] Cf. https://www.bbc.com/vietnamese/business-53816591. Từ khi lên nắm chính quyền TT Trump đã làm mọi áp lực để đưa các nhà máy của các công ty Mỹ trở về lại Mỹ. Hiện ông đang muốn cung cấp các khoản miễn trừ thuế để lôi kéo các công ty Mỹ chuyển cở sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, và cũng đe doạ sẽ tước hợp đồng của chính phủ với các công ty tiếp tục thuê công nhân Trung Quốc.
[21] Để giữ vững vị trí số một của Hoa Kỳ trên thị trường thế giới, chính quyền ông Trump đã bắt đầu một cuộc chiến thương mại hy vọng đánh bại sự bành trướng và thống trị về kinh tế mỗi lúc một mạnh của Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Hiện cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc càng trở nên phức tạp vì đại dịch Corona làm suy yếu cả hai nền kinh tế của hai đại cường quốc này. Cf. https://www.bbc.com/vietnamese/business-53750827; https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/donald-trump-don-dap-ra-don-trung-quoc-lo-so-dieu-toi-te-666207.html
[22] Thế giới vẫn hy vọng rằng chiến tranh thương mại sẽ thay thế cho chiến tranh thực sự bằng vũ khí giữa hai đại cường này, nhưng không có gì là bảo đảm. Theo cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger, người đã bắt cầu bang giao cho Mỹ và Trung Quốc năm 1971, thì “chiến tranh thương mại có thể châm ngòi cho chiến tranh thực” (cf. https://www.channelnewsasia.com/news/world/us-china-trade-war-could-spark-real-war-kissinger-12114166)
[23] Cùng với Hàn Lâm Viện Khoa Học Xã Hội Toà Thánh (The Pontifical Academy of Social Sciences), chúng ta dùng từ ngữ ý thức hệ thị trường (Ideology of Market) để phân tích, hệ thống hoá và trình bày các giáo huấn của Laudato Si’ liên quan đến hệ thống kinh tế hiện hành của thế giới, cho dầu chính từ ngữ không được dùng trong thông điệp. Trong thông điệp, ý niệm và từ ngữ “thị trường” (market) đã được dùng 19 lần và bao gồm các lãnh vực khác nhau.
Cf.http://www.pass.va/content/scienzesociali/en/publications/studiaselecta/inclusive/annett.html
[24] Như chúng ta đã đề cập sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trên thị trường buôn bán đã là nguyên nhân khiến thế giới tự do không dám lên tiếng để bênh vực nhân quyền khi Trung Quốc hãm hại những người yếu thế trên đất nước của mình. Cả các nước tự do và giàu có nhất, trong đó có Nauy, cũng vì lợi ích kinh tế của quốc gia đã tránh né đối đầu để khỏi bị Trung Quốc trừng phạt trên thị trường buôn bán xuất nhập khẩu. Gần như cả thế giới đang phải nhượng bộ thinh lặng trước những xâm phạm về nhân quyền (điển hình là vụ thảm sát Thiên An Môn 1989) và môi trường của Trung Quốc. Chúng ta cũng không loại trừ các lạm dụng quyền lực kinh tế của Hoa Kỳ trên chính trường quốc tế, khi Hoa Kỳ đưa ra những quyết định đơn phương liên quan đến an ninh và môi sinh của toàn thế giới mà không cần sự đồng thuận của các quốc gia liên hệ cũng như Liên Hiệp Quốc. Cụ thể và mới nhất là việc chính quyền Trump đơn phương rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Ước Về Khí Hậu Paris. Trump cũng đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) - được Iran ký kết với các cường quốc thế giới năm 2015.Trump cũng tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Liên Xô năm 1987. Cf. https://baotintuc.vn/nhan-vat-su-kien/nguyen-uoc-ve-mot-the-gioi-khong-con-vu-khi-hat-nhan-20200809105710383.htm; https://www.fpri.org/article/2019/09/the-real-problem-with-the-trump-foreign-policy/
[25] Cụ thể và mạnh mẽ hơn, thông điệp tuyên bố: “Môi trường thiên nhiên là một thiện ích chung, là gia sản của toàn thể nhân loại và trách nhiệm của mọi người. Nếu chúng ta có riêng vài thứ, thì chỉ là để quản lý cho thiện ích chung của mọi người. Nếu không làm thế, chúng ta chất nặng lên lương tâm của chúng ta bằng sự khước từ hiện hữu của người khác… Ngươi không được giết người có ý nghĩa gì khi hai mươi phần trăm dân số thế giới lại tiêu thụ các nguồn tài nguyên nhiều đến mức cướp đi điều cần để tồn tại của các quốc gia nghèo và các thế hệ tương lai” (LS 95).
[27] Trung Quốc là trường hợp điển hình và rõ ràng nhất: Để trở thành cường quốc kinh tế của thế giới, Trung Quốc đã trả giá bằng việc huỷ hoại môi trường sinh thái quốc nội cũng như quốc tế. Cf. https://www.thiennhien.net/2016/05/04/trung-quoc-bi-cao-huy-hoai-moi-truong-sinh-thai-bien-dong/; https://khoahoc.tv/trung-quoc-dang-huy-hoai-moi-truong-vi-kinh-te-40150; https://tuoitre.vn/tra-gia-vi-huy-hoai-moi-truong-ky-5-vua-khi-thai-trung-quoc-20180814093321594.htm; https://amti.csis.org/chinas-most-destructive-boats-return-to-the-south-china-sea/?lang=vi
[28] Khai thác và chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên của các nước thuộc địa là một chính sách hàng đầu của chủ nghĩa Thực Dân. Chính sách này cũng đã ảnh hưởng đến việc truyền giáo cũng như các nhà truyền giáo (cả Tin Lành lẫn Công Giáo) ở một số nơi, khi các cá nhân cũng như các tổ chức truyền giáo đã không phân biệt giữa quyền lợi của thực dân và công cuộc truyền giáo. Cf. “Mission and Colonism” trong DAVID BOSCH, Transforming Mission, Orbis Books, Maryknoll, New York 1991, 302-313.
[29] Bên cạnh quyền lực kinh tế thương mại, các quyền lực nguyên tử và sinh học rất đáng quan tâm, như thông điệp nhắc nhở: “Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tri thức về ADN của chúng ta, và nhiều khả năng khác mà chúng ta đã đạt được, mang lại cho chúng ta sức mạnh to lớn. Cụ thể hơn, chúng mang lại cho những người hiểu biết, nhất là những nguồn lực kinh tế một sự thống trị đáng chú ý trên toàn thể nhân loại và toàn thế giới. Chưa bao giờ con người lại có sức mạnh như thế trên chính mình nhưng chẳng có gì đảm bảo rằng sức mạnh này sẽ được sử dụng cách khôn ngoan, đặc biệt khi chúng ta suy xét cách thế mà hiện nay nó đang được sử dụng…” (LS 104).
[30] Tiêu đề cho số II của chương ba. Technocratic là một từ ngữ chuyên môn tương đối mới được dịch là “kỹ trị”, nhưng để dễ hiểu xin dịch “technocratic paradigm” là “mô hình kỹ thuật toàn trị”.
[31] “Các ảo tưởng vô hạn về sự vĩ đại” (unrestrained delusions of grandeur) là một diễn tả rất hay và thực tế của Laudato Si’ về các tuyên truyền và đánh bóng cho các chính sách và chế độ mà hôm nay chúng ta vẫn còn nghe trên thế giới, f.e. “Make America Great”!
[32] Mức độ xản xuất của công nghệ cũng như chuyển động của ngành du lịch hàng không đã đình trệ và chậm lại để tránh hậu quả trầm trọng hơn của đại dịch. Liên quan đến vấn đề này, xin xem https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53834089; https://baoquocte.vn/covid-19-da-dinh-hinh-lai-he-thong-thuong-mai-toan-cau-nhu-the-nao-115464.html; https://baoquocte.vn/the-gioi-sau-dich-covid-19-ky-1-kinh-te-va-thuong-mai-se-the-nao-113836.html;https://thanhnien.vn/the-gioi/covid-19-va-tang-truong-canh-bao-va-khich-le-1208715.html
[33] Cũng như từ ngữ ý thức hệ thị trường, từ ngữ “ý thức hệ sinh thái” (ecological ideology) không hiện hữu trong thông điệp, nhưng sinh thái học được dùng 20 lần như danh từ (ecology) và 46 lần như tĩnh từ (ecological).
[34] Sinh thái học toàn diện (integral ecology) được lập lại 10 lần trong toàn bộ thông điệp.
[35] Là Kitô hữu chúng ta không bị ràng buộc bởi luật cấm sát sinh như các tín đồ Phật Giáo, nhưng lệnh truyền “chỗi dậy, giết mà ăn” (Cv 10,13) không cản ngăn chúng ta bắt chước thánh Phanxicô là “gọi các loài thụ tạo, bất kể nhỏ bé cỡ nào, bằng cái tên là ‘anh’ hay ‘chị’” (LS 11).
[36] Thông điệp quảng diễn và bổ sung thêm quan điểm này ở số 141: “Tăng trưởng kinh tế có xu hướng tạo ra những cơ chế và sự đồng nhất nhằm giảm bớt thủ tục và các khoản chi phí… Chúng ta rất cần một chủ nghĩa nhân văn có khả năng quy tụ các lãnh vực tri thức lại với nhau, bao gồm cả kinh tế, để phục vụ một tầm nhìn toàn diện và hội nhập hơn. Ngày nay, việc phân tích các vấn đề môi trường không thể tách rời khỏi việc phân tích con người, gia đình, việc làm và các bối cảnh đô thị; cũng vậy, cách thức cá nhân tương quan với bản thân sẽ thể hiện trong cách họ tương quan với tha nhân và với môi trường. Có một mối liên hệ qua lại giữa các hệ sinh thái và giữa các lãnh vực khác nhau của tương tác xã hội…” (LS 141).
[37] Hiện các trường phái bảo thủ vẫn nhân danh “truyền thống Do Thái – Kitô giáo” bằng mọi giá bảo vệ lập trường này, không chấp nhận bất cứ nhượng bộ nào cho việc bảo vệ sinh thái, vì sợ đụng chạm đến quyền lợi kinh tế và chính trị của phe nhóm hay quốc gia.
[38] Tên thật là Nguyện Thị Hinh, sinh năm 1805 và mất 1848, vợ của Lưu Nghị, từng làm tri huyện Thanh Quan, do đó bà được gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Hai thi phẩm nỗi tiếng của bà là Thăng Long Thành Hoài Cổ và Qua Đèo Ngang. Cf. HÀ NHƯ CHI, Việt Nam Thi Văn Giảng Luận, Nhà Xuất Bản Sống Mới, Sài Gòn 1970, 541-552
[39] Nguyễn Bỉnh Khiêm (1492-1587), hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, để lại các tập thơ Bạch Vân Am Tập (Hán văn) và Bạch Vân Quốc Ngữ Thi (chữ Nôm). Ông được phong làm Trình Quốc Công, nên còn được biết đến với tên Trạng Trình. Trạng Trình giỏi về khoa lý số, đoán được việc tương lai, nên còn để lại những câu sấm Trạng Trình nỗi tiếng. Cf. HÀ NHƯ CHI, Việt Nam Thi Văn Giảng Luận, 126-144.
[40] Thành ngữ này được dùng trong nhiều lãnh vực với ý nghĩa cũng như cách giải thích khác nhau. Nhưng có lẽ trong ý thức hệ cũng như linh đạo sinh thái vô cùng thích hợp để nhận sự tương quan bất khả phân ly của ba chiều kích này.
[41] Người viết trên 30 năm không ở Việt Nam, không có cơ hội tiếp xúc quan sát trực tiếp, nên không có ý định bàn những vẫn đề cụ thể cho vấn đề môi sinh tại Việt Nam. Tuy nhiên tất cả những gì chúng ta cùng với Laudato Si’ quan sát và phân tích liên quan đến tình hình môi sinh chung của thế giới đều có thể hiểu cho tình trạng hiện tại của Việt Nam. Trong nhiều mô hình phát triển công nghệ, Việt Nam có thể đã chia sẻ với Trung Quốc là một nước đã thành đạt trên đường phát triển kinh tế nhưng chưa tìm ra lối thoát cho một số vấn đề môi sinh là hậu quả của sự công nghệ hoá. Nhưng trong nhiều khía cạnh có thể Việt Nam vẫn còn chia sẻ với số phận các nước đang phát triển, để cho đất đai tài nguyên bị các nước công nghệ giàu có hơn đầu tư khai thác cách vô trách nhiệm làm hại đến các sản xuất nhỏ địa phương và dân nghèo mà cuộc sống gắn liền với đất đai sông biển.
[42] Gregorio Cả là vị giáo hoàng có công rất nhiều cho việc mở mang Giáo Hội tại Âu Châu. Chính ngài trước khi làm giáo hoàng đã ao ước đem Tin Mừng đến cho dân Anglo Saxon (Anh). Không thực hiện được mộng truyền giáo nên khi lên làm giáo hoàng ngài đã gởi thánh Augustine (Canterbury) đến để phúc âm hoá dân tộc này. Ngài cũng là vị giáo hoàng đóng góp nhiều cho việc canh tân phụng vụ, đặc biệt trong lãnh vực âm nhạc. Nhạc Gregorian mang tên ngài. 
