Sắc Chỉ là gì và ai có quyền ban hành Sắc Chỉ?

Sắc Chỉ là gì và ai có quyền ban hành Sắc Chỉ?

 17:35 07/11/2023

Như vậy chỉ có nhà vua mới ban hành sắc chỉ, ngoài ra không có vị quan nào được ban hành sắc chỉ cả! Trong Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng là người đứng đầu lãnh đạo quốc gia Vatican cũng như toàn thể tín đồ Công giáo trên toàn thế giới và Giáo hoàng được xem như vị vua của Giáo hội Công giáo. Do đó chỉ có Giáo hoàng mới có quyền ban hành sắc chỉ.
Vì sao tiếng Việt không cùng nguồn gốc với tiếng Hán?

Vì sao tiếng Việt không cùng nguồn gốc với tiếng Hán?

 19:24 31/10/2023

Thế nhưng không thể vì tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán mà cho rằng tiếng Việt có nguồn gốc ở tiếng Hán, bởi lẽ từ Hán-Việt không phải là từ cơ bản, mà thuộc lớp từ văn hóa, chỉ xuất hiện sau khi người Việt tiếp xúc văn hóa Trung Hoa, tức khi nước ta bị Triệu Đà thôn tính và người Việt bắt đầu học Hán ngữ, nghĩa là sau từ thuần Việt nhiều nghìn năm, do đó từ Hán-Việt dù nhiều đến đâu cũng không ảnh hưởng gì đến nguồn gốc tiếng Việt. 
Khí chiêm bao - Hàn Mặc Tử chơi trăng

Khí chiêm bao - Hàn Mặc Tử chơi trăng

 20:58 16/10/2023

Cánh cửa ký ức mở ra: Cha tôi ngồi đó, thềm trăng giãi, chén rượu vơi và giọng ngả nghiêng, “Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng / Ai mua trăng tôi bán trăng cho”. Ảo tượng Hàn Mặc Tử và vầng trăng rao bán ấy mắc kẹt trong trí óc lên mười, rồi từ đó tôi nhiều phen phấp phỏng lần dấu thơ và dấu chân thi nhân trong những phế tích, những áng nhạc đắm đuối trăng sao, những mượng tượng phong cảnh Quy Nhơn, Đà Lạt, Huế, Phan Thiết… Làm sao sự đọc ra khỏi huyền tích: một trích tiên đọa trần, nếm trải mọi phong vị thơ và đổi lại, phải dâng máu tươi cùng lời ngọc? Phải đọc Hàn Mặc Tử thế nào? Đọc Hàn Mặc Tử thế nào cho phải?
Ca dao địa danh Bình Định từ góc nhìn văn hóa

Ca dao địa danh Bình Định từ góc nhìn văn hóa

 20:15 01/10/2023

Ai đã từng ghé thăm quê hương Bình Định, ai đã từng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất rợp bóng dừa với những cánh đồng ôm bóng tháp Chàm cổ kính, hằn những vết của thời gian, hẳn vẫn nghe câu hát về những địa danh nổi tiếng gắn liền với bao thăng trầm lịch sử, là những chiếc nón Gò Găng nên thơ hay làng võ An Thái một thời oanh liệt… Lời ca mộc mạc, chân tình, khắc họa những nét đặc trưng, duyên dáng riêng độc đáo của con người xứ Nẫu.
Bản điều trần thứ bảy của Linh Mục Gioakim Đặng Đức Tuấn

Bản điều trần thứ bảy của Linh Mục Gioakim Đặng Đức Tuấn

 19:06 27/09/2023

Sau khi đọc nhan đề bài viết này, chắc mọi người sẽ không khỏi thắc mắc: Lâu nay chỉ nghe và đọc 6 bản điều trần của Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874), chứ làm gì có bản điều trần thứ 7 ?    Trong tác phẩm “Cuộc đời và tác phẩm của Linh mục Đặng Đức Tuấn”, tác giả Nguyễn Văn Thoa có phiên âm và dịch nghĩa 6 bản điều trần của Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn theo thứ tự từ 1-6[1]. Và ở chương III: Bản văn Hán Nôm có: Sáu bản điều trần- Tập sách cổ của Linh mục Nguyễn Hữu Triết[2].
Tháp Thầy Bói - nhắc lại đôi điều thú vị

Tháp Thầy Bói - nhắc lại đôi điều thú vị

 20:45 08/09/2023

Nhưng khoảng trăm năm trước đó, quãng năm 1870, sách Đại Nam Nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn khi mô tả đầm Biển Cạn - một tên gọi cổ xưa của đầm Thị Nại - đã chép như sau: “Nước đầm đổ vào cửa Thị Nại, trong đầm có một núi nhỏ tục gọi Tháp Thầy Bói, phía tả là Gành Hổ, phía hữu là Bãi Nhạn. Lại phía tả có Vũng Tàu, Gành Triều, là Bãi Sò, là Mũi Cổ Rùa, phía Bắc có thôn Huỳnh Giản”.

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây