Tin Tức PHỤNG VỤ HỌC HỎI PHỤNG VỤ

Câu ''Xin Chúa tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu xin'' được hiểu thế nào?

Nhiều người chúng con hơi bối rối với bản dịch Sách Lễ Rôma về lời nguyện nhập lễ của Chúa Nhật 27 mùa Thường niên, nhất là về ý nghĩa của câu "Xin Chúa đổ tràn trên chúng con lòng thương xót của Chúa, để tha thứ những gì lương tâm chúng con áy náy lo sợ, và tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu xin". Thưa cha, ý nghĩa chính xác của “điều chúng con chẳng dám cầu xin” là gì?

Ban phép lành qua điện thoại được không?

Trong trường hợp linh mục ban phép lành, chúng ta cần phải phân biệt một số yếu tố. Nếu việc ban phép lành là một lời cầu nguyện, tôi tin rằng một phép lành đơn giản có thể được trực tiếp chuyển qua bằng phương tiện điện tử, nếu ý định của linh mục là để cầu xin phước lành của Thiên Chúa trên người ấy.

Rước Lễ Lần Đầu, có cần trọng thể không?

Cháu gái của tôi sắp được Rước lễ Lần Đầu, và tôi được biết là cháu sẽ không cần mang áo đầm trắng truyền thống, cũng không Rước lễ chung với các em cũng sẽ Rước lễ Lần Đầu. Cha xứ nói cháu có thể tham dự bất cứ thánh lễ nào, và đi lên rước lễ bình thường. Tôi đã phản đối với cha xứ về việc này, và được cha trả lời ngắn gọn rằng áo đầm trắng là quá đắt tiền đối với một số bà mẹ... Thưa cha, cha xứ có quyền làm như vậy không?

Có được vỗ tay trong bài giảng không?

Sau bài giảng, phụng vụ đề nghị một khoảnh khắc thinh lặng để suy ngẫm và thẩm thấu sứ điệp bài giảng. Việc vỗ tay dễ dàng phá vỡ sự tập trung, và làm cho người ta khó thu thập các suy nghĩ của mình, và khó làm cho họ tập trung vào các câu hỏi chính yếu để sống Tin Mừng.

Nói thêm về tượng Thánh giá bàn thờ

Sau khi chúng tôi trả lời về tượng Thánh giá bàn thờ ngày 17-6, một độc giả người Bỉ hỏi thêm: "Nếu một nhà thờ may mắn sở hữu một chút thánh tích của Thánh Giá Thật, thánh tích này có được phép sử dụng như Thánh giá dùng cho cuộc rước không, và như là thánh giá, nó được đặt trên hay gần bàn thờ trong Thánh Lễ không?"

Bài giảng có cần được viết sẵn hay không?

Một số người nghĩ mình có thể là người giảng giỏi vì họ biết phải nói cái gì, nhưng họ không chú ý tới việc phải nói thế nào, nghĩa là cụ thể phải cấu tạo một bài giảng như thế nào. Họ phàn nàn khi người ta không nghe hay trân trọng họ, nhưng có lẽ họ không bao giờ chịu khó tìm cách thích hợp để trình bày sứ điệp. Chúng ta nên nhớ rằng “nội dung loan báo Tin Mừng có tầm quan trọng hiển nhiên nhưng không được làm che mờ tầm quan trọng của cách thức và phương tiện loan báo Tin Mừng”.

Người Hồi giáo chia sẻ quan điểm thay cho bài giảng Thánh lễ được không?

Trong khi Đức Thánh Cha của chúng ta đã có nhiều bước tiến lớn, để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và chấp nhận nhau giữa các người khác niềm tin tôn giáo, Ngài cũng như các vị tiền nhiệm đã cố gắng hết sức, để tránh bất cứ chủ nghĩa hỗn tạp tôn giáo nào, và tôi chưa hề thấy một sự kiện nào, mà trong đó lời cầu nguyện của người ngoài Kitô giáo được đưa vào trong hành vi phụng vụ của việc thờ phượng Kitô giáo cả, huống hồ là đưa vào một Thánh Lễ

Tượng Chịu nạn được đặt trên mọi bàn thờ không?

Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nhắc bốn lần một tượng Chịu nạn (tượng Thánh giá, crucifix) đặt trên bàn thờ Hy tế. Liệu giờ đây tượng Chịu nạn được dự kiến đặt trên bất cứ bàn thờ nào chăng?

Linh mục cần biết tiếng Latinh ở mức độ nào để cử hành Thánh lễ Latinh?

Chúng tôi có thể nói rằng yêu cầu tối thiểu cho một Thánh Lễ hợp lệ là sự phát âm chính xác của các lời truyền phép, cùng với một sự hiểu biết chung về ý nghĩa của chúng. Người ta giả thiết rằng sự hiểu biết đúng đắn này đã có nơi mỗi linh mục.

Tại sao có phiên bản ngắn và phiên bản dài cho một số bài Tin Mừng Chúa Nhật?

Tại sao Giáo Hội có một phiên bản ngắn và một phiên bản dài cho một số bài Tin Mừng Chúa Nhật? Hình như không có lý do cho việc này, bởi vì yếu tố thời gian hầu như không là vấn đề ở đây. Hình như đúng hơn có một động cơ chính trị nào đó: ví dụ, trong Tin Mừng Chúa Nhật 2-2-2014 (Lc 2, 22-32), phần về nữ ngôn sứ Anna có lẽ được cắt bỏ nhằm tránh xúc phạm Israel chăng? Rồi trong Tin Mừng Chúa Nhật 16-2-2014 (Mt 5, 17-37), các câu nói về việc giữ ít nhất các điều răn, việc gọi anh em là "ngốc, khùng" (nghĩa bóng), việc móc mắt ra nếu mắt nên dịp tội, và việc nêu ra sự ly dị đều được chọn bỏ ...

Chủng sinh giữ vai trò phó tế được không?

Nếu chủng sinh chưa phải là một thầy giúp lễ lãnh tác vụ, chủng sinh ấy có thể phục vụ bên cạnh linh mục, giúp cha với sách lễ tại bàn thờ, trao đĩa thánh cho cha, và nếu cần, có thể giúp cha cho giáo dân rước lễ, với tư cách một thừa tác viên ngoại thường.

Người đi lễ trễ sau bài Tin Mừng có được rước lễ không?

Thưa cha, cha xứ của con đã ra quy định rằng bất cứ ai đi lễ trễ sau bài Tin Mừng thì không được rước lễ. Theo ngài, lý do là Chúa Giêsu là "Ngôi Lời đã làm người"; vì vậy chúng ta phải nhận ra Chúa Giêsu trong Lời Chúa trước khi nhận ra Chúa trong khi Rước Lễ. Tuy nhiên, một linh mục, là giáo sư phụng vụ, có ý kiến khác....

Làm gì khi Bánh thánh rơi xuống nền nhà?

Vấn đề này được giải quyết trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 280 : Nếu Bánh thánh hay phần Bánh thánh bị rơi vải, phải kính cẩn nhặt lấy, nếu có chút Máu Thánh rớt xuống chỗ nào, thì phải rửa nơi đó bằng nước, và sau đó đổ nước ấy vào giếng thánh đặt trong phòng thánh

Nghi thức thống hối trong lễ Phục Sinh được thực hiện ra sao?

Mặc dù nó không phải là quy định, tôi tin rằng linh mục có thề sử dụng công thức quen thuộc của việc giới thiệu nghi thức thống hối, trước khi bắt đầu rảy nước thánh. Sách Lễ cũng cung cấp một sự chọn lựa thay thế cho thủ tục này trong Chúa Nhật Phục Sinh. Nghi thức thống hối quen thuộc được sử dụng, nhưng việc nhắc lại lời hứa rửa tội được thực hiện sau bài giảng, theo nghi thức được đề nghị cho lễ Vọng Phục Sinh, và không đọc kinh Tin Kính. Trong trường hợp này, việc rảy nước thánh được làm phép trong lễ Vọng, và hát điệp ca được thực hiện như là kết luận cho việc nhắc lại lời hứa rửa tội.

Khi Giáo phận trống tòa, ai cử hành Lễ Dầu?

Nếu vị Giám quản giáo phận là một Giám mục phụ tá, ngài sẽ cử hành Lễ Dầu. Nếu ngài là một linh mục, thì hoặc ngài mời một Giám mục cử hành Lễ Dầu và làm phép dầu; hoặc ngài có thể chọn không có Lễ Dầu năm ấy, và xin Giáo phận lân cận cung cấp dầu đã làm phép cho giáo phận mình.

Các tin khác