Trang mới   https://gpquinhon.org
Giáo lý
 
Bế giảng niên khóa Giáo Lý tại Sơn Nguyên

Bế giảng niên khóa Giáo Lý tại Sơn Nguyên

Đăng lúc: 20:09 - 30/05/2016

Vào lúc 9h00, ngày Chúa nhật 29-5-2016 tại Giáo xứ Sơn Nguyên đã tổ chức buổi tổng kết các lớp giáo lý niên khóa 2015-2016. Các em học viên giáo lý, các anh chị giáo lý viên và một số phụ huynh đã tập trung đầy đủ trong nhà thờ, để đón chào Cha Sở và ban thường vụ Hội đồng giáo xứ đến tham dự bằng những tràng pháo tay thật rộn rả, và Cha đã chính thức khai mạc buổi tổng kết bằng lời kinh “Sáng Soi” để xin ơn Chúa Thánh Thần.

Nghi thức lên đường tại Giáo xứ Sơn Nguyên

Nghi thức lên đường tại Giáo xứ Sơn Nguyên

Đăng lúc: 19:29 - 30/05/2016

Vào lúc 7 giờ 00, ngày Chúa nhật IX Thường niên 29/5/2016 tại Giáo xứ Sơn Nguyên. Cha Sở Phêrô đã cử hành Thánh Lễ Mình và Máu Thánh Chúa KiTô thật long trọng dành cho giới trẻ trong giáo xứ.

Cách đặt câu hỏi giáo lý

Cách đặt câu hỏi giáo lý

Đăng lúc: 18:18 - 29/05/2016

Đặt câu hỏi là một nghệ thuật. Trong văn chương cũng như trong đời sống thường nhật (bao gồm cả thi cử và phỏng vấn), câu hỏi được đặt ra thường có ba mục tiêu chính: để kiểm tra trình độ, để tìm thông tin và đơn thuần là để giao tiếp.

Tóm tắt bằng chứng Mẹ Maria đồng trinh trọn đời

Tóm tắt bằng chứng Mẹ Maria đồng trinh trọn đời

Đăng lúc: 18:08 - 04/05/2016

Phạm trù ''Anh-chị-em'' trong các tiểu đoạn vừa nêu là cách suy diễn của người hồi ấy! Chính Satan cũng ''bị'' giấu kín Mầu Nhiệm Thánh Gia Thất thì huống chi người đồng thời với Chúa Cứu Thế! Thiên hạ đều lầm tưởng rằng Chúa Giêsu là CON CỦA ÔNG THỢ MỘC! Ngoài ra, các tiểu đoạn khác (Matt.13,55-56; Marc.6,3) chỉ là CÂU HỎI, chứ không phải lời khẳng định rằng Chúa Giêsu có anh-chị-em phần xác!

Tại Sao Tháng Năm Được Coi Là Tháng Đức Mẹ?

Tại Sao Tháng Năm Được Coi Là Tháng Đức Mẹ?

Đăng lúc: 22:42 - 02/05/2016

Thực ra trong một năm, có tới mấy tháng dâng kính Đức Mẹ lận. Ngoài tháng Năm (tục gọi là tháng hoa) và tháng Mười (tháng Mân côi), tại vài nơi, người ta còn dâng tháng Tám kính Trái tim Mẹ, và tháng Chín để kính bảy sự đau đớn Đức Mẹ. Xét theo khía cạnh lịch sử phụng vụ, chúng ta phải đi từng cấp một: trước tiên là thói tục dành ra 30 ngày để kính Đức Mẹ; và kế đó là tục gắn vào giai đoạn nào trong năm dương lịch.

Thử tìm hiểu về Sabat và Chúa Nhật

Thử tìm hiểu về Sabat và Chúa Nhật

Đăng lúc: 18:46 - 28/04/2016

Người Pháp dùng chữ ''Dimanche'', do ''Dies Dominica'' (*) là ''Ngày của Chúa: Jour du Seigneur.'' Người Anh, Đức dùng chữ ''Sunday, Sonntag'' là ngày của mặt Trời vì mặt Trời là biểu tượng cho Thiên Chúa và để nhớ ơn Ngài như Thánh Vịnh 135,8 có ghi: ''Vừng thái dương để cai ban ngày vì Ơn Ngài miên man vạn đại!''

Tổng lược về việc dạy giáo lý theo dòng lịch sử

Tổng lược về việc dạy giáo lý theo dòng lịch sử

Đăng lúc: 18:34 - 26/04/2016

Trở về nguồn, nhưng áp dụng khoa sư phạm mới cho từng lứa tuổi như giảng giải, trao đổi, tiệm tiến, hội nhập văn hóa, chú trọng hiểu – thuộc – sống. Áp dụng phương pháp hoạt động (mọi giác quan). Theo sư phạm của Thiên Chúa: giáo dục đức tin, làm chứng.

Xin cha giải thích rõ sự biến thể

Xin cha giải thích rõ sự biến thể

Đăng lúc: 18:33 - 21/04/2016

Con có một câu hỏi về sự biến thể (transubstantiation). Con đang cố gắng để hiểu đầy đủ hơn giáo huấn Giáo Hội của chúng ta, vốn nói rằng sau khi truyền phép, bản thể (substance) của bánh và rượu không còn tồn tại, nhưng các tùy thể (accidents) vẫn còn. Nếu con hiểu nó một cách đúng đắn, sau khi truyền phép bản thể của bánh trở nên Chúa Giêsu, nhưng các tùy thể của bánh (hương, vị, mùi) vẫn còn, đúng không?

Gia Phả của Chúa Giêsu chứng minh Thánh Giuse không có con với Mẹ Maria!!!

Gia Phả của Chúa Giêsu chứng minh Thánh Giuse không có con với Mẹ Maria!!!

Đăng lúc: 21:38 - 16/04/2016

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II dạy: Nếu Trinh Nữ có ý định ăn ở với Giuse trong tương lai thì hoàn toàn CHẲNG có lý do khiến Nàng đặt câu hỏi: ''Điều ấy (sẽ) xảy ra làm sao VÌ tôi CHẲNG biết đến nam nhân nào cả?''

Phúc Âm - Tin Mừng

Phúc Âm - Tin Mừng

Đăng lúc: 17:45 - 01/03/2016

Chữ “Evangelio” (Evangelium) trước đây dịch là “Phúc Âm”, nhưng nay, càng ngày càng nhiều người thích dịch là “Tin Mừng”, điều này xem ra không thể đảo ngược được … Vậy chúng ta thử tìm hiểu nghĩa của thuật từ Phúc Âm và Tin Mừng. (Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ)

Nghĩa Các Từ Cổ Trong Các Kinh Sách Công Giáo Việt Nam

Nghĩa Các Từ Cổ Trong Các Kinh Sách Công Giáo Việt Nam

Đăng lúc: 17:20 - 16/02/2016

Những từ ngữ khó hiểu này không phải là những điển tích hay là những từ ngữ Hán Việt cổ vốn chiếm nhiều trong các thư tịch cổ trước đây. Các từ ngữ này vốn là những từ ngữ thuần Việt bình thường đã có thời gian được sử dụng phổ biến trong lời nói hàng ngày, nhưng đến nay chúng không còn được thông dụng nữa mà chỉ còn tồn tại trong các tác phẩm cổ hay trong tục ngữ ca dao Việt Nam.Đặt biệt, theo khảo sát của chúng tôi, các từ ngữ này còn tồn tại khá nhiều trong các bản kinh Công giáo. Sách kinh giáo phận Qui Nhơn là một điển hình.

Phim: Câu chuyện Chúa Giáng Sinh (tiếng Việt)

Phim: Câu chuyện Chúa Giáng Sinh (tiếng Việt)

Đăng lúc: 17:18 - 21/12/2015

Phim: Câu chuyện Chúa Giáng Sinh (thuyết minh tiếng Việt)

Những Dấu Hiệu Báo Trước Ngày Phán Xét Chung

Những Dấu Hiệu Báo Trước Ngày Phán Xét Chung

Đăng lúc: 17:48 - 22/11/2015

Kinh Thánh đề cập đến một số sự kiện sẽ diễn ra trước khi phán xét cuối cùng. Những dự đoán này không nên được dùng để xác định thời gian chính xác của ngày phán xét, vì "về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi’ (Mc 13, 32). Những sự kiện đó nên được dùng để báo hiệu trước sự phán xét cuối cùng và để giúp các tín hữu luôn nhớ đến thời tận thế, nhưng không khiến họ tò mò vô ích và lo sợ viển vông. [1] Các nhà thần học thường liệt kê chín sự kiện sau đây là dấu hiệu của sự phán xét chung cuộc:

Tìm hiểu Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo –  Bài 52. Khát vọng của tâm hồn

Tìm hiểu Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo – Bài 52. Khát vọng của tâm hồn

Đăng lúc: 03:03 - 22/11/2015

Những bài suy niệm suốt những tuần qua đều tập trung vào những nẻo đường của luân lý Kitô giáo, và hôm nay là bài cuối cùng, bàn đến điều răn thứ mười.....

Tìm hiểu Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo – Bài 51. Đừng tham lam

Tìm hiểu Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo – Bài 51. Đừng tham lam

Đăng lúc: 18:43 - 08/11/2015

Hai điều răn cuối trong Thập Điều “Chớ muốn vợ chồng người”và “Chớ tham của người” không liên quan đến những hành động xấu hoặc những gì còn thiếu sót trong điều răn thứ sáu và thứ bảy. Đúng hơn, hai điều răn này muốn quan tâm đến thái độ nội tâm của con người, từ đó phát xuất những hành động xấu xa: “Vì từ lòng người phát sinh những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, dâm ô, trộm cắp, làm chứng gian, ngạo mạn” (Mt 15,19). Do đó, hai điều răn cuối cùng này có liên quan đặc biệt với điều răn thứ nhất, kêu gọi chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Bởi lẽ một con tim đã tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa sẽ trổ sinh hoa trái, mọi ước muốn nơi người đó đều quy hướng về thánh ý Thiên Chúa.

  Trang trước  1 2 3 4 ... 14 15 16  Trang sau
 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 47
  • Khách viếng thăm: 40
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 20286
  • Tháng hiện tại: 70546
  • Tổng lượt truy cập: 12360258