Thần học

Thần học

Điều chúng ta tin. Phần 5: Giáo hội của Vinh quang và Tình yêu

Điều chúng ta tin. Phần 5: Giáo hội của Vinh quang và Tình yêu

 18:17 21/04/2024

Con đã tôn vinh Cha dưới đất này bằng việc hoàn tất công trình mà Cha đã trao phó cho Con” (Ga 17,4). Thánh Augustinô nghĩ rằng ở đây Đức Giêsu đang nói trước về khổ hình thập giá sắp xảy đến. Thánh Tôma Aquinô cũng nghĩ những lời này chỉ về cuộc Khổ nạn, bởi vì theo một nghĩa nào đó, điều đó “đã bắt đầu”. Nhưng thánh Tôma còn hiểu công trình được nhắc đến hiển nhiên quy chiếu về giáo huấn tại thế của Đức Giêsu, nghĩa là tất cả những gì được tìm thấy trong các Tin mừng tính đến thời điểm này – lời Ngài rao giảng, phép lạ Ngài thực hiện.
Điều chúng ta tin. Phần 4: Giáo hội được sinh ra trong đêm tối để hướng về đời sống vĩnh cửu

Điều chúng ta tin. Phần 4: Giáo hội được sinh ra trong đêm tối để hướng về đời sống vĩnh cửu

 22:15 07/04/2024

Chúng ta đang tiến gần đến lời tuyên xưng có tính đột phá của Kitô giáo. Thánh Grêgôriô Nazianzênô nói rằng lời này là để “lật đổ” [cách hiểu sai lầm về] các vị thần. Có được sự sống đời là nhận biết Đấng Thánh của Israel, Đấng Hằng hữu – và Đức Giêsu Kitô. Điều này nằm ở chính cốt lõi của Tin mừng, rằng sự sống đời đời là nhận biết YHWH và Con của Người. Dĩ nhiên, Giáo hội đã mất một thời gian dài để diễn tả về mặt thần học mối tương quan này giữa Chúa Con và Chúa Cha – sử dụng những hạn từ như Ba Ngôi và đồng bản thể – nhưng đó lại là câu chuyện khác.
Bạn đã làm gì với phép rửa của mình? Rm 6, 3-11

Bạn đã làm gì với phép rửa của mình? Rm 6, 3-11

 18:55 28/03/2024

Trong đêm Vọng Phục Sinh, một trích đoạn trong thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Rôma (Rm 6, 3-11) được đọc sau bảy bài đọc Cựu Ước và trước bài Tin Mừng, như dấu gạch nối hoặc một lời mời gọi kết nối. Ở đây Thánh Phaolô tập trung vào phép rửa, được dìm xuống và đưa lên cùng với Chúa Kitô, chiến thắng tội lỗi và cái chết cũng như kinh nghiệm giải phóng cá nhân lẫn tập thể.
Điều chúng ta tin, Phần 3: Giáo hội là gì?

Điều chúng ta tin, Phần 3: Giáo hội là gì?

 20:47 26/03/2024

Chắc chắn, việc đặt niềm tin vào Giáo hội là một bổn phận căn bản trong đạo Công giáo. Mỗi Chúa Nhật, chúng ta cùng tuyên xưng trong kinh Tin kính: “Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Không có cái gọi là đạo Công giáo nếu không có Giáo hội. Nhưng lý do là gì? Và việc tin vào Đức Giêsu và Kinh thánh tương hợp như thế nào với việc tin vào Giáo hội?
Điều chúng ta tin. Phần 1: Bắt đầu với Đức Giêsu và Kinh thánh

Điều chúng ta tin. Phần 1: Bắt đầu với Đức Giêsu và Kinh thánh

 02:57 12/03/2024

Tất nhiên, cuối cùng thì triết học tìm kiếm thần học cũng như tự nhiên tìm kiếm ân sủng. Điều chúng ta có thể biết về Thiên Chúa nhờ trí tuệ của mình lại không bao hàm toàn bộ những gì chúng ta được tạo ra để biết, một mầu nhiệm gây bồn chồn căng thẳng nơi bản tính chúng ta. Chúng ta được tạo ra để nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, nhưng chúng ta không thể tự mình làm điều đó. Vậy nên chúng ta luôn tìm kiếm.
“Đây Chiên Thiên Chúa Đấng xóa tội trần gian” nhưng sao tội lỗi vẫn còn đó ?

“Đây Chiên Thiên Chúa Đấng xóa tội trần gian” nhưng sao tội lỗi vẫn còn đó ?

 07:36 06/11/2023

Ở đây, luận điểm trở nên tinh tế hơn: tội lỗi, ở số ít, trở thành cha (hoặc mẹ theo tiếng Hy Lạp!) của mọi tội lỗi, ở số nhiều, đang tràn ngập lịch sử nhân loại, cho dù Chúa Giêsu Kitô đã gánh vác nơi bản thân và cởi bỏ tội lỗi. Điều này được nói rất rõ trong thư thứ nhất của Gioan, khi ngài giải thích ý nghĩa của từ "tội lỗi": “Căn cứ vào điều này, anh em nhận ra thần khí của Thiên Chúa: thần khí nào tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa; còn thần khí nào không tuyên xưng Đức Giêsu, thì không bởi Thiên Chúa; đó là thần khí của tên phản Kitô.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây