Giêsu người thôn quê

Giêsu người thôn quê

 19:36 03/08/2023

Đức Giêsu là người của nông thôn. Ngài tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên và những khía cạnh khác nhau của đời sống nông nghiệp. Với mục đích giáo dục, ngài sử dụng hình ảnh và kinh nghiệm cụ thể từ lối sống này để nói với đám đông người đến nghe giảng thuyết. Khi dùng những ví dụ mà những người này biết rất rõ, Ngài giúp họ hiểu biết hơn về những thực tại phức tạp liên quan đến Thiên Chúa và Nước Trời.
IMG 1809

Bản Thông Tin, Địa phận Qui Nhơn

 19:42 31/07/2023

Trong số đầu tiên, số 1 tháng 9-10 năm 1957, chỉ có một ghi chú nhỏ: “Bản “Thông tin” này thay cho tập Mémorial trước”. Như vậy, ta thấy rõ rằng “Bản thông tin” này là phần tiếp nối tờ Mémorial, Mission de Quinhon trước đây của Địa phận sau một thời gian dài bị gián đoạn vì lý do chiến tranh.Lý do tái xuất của “Bản thông tin” là nhân dịp Tòa thánh quyết định tách một phần của Qui Nhơn và một phần của Địa phận Sài Gòn để thiết lập Địa phận Nha Trang, đồng thời bổ nhiệm Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm Giám quản tông tòa coi sóc Địa phận Qui Nhơn.
Phạm Văn Ký và Nguyễn Văn Xiêm: Những làn hương “độc lạ” giữa miền thơ Bình Định

Phạm Văn Ký và Nguyễn Văn Xiêm: Những làn hương “độc lạ” giữa miền thơ Bình Định

 20:02 08/07/2023

Trong nền văn chương Việt Nam hiện đại, quê hương Bình Định đã ghi danh với tên tuổi của nhiều nhà thơ trong phong trào “Thơ mới”: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan của nhóm “Bàn thành tứ hữu”, …. Tuy nhiên, điều khá bất ngờ đối với nhiều người là có một nhóm các nhà thơ Bình Định khác là Nguyễn Văn Xiêm, Đào Văn Phúc, Phạm Văn Ký, Nguyễn Vỹ, Hoàng Diệp, Xuân Khai, Lữ Giang, Nam Xuyên, Huy Vân, Tường Khanh hay Việt Chi. Họ là những người được sinh ra hay trải qua thời niên thiếu tại vùng đất Bình Định nhưng dường như ít người biết đến vì họ làm thơ bằng … tiếng Pháp!
Hồ Tibériade trong đời sống của Đức Giêsu

Hồ Tibériade trong đời sống của Đức Giêsu

 20:13 02/07/2023

Hè lại đến rồi! Đây là thời gian thư giãn bên bờ hồ chẳng hạn. Dưới bầu trời thì chẳng thiếu chi mặt nước, và nhiều người trong chúng ta vui hưởng chúng. Người thì đi câu, kẻ thì đi thuyền để khám phá ngàn lẻ một cảnh đẹp. Trong các Tin Mừng, biển hồ Tibériade chiếm vị trí quan trọng. Đây là sân khấu của nhiều trình thuật và không kém phần quan trọng đến nỗi ta có thể xem nó như một nhân vật. Một nơi chốn phong phú về hành động và biểu tượng.
Những tập san Pháp ngữ của Nhà in Làng Sông – Qui Nhơn (Thập niên 1910-1930)

Những tập san Pháp ngữ của Nhà in Làng Sông – Qui Nhơn (Thập niên 1910-1930)

 18:56 28/06/2023

Như đã nói ở trên, nguyệt san Mémorial Indochinois, được Đức cha Jeanningros sáng lập vào tháng 11 năm 1919 và vì có những khó khăn nên đã đình bản hai lần: một lần từ số 25 (tháng 12 năm 1921), sau đó, tái xuất bản từ đầu năm 1926 và rồi đình bản với số 12, tháng 12 năm 1926 để nhường chỗ cho một tiếng nói chung của Công giáo Việt Nam thời ấy là tờ Công giáo đồng thinh. Thay vào đó, một nguyệt san mới cũng được Nhà in Qui Nhơn chủ biên là Aux Fils de France, số đầu tiên phát hành năm 1923, trong một thành phố Qui Nhơn chỉ vỏn vẹn 4.832 người
Mẹ Đức Giêsu: Từ Cana đến Thập giá

Mẹ Đức Giêsu: Từ Cana đến Thập giá

 18:49 21/05/2023

Ta đã biết Tin mừng thứ tư khác với các Tin mừng nhất lãm ở điểm nào. Điều kỳ lạ đầu tiên là: nếu chỉ có Tin mừng Gioan thì ta thậm chí chẳng biết tên của Mẹ Đức Giêsu, vì bà chỉ được nói đến bằng mối quan hệ với Đức Giêsu (“Mẹ Đức Giêsu” hay “Mẹ Ngài”). Điều lạ thứ hai: Mẹ chỉ xuất hiện có hai lần: tại dấu hiệu đầu tiên là tiệc cưới Cana và dưới chân Thập giá. Ấy thế mà sự hiện diện của Đức Maria tại hai nơi này cũng như thời điểm chính xác lại bị các tác giả tin mừng khác lờ đi.

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây