Điều chúng ta tin, phần 10: Giáo hội liên vị và cá vị

Điều chúng ta tin, phần 10: Giáo hội liên vị và cá vị

 20:12 10/11/2024

Thật may mắn là Tân ước không ghi chép như những chỉ dẫn lắp đặt cho một màn hình phẳng. Đó cũng không phải là một công trình thần học hệ thống, được một thần học gia nào đó viết ra theo chuỗi luận lý. Thay vào đó, Tân ước là một tập hợp các bản văn được linh ứng (một bộ sưu tập bao gồm các Tin mừng, thư tín, một tác phẩm lịch sử hộ giáo ngắn và sách khải huyền),
Điều chúng ta tin. Phần 8: Giáo hội vẫn vinh quang, vẫn duy nhất

Điều chúng ta tin. Phần 8: Giáo hội vẫn vinh quang, vẫn duy nhất

 04:40 04/11/2024

Vậy làm sao chúng ta có thể bắt đầu hình dung về tính khả thể của sự hợp nhất Kitô giáo? Hãy lưu tâm về việc Đức Giêsu vẫn còn đang nhắc đến vinh quang: “Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho Con”. Vinh quang của Thiên Chúa có đủ hiệu lực? Hay vinh quang ấy quá yếu ớt? Chẳng phải thiên thần Gabriel nói với Đức Maria rằng, đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể?
Điều chúng ta tin. Phần 7: Sứ vụ Giáo hội hướng về vinh quang

Điều chúng ta tin. Phần 7: Sứ vụ Giáo hội hướng về vinh quang

 21:26 01/11/2024

Với cá nhân tôi mà nói, chính điều này – hēn – đã khiến tôi bắt đầu hoán cải. Một khi nhận thức rằng Đức Giêsu đã cầu nguyện cho các môn đệ nên một, tôi không thể nào tin vào những tuyên bố kiểu như sự chia rẽ Kitô giáo dẫu sao cũng có thể chấp nhận hoặc có giá trị. Đó là điều không thể chấp nhận, và bất kỳ suy nghĩ nào cho rằng điều đó chính đáng thì đều sai lạc với những lời nói của chính Đức Giêsu, với lời cầu nguyện, với từ vựng của chính Ngài.
Điều chúng ta tin, Phần 6: Giáo hội duy nhất và thánh thiện

Điều chúng ta tin, Phần 6: Giáo hội duy nhất và thánh thiện

 21:42 30/10/2024

Từ “một” mà Gioan sử dụng trong tiếng Hy Lạp là hēn, biểu thị sự duy nhất về mặt số lượng. Nó không có nghĩa là “hiệp nhất” hay “đồng lòng” nhưng là “một”. Điều này thật ý nghĩa. Bạn thấy đấy, chúng ta được kêu gọi đâu phải để lúc nào cũng tán đồng với nhau hay thậm chí nhất định phải yêu thích nhau. Sự duy nhất mà Đức Giêsu cầu nguyện còn vượt xa hơn sự hiệp nhất.
“Đây Chiên Thiên Chúa Đấng xóa tội trần gian” nhưng sao tội lỗi vẫn còn đó ?

“Đây Chiên Thiên Chúa Đấng xóa tội trần gian” nhưng sao tội lỗi vẫn còn đó ?

 07:36 06/11/2023

Ở đây, luận điểm trở nên tinh tế hơn: tội lỗi, ở số ít, trở thành cha (hoặc mẹ theo tiếng Hy Lạp!) của mọi tội lỗi, ở số nhiều, đang tràn ngập lịch sử nhân loại, cho dù Chúa Giêsu Kitô đã gánh vác nơi bản thân và cởi bỏ tội lỗi. Điều này được nói rất rõ trong thư thứ nhất của Gioan, khi ngài giải thích ý nghĩa của từ "tội lỗi": “Căn cứ vào điều này, anh em nhận ra thần khí của Thiên Chúa: thần khí nào tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa; còn thần khí nào không tuyên xưng Đức Giêsu, thì không bởi Thiên Chúa; đó là thần khí của tên phản Kitô.
Ađam mới và Ađam cuối cùng

Ađam mới và Ađam cuối cùng

 22:55 20/03/2023

Nôê thật khác biệt. Thế giới của ông cũng thật khác biệt. Dựa vào các con số được đưa ra bởi chương 5 sách Sáng thế, vào thời điểm Laméc, cha của Nôê được sinh ra, cụ tổ tám đời của ông vẫn còn sống, đó là Ađam khi được 874 tuổi. Ông Sét cũng vẫn còn sống. Và như thế chúng ta có thể tưởng tượng cả Enốt, Kênan, Mahalanên, Gierét, Khanốc, và Mơthuselác, tất cả họ đều ở đó để chào đón cậu Laméc bé nhỏ.

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây