Trang mới   https://gpquinhon.org

Đời Sống Thánh Hiến dưới ánh sáng của Công Đồng Vatican II

Đăng lúc: Thứ sáu - 04/03/2016 17:29
 

ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II




I. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG ĐỒNG VATICAN II

1. Đức Gioan XXIII

1.1. Ngày được bầu làm Giáo Hoàng

Ngay từ lúc được bầu làm Giáo Hoàng ngày 28. 10. 1958, đức Angelo Giuseppe Roncalli đã làm người ta sửng sốt. Sự sửng sốt bắt đầu với hành vi đầu tiên của ngài, chọn danh hiệu Gioan, một danh hiệu, từ thế kỷ mười lăm, không một đức giáo hoàng nào nhận. Ngay khi được bầu, ngài đã xuất hiện tại ban công vương cung thánh đường thánh Phêrô trước một cử tọa đông đảo đang tập trung dưới quảng trường, vẻ tròn trĩnh khác hẳn vị tiền nhiệm của ngài, một đức Piô XII, mảnh khảnh và danh giá, đập ngay vào mắt họ. Tấm hình người ta chụp khi ngài còn là khâm sứ tòa thánh tại Paris, bắt đầu được in ra – trong tấm hình đó, ngài đang cầm điếu xì gà trong tay. Đức Gioan là một người hồn nhiên, thậm chí còn thích nói đùa nữa. Ngài đã thay đổi nghi thức ngoại giao của Vatican rất sớm, khi gợi ý cho mọi người biết rằng ngài muốn phổ biến một bầu khí ít trịnh trọng hơn.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên ấy của triều đại ngài, ngài đã không làm gì để chuẩn bị cho thế giới đón nhận tuyên bố của ngài vào ngày 25. 1. 1959, chưa đầy ba tháng từ khi được bầu, rằng ngài có ý định triệu tập công đồng[1].

1.2. Ý tưởng về việc triệu tập Công Đồng Vatican II

Ta biết rằng vào đầu thập niên 1920, đức Piô XI và lần khác cũng vào đầu thập niên 1950, đức Piô XII đã nghiêm túc xem xét việc triệu tập một công đồng để tiếp nối và hoàn tất Công Đồng Vatican I, đã bị trì hoãn do việc các binh lính Ý chiếm đóng Rôma năm 1870 và chưa hề chính thức kết thúc[2]. Nhưng vào năm 1959 những sáng kiến ấy là những bí mật được giữ rất kín và dường như đức Gioan XXIII đã không hề biết gì về những bí mật ấy mãi cho tới sau khi ngài tuyên bố triệu tập công đồng. Cho có thế nào đi nữa, thì ngài vẫn cương quyết khẳng định rằng ý tưởng ấy đến với ngài như gợi hứng tự nhiên[3].Đức Gioan nhẹ nhàng xác định cho công đồng một định hướng và đưa ra một số quyết định thuộc tiến trình trong suốt những năm đầu của công đồng là những quyết định quan trọng để có được những kết quả chung cuộc[4]. Đối với nhiều người, công đồng đã và hiện vẫn là “công đồng của đức Gioan”[5].

1.3. Thân thế và sự nghiệp:

1.3.1. Thân thế: Đức Gioan là một đức giáo hoàng không ai ngờ. Tuy là một trong số những người được coi là ứng cử viên sáng giá, nhưng mãi cho tới vòng mười một ngài mới được bầu – lúc đó đã bảy mươi sáu tuổi, quá lớn tuổi so với một hồng y.  Hơn nữa, trừ đức Piô X, các đức giáo hoàng “thế kỷ mười chín” toàn xuất thân từ các gia đình quí phái, quí tộc, hay ít ra cũng thuộc các gia đình có chỗ đứng, trong khi đó, Angelo Roncalli sinh trong một gia đình nông dân thuộc một ngôi làng nhỏ bé tại Sotto il Monte, gần Bergamo Bắc Ý. Ngài vẫn gắn bó mật thiết với gia đình đến chết và vẫn thường xuyên gửi thư viết bằng tay cho các chị em của ngài kể cả khi đã là giáo hoàng[6].

1.3.2. Sự nghiệp: sự nghiệp linh mục đã đưa ngài tới những hoàn cảnh và nơi chốn khiến ngài có được một kinh nghiệm rộng lớn không một vị tiền nhiệm nào của ngài có được. Được lãnh thừa tác vụ linh mục tại Rôma năm 1904, ngài đã được huấn luyện về thần học rất truyền thống tại đây. Hai năm sau khi chịu chức, ngài bắt đầu dạy lịch sử Hội Thánh suốt mười năm tại chủng viện giáo phận ở Bergamo, và ngài cũng dạy các khóa học về Giáo Phụ tại đây[7].

1.3.3. Những gợi hứng về việc triệu tập Công Đồng Vatican II

Những tài liệu về cuộc viếng thăm chính thức giáo phận Bergamo của thánh Charles Borromeo với tư cách là một tổng giám mục năm 1575 đã khiến đức Gioan viết thành năm quyển sách, quyển cuối cùng được xuất bản năm 1957, một năm trước khi được bầu làm giáo hoàng. Với tư cách là tổng giám mục Milan, thánh Borromeo coi nhiệm vụ giám mục của mình là thực hiện công đồng Trentô và vì thế, ngài đã triệu tập một số thượng hội đồng giáo phận và vùng để thực thi những gì công đồng ấy chỉ thị trong lãnh vực này. Sự kiện này đã “gợi hứng”[8] cho đức Gioan trong việc triệu tập công đồng. Ơ một mức độ nào đó, đức Gioan hiện đã có một viễn tượng về lịch sử của Hội Thánh, một lịch sử không quá qui về Rôma[9].

1.3.4. Những sứ vụ đã lãnh nhận trước khi được bầu làm giáo hoàng

Khi Thế Chiến I bùng nổ năm 1914, ngài đã phục vụ trong quân đội Ý, trước tiên như một nhân viên y tế và sau đó là tuyên úy. Ít năm sau, đức Piô XI đặt ngài làm giám mục và sai ngài đi làm khâm sứ tòa thánh tại Bulgari từ năm 1925 đến 1934 và từ năm 1935 đến năm 1944, ngài làm khâm sứ tòa thánh tại Istanbul cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Vì thế, hầu như suốt hai mươi năm, ngài ra khỏi phương Tây và sống trong các quốc gia theo Chính Thống và Hồi Giáo, nơi người Công Giáo chỉ là một thiểu số không đáng kể[10].

Năm 1944, đức Piô XII đặt ngài làm khâm sứ tại Paris, một vị trí ngoại giao nổi tiếng của Vatican, vào lúc cực kỳ khó khăn đối với Hội Thánh, lúc gần kết thúc Thế Chiến II. Ngài thay thế đức giám mục Valerio Valeri, tướng de Gaulle đòi đức giám mục này phải ra đi, vì ngài có những quan hệ hài hòa với chính phủ bù nhìn của Đức Quốc Xã tại Pháp. Ngài đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ trong một hoàn cảnh luôn sẵn sàng bùng nổ. Ngài rời Paris năm 1953, khi đức Piô XII đặt ngài làm giám mục Venice[11].

1.4. Một người ở vùng ngoại biên

Thẳng thắn và bộc trực, ngài được các nhà phê bình đánh giá là ngây thơ. Ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của ngài, một số người trước đây có quyền trong Giáo Triều đã điều khiển ngài cách khinh thường vì ngài là một người ở ngoại biên. Khác với các vị tiền nhiệm của mình, ngài không biết “các sự việc hoạt động ra sao”. Đức Gioan đến với trung tâm sau nhiều thập niên kinh nghiệm về những người Công Giáo và ngoài Công Giáo ở ngoại biên[12].

1.5. Một người bảo thủ

Lập trường của ngài suốt thời gian chuẩn bị công đồng đã được mô tả là bí ẩn[13]. Ngài theo đuổi một chính sách không can thiệp gì đối với công việc của các ủy ban, đôi khi lại còn như thể ủng hộ các khuynh hướng bảo thủ. Thượng hội đồng giám mục Rôma họp năm 1960 do sự thúc giục và dưới sự che chở của ngài được người ta nghĩ đến như thời gian tổng dợt cho công đồng. Kéo dài chỉ một  tuần, cuộc họp của hàng giáo sĩ Rôma này đã thông qua 755 điều trong giáo luật chuẩn bị trước cho công đồng. Các khoản giáo luật này bao gồm những chi tiết vụn vặt về các qui định hoặc kỷ luật, một số trong các khoản ấy đưa ra những hình phạt rõ ràng đối với việc không tuân thủ[14]. Đức Gioan dường như hạnh phúc với những kết quả ấy. Nếu theo cùng một khuôn mẫu này, công đồng sẽ ngắn gọn, sẽ chiếu lệ và xưa vô cùng. Veterum Sapientia, Tông Hiến đức Gioan ban hành ngày 22.2.1962, tám tháng trước khi khai mạc công đồng, tái khẳng định vai trò của tiếng Latinh trong Hội Thánh và được giải thích là làm nản lòng những người muốn đưa ngôn ngữ thường ngày vào trong Thánh Lễ[15].

1.6. Một con người độc đáo

Nhưng việc ngài mời các cộng đoàn Kitô hữu khác trong công bố (triệu tập) công đồng của ngài và việc ngài kiên trì ủng hộ Văn Phòng Hợp Nhất Các Kitô  Hữu, do chính ngài thành lập, lại cho thấy hoàn toàn ngược lại. Khi gần đến ngày họp công đồng, ngài lôi kéo càng lúc càng nhiều các vị sẽ là những lãnh đạo của các bộ phận lớn tin tưởng vào ngài – nhất là đức hồng y Bea và Suenens – ngài viết trong nhật ký việc ngài không thoải mái với hồng y Ottaviani, một vị lãnh đạo có uy thế của nhóm thiểu số[16]. Trong việc bổ nhiệm ban đầu và nhất là trong các hoạt động của ngài từ đó cho tới chết, đức Gioan đã có những dấu hiệu cho thấy rằng, trong khi ngài cố ý để công đồng hoạt động cách hoàn toàn tự do, thì tình cảm của ngài vẫn ở với đa số. Nhưng công đồng đã đưa ngài vào trong những định hướng mà ba năm trước ngài không thấy trước[17].

1.7. Một người ấm áp tình người

Lý do căn bản khiến đức Gioan được toàn thế giới mến phục cách phi thường ngay từ lúc được bầu làm giáo hoàng đó là một tình người ấm áp mà từng lời nói, cử chỉ của ngài đều mang chở. Ngài cười, nói đùa, phong thái tự nhiên, vô tư. Ngài công khai diễn tả tình yêu ngài dành cho gia đình. Khi được xuất bản sau khi ngài qua đời, quyển nhật ký thiêng liêng của ngài đã khẳng định ngài là một con người sống nhờ một cảm thức sâu sắc về sự hiện diện và tình yêu của Thiên Chúa[18]. Không một giáo hoàng nào trong lịch sử Hội Thánh đã để lại một tài liệu như thế cả[19].

1.8. Một người có ảnh hưởng lớn trên Công Đồng Vatican II

Đối với nhiều người Công Giáo, ngài như thể là một hình ảnh sống động về những gì họ tin và hy vọng Hội Thánh phải là, như chính ngài đã mô tả trong diễn văn khai mạc công đồng – “tế nhị, nhẫn nại, đầy nhân hậu và tốt lành”. Nhân cách của đức Gioan XXIII đã có ảnh hưởng lớn trên công đồng chẳng khác gì những lời ngài nói và những can thiệp ngài thực hiện. Khi ngài chết vì ung thư bao tử ngày 3. 6.1963, người ta đã biết rằng một nhân vật vĩ đại có tầm cỡ thế giới đã ra đi, nhưng họ cũng cảm thấy rằng một cách nào đó, họ đang mất đi một người bạn[20].

Những tin đồn gây hoang mang về sức khỏe ngài đã tràn lan khi giai đoạn thứ nhất của công đồng sắp kết thúc. Những ngày cuối đời ngài trôi qua trong cơn đau khủng khiếp. Những đau buồn thương tiếc dành cho đức “Gioan, người cha vô cùng yêu quí” thật bao la. Người ta chưa bao giờ thấy như thế trước cái chết của một đức thánh cha[21].

1.9. Thông điệp Pacem in Terris

Đức Gioan dường như tỉnh táo và hoạt động cho tới giờ phút cuối cùng. Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh 11. 4, ngài ban hành thông điệp Pacem in Terris, về những vấn đề hòa bình thế giới, các nước kém phát triển, những người tỵ nạn, di dân, và những vấn đề tương tự. Ngài đã trao nhiệm vụ viết thông điệp này cho Pierre Pavan, một chuyên viên công đồng, và giáo sư đại học Lateran, nhưng đức giáo hoàng, tuy bệnh, vẫn theo dõi kỹ sự phát triển của bản văn[22].

Thông điệp này rất đáng chú ý vì có một phần dài, nói về các quyền con người, kể cả quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Điều chưa hề có trước đây là quyền có thể tôn thờ Thiên Chúa theo tiếng gọi lương tâm và quyền tuyên xưng đức tin cách riêng tư và công khai. Thông điệp này, trong khi kêu gọi chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang, vẫn khuyên người Công Giáo làm việc với những người ngoài Công Giáo vì hòa bình[23]. Tuy được ca tụng cách rộng rãi, thông điệp này vẫn phải chịu những phê bình gay gắt từ các nguồn bảo thủ về kinh tế và chính trị. Họ khẳng định rằng thông điệp này có hơi hướm xã hội chủ nghĩa, thậm chí cộng sản chủ nghĩa[24].

Tháng trước, ngày 7. 3, đức Gioan đã tiếp kiến Alexis Adzhubei, chủ nhiệm tờ Izvestia, một nhật báo nổi tiếng của Soviet, và là con rể của Nikita Khrushchev, chủ tịch Soviet. Cuộc gặp gỡ này tạo nên một tin giật gân. Cũng ngày hôm đó, Hiệp Hội Balzan Quốc Tế đã trao giải thưởng cho đức Gioan trong việc nhìn nhận những công việc vì hòa bình của ngài. Trong diễn từ đón nhận giải thưởng, ngài đã gây sốc cho nhiều người, những người đã nhìn Hội Thánh như lãnh tụ duy nhất trong chiến dịch chống lại cộng sản, khi nói rằng[25]: “Trong những tranh chấp quốc tế, bất kể bằng vũ lực hay chỉ bằng lời nói, [Hội Thánh luôn] duy trì một thế trung lập tuyệt đối”[26].

2. Công Đồng Vatican II

2.1. Việc chuẩn bị

Công Đồng Vatican II được chuẩn bị trên một qui mô rất lớn, kéo dài tới hai năm rưỡi, kể từ khi tuyên bố tới lúc khai mạc công đồng, thời gian chuẩn bị này cũng phải kể là thời gian của công đồng. Khác với Constance, Trentô và một số công đồng khác, hầu hết các công đồng đều kéo dài không đầy hai hoặc ba tháng. Công đồng Lateran IV năm 1215, quan trọng như thế mà đã hoàn tất công việcchỉ trong ba phiên họp, kéo dài ba tuần lễ[27].

2.2. Thành phần tham dự Công Đồng

Sau những ngày khai mạc, số người hiện diện tại vương cung thánh đường thay đổi đáng kể, nhưng chung chung lúc nào cũng có khoảng 2.400 nghị phụ tham dự. Tuổi trung bình của các nghị phụ là sáu mươi. Trong thời gian từ lúc khai mạc đến khi bế mạc công đồng có 253 nghị phụ qua đời và 296 vị mới. Tổng số tham dự viên trọn vẹn cả bốn giai đoạn hoặc chỉ được một phần của công đồng là 2.860. Công Đồng Vatican I chỉ có 750 người tham dự. Công đồng Trentô lúc khai mạc chỉ có hai mươi chín giám mục và vào các phiên họp lớn nhất, con số vẫn không quá 200. Các giám mục tham dự Công Đồng Vatican II xuất phát từ 116 quốc gia: 36 phần trăm thuộc Au châu, 34 phần trăm từ Mỹ châu, 20 phần trăm thuộc châu Á và châu Đại Dương và Phi châu chỉ có 10 phần trăm. Các chính quyền cộng sản tại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam không cho một giám mục nào đi cả, và các chính quyền châu Au đằng sau Bức Màn Sắt cũng làm khó dễ đủ điều hoặc không cho tham dự[28].

2.3. Những phiên họp của Công Đồng

Công đồng nhóm họp bốn lần đều vào mùa thu của mỗi năm, từ 1962 đến 1965. Mỗi lần kéo dài khoảng mười tuần với những tính chất riêng. Lần đầu tiên dưới thời Đức Gioan XXIII, ba lần còn lại dưới thời Đức Phaolô VI. Công việc được làm trong giai đoạn chuẩn bị từ năm 1959 – 1962, và suốt chín tháng giữa mỗi phiên họp hầu như cũng quan trọng hệt như chính cuộc họp thực sự trong vương cung thánh đường thánh Phêrô tại Rôma vậy[29].

2.4. Những vấn đề được Công Đồng bàn tới

Công đồng bàn về việc sử dụng đàn organ trong các cử hành phụng vụ trong nhà thờ; vị trí của thánh Tôma Aquinô trong chương trình giảng dạy của các chủng viện; tính hợp pháp của vũ khí hạt nhân; việc làm phép nước sử dụng cho bí tích Thánh Tẩy; vai trò của giáo dân trong các thừa tác vụ của Hội Thánh; mối tương quan giữa các giám mục với đức giáo hoàng; các mục đích của hôn nhân; tiền lương của linh mục; vai trò của lương tâm trong việc đưa ra những quyết định luân lý; tu phục cho nữ tu; mối tương quan của Hội Thánh với nghệ thuật; hôn nhân của các phó tế; việc dịch kinh thánh; ranh giới của các giáo phận; tính hợp pháp (hoặc bất hợp pháp) của việc thờ phượng với những người không phải là Công Giáo…. [30]

Ngoài ra còn ba vấn đề nhạy cảm hoặc có tiềm năng bùng nổ Đức Phaolô đã rút khỏi lịch làm việc của công đồng – việc độc thân của hàng giáo sĩ, phương pháp hạn chế sinh sản và việc cải cách giáo triều Rôma (những văn phòng trung ương của Vatican)[31].

2.5. Mục đích của Công Đồng

Ngày 14. 7. 1960, đức Gioan khẳng định với đức hồng y Tardini rằng công đồng này sẽ được gọi là Công Đồng Vatican II với một đường lối và mục đích riêng[32]:

Ngày 25.1. 1961, đức thánh cha đã lướt qua hai mục đích vẫn còn rất mơ hồ. Mục đích thứ nhất là nâng cao “việc khai sáng, soi trí và niềm vui cho toàn bộ dân Kitô giáo”[33], và mục đích thứ hai là mở rộng “lời mời gọi thân tình mới đối với các Kitô hữu của các cộng đoàn ly khai, để họ cùng với chúng tatìm kiếm sự hợp nhất và ân sủng, mà nhiều linh hồn mọi nơi trên thế giới đang chờ mong”[34].

Các mục đích ấy rất đáng lưu ý vì hai lý do.

Một là, các mục đích ấy được đặt chung với nhau trong những thuật ngữ hoàn toàn tích cực khác hẳn với những thuật ngữ tiêu cực như cảnh cáo hoặc kết án mà từ đầu thế kỷ mười chín cho tới thời của đức Gioan XXIII, các đức giáo hoàng và Tòa Thánh thường sử dụng[35].

Hai là, những mục đích được tuyên bố rõ ràng của đức Gioan cũng trực tiếp đưa bàn tay ra cho các Hội Thánh Kitô giáo khác trong tình huynh đệ cách vôđiều kiện[36].

2.6. Những thuật ngữ đáng chú ý của Công Đồng

Ba thuật ngữ phổ biến trong Công Đồng lúc ấy – aggiornamento (tiếng Ý, có nghĩa là cập nhật hóa hoặc hiện đại hóa), phát triển (một sự mở ra, trong bối cảnh đôi khi đồng nghĩa với tiến bộ hoặc tiến hóa) và về nguồn (tiếng Pháp, có nghĩa là trở về nguồn)[37].

Ngoài ra, Công Đồng cũng giới thiệu một từ vựng mới và một thể loại văn chương mới. Những từ ngữ như “đặc sủng”, “đối thoại”, “cộng tác”, “tham gia” và “tình huynh đệ” ngấm ngầm ủng hộ việc quay trở về với một cách suy nghĩ, nói năng và ứng xử mới, một sự thay đổi từ kiểu độc tài tới kiểu hỗ tương và thông cảm hơn. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến việc định nghĩa lại công đồng là gì và công đồng muốn hoàn tất những gì[38].

2.7. Những thay đổi của Công Đồng Vatican II so với các Công Đồng khác

Công Đồng Vatican II đã thay đổi cách triệt để khuôn mẫu có tính lập pháp và luật pháp đã thịnh hành từ công đồng Nicea 325, và đã thay vào chỗ của khuôn mẫu ấy bằng một khuôn mẫu phần lớn đặt trên nền tảng của sự thuyết phục và mời gọi. Đó là thay đổi quan trọng,  một biến cố ngôn ngữ hay một biến cố mang chở thông tin[39]. Thứ ngôn ngữ ấy diễn tả và đem lại một sự thay đổi trong các giá trị hoặc các ưu thế. Ơ mức độ đó, ngôn ngữ ấy diễn tả và đem lại một sự hoán cải tâm hồn. Sự hoán cải này tìm được cách diễn tả bên ngoài bằng một loại thái độ nào đó nhất là đối với các vị lãnh đạo đương nhiệm của Hội Thánh. Việc chọn lựa ngôn ngữ của công đồng phần lớn giải thích lý do vì sao “việc mời gọi nên thánh” lại xuất hiện như một chủ đề rõ rệt và phổ biến tại công đồng và vì sao việc chọn lựa ấy lại là một trong những điểm đặc trưng nhất của công đồng[40].

2.8. Điểm độc đáo của Công Đồng Vatican II

Công Đồng Vatican II khác hẳn các công đồng trước về quy mô, tính quốc tế, về phạm vi và những vấn đề công đồng bàn thảo[41]:

Công đồng này đã cho phép những người ngoài Công giáo tham dự với tư cách là những quan sát viên, vào lúc kết thúc công đồng số quan sát viên ấy đã lên tới 182 người[42].

Các phương tiện truyền thông cũng có tầm quan trọng trong công đồng. Một diễn biến nhỏ của công đồng cũng được đưa lên báo chí. Với những phương tiện truyền thông mới này, các quyết định của Công Đồng Vatican II có thể được thực hiện cách nhanh chóng và trực tiếp, các công trước đây, dù có muốn mấy, cũng không thể có được. Các quyết định của công đồng đã có ảnh hưởng trực tiếp trên cuộc sống của các tín hữu bình thường[43].

Về việc đọc Kinh Thánh, nếu trước Công Đồng Vatican II, Hội Thánh dặn phải cẩn thận với việc đọc Kinh Thánh, thì nay với Công Đồng Vatican II, người Công Giáo bị buộc phải đọc và nghiên cứu Kinh Thánh, kể cả đọc chung với anh em Tin Lành. Nếu từ thế kỷ mười sáu, người Công giáo bị cấm tham dự đám tang và đám cưới trong các nhà thờ Tin Lành, thì nay họ được khích lệ liên kết với những người khác đức tin, đối thoại với họ cả về những vấn đề tôn giáo[44].

Nếu việc thực hiện các quyết định của các công đồng khác hầu như bị trì trệ và thường được áp dụng cách bừa bãi thì việc thực hiện Công Đồng Vatican II  có vẻ hối hả trong các cộng đoàn Kitô hữu. Không một công đồng nào có ảnh hưởng trên đời sống của mọi người Công Giáo bằng công đồng này[45].

Hơn nữa, Công Đồng Vatican II còn  ao ước “nói với hết mọi người”, quan tâm đến thế giới chung quanh mình, và coi việc đối thoại với thế giới này là một trong những nhiệm vụ chính yếu của mình[46].

2.9. Thành quả của Công Đồng

Vào lúc bế mạc công đồng, Đức Phaolô VI đã công bố mười sáu văn kiện nhân danh ngài và nhân danh công đồng[47]. Đó là di sản có thể sử dụng được và có thẩm quyền nhất của công đồng, và việc nghiên cứu về Công Đồng Vatican II phải xoay quanh những văn kiện ấy. Một số văn kiện đã được bàn cãi cách rất gắt gao, quyết liệt và chỉ khi công đồng sắp kết thúc mới có được hình thức như hiện nay. Hơn nữa, các văn kiện ấy vẫn không có cùng một phẩm giá hoặc thẩm quyền như nhau[48].

Vị trí cao nhất là “những hiến chế”, và chỉ có bốn hiến chế thôi: về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium); về Hội Thánh (Lumen Gentium); về Mặc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum); và về Hội Thánh trong Thế Giới Hôm Nay (Gaudium et Spes). Năm 1985, Thượng Hội Đồng Giám Mục họp nhau tại Vatican để dánh giá công đồng đã coi đó như những văn kiện cung cấp đường hướng, người ta phải dựa vào để giải thích các văn kiện khác[49].

Vị trí kế tiếp là các “sắc lệnh”: về Truyền Thông (Inter Mirifica); về các Hội Thánh Công Giáo Phương Đông (Orientalium Ecclesiarum); về Đại Kết (Unitatis Redintegration); về các Giám Mục (Christus Dominus); về Việc Canh Tân Đời Sống Tu trì (Perfectae Caritatis); về Việc Đào Tạo Linh Mục (Optatum Totius); về Hoạt Động Tông Đồ Giáo Dân (Apostolicam Actuositatem); về Hoạt Động Truyền Giáo (Ad Gentes); và về Thừa Tác Vụ và Đời Sống Linh Mục (Presbyterorum Ordinis). Cuối cùng là ba “tuyên ngôn”: về Giáo Dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis); về các Tôn Giáo Ngoài Kitô Giáo (Nostra Aetate); và về Tự do Tôn Giáo (Dignitatis Humanae). Dù có khác nhau về cấp bậc và về ảnh hưởng lẫn tầm quan trọng, nhưng tất cả mười sáu văn kiện này đều liên kết với nhau trong nhiều cách. Các văn kiện ấy tạo nên một bộ phận thống nhất, và phải được giải thích theo sự thống nhất đó[50].

 

II. HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM

1. Một đôi nét về hiến chế Lumen Gentium

Trước khi  công đồng nhóm họp, một văn kiện về Hội Thánh đã được soạn thảo nhưng đã bị loại bỏ vào lúc kết thúc giai đoạn thứ nhất. Văn kiện mới mang tên là Lumen Gentium. Điểm gây tranh cãi nhất của văn kiện này là mối tương quan của các giám mục với đức thánh cha. Các giám mục có được thứ quyền hành nào trên Hội Thánh toàn cầu, khi các ngài hành động cách tập thể, hay cách cộng đoàn? Các ngài thực thi quyền ấy thế nào trong tương quan với đức giáo hoàng? Các giám mục liên hệ thế nào với bí tích Truyền Chức. Hội Thánh có gạt bỏ quyền hành của các giám mục và trở thành trung ương tập quyền cách thái quá vì lợi ích của mình không?[51]

Một khía cạnh đáng để ý nhất của Lumen Gentium là chương năm, “Lời Mời Gọi nên Thánh”. Lumen Gentium đã làm cho lời mời gọi nên thánh trở thành một trong những chủ đề lớn xuyên suốt công đồng[52].

Sự thánh thiệnlà điều Hội Thánh luôn nhắm đến. Dĩ nhiên, đây là một sự thật xưa cũ, và tự nó, chẳng có gì đáng để ý. Nhưng không một công đồng nào trước đây đã từng công khai khẳng định ý tưởng này và chắc chắn chưa bao giờ khai triển khái niệm ấy cách liên tục và đầy đủ chi tiết. Lời mời gọi nên thánh là một cái gì đó hơn hẳn sự đồng bộ bên ngoài với các cách hành xử có thể thực thi được. Đó là một lời mời gọi mà, dù phải có hình thức bên ngoài, vẫn liên hệ trực tiếp với những thúc đẩy cao hơn của tinh thần con người, một lời mời gọi đã được công đồng định rõ là việc dấn thân phục vụ tha nhân trên trần gian này[53].

2. Tiến trình hình thành Lumen Gentium

2.1. Lược đồ đầu tiên

Ngày 01.12.1962,  đức hồng y Ottaviani sử dụng phòng họp để giới thiệu một lược đồ dài về Hội Thánh (De Ecclesia), mà các nghị phụ công đồng rất bực bội vì mới chỉ nhận được vào tuần trước. Sở dĩ thế là vì có những bất đồng gay gắt giữa Uy Ban Thần Học và Văn Phòng Hiệp Nhất các Kitô Hữu. Việc hình thành nên những nhóm đối lập nay trở thành đặc điểm của công đồng và đức Ottaviani dưới mắt mọi người đang đại diện cho một trong những nhóm đó. Khi đứng lên nói, ông yêu cầu mọi người chú ý. Ông giới thiệu lược đồ này cách bực bội,  vì ông biết rằng lược đồ này sẽ bị thay thế vì đã có người soạn thảo lược đồ mới rồi[54]. Lược đồ mới này do Gerard Philips soạn thảo, theo sự thúc đẩy của đức Suenens, là người đã bị đức Cicognani, bộ trưởng ngoại giao tòa thánh và cũng là chủ tịch Uy Ban Các Công Việc Ngoại Thường, đòi phải có một bản văn thay thế[55].  Trong khi đó, cả Schillebeeckx lẫn Rahner đều soạn thảo và phân phát những “nhận xét” với những phê bình gay gắt về De Ecclesia[56].

2.2. Nội dung của lược đồ:

Lược đồ này dài tám mươi hai trang và phạm vi rất rộng, với những chương về “bản chất của một Hội Thánh chiến đấu”, về các thành phần của Hội Thánh, về hàng giám mục, về các dòng tu, về giáo dân, về Huấn Quyền Hội Thánh, về quyền bính và sự vâng phục trong Hội Thánh, về các tương quan giữa Hội Thánh và nhà nước, và cuối cùng về đại kết. Trong số nhiều chủ đề này, có một mối bận tâm đáng để ý: việc vâng phục đối với Hội Thánh nhất là đức thánh cha[57], quyền bính này là một sự điều trị đối với “cuộc khủng hoảng quyền bính” trên thế giới này, một thứ quyền bính đã làm khổ ngay cả một số thành viên của Hội Thánh[58].

2.3. Tiến trình thảo luận

2.3.1. Các cuộc tấn công tới tấp

Khi cuộc thảo luận bắt đầu, đức Liénart, người đầu tiên phát biểu, đã cố không tấn công trực tiếp, và quả thế, xét bề ngoài, có lẽ không thể ngọt ngào hơn được. Tuy nhiên, gần cuối, ông đã “dám” đưa ra một số đề nghị. Ông muốn các nghị phụ công đồng biết rằng ông đã đề nghị thế “không phải bởi tinh thần đồng ý hoặc chống đối mà vì lòng yêu chuộng sự thật. ‘Bạn của Plato thì tốt, nhưng bạn của sự thật thì tốt hơn’”[59].

Cách căn bản đức Rufini hài lòng với bản văn[60]. Konig nói những lời tử tế nhưng lại khơi lên một số vấn đề[61]. Alfrink yêu cầumột ủy ban hỗn hợp do chính đức giáo hoàng chỉ định làm lại lược đồ này[62]. Sau đó là đức hồng y Ritter của St. Louis, người hiện đang thay thế Spellman và McIntyre trong cương vị là chủ tịch hội đồng giám mục Mỹ, cũng kêu gọi làm lại lược đồ này[63].

De Smedt đã thẳng thắn kết án lược đồ này về ba chủ nghĩa (-isms) của nó: thái độ đắc thắng, chủ nghĩa giáo sĩ và chủ nghĩa pháp lý (triumphalismus, clericalismus, juridismus). Ong khẳng định rằng văn kiện này được viết theo thể loại đại ngôn và lãng mạn, thể hiện một tinh thần “đắc thắng”. Thể loại này không đụng chạm được thực tại của những người khiêm hạ của Thiên Chúa. Chủ nghĩa giáo sĩ được bày tỏ trong cấu trúc hình kim tự tháp của Hội Thánh mà lược đồ diễn tả, mọi sự đều từ trên chảy xuống. Lược đồ này đã không để ý tới những mối tương quan chiều ngang trong Hội Thánh. Ông khẳng định trong Hội Thánh thực tại của Dân Thiên Chúa căn bản hơn phẩm trật. Cuối cùng, ông kết luận, Hội Thánh là mẹ chứ không phải là một tổ chức pháp lý[64].

Ba ngày sau, ngày 4.12. 1962, Đức hồng y Frings đã phát biểu nhân danh hội đồng giám mục Đức: lược đồ này không có tính công giáo! Hầu như không một giáo phụ Hy Lạp hoặc Latinh và thần học gia Trung Cổ nào được trích dẫn cả[65].

Cùng với Frings,  các nhà phê bình thấy rằng De Ecclesia đã diễn tả một nhãn giới không đầy đủ về Hội Thánh, mang nặng não trạng cực đoan đã cất cánh từ thế kỷ mười sáu trong việc chống lại Tin Lành. Ngôn ngữ người ta sử dụng để trình bày các lập trường là một thứ ngôn ngữ khép kín, loại trừ và cực đoan, một thứ ngôn ngữ làm cho Hội Thánh Công Giáo trông tốt lành bằng cách làm cho các cộng đoàn Kitô hữu khác trông tồi tệ. De Ecclesia do Ủy Ban Đạo Lý đưa ra, dù ngôn ngữ và lập trường ôn hòa hơn trong các sách giáo khoa và ôn hòa hơn phê bình của De Smedt, nhưng vẫn thuộc truyền thống này[66].

2.3.2. Một giải pháp

Văn kiện này, từ đầu nhiều người tin sẽ là văn kiện quan trọng nhất công đồng, rõ ràng đang gặp rắc rối. Đức Suenens, một hồng y người Bỉ, đã phá vỡ căng thẳng và đưa ra một con đường để tiến lên[67].  Đức Suenens phân biệt giữa việc Hội Thánh nhìn vào mình (ad intra) và nhìn ra thế giới (ad extra)[68].

Khi vào phòng họp ngày 4.12.1962, đức Suenens khẳng định công đồng cần một chủ đề tập trung, chủ đề này sẽ tạo cho công đồng một hướng đi căn bản. Chủ đề này có thể như đức thánh cha nói vào ngày 11.9, là : “Hội Thánh của Đức Kitô là ánh sáng cho thế gian”, Ecclesia Christi, lumen gentium. Chủ đề ấy có hai phần, phần đầu nhìn vào thực tại nội tại của Hội Thánh và tự hỏi: “Bạn nói gì về mình?” Phần hai liên quan tới mối tương quan của Hội Thánh với thế giới bên ngoài, và đặt ra những vấn nạn về con người, về công bằng xã hội, về việc tin mừng hóa người nghèo và về hòa bình thế giới. Như thế, công đồng sẽ tiến hành bằng cách tham gia vào ba cuộc đối thoại: một cuộc đối thoại với các thành phần của mình, một cuộc đối thoại đại kết với các anh chị em hiện chưa hợp nhất với mình cách hữu hình, và một cuộc đối thoại “với thế giới hiện nay”. Ong đã xin công đồng nhận chương trình này cho những công việc trong tương lai. Ong kết luận: “Ta hãy hy vọng rằng kế hoạch tôi đề nghị sẽ mở ra một con đường cho thế giới hiện nay nghe và hiểu Hội Thánh hơn và để Đức Kitô ngày một là đường, là sự thật và là sự sáng hơn cho con người hôm nay”[69].

Những tiếng hoan hô dài như vô tận! Mọi người như thể nhận ra tầm quan trọng của bài phát biểu đó. Bài ấy đã đẩy công đồng ra khỏi một phương pháp tùy tiện, khỏi sự mất hướng; đã góp phần tạo nên một sự nhất trí hơn rằng các bản văn nguyên thủy cần một cái gì đó hơn hẳn việc sửa đổi đôi chút ; đã gieo hạt cho một văn kiện mới cho tới lúc này không ai thấy trước được, một văn kiện đặc trưng nhất của công đồng và có lẽ cũng là một văn kiện mặc khải rõ nhất ý nghĩa của công đồng, Gaudium et Spes. Hội Thánh Trong Thế Giới Hôm Nay[70].

Hôm sau, đức hồng Montini, sáu tháng sau sẽ là giáo hoàng Phaolô VI, tuyên bố đồng ý với kế hoạch của đức Suenens và nói rằngDe Ecclesiachưa đầy đủ. Việc ủng hộ của đức Montini rất ý nghĩa. Mọi người đều biết ngài là người thận trọng và ôn hòa, là một vị lãnh đạo nhìn chung bảo thủ trong hàng giám mục Ý và được coi là người có triển vọng làm giáo hoàng.

Hôm sau, ngày 6. 12. 1962, đức Gioan cho biết đã thiết lập một chương trình để công việc hoàn tất trong thời gian nghỉ, nhấn mạnh đến việc cần phải tôn trọng các mục đích của công đồng trong khi vẫn chỉ thị phải xem lại các lược đồ. Ngàicũng tuyên bố thành lập Uy Ban Điều Hòa do bộ trưởng ngoại giao tòa thánh làm chủ tịch, một bộ phận hiện hầu hết mọi người đều thấy là khẩn thiết. Hơn nữa, việc thiết lập Uy Ban này như nói cho mọi người hiểu rằng việc bỏ phiếu cho De Ecclesia không cần thiết nữa, như thế công đồng sẽ tránh được một cuộc tấn công chính thức khác vào Uy Ban Đạo Lý[71]. Mọi người chờ mong, khi trở lại, lược đồ này sẽ khác hẳn[72].

III. SỰ HÌNH THÀNH CỦA HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM

Giai đoạn đầu tiên của công đồng đã qua, kết thúc bằng một cảm thức rằng, dù có những chán nản của chín tuần qua, nhưng vẫn có thể tìm được một con đường để gắn kết các sự việc lại với nhau. Nhưng con đường đó đang dẫn tới đâu vẫn còn mù tịt vào lúc công đồng tạm hoãn sau Thánh Lễ và bài phát biểu ngắn của đức Gioan XXIII ngày 8.12.1962, đó là lần cuối cùng hầu hết các nghị phụ công đồng còn được nghe và nhìn thấy ngài.

1. Lược đồ mới

Việc điều chỉnh De Ecclesiađòi ủy ban phải hạ từ mười một chương xuống còn bốn chương.Ngày 30. 9. 1963, khi công đồng hoạt động lại, đức Ottaviani rồi Bowne đã giới thiệu lược đồ về Hội Thánh đã được điều chỉnh: (1) mầu nhiệm Hội Thánh; (2) việc tổ chức có tính phẩm trật của Hội Thánh; (3) dân Thiên Chúa nhất là giáo dân; và (4) lời kêu gọi nên thánh. Trên thực tế, đây là một lược đồ mới, nhưng Philips đã đưa tối đa lược đồ nguyên thủy De Ecclesia vào lược đồ này[73]. Lược đồ này mở đầu bằng những lời Lumen Gentium, từ đó trở đi sẽ mang tên ấy luôn, nhấn mạnh rằng Đức Kitô mới là “ánh sáng muôn dân” chứ không phải Hội Thánh – Lumen Gentium cum sit Christus[74].

2. Sự phát triển và hoàn tất lược đồ mới này

Lược đồ này sau phát triển thành 6 chương, mang tên là Lumen Gentium. Vì ánh sáng muôn dân là chính Đức Kitô và ánh sáng ấy phản chiếu trên khuôn mặt Hội thánh (LG1). Những lời mở đầu ấy đã nêu rõ cốt lõi của Hiến Chế và của Công Đồng. Hội Thánh không là gì cả mà chỉ là một dấu chỉ, một bí tích về Đức Giêsu Kitô, chỉ là một tấm gương phản chiếu thật trung thực cho mọi dân tộc nhìn thấy ánh sáng Đức Kitô chiếu vào Hội thánh.

Với dẫn nhập như thế, ngay ngày thứ hai của khoá II lược đồ mới này đã được chấp nhận với 2301 phiếu thuận, 43 phiếu chống.

Chương I về mầu nhiệm Hội thánh chiếm 4 buổi họp trong đó, các nghị phụ cố gắng làm cho chương này đầy tính Kinh Thánh và Truyền Thống.

Chương II về giáo phẩm. Các nghị phụ đã xác định vị trí và chức năng của Giám mục và Giám mục Đoàn trong Hội thánh bên cạnh Đức Giáo Hoàng.

Chương III, khi bàn về giáo dân, các nghị phụ thấy rằng ngay từ thời Đức Piô IX, giáo dân đã có một chỗ đứng ở tiền đồn Hội Thánh trong Công giáo tiến hành. Vì thế, không thể định nghĩa giáo dân cách tiêu cực “không phải là linh mục hay tu sĩ” nữa mà phải trở về nguồn Kinh Thánh để xác định như Phêrô “Anh em là dòng giống được lựa chọn, hàng tư tế vương giả” ( 1 Pr 2,9). Như thế, toàn dân Thiên Chúa đều có chức tư tế. Trước hết phải có dân Thiên Chúa rồi mới có thừa tác viên phục vụ dân ấy. Thế là các nghị phụ nhất trí thêm vào một chương, ngay sau chương I để nói về dân Thiên Chúa, rồi chương III nói tới Giám mục và chương IV nói về giáo dân. Quyết định này là một cuộc cách mạng, ảnh hưởng lớn đến não trạng của Hội thánh. Hội Thánh không phải là Giáo Hoàng, giám mục hay linh mục mà là dân Thiên Chúa.

Khi bàn tới chương cuối “các bậc trọn lành”, 900 nghị phụ về dự Công Đồng là tu sĩ, họ đòi phải có một chương dành cho bậc sống mình với tựa đề “về sự thánh thiện”. Nhưng nhiều nghị phụ khác không đồng ý. Họ cho là “lời mời gọi nên trọn lành” là lời mời gọi của tất cả những người đã được thánh tẩy. Thế là ta lại có thêm chương V nói về lời mời gọi nên trọn lành. Còn các tu sĩ được đưa xuống chương VI . Đây là một đòn đẹp mắt của Thánh Thần để không ai được tách rời đời sống tôn giáo khỏi cuộc sống con người, để không ai được nghĩ rằng các lời khuyên Tin Mừng là của riêng linh mục, tu sĩ. Sáu chương trong Hiến Chế Lumen Gentium mới chỉ nói tới Hội Thánh tại thế, còn Hội Thánh trên trời theo gợi ý của Đức Gioan 23, và chỗ đứng của Đức Maria trong Hội Thánh ấy. Thế là ta lại có thêm hai chương nữa,  chương VII và chương VIII nói về Hội Thánh trên trời mà tâm điểm là Đức Maria[75].

3. Điểm quan trọng của hiến chế này

Có lẽ ý nghĩa hơn cả là chương năm, nhấn mạnh đến việc Đức Kitô kêu gọi mọi Kitô hữu nên thánh và ban cho họ ân sủng cũng như các phương tiện khác để hoàn tất ơn gọi này, bất kể họ thuộc bậc sống nào. Các Kitô hữu hoàn tất lời kêu gọi này nhờ lòng mến Chúa, yêu người trong việc bắt chước Đức Kitô dưới những hình thức đa dạng. Bản văn được phê chuẩn này năm sau mang tựa đề là “Lời Kêu Gọi Nên Thánh Phổ Quát”[76].

Chương về sự thánh thiện không đụng phải một sự chống đối nào trong công đồng. Chương ấy đã đẩy Lumen Gentium tới chỗ hoàn tất khi nói cách công khai, mạnh mẽ và lần đầu tiên trong một công đồng rằng sự thánh thiện là điều thuộc về Hội Thánh, thuộc về con người. Thật vậy, từ thời điểm này trở đi, chủ đề về sự thánh thiện bắt đầu tìm được một chỗ trong các văn kiện của công đồng vào lúc văn kiện này được đưa ra bàn thảo[77].

4. Việc bàn thảo về ơn gọi nên thánh phổ quát

Ngày 25. 10. 1964, công đồng thảo luận chương bốn, nói về lời kêu gọi nên thánh. Hầu hết các cuộc thảo luận đều tập trung vào khía cạnh đặc biệt của các dòng nam: trừ một số dòng thuộc quyền giám mục trong thừa tác vụ của các dòng đó. Chương này cũng chú ý nhiều đến vấn đề lâu đời đã gây nên sự bất đồng từ thế kỷ mười ba và đã bùng lên tại công đồng Latran V (1512 – 1517) và công đồng Trentô (1545 – 1563). Cả Latran V lẫn Trentô đều cố gắng loại bỏ hoặc ít ra cách căn bản giảm bớt những quyền giảng dạy, giải tội và thực hành các thừa tác vụ khác của các tu sĩ thuộc các hội hòng thuộc công pháp giáo hoàng, nhưng không làm được, vì đức giáo hoàng bảo vệ các dòng ấy. Việc thảo luận chương này bị cắt ngang do kỷ niệm trọng thể ngày đức Gioan được bầu làm giáo hoàng và sau đó do tiến trình bất thường trong công đồng[78].

Bốn chương đầu của văn kiện đã được bàn kỹ từ năm ngoái. Tuy chương bốn về lời mời gọi nên thánh đã đẻ ra hai chương mới  – về tu sĩ và giáo dân – cả hai chương ấy thực tế cũng đã được bàn và hiện chỉ cần bỏ phiếu thôi. Những chương vẫn còn phải bàn là chương bảy, về tính cánh chung của Hội Thánh mà ủy ban đã thêm vào để đáp lại các phát biểu bằng cả lời nói lẫn văn bản, và sau đó chương cuối cùng về Đức Trinh Nữ Maria. Các chương này lại một lần nữa được trình bày và thảo luận và cũng sẽ được bỏ phiếu[79].

5. Hiến chế Lumen Gentium được hoàn tất và công bố

Theo lịch thì giai đoạn ba sẽ kết thúc vào thứ Bảy, ngày 21.11.1964, với một Phiên Họp Khoáng Đại tại vương cung thánh đường, thành phần tham dự gồm phần lớn các chức sắc, các vị khách đặc biệt và những người khác. Suốt phiên họp này, đức Phaolô VI đã long trọng công bố ba văn kiện – Về Hội Thánh (Lumen Gentium), Về Các Hội Thánh Đông Phương (Orientalium Ecclesiarum) và Về Đại Kết (Unitatis Reintegratio). Các nghị phụ công đồng có quyền hài lòng vì hiện họ đã có ba bản văn này cộng với hai bản văn được công bố năm trước – đã được ký tên, đóng dấu và chuyển cho Hội Thánh. Nhưng những ngạc nhiên về giai đoạn gập ghềnh này vẫn chưa qua[80].

Trong phát biểu xa gần sau khi công bố những sắc lệnh này, đức giáo hoàng đã bày tỏ niềm vui đặc biệt của ngài là Hiến Chế về Hội Thánh cũng nằm trong số các văn kiện này[81]. Khi đã đi được quá nửa bài phát biểu dài của mình, đức Phaolô VI quay sang Đức Trinh Nữ Maria và chương cuối của Lumen Gentium, một chương dành riêng để nói về Mẹ. Ngài thấy rằng bây giờ chính là lúc phải đem cho nhiều tín hữu trên toàn thế giới điều họ ao ước, đó là công bố vai trò làm mẹ của Đức Maria trong đời sống của các Kitô hữu. Vì thế, “Vì vinh quang của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc và vì niềm an ủi của chúng ta, chúng tôi công bố Đức Maria chính là Mẹ Hội Thánh”[82]. Tiếng pháo tay vang rền đó đây trong nhà thờ. Đức giáo hoàng vừa chính thức trao tặng Đức Maria một tước hiệu mới. Trong phần còn lại của bài phát biểu, ngài tiếp tục nói về mẹ, nên đã dành 40 phần trăm bài phát biểu cho Đức Maria, mà hôm ấy, ngày 21.11 là ngày Lễ Mẹ Dâng Mình trong Đền Thờ, nên dành cho mẹ phần lớn bài phát biểu như thế cũng là điều hợp lý. Sắc lệnh Về Đại Kết chẳng hạn chỉ được nói thoáng qua, còn Về Hội Thánh Đông phương không được nói gì cả[83].

Tuy hành động của đức Phaolô VI chắc chắn  làm vui lòng phần lớn các đức giám mục, nhưng kể cả một số vị muốn Đức Maria được tôn kính dưới tước hiệu này cũng thấy khó chịu. Một lần nữa, vào lúc kết thúc tuần lễ khó khăn này, một sự kinh ngạc về văn kiện này lại ập xuống trên họ, một văn kiện mà sau cuộc thảo luận gian khổ, họ đã coi là hoàn tất. Tuy nhiên, họ biết được từ đức giáo hoàng là nhờ tuyên bố này, ngài đã nghĩ ra cho Lumen Gentium “thành tựu hoàn hảo” của nó (fastigium)[84]. Nếu thế thì, đó là một thành tựu ở trên và ở ngoài những gì công đồng phê chuẩn. Philips đánh giá tuyên bố ấy là một khẳng định có chủ tâm của đức giáo hoàng về quyền tối thượng của ngài[85].

 

IV. ĐỜI TU DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA LUMEN GENTIUM

1. Lời mời gọi nên thánh

Chương năm của Lumen Gentium chỉ có bốn số (39 – 42) nhấn mạnh đến sự thánh thiện của Hội Thánh.

Số 39 cho thấy nguồn gốc của sự thánh thiện trong Hội Thánh. Hội Thánh thánh thiện vì Hội Thánh đã được:

- Đức Kitôyêu mến như hiền thê.

- Đức Kitô hiến mình để thánh hóa

- Đức Kitôđưa vào trong thân mình Người

- và đổ tràn Chúa Thánh Thần để làm vinh danh Thiên Chúa.

Vì thế hết mọi người đều được mời gọi nên thánh, “Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh” (1 Thes 4, 3; Ep 1, 4).Công Đồng cũng khẳng định sự thánh thiện ấy được thể hiện cách đặc biệt trong việc thực hành các lời khuyên Tin Mừng. Việc thực hành các lời khuyên ấy đang mang lại và phải mang lại cho thế giới một chứng tá và một gương mẫu rạng ngời về sự thánh thiện của Hội Thánh.

Ngoài việc tuân giữ các lời khuyên Tin Mừng, Số 40 nhấn mạnh tới lời kêu gọi nên trọn lành của Chúa Giêsu:

“Anh em hãy nên trọn lành như Cha anh em trên trời” (Mt 5, 48). Hơn nữa, Người còn ban Chúa Thánh Thần cho mọi người để từ trong lòng họ, Chúa Thánh Thần yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn (x. Mc 12, 30) và yêu thương nhau như Đức Kitô (x. Ga 13, 34). Được kêu gọi do ý định và ân sủng của Thiên Chúa, được công chính hóa trong Chúa Giêsu, được thông phần vào thần tính, ta thực sự là thánh.

Việc nên thánh này cũng được Công Đồng định rõ: “mặc lấy lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại như những người được tuyển lựa, hiến thánh trong Đức Kitô” (Cl 3, 12).

Kitô hữu cũng được mời gọi thực thi ý Thiên Chúa trong mọi sự và tận hiến chính mình để tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.

Số 41 nói đến mỗi người đều được kêu gọi nên thánh trong phận vụ của mình.

Số 42 cho ta thấy những phương thế để đạt được sự thánh thiện ấy:

Đức ái là tặng phẩm thứ nhất và cần thiết nhất để ta có thể yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương nhau, nhưng để đức ái sinh hoa, kết trái, ta cần:

- sẵng sàng lắng nghe Lời Chúa

- thi hành thánh ý Ngài

- siêng năng lãnh nhận các bí tích nhất là Thánh Thể và tham dự phụng vụ

- kiên trì cầu nguyện, từ bỏ mình, nhiệt thành phục vụ anh chị em

- tập nhân đức

Đức ái là dấu chỉ xác thực của người môn đệ Chúa. “Không có tình yêu nào cao quí hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống” (Ga 15, 13), nên tử đạo bao giờ cũng là dấu chỉ chói ngời của đức ái, vì thế các tín hữu được mời gọi tuyên xưng Đức Kitô và bước theo Người trên đường thánh giá giữa những cuộc bách hại không bao giờ thiếu trong Hội Thánh (42b).

Sự thánh thiện cũng được thể hiện ở những lời khuyên khác của Chúa. Trong các lời khuyên ấy, phải kể tới ân sủng cao cả được dành riêng cho một số người, để họ dễ dàng tận hiến cho Thiên Chúa bằng một tình yêu không chia sẻ (1 Cr 7, 32 – 34) trong lời khấn khiết tịnh vì Nước Trời, vẫn được Hội Thánh coi là nguồn phong nhiêu thiêng liêng của Hội Thánh (42c)

Ngoài ra, Hội Thánh cũng quan tâm tới lời thánh Phaolô khuyên các tín hữu theo gương Đức Kitô “trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2, 7 – 8) trong lời khấn khó nghèo và vâng phục, để ngày một nên đồng hình, đồng dạng với Đức Kitô hơn.

2. Tu sĩ

Chương 5 trong Lumen Gentiumnói về nguồn gốc, mục đích của các lời khuyên Tin Mừng, và bổn phận của các vị lãnh đạo Hội Thánh và của tu sĩ.

2.1. Nguồn gốc của các lời khuyên Tin Mừng:

Các lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục không phải do Hội Thánh tự chế ra nhưng  xuất phát từ gương sáng và lời dạy của Chúa Giêsu, nên cũng là tặng phẩm của Người, một tặng phẩm luôn được Hội Thánh giừ gìn nhờ ơn Người (43).

Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh đã giải thích, qui định và thiết lập tặng phẩm này thành một lối sống cố định, và nay mầm sống ấy đã phát triển thành một cây đại thụ sum sê. Gia đình dòng tu hiện với rất nhiều hình thức phong phú đang đem lại cho Hội Thánh nguồn ân phúc dồi dào và đem lại cho các thành viên một sự trợ giúp hữu hiệu và tình huynh đệ chân thành khiến họ dễ dàng đạt tới sự trọn lành (43).

2.2. Mục đích của việc khấn giữ các lời khuyên Tin Mừng

2.2.1. Đối với Thiên Chúa

Mục đích  thứ nhất của việc tuyên khấn là để hiến toàn thân cho Thiên Chúa, để yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, phụng sự và tôn vinh Ngài bằng một danh nghĩa mới và đặc biệt (44a).

Việc tuyên khấn còn nhằm giải thoát tu sĩ  khỏi những ngăn trở khiến họ không thể yêu mến và và tôn thờ Thiên Chúa cách hoàn hảo (44a).

Việc thánh hiến này chỉ hoàn hảo khi diễn tả mầu nhiệm Đức Kitô kết hợp với Hội Thánh bằng mối dây liên kết bất khả phân ly (44a).

2.2.2. Đối với  Hội Thánh

Việc tuyên khấn liên kết tu sĩ lại với Hội Thánh, nên đời sống thiêng liêng của họ cũng phải mưu ích cho Hội Thánh. Mỗi tu sĩ đều có bổn phận làm cho vương quốc của Đức Kitô bén rễ sâu và nên vững mạnh trong các tâm hồn và trong khắp vũ trụ (44b)

Các tu sĩ cần sống các lời khuyên Tin Mừng thế nào để khi nhìn vào đời sống họ, các Kitô hữu khác thấy được nước trời, ơn  cứu độ và sự phục sinh đang có mặt ở đây, trên trần gian này; thấy được nếp sống của chính Chúa Giêsu và cũng là nếp sống chính Người đề ra cho các môn đệ: thi hành thánh ý Cha; và thấy được quyền năng siêu phàm của Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Hội Thánh (44c).

2.2.3. Hàng giáo phẩm đối với đời sống thánh hiến:

Hàng giáo phẩm có nhiệm vụ (45a):

- dùng những luật lệ hướng dẫn việc sống các lời khuyên Tin Mừng cách khôn ngoan

- đón nhận, tu chính và phê chuẩn các luật dòng đã được đệ trình

- luôn sẵn sàng săn sóc và bảo vệ các dòng tu đã được thiết lập.

- Vì lợi ích chung, đức giáo hoàng có thể miễn chuẩn bất kỳ dòng tu hay cá nhân tu sĩ nào khỏi quyền tài thẩm của các đấng bản quyền (45b)

- Các tu sĩ phải kính trọng và vâng phục các đức giám mục vì thẩm quyền mục vụ và vì sự hợp nhất và hài hòa trong việc tông đồ (45b)

Ngoài ra, nhờ phụng vụ, Hội Thánh còn cho thấy việc khấn dòng như một bậc sống được hiến thánh cho Thiên Chúa (45c).

3. Bổn phận của tu sĩ

Các tu sĩ có nhiệm vụ đem hết tâm lực, bằng chính con người mình, giới thiệu Đức Kitô cách hoàn hảo hơn cho các tín hữu cũng như cho lương dân (46a)

Tu sĩ cần ý thức rằng việc tuyên khấn, tuy bao gồm việc từ bỏ, nhưng không làm cho họ xa lạ với mọi người hoặc trở thành vô dụng đối với xã hội trần thế. Tu sĩ sẽ hiện diện với họ cách sâu xa hơn trong lòng Đức Kitô, cộng tác với họ xây dựng xã hội trần thế trên nền tảng là Đức Kitô và luôn hướng về Người (46b).

Cuối cùng Công Đồng kêu gọi các tu sĩ bền đỗ trong ơn kêu gọi, làm cho sự thánh thiện của Hội Thánh phong phú hơn, và tôn vinh Thiên Chúa hơn nhờ Đức Kitô (47)

3. Sắc lệnh Perfectae Caritatis

3.1. Việc hình thành

Ngày 6. 11. 1964, công đồng thảo luận lược đồ về các sứ vụ. Sau đó, trong hai ngày công đồng đã thảo luận tích cực lược đồ về các dòng tu, cũng bị cắt xén chỉ còn hai mươi đề nghị theo kế hoạch của Dopfner[86]. Nhiều giám mục nghĩ lược đồ này dư vì các tu sĩ đã có một chương dành cho họ trong Lumen Gentium rồi, nhưng vì cả các giám mục lẫn giáo dân đều có những chương và những lược đồ như thế, nên họ có cảm tưởng họ bị áp lực phải chấp nhận lược đồ này, nhất là áp lực từ phía các bề trên tổng quyền của các dòng tu, phải có một lược đồ đặc biệt dành cho họ[87]

Lược đồ này, trong khi nhấn mạnh rằng các dòng tu trung thành với “mục đích, tinh thần đặc biệt, và những truyền thống lành mạnh của họ”, vẫn cần phải thích nghi với những điều kiện hiện nay, một aggiornamento. Việc thích nghi này không được tạo nên cách đơn phương từ trên xuống. Bất kể cuộc thảo luận khá thoải mái tại vương cung thánh đường thánh Phêrô, kết quả của cuộc bỏ phiếu vẫn chỉ có 1.155 phiếu thuận và 822 phiếu chống – như thế có nghĩa là không phải mọi giám mục đều đồng ý với lược đồ này. Năm sau, lược đồ đã được sửa đổi cách ý nghĩa thành Perfectae Caritatis. Bản văn chung kết này sẽ nhấn mạnh tới về nguồn, trở về với diệu cảm ban đầu, cũng như aggiornamento[88].

Lược đồ này được ban hành ngày 28.10.1965 với tên gọi là Sắc Lệnh Perfectae Caritatis

3.2. Nội dung

Sau khi nhắc lại lần nữa, việc tuyên khấn tuân giữ các lời khuyên Tin Mừng là  dấu chỉ chói ngời của Nước Thiên Chúa, bắt nguồn từ gương sáng và lời dạy của Chúa Giêsu (1a) là phương thế để bước theo Đức Kitô với tinh thần thanh thoát (1b, 1d), nhưng để Hội Thánh có thể đón nhận thêm ân phúc xuất phát từ đời sống ấy, Sắc lệnh đòi hỏi các hội dòng canh tân và thích nghi theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc tổng quát sau (1d).

3.2.1. Những tiêu chuẩn canh tân và thích nghi

Việc canh tân này nhằm trở về với nguồn mạch của đời sống Kitô hữu và diệu cảm nguyên thủy của đấng sáng lập, theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, cần dựa vào những tiêu chuẩn sau:

-  Đón nhận Tin Mừng như tiêu chuẩn tối hậu và qui luật tối thượng của đời tu (2b).

- Trung thành đón nhận và tuân giữ tinh thần cũng như ý hướng đặc biệt của đấng sáng lập và các truyền thống tốt lành của hội dòng (2c)

- Tham gia vào đời sống Hội Thánh: đón nhận và nhiệt thành phát huy những sáng kiến và đề nghị của Hội Thánh trong lãnh vực Kinh Thánh, phụng vụ, tín lý, mục vụ, hiệp nhất, truyền giáo và xã hội (2d)

- Tìm hiểu thấu đáo hiện trạng của con người và xã hội cũng như các nhu cầu của Hội Thánh để dưới ánh sáng đức tin và với nhiệt tâm truyền giáo, tu sĩ có thể nâng đỡ con người cách hữu hiệu hơn (2e)

- Để việc canh tân và thích nghi này có kết quả, việc canh tân đời sống thiêng liêng là điều vô cùng quan trọng (2f)

- Cần liệu sao để cách sống, hoạt động và cầu nguyện phù hợp với tình trạng thể lý và tâm lý của tu sĩ đồng thời cũng phù hợp với các nhu cầu tông đồ, với những đòi hỏi văn hóa và hoàn cảnh kinh tế, xã hội (3a).

3.2.2. Những người có quyền canh tân

Việc canh tân này là nhiệm vụ của các vị có thẩm quyền, nhất là các tổng công hội, và khi cần, thì phải có những phê chuẩn của tòa thánh hoặc các đấng bản quyền (4b) nhưng cũng cần sự cộng tác của mọi tu sĩ trong dòng (4a). Việc canh tân phải nhắm đến việc nghiêm túc giữ luật chứ không phải đặt ra các luật mới (4d).

3.2.3. Những đòi hỏi đối với tu sĩ

Để có thể tuân giữ các lời khuyên Tin Mừng, các tu sĩ được mời gọi:

- Chết đi đối với thế gian để chỉ sống cho một mình Thiên Chúa, hiến trọn đời để phụng sự Ngài và liên kết với sứ mạng phục vụ của Hội Thánh (5a, 5b). Đó là điều làm nên cuộc thánh hiến, gắn liền và thể hiện sự thánh hiến của bí tích Thánh Tẩy (5a). Việc phụng sự Thiên Chúa này thúc bách và khích lệ tu sĩ thực hành các nhân đức, nhất là đức khiêm nhường và vâng phục, can đảm và khiết tịnh, để có thể tham dự vào sự sống và mầu nhiệm tự hủy của Đức Kitô (x. Pl  2, 6 – 11; 5c).

- Bước theo Đức Kitô như điều cần thiết duy nhất bằng cách lắng nghe lời Người và làm các việc Người đã làm (5d).

- Liên kết việc chiêm niệm với nhiệt tâm tông đồ, để vừa kết hợp với Thiên Chúa vừa tham gia vào công cuộc cứu thế và mở rộng Nước Thiên Chúa (5e).

3.2.4. Các phương thế cần thiết

Muốn đạt được đức ái trọn hảo, tu sĩ phải:

- Tìm kiếm Thiên Chúa trên hết mọi sự; nỗ lực phát huy sự sống của Đức Kitô, nguồn mạch và động lực phát sinh tình yêu tha nhân (6a)

- Kín múc và hun đúc tinh thần cầu nguyện và chính việc cầu nguyện bằng cách đọc và suy niệm Kinh Thánh, cử hành phụng vụ thánh nhất là mầu nhiệm Thánh Thể (6b).

- Yêu thương và kính trọng các chi thể khác trong thân mình Đức Kitô; kính trọng và yêu mến các vị chủ chăn; đồng cảm với Hội Thánh và dấn thân thực thi sứ mạng của Hội Thánh (6c).

3.2.5. Các hội dòng hoạt động

Công Đồng xác định, hoạt động tông đồ và từ thiện gắn liền với bản chất đời tu là một tác vụ thánh và là công trình đặc biệt của tình bác ái do Hội Thánh ủy thác và được thực hiện nhân danh Hội Thánh. Toàn bộ đời tu phải thấm nhuần tinh thần tông đồ và toàn bộ hoạt động tông đồ phải được thực hiện trong tinh thần tu trì và phải phát sinh từ một cuộc sống kết hợp mật thiết với Đức Kitô. Đó mới là nguồn sức thiêng liêng làm gia tăng lòng mến Chúa yêu người (8b). Vì thế, khi canh tân và thích nghi, các hội dòng cần quan tâm tới việc tông đồ mình đang chuyên trách (8c).

3.2.6. Việc tuân giữ các lời khuyên Tin Mừng

3.2.6.1. Lời khấn khiết tịnh

a. Định nghĩa (12a)

 Công Đồng kêu gọi các tu sĩ quí trọng nhân đức này vì đây là:

-  một hồng ân cao cả đem lại tự do cho con người để họ có thể mến Chúa và yêu người cách nồng nàn hơn

-  dấu chỉ chói ngời của Nước Thiên Chúa

- phương thế thích hợp nhất để tu sĩ hân hoan hiến mình cho việc phụng sự Thiên Chúa và loan báo Tin Mừng

- một nhắc nhở cho mọi người về cuộc tình tuyệt vời đã được khởi xướng và sẽ được tỏ hiện ở đời sau

b. Phương thế (12b)

Để trung thành tuân giữ lời khấn này, Công Đồng kêu gọi tu sĩ:

- Đừng quá cậy dựa vào sức riêng mình nhưng tin vào lời Đức Kitô, và ơn Thiên Chúa

- Thực hành khổ chế, gìn giữ giác quan, dựa vào bản năng thiêng liêng, khước từ những gì có thể phương hại đến đức khiết tịnh.

- Cộng đoàn  yêu thương, huynh đệ chính là thành trì an toàn cho đức khiết tịnh

c. Đòi hỏi đối với việc tuyên khấn (12c)

Những người muốn tuyên khấn giữ lời khấn khiết tịnh cần có thời gian chuẩn bị và thử thách cần thiết, có được sự trưởng thành cần thiết về tâm lý và tình cảm. Họ cần phải được báo cho biết những nguy hiểm thường xảy đến cho đúc khiết tịnh và được huấn luyện để đón nhận và sống nếp sống này cách triển nở.

3.2.6.2. Lời khấn khó nghèo

Vì tự nguyện sống khó nghèo để bước theo Đức Kitô là một dấu chỉ được đặc biệt quý trọng, nên Công Đồng khuyên các tu sĩ thực hành và thể hiện đức ấy bằng những hình thức mới, phù hợp với hoàn cảnh (13a):

Các tu sĩ, không chỉ lệ thuộc bề trên trong việc sử dụng của cải, mà còn cần khó nghèo cả trong thực tế lẫn tinh thần để chỉ lo thu tích kho tàng trên trời (13b), gắn bó với luật lao động chung của cộng đoàn  và khi tự cung cấp những gì cần thiết để sống và hoạt động, họ trút bỏ mọi lo lắng, luôn phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa (13c)

Các hội dòng cần nỗ lực trở nên chứng từ chung về đức khó nghèo, sử dụng của cải của hội dòng để hỗ trợ những nhu cầu của Hội Thánh và nâng đỡ những người túng thiếu, các tỉnh dòng và cộng đoàn  cần chia sẻ của cải cho nhau (13d), cần tránh những hình thức xa hoa, vụ lợi quá đáng và thu tích dư thừa (13e)

3.2.6.3. Lời khấn vâng phục

Lời khấn vâng phục là việc tận hiến ý riêng của mình như lễ vật dâng lên cho Thiên Chúa, và kết hợp với thánh ý Thiên Chúa (14a).

Nhiệm vụ của tu sĩ

Theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã dãi dầu mà học vâng phục cho đến chết, các tu sĩ cũng lấy đức tin tùng phục các bề trên đại diện Thiên Chúa, sẵn sàng để các ngài hướng dẫn trong việc phục vụ hết mọi người. Nhờ thế họ liên kết chặt chẽ hơn với sứ mạng của Hội Thánh và nỗ lực vươn lên tới tầm viên mãn của Đức Kitô (14a). Trong tinh thần ấy, đức vâng lời không những không hạ thấp phẩm giá những giúp con người phát huy tự do của con cái Thiên Chúa (14b)

Nhiệm vụ của bề trên (14c)

Vì phải trả lẽ về các linh hồn đã được ủy thác cho mình, các về trên cần

- Mau mắn tuân hành thánh ý Thiên Chúa

- Thực thi quyền bính trong tinh thần phục vụ

- Lãnh đạo những kẻ thuộc quyền như những người con của Thiên Chúa: tôn trọng và khích lệ họ thể hiện tinh thần vâng phục tự nguyện

- Hướng dẫn họ cộng tác với với thái độ vâng lời tích cực và có trách nhiệm

- Sẵn sàng lắng nghe họ nhưng vẫn phải bảo toàn thẩm quyền quyết định và điều hành các công việc đã hoạch định

3.2.6.4. Đời sống cộng đoàn

Đời sống cộng đoàn  được nuôi dưỡng bằng giáo lý phúc âm, bằng phụng vụ thánh và nhất là bằng bí tích Thánh Thể phải được duy trì trong lời cầu nguyện và tinh thần hiệp thông (15a).

Vì là những chi thể trong thân mình Chúa, các tu sĩ cần: tôn trọng nhau trong tình huynh đệ và mang gánh nặng cho nhau (15a)

Vì là một gia đình thật sự, được qui tụ nhân danh Chúa, được vui hưởng sự hiện diện của Người, nên cộng đoàn cần phát huy tình bác ái. Chính đức ái này liên kết điều hoàn thiện, giúp chu toàn lề luật, và vượt qua cõi chết bước vào cõi sống (15a).

Sự hiệp nhất huynh đệ là dấu chỉ cho thấy Đức Kitô đã đến và là điểm phát sinh mọi năng lực tông đồ (15a).

Để thể hiện tình huynh đệ giữa các tu sĩ, Công Đồng kêu gọi để các anh em trợ sĩ liên kết chặt chẽ với cuộc sống và hoạt động của cộng đoàn. Các dòng nữ chỉ nên có một bậc.

Sau khi nói về những điểm chính yếu trong đời tu, Sắc Lệnh đã bàn tới những điểm thứ yếu như tu phục (17), việc đào tạo (18), việc thành lập các hội dòng mới (19), việc tuyệt đối duy trì tinh thần truyền giáo trong các hội dòng (20), việc sáp nhập các hội dòng không thể phát triển với những hội dòng khác (21), việc thành lập các hiệp hội liên dòng (22) và hiệp hội các bề trên thượng cấp (23), việc cổ võ ơn gọi (24) và cuối cùng Công Đồng nói lên ước vọng của mình đối với việc canh tân và thích nghi đời sống tu trì (25).

Vì việc đào tạo tu sĩ rất quan trọng cho việc canh tân và thích nghi đời sống tu trì, nên Công Đồng yêu cầu phải có những cơ sở đào tạo thích hợp để hướng dẫn về đời sống tu đức và hoạt động tông đồ, về giáo lý và kỹ thuật, có thể cho họ lấy những văn bằng chuyên môn (18a).

Cần cung cấp cho các tu sĩ một hiểu biết đầy đủ về lối sống, cách cảm nghĩ và suy tư đang thịnh hành trong xã hội hiện tại; giúp họ có được sự thóng nhất đời sống (18b).

Các tu sĩ cần suốt đời chuyên chăm hoàn chỉnh việc huấn luyện tu đức và kỹ thuật; các bề trên cần lo cho họ có cơ hội, phương tiện và thời gian thực hiện việc huấn luyện này (18c).

Về việc cổ võ ơn gọi, Công Đồng nhấn mạnh gương sáng của đời sống là lời giới thiệu hùng hồn và là lời mời gọi hữu hiệu nhất cho đời sống tu trì (24b).

Cuối cùng, vì Công Đồng vô cùng trân trọng nếp sống khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục theo gương Chúa Giêsu và hy vọng rất nhiều vào hoạt động của các hội dòng, nên tu sĩ cần dùng đức tin trọn hảo, lòng yêu mến tha thiết, tình yêu đối với thánh giá và niềm trông cậy vào vinh quang tương lai, để loan báo Tin Mừng, để mọi người thấy được việc họ làm mà ngợi khen Cha chúng ta trên trời (25).

 


[1]John W. O’ Malley, Những điều đã xảy ra tại Công Đồng Vatican II, tr. 37

[2] Xem Caprile, Cronache, 1/1:3 – 29 và 5:681 – 701; và Francoise – Charles Uginer, “Les projects de concile géréral sous Pie XI et Pie XII”, trong Deuxème concile, tr. 65 – 78.

[3] Xem Caprile, Crodache, 1/39 – 45 và 5: 703 – 705.

[4] Về Đức Gioan XXIII và công đồng, xem Grooters, Actes et Acteurs, tr. 3 – 30. Xin cũng xem Peter Hebblethwaite, Pope John XXIII: Shepherd of the Modern World (Garden City, NY: Doubleday, 1985); Giuseppe Alberigo, Papa Giovanni (1881 – 1963) (Bologna: Edizioni Dehoniane, 2000); và Mario Bengini and Goffredo Zanchi, John XIII: The Official Biography, bản dịch của Elvira Di Fabio (Boston: Pauline Books and media, 2001) nguyên bản tiếng Ý, 2000….

[5]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 191

[6]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 192

[7] Về lòng yêu mến các Giáo Phụ của ngài, xin xem Gianni Bernardi, “Familiarità con i Padri della Chiesa”, trong Il patriarca Roncali, ed. Bertoli, tr. 99 – 128.

[8] Xem Alberto Melloni, “History, Pastorate and Theology: The Impact of Carlo Borromeo upon A. G. Roncalli/Pope John XXIII”, trong San Carlo Borromeo, Catholic Reform and Ecclesiastical Politics in the Second Half of the Sixteenth Century, ed. John M. Headly and John B. Tomaro (Washington: the Folger Shakespeare Library, 1988) tr. 277 – 299. Những văn kiện còn nghi vấn: Gli atti della visita apostolica di S. Carlo Borromeo a Bergamo (1575) 5 tập (Florence: Olschki, 1936 – 1957). Về việc quan tâm tới lịch sử của ngài cách rộng hơn, xem Bruno Berroli, “Il gusto per la storia” trong Il patriarca Roncalli, ed. Berroli, tr. 129 – 183.

[9]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 102 – 93.

[10]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 193.

[11]Ibid., 193 – 94.

[12]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 194.

[13] Đề có được một phân tích về những hành động của ngài suốt giai đoạn chuẩn bị, xem Joseph A. Komonchak, “The Struggle for the Council during the Preparation of Vatican II (1060 – 1962)”, trong Alberigo/Komonchak, History, I;167 – 356 nhất là 350 – 356.

[14] Xem Prima Romana Synodus, A. D. MDCCCCIX (Vatican City: Typis Polyglottis Vaticanis, 1960)

[15]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 194 – 95.

[16] Xem John XXIII, Pater amabilis, tr. 469, 490, 491, 511, 513.

[17]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 195.

[18] John XXIII, Journal of a soul: Pope John XXIII, bản dịch của Dorothy White (New York: Image Books/doubleday, c. 1980).

[19]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 195 – 96.

[20]Ibid., 196.

[21] Ibid., 295.

[22]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 295.

[23] Xem Carlem, Encyclicals, 5: 107 – 129.

[24]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 295 – 296.

[25]Ibid., 296.

[26] AAS 55 (1963), 238 – 240, nhất là 239. Xin cũng xem ibid., 448 – 458.

[27]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II,tr. 42.

[28] Xem Klaus Wittstadt, “On the Eve of the Second Vatican Council” (July 1st – October 10th, 1962) trong Alberigo/Komonchak, History, 1:493; nhưng cũng xem Hilari Raguer, “An Initial Profile of the Assembly” trong ibid., 2:172, để có một khác biệt nào đó về con số. Để có sự phân tích bằng thống kê, xem Caprile, Cronache, 5:552 – 557.

[29]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr.14

[30]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 20

[31]Ibid., 22.

[32]Ibid., 38

[33]Ibid., 39

[34] ADA I, 3 – 6 nhất là 6.

[35]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II,40.

[36]Ibid., 40.

[37]Ibid., 73.

[38]Ibid., 31.

[39] Ibid., 31

[40]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 32.

[41]Ibid., 68

[42]Ibid., 68

[43] Ibid., 71

[44] Ibid., 71 - 72

[45] Ibid., 72

 

[46]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 72 – 73.

[47] Đức giáo hoàng, là người ký tên đầu tiên, đã ký các văn kiện công đồng như sau: “Phaolô, giám mục của Hội Thánh Công Giáo”. Các nghị phụ công đồng cũng tiếp nối ngài, bắt đầu là đức hồng y niên trưởng, Eugène Tisserant. Các chữ ký ấy được ký dưới công thức ban hành sau: “Các nghị phụ của thánh công đồng phê chuẩn mỗi và mọi mục ghi trong sắc lệnh này. Và trong Chúa Thánh Thần, cùng với các nghị phụ đáng kính, do quyền tông đồ mà Đức Kitô đã ủy thác cho chúng tôi, chúng tôi phê chuẩn, qui định và thiết lập các mục này, và để Thiên Chúa được tôn vinh hơn, chúng tôi truyền phải phổ biến những gì công đồng đã quyết định”.

[48]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 15

[49] “Báo cáo bế mạc: Thượng Hội Đồng Giám Mục”, Origins, 15 (Ngày 19. 12. 1985), 444- 450, nhất là 445 – 446.

[50]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 16

[51]Ibid., 24, 28 – 31.

[52]Ibid., 96

[53] Ibid., 96.

[54]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 275.

[55] Xem Philips, Carnets conciliaires, tr. 83 và 157 – 158, số 16.

[56] Xem Ruggieri, “Ecclesiology of Polemics”, tr.305 – 317.

[57]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 277.

[58] AS I/ 4, 122 – 125. Để có phân tích chi tiết về bản văn này, xem Antonio Acerbi, Due ecclesiologie: Ecclesiologia giuridica ed ecclesiologia di comunione nella “Lumen Gentium” (Bologna: Edizioni Dehoniane, 1975), tr. 107 – 149. Để có một lịch sử và phân tìch súc tích về bản văn này (và những bản văn khác liên quan tới bản văn này) tới việc phê chuẩn cuối cùng, xem Richard Gaillardetz, The Church in the Making: Lumen Gentium, Christus, Dominus, Orientalum Ecclesiarum (New York: Paulist Press, 2006).

[59] AS I/ 4, 126 – 127.

[60] AS I/4, 127 – 129.

[61] AS I/ 4, 132 – 134.

[62] AS I/ 4, 134 – 136.

[63] AS I/ 4, 136 – 138.

[64] AS I/4, 142 – 144.

[65] AS I/ 4, 218 – 220.

[66]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, 280

[67] AS I/4, 222 - 227

[68]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, 281.

[69]Ibid., 282 – 283.

[70] Về sự tiến triển của ý tưởng về một lược đồ như thế, xem Turbanti, Mondo moderno, tr. 170 – 198.

[71] AS V/1, 34 – 35, xin cũng xem Ibid., 35 – 37.

[72]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, 284.

[73] AS II/1, 215 – 281. Lược đồ De Ecclesia nguyên thủy tìm được trong ibid., I/4, 12 – 91. Xem giải thích về Lumen Gentium của Gérard Philips, Karl Rahner, et al. trong Vorgrimler, Commnetary, 1:105 – 305; và Peter Hunermann trong Herders Kommentar, 2:263 – 582, với tài liệu tham khảo 565 – 582. Xem phân tích sáng sủa mới đây Richard P. McBrien: The Church: The Evolution of Catholicism (New York: HarperCollins, 2008), tr. 162 – 192.

[74]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, 306.

[75]Theodule Rey-Mermet, Sống Đức tin với Công Đồng Vatican II.

[76]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, 307 – 308.

[77]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, 308.

[78]Ibid., 329 – 330.

[79] Ibid., 364.

[80]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 430 – 431.

[81] Ibid., 431

[82] AS III/8, 916.

[83]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 432.

[84]AS III/8, 917.

[85]Philips, Carnets conciliares, tr. 141.

[86] AS III/7, 143 – 157. Xin cũng xem Friedrich Wulf trong Vorgrimler, Commentary, 2:301 – 370; and Joachim Schmiedle, trong Herders Kommentar, 3: 349 – 550, bibliography, 549 – 550.

[87]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, tr. 420

[88]John O'Malley, Những Điều Đã Xảy Ra Tại Công Đồng Vatican II, 420 – 421.

 

Tác giả: Lm Đaminh Nguyễn Đức Thông C.Ss.R
Nguồn: giaolyductin.net
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 14
  • Khách viếng thăm: 13
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 3074
  • Tháng hiện tại: 129596
  • Tổng lượt truy cập: 12273856