Nói đến cầu nguyện chúng ta thường nghĩ rằng mình sẽ nói gì với Thiên Chúa, mình sẽ xin ơn gì với Ngài, nhưng chúng ta thường quên rằng cầu nguyện chỉ đơn giản là một cuộc hội ngộ của tình yêu, một cuộc gặp gỡ giữa một người yêu và người được yêu.
Mùa chay, thời gian sâu lắng để mỗi người nếm cảm về sự chờ đợi một sự kiện không ngờ mà người cha dành cho con của mình “mau đem áo đẹp ra mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào tay, đi dép vào chân và mở tiệc mừng” một sự cảm nghiệm tràn niềm vui của tình yêu tha thứ.
Một thiên tai lớn như động đất, núi lửa, sóng thần, một vụ giết người hàng loạt, hay tai nạn giao thông hoặc máy bay rơi khủng khiếp làm chết hàng trăm người, mới đây một vụ tai nạn làm hai nữ tu chết ở Bà Rịa Vũng Tàu… Những tai họa ấy mời gọi chúng ta suy nghĩ gì về NƯỚC THIÊN CHÚA !
Chúa Giê-su biến đổi hình dạng của Ngài với mục đích gì nếu không phải để tỏ cho các môn đệ và cho tín hữu mọi thời về “thần tính” của Ngài và củng cố nềm tin cho các ông cũng như để hé lộ, cho nếm thử, báo trước một vinh quang bất tận mà những ai đi theo Ngài sẽ được toại nguyện sau khi đã đi qua con đường Thập Giá
Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo hội long trọng cử hành lễ Chúa Kitô là Vua vũ trụ với niềm vui khôn tả và quả quyết rằng Người là Vua Tình Yêu và là Chúa chúng ta. Vua của Vương Quốc Yêu Thương và An Bình.
Truyền thống Giáo Hội bao giờ cũng quý trọng cái chết tử đạo của con cái mình, coi cái chết đó như vừa nói lên lòng can đảm của người tử đạo, vừa nói lên chiến thắng của Tin Mừng. Vì thế, khi nâng 117 vị tử đạo Việt Nam lên bậc hiển thánh, Giáo Hội muốn đưa ra những mẫu gương cho chúng ta bắt chước.
Chúng tôi trên mạng xã hội