Trang mới   https://gpquinhon.org

Học hỏi Ad Gentes (Đề tài II)

Đăng lúc: Chủ nhật - 09/12/2012 03:59
ĐỀ TÀI II

AD GENTES: MỘT BẢN VĂN TÍN LÝ QUAN TRỌNG



 
Suốt nhiều chương, sắc lệnh đưa ra những chỉ dẫn quan trọng về sự tổ chức, đào tạo, mục vụ, phụng vụ... tất cả đặc biệt liên quan đến các người hữu trách cao cấp và các người đang trực tiếp làm việc truyền giáo. Nếu có bản văn Công Đồng ta chỉ việc đọc thẳng cũng đủ hiểu, không cần giải thích. Nhưng sắc lệnh này trước hết lại là một văn kiện quan trọng về tín lý, và chính với danh hiệu này mà nó chất vấn mọi kitô hữu, tất cả và từng người, ngay cả và nhất là ở cấp cơ sở.

Các thông điệp truyền giáo của Đức Bênêđictô XV, Piô XI, Piô XIII đã đem lại những thúc đẩy mãnh liệt và những phương hướng quyết định trên bình diện thực hành. Nhưng người ta vẫn chờ đợi một khoa thần học về truyền giáo. Những lời kêu gọi của các Đức Giáo Hoàng đã thúc bách toàn thể Hội thánh chứ không phải một thiểu số ưu tú. Các ngài đã nhấn mạnh rất chính xác:

- Đức Piô XI, trong thông điệp Rerum Ecclesiae (1926): “Lý do tồn tại của Hội thánh không gì khác hơn là để làm cho tất cả mọi người được dự phần vào các ân sủng cứu độ, của việc cứu chuộc bằng cách mở rộng Nước Chúa Kitô trên toàn thế giới”.

- Đức Piô XII, trong thông điệp Fidei Donum (1957): “Tinh thần truyền giáo và tinh thần Kitô giáo chỉ là một. Người ta chỉ thực sự gắn bó và tận tụy với Hội thánh nếu người ta tìm cách để mở rộng Hội thánh, làm cho Hội thánh được bén rễ và lan rộng khắp mặt đất”. Nhưng qua các thông điệp ấy, nền tảng giáo thuyết vẫn chưa được khai triển.

Các nghị phụ Vaticanô II quyết lấp đầy lỗ hổng đó. Ngay hiến chế Hội thánh ở số 17 đã đưa ra cái nhìn rắn chắc cho giáo thuyết nền tảng này; Chúa Thánh Thần đã đem điền vào đó nhân cơ hội thảy đi, thảy lại các lược đồ đầu tiên về truyền giáo: bởi vì làm sao có thể vẽ được khuôn mặt của một Hội thánh mà trong đó nét truyền giáo không được biểu thị thật sâu sắc? Nhưng phải đợi đến các sắc lệnh về hoạt động truyền giáo, hạt nhân ấy mới được khai triển và trở thành một nhãn quan thần học hùng vĩ về truyền giáo.

Ngay từ "Lumen Gentium":

Trước tiên, chúng ta hãy trở lại với hiến chế GH. Chương 2 được dành cho dân Thiên Chúa nói chung, nghĩa là được dành cho bạn, cho tôi, cho tất cả những người được rửa tội, chứ không phải chỉ dành riêng cho các Giám mục, Linh mục, hoặc chỉ dành riêng cho các Thầy dòng, Bà phước. Chương này được kết luận bằng số 17 với đặc tính về truyền giáo của toàn thể Hội thánh. Liền một mạch nó đã khai triển sứ mệnh của Ngôi Con, của Thánh Thần, của các Tông đồ, của toàn thể Hội thánh và do đó là sứ mệnh của chính bạn. Chúng ta hãy nghe đọc thật chăm chú và lưu ý rằng: mấy chữ sứ mệnh, lệnh truyền, ủy phái và sai đi, tất cả chỉ là một.

Như Chúa Cha đã sai Người thế nào, Chúa Con cũng sai các Tông đồ như vậy, khi Người phán: “vậy các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Lệnh ấy, lệnh mà Đức Kitô đã long trọng truyền rao giảng chân lý cứu độ, Hội thánh đã lãnh nhận từ các Tông đồ để chu toàn khắp cõi đất (Cv 1,6). Vì thế Hội thánh xem lời của Thánh Phaolô như lời của mình: “khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (Lc 9, 16); và vì thế Hội thánh không ngừng gởi sứ giả Tin Mừng cho đến khi các Hội thánh trẻ được trưởng thành hoàn toàn và tự mình tiếp tục việc rao giảng Tin Mừng.
Chúa Thánh Thần thúc đẩy Hội thánh cộng tác với Ngài, làm cho Đức Kitô trở thành nguyên lý cứu độ cho cả thế giới cho đến khi đạt tới viên mãn...

"Mỗi môn đệ Chúa Kitô đều có bổn phận góp phần truyền bá đức tin…”.

“Như thế, Hội thánh vừa cầu nguyện vừa hoạt động để toàn thể vũ trụ biến thành dân Thiên Chúa, thân thể Đức Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần, và trong Chúa Kitô là thủ lãnh muôn loài, mọi danh dự và vinh quang được dâng lên Chúa Cha, Đấng Tạo thành vũ trụ”. Trong đoạn phát họa ấy đã sẵn mầm sống cho toàn thể sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Hội thánh:

Tóm tắt 

Sắc lệnh Ad Gentes trước hết lại là một văn kiện quan trọng về tín lý, và chính với danh hiệu này mà nó chất vấn mọi kitô hữu, tất cả và từng người, nhất là ở cấp cơ sở. Các thông điệp truyền giáo trước đây của Đức Bênêđictô XV, Piô XI, Piô XIII đã đem lại những thúc đẩy mãnh liệt và những phương hướng quyết định trên bình diện thực hành. Nhưng người ta vẫn chờ đợi một khoa thần học về truyền giáo. Những lời kêu gọi của các Đức Giáo Hoàng đã thúc bách toàn thể Hội thánh chứ không phải một thiểu số ưu tú. Các ngài đã nhấn mạnh rất chính xác:

- Đức Piô XI, trong thông điệp Rerum Ecclesiae (1926): “Lý do tồn tại của Hội thánh không gì khác hơn là để làm cho tất cả mọi người được dự phần vào các ân sủng cứu độ, của việc cứu chuộc bằng cách mở rộng Nước Chúa Kitô trên toàn thế giới”.

- Đức Piô XII, trong thông điệp Fidei Donum (1957): “Tinh thần truyền giáo và tinh thần Kitô giáo chỉ là một. Người ta chỉ thực sự gắn bó và tận tụy với Hội thánh nếu người ta tìm cách để mở rộng Hội thánh, làm cho Hội thánh được bén rễ và lan rộng khắp mặt đất”. Nhưng qua các thông điệp ấy, nền tảng giáo thuyết vẫn chưa được khai triển.

Các nghị phụ Vaticanô II quyết lấp đầy lỗ hổng đó. Ngay từ hiến chế GH "Lumen Gentium", chương 2 được kết luận bằng số 17 với đặc tính về truyền giáo của toàn thể Hội thánh. Liền một mạch nó đã khai triển sứ mệnh của Ngôi Con, của Thánh Thần, của các Tông đồ, của toàn thể Hội thánh và do đó là sứ mệnh của chính bạn. Như Chúa Cha đã sai Người thế nào, Chúa Con cũng sai các Tông đồ như vậy, khi Người phán: “Vậy các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Lệnh ấy Hội thánh đã lãnh nhận từ các Tông đồ để chu toàn khắp cõi đất (Cv 1,6). Vì thế Hội thánh xem lời của Thánh Phaolô như lời của mình: “khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (Lc 9, 16); và vì thế Hội thánh không ngừng gởi sứ giả Tin Mừng cho đến khi các Hội thánh trẻ được trưởng thành hoàn toàn và và tự mình tiếp tục việc rao giảng Tin Mừng. « Như thế, Hội thánh vừa cầu nguyện vừa hoạt động để toàn thể vũ trụ biến thành dân Thiên Chúa, thân thể Đức Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần”. Trong đoạn phát họa ấy đã sẵn mầm sống cho toàn thể sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Hội thánh.

 

Nguồn tin: Gpquinhon.org
Từ khóa:

Ad Gentes, tín lý

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 18
  • Khách viếng thăm: 15
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 13818
  • Tháng hiện tại: 183844
  • Tổng lượt truy cập: 12473556