[44] Thực ra, mô hình truyền giáo hội nhập văn hoá cũng đã hiện hữu và đã được áp dụng khi các thừa sai dòng Tên đầu tiên (trong đó có cha Alexandre de Rhodes, người lập ra chữ quốc ngữ từ mẫu tự Latinh) đặt chân đến đất Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII. Nhưng cuộc tranh chấp và khủng hoảng Nghi Lễ Trung Hoa cũng như việc giải thể dòng Tên (1773-1814) đã ảnh hưởng và làm ngưng trệ quá trình truyền giáo này. Trong chiều kích của bài này, chúng ta không thể bàn chi tiết giai đoạn lịch sử này.
[45] Sau bao nhiêu năm được điều khiển và uốn nắn trong một ý thức hệ vô thần, nhưng các hình thức diễn tả niềm tin dân gian cũng như lễ hội các tôn giáo chẳng những không tàn lụi, nhưng hình như có chiều hướng phát triển theo mức độ phát triển kinh tế của xã hội. Đặc biệt là hiện tượng ngày càng nhiều người vô thần tìm đến với sự cúng bái nơi các đền chùa. Cf. http://vneconomy.vn/bo-truong-yeu-cau-xac-minh-can-bo-kho-bac-di-le-chua-gio-hanh-chinh-20180228123705967.htm; https://zingnews.vn/hang-loat-can-bo-mat-chuc-bi-ky-luat-vi-di-le-dau-nam-post823616.html; https://phatgiao.org.vn/dang-vien-va-tin-nguong-phat-giao-d24342.html;         
[46] Danh từ “nhà đạo” thường gọi những người theo đạo ông bà là “người lương” hay “lương dân”. “Lương dân” nguyên thuỷ trong thời cấm đạo (dưới triều Tự Ðức), bao gồm những con dân hiền lành, lương thiện, an phận thủ thường, khác với “dữu dân” là những người theo đạo Tây phương, những người xấu như chính từ ngữ "dữu " diễn tả. Tuy nhiên theo cách dùng và hiểu hiện nay của người Công Giáo thì “người bên lương” hình như mang ý nghĩa hơi tiêu cực và có vẻ “phân biệt tôn giáo”.
[47] Các tôn giáo ở đây có ý nói đến trước khi Kitô giáo đến, đã có Tam Giáo Đồng Nguyên bao gồm Phật Giáo xuất xứ từ Ấn Độ, Khổng Giáo và Lão Giáo phát xuất từ Trung Quốc.
[48] VŨ ĐÌNH HOẠT, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan, Tập 1, Virginia: Alpha, 1991, 310-313
[49] Giáo sư Jack Kuepers, thuộc dòng SVD, đã từng là thừa sai tại Trung Hoa, có mô tả một hiện tượng tương tự xảy ra ở Trung Quốc, khi có một giáo phái đã kết hợp lý thuyết của Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo để tạo nên môt “siêu tôn giáo” và giáo sư gọi đó là “tôn giáo đại kết”. Cf. JACK KUEPERS, The Religion of the Heavenly Emperor, in Rethinking New Religious Movements, ed. Michael A. Fuss, (Rome: Pontifical Gregorian University, Research Center on Cultures and Religions, 1998), 463.
[51] Một khuynh hướng mỗi lúc một mạnh ở trong nước cũng như tại hải ngoại là những người Việt không đăng ký (rửa tội) trong các cộng đoàn đức tin Kitô giáo thì được xem là Phật tử. Điều này không đúng với thực tế và cách nhìn truyền thống của người Việt về niềm tin chung của Tam Giáo Đại Đồng. Cf. VŨ ĐÌNH HOẠT, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan, Tập 1, 306-307.
[52] Hiện tượng này có thể tương đối phổ biến tại Việt Nam hiện nay, khi để xây dựng hay phát triển những khu công nghệ sản xuất thì thường người nông dân phải trả giá là mất đất đai, vườn tược hoặc di chuyển khỏi môi trường sống trong lành của mình. Đó là chưa nói đến khía cạnh các chủ đầu tư cộng tác với những người có quyền lực để cướp đoạt cách bất công ruộng vườn của dân nghèo.
[53] Như chúng ta đã đề cập, khi cơn đại dịch do vi khuẩn Corona bùng nỗ, thế giới cũng đã nghe những lý thuyết hay những lời cáo buộc lẫn nhau của các thế lực chính trị, phe phái chống đối nhau cho rằng đây là một loại vi khuẩn được chế tạo từ các phòng thí nghiệm. Cho dầu phát xuất từ thiên nhiên hay từ phòng thí nghiệm thì loại vi khuẩn bí hiểm đang đe doạ bao nhiêu triệu mạng sống con người cũng là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp cho “trái cấm tri thức” mà con người thời đại đang sở hữu.

Tác giả bài viết: Lm. Paulus Ý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây