Tin Tức VĂN HÓA VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG

Một số người ''biết ơn'' Cha Alexandre de Rhodes đã tìm ra mộ của Ngài!?

Tuy nhiên, vẫn có người mang danh là ''Thầy, Sư, nhà Sử học'', nhưng chẳng ngại phỉ báng Vị Thầy đáng kính là Linh Mục Alexandre de Rhodes trong khi ''họ'' đang cầm bút viết Chữ Quốc Ngữ'' do Linh Mục Thừa Sai ấy đã dùng để ''khai tâm'' cho Dân Việt qua Từ Điển Việt-Bồ-La và ''họ'' cũng ''sử dụng chữ ấy'' để viết họ và tên của mình!

Dòng Saint Paul và dấu ấn kiến trúc Nguyễn Trường Tộ

Lúc ấy các bà phước chẳng biết kiến trúc sư “Thầy Học” là ai. Không biết trước đây đã có tài liệu nào xác minh Thầy Học là ai chưa. Riêng cụ Vương Hồng Sển trong quyển Sài Gòn năm xưa in năm 1958 cho biết: “Tương truyền nhà lầu cao lớn nơi đây là do ông Nguyễn Trường Tộ năm xưa đứng coi xây cất”. Vậy Thầy Học hay ông Nguyễn Trường Tộ là người thiết kế, xây cất tòa nhà này? Trong tạp chí Văn Đàn (số 4-1961, Sài Gòn) ông Phạm Đình Khiêm đã công bố nhiều tài liệu trong thư khố tu viện đã chứng minh Thầy Học chính là ông Nguyễn Trường Tộ.

Bản thân chữ Quốc Ngữ ''có tội với dân tộc Việt Nam không''?

Ông Nguyễn Đắc Xuân còn đưa ra í kiến phê phán chữ Quốc ngữ: “Sự thật chữ Quốc ngữ có công trong việc truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam và có tội là đã dựa vào thực dân Pháp đẩy chữ Hán- Nôm của dân tộc Việt Nam vào quên lãng”(3) Nhiều quốc gia xung quanh nước ta đang mơ ước có chữ viết theo mẫu tự Latin, riêng ông Nguyễn Đắc Xuân lại nuối tiếc chữ Hán- Nôm!

Nghiên cứu Việt Nam của Pháp: Một góc nhìn từ tư liệu Hán Nôm

Liên quan tới đạo Thiên chúa trong môi trường Việt Nam, tư liệu Hán-Nôm trong Văn khố góp phần khẳng định một thực tế đã qua là Thiên chúa giáo cho đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ở nhiều địa phương Việt Nam vẫn gặp phải sự kỳ thị không nhỏ từ đồng bào vốn quen thờ Phật, cúng gia tiên. Mức độ hạn chế trong việc tiếp nhận tôn giáo ngoại lai cũng có khác nhau trên ba kỳ Bắc-Trung-Nam.

Tháng Mười Một cùng suy tư bài Văn Tế Các Đẳng

Và theo tác giả là “bài văn tế do linh mục Đặng Đức Tuấn biên soạn cách đây hơn trăm năm”. Nội dung bài văn tế các đẳng ngoài việc thương xót những người đã chểnh mảng việc phần hồn và phải vào chốn luyện hình, tác giả còn có ước vọng khuyến cáo cảnh tỉnh những người đang còn sống nơi chốn dương gian.

Báo Anh gợi ý du khách đến Quy Nhơn khám phá điều mới lạ

Theo tờ du lịch Roughguides của Anh, Đông Nam Á là điểm đến hấp dẫn với khách nước ngoài. Trong đó, Quy Nhơn (Việt Nam) là một trong những vùng đất như thế. Roughguides nhận định, có nhiều cách để khám phá những miền đất thuộc khu vực Đông Nam Á theo một lối riêng. Bài báo gợi ý, đến với thành phố Quy Nhơn (Việt Nam), du khách nên thưởng thức những món hải sản tươi sống và ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp.

Nước Mặn - địa danh phôi thai 
chữ quốc ngữ?

Một số tham luận của các nhà khoa học và giới nghiên cứu trình bày tại hội thảo cũng đã đề cập đến địa danh Nước Mặn (thuộc huyện Tuy Phước, Bình Định) - liệu đây có phải là nơi phôi thai chữ quốc ngữ? Bởi tài liệu in đầu tiên có sử dụng một số chữ quốc ngữ hiện nay đã xuất hiện trong cuốn sách Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong xuất bản năm 1631 của linh mục Christophoro Borri.

Hoa Mân Côi là hoa gì?

Giáo dân Công giáo gọi tháng Mười là Tháng Mân Côi. Riêng ở Việt Nam vào tháng này,mỗi buổi tối giáo dân trong các giáo xứ luân phiên nhau đến từng gia đình trong giáo xứ đọc kinh lần chuỗi Mân Côi. Chuỗi Mân Côi còn gọi là chuỗi Môi Khôi. Hồi tôi còn nhỏ sau khi lần chuỗi Mân Côi xong là đọc kinh “ Hôm nay lớn mọn đều chầu, cám ơn trọng Đức Bà thương đoái, truyền phép Môi Khôi rất nhiệm. Hết loài người cầu Chúa thứ tha....

Chữ quốc ngữ đã lạc hậu chưa?

Ngày 3.10, tại TP.Tuy Hòa (Phú Yên), Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp cùng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông, Đại học Phú Yên tổ chức hội thảo về chữ quốc ngữ. Đến dự hội thảo có hơn 100 GS, PGS, TS và nhà khoa học đang công tác tại các trường ĐH, viện nghiên cứu nổi tiếng trên toàn quốc và quốc tế.

Họp mặt các tác giả văn thơ tại Qui Nhơn

19g15, tại hội trường Chủng viện Qui Nhơn diễn ra lễ trao giải Giải Viết Văn Đường Trường dưới sự chủ tọa của Đức Cha Matthêô. Trong bài chia sẻ khai mạc, cha Trăng Thập Tự cho biết những cuộc họp mặt hằng năm tại Qui Nhơn tiếp nối hai cuộc họp mặt tại Phan Thiết 2008-2009, hy vọng sẽ trở thành ngày họp mặt truyền thống của giới cầm bút Công giáo, không chỉ tại Qui Nhơn mà ở khắp các Giáo phận. Cha phân biệt giữa yêu thích văn thơ và làm mục vụ văn hóa.

Thị Nại ký

Đầm Thị Nại tựa cái phổi nước nằm dựa biển Đông phập phào thở theo con triều lên xuống. Đêm nằm ở chồ rớ trên đầm Thị Nại, chờ đến giờ kéo rớ để luộc con ghẹ còn tươi roi rói, vừa ăn vừa nhìn nước đầm loang loáng ánh sao, thì quả là sông nước hữu tình.

Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái

Thành công của người Do Thái nhiều người đã biết, đã nghe từ lâu và có thể kể cả ngày, cả tháng cũng không hết. Là người đã tìm hiểu câu chuyện này cả chục năm nay, càng đi sâu tìm hiểu về những thành công của Israel và người Do Thái, tôi càng thấy phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Chuyến đi Israel lần này, ngoài các công việc thường lệ, rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhiều người, nhiều giới, nhiều nơi khác nhau giúp tôi kiểm chứng, củng cố thêm các nhận định trước đây của mình; biết thêm nhiều vấn đề mới; đồng thời cũng xóa bỏ một số các định kiến một chiều, phiến diện.

Do đâu có sự duyên cách Qui Ninh thành Qui Nhơn và Diên Ninh thành Diên Khánh

Việc “tự tôn quốc huy” chắc chắn là điều không thể bỏ qua vào thời điểm này. Năm Nhâm Tuất (1742), đổi phủ Qui Ninh làm phủ Qui Nhơn, phủ Diên Ninh làm phủ Diên Khánh1. Vẻn vẹn chỉ mỗi hai danh xưng của hai phủ mới đặt có cùng chữ “Ninh” đã được thay đổi cùng lúc, phải chăng sự kiện hy hữu này có mệnh hệ đến danh tính nhà Vương?

Cảnh lều chõng đi thi thời Chúa Nguyễn

Triều đình thì ở cấp huyện trở lên mới tham gia trong việc giáo dục. Thấp nhất là trường huyện có quan huấn đạo (hàng thất phẩm) dạy. Lên tới phủ thì quan Giáo thụ (hàng lục phẩm) rồi Đốc học (hàng tứ phẩm) ở trường tỉnh trông coi. Kể từ năm 1803 thì ở Huế mở trường Quốc Tử Giám để các con quan và những người trúng tuyển ở các tỉnh vào thụ giáo các quan tế tửu và tư nghiệp.

Nói sang đàng sang sá chuyện hội nhập văn hóa

Trong tập III Địa phận Qui Nhơn kỷ yếu bản thảo của linh mục Phêrô Huỳnh Kim Lăng (30/09/1919 – 17/06/2008) kể lại phiên chầu lượt tại địa sở Nam Bình, quê của linh mục lúc linh mục còn nhỏ: “ Phiên chầu khởi sự bằng một đám rước (procession): dẫn đầu là Thánh giá đèn hầu. Ông câu họ cầm Thánh giá, vận áo thụng xanh, đi dưới hai hay bốn lọng vàng, thêu thật đẹp. Theo sau là mấy người cầm hèo tua”.

Các tin khác