Thường huấn - Trang 2

Thường huấn

Romano Guardini: Triết gia của thế giới Kitô giáo

Romano Guardini: Triết gia của thế giới Kitô giáo

 19:29 05/10/2023

Tư tưởng về phụng vụ của Romano Guardini đã đi tiên phong, dẫn dắt các phong trào cải cách phụng vụ trước và sau Công đồng Vatican II, thậm chí ảnh hưởng đến các nhà tư tưởng hiện đại, các Đức giáo hoàng như  Gioan Phaolô II, đặc biệt là Đức Bênêđictô XVI, người gọi Guardini là “nhân vật vĩ đại, người diễn giải Kitô giáo của thế giới và thời đại mình” (cf. Perché siamo ancora nella Chiesa, Milan, Rizzoli, 2008, tr. 186). Ngài cũng ảnh hưởng nhiều đến Đức Phanxicô, người đã trích dẫn Romano Guardini 5 lần trong thông điệp Laudato Si', một lần trong Lumen Fidei và Evangelii Gaudium, nhiều lần trong các diễn từ và phỏng vấn, và 5 lần trong Tông thư gần đây nhất là Desiderio Desideravi về đào tạo phụng vụ cho dân Thiên Chúa, ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2022, Lễ Trọng kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Romano Guardini là ai mà có sức ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài đến vậy?
Thường huấn linh mục là cần thiết

Thường huấn linh mục là cần thiết

 18:35 04/10/2023

Đào tạo linh mục bắt đầu trong chủng viện và không kết thúc ở đó. Đúng ra đây là một quá trình lâu dài liên quan đến mọi khía cạnh đời sống linh mục và sứ vụ của chúng ta. Chúng ta là linh mục từ ngày thụ phong, nhưng dần lớn lên trong chức linh mục, cũng như lớn lên trong sự thánh thiện riêng mình. Chúng ta lớn lên trong chức linh mục nhờ cộng tác với ân sủng Chúa, mà cao điểm là ân sủng bí tích của việc thụ phong linh mục...Khi chúng ta từ chối việc thường huấn (hay nói rằng nó không cần thiết!) là dẫn đến sự mất mát về mặt tinh thần của chính mình và của giáo dân mình. Nếu chúng ta không ngày càng đồng hóa mình nhiều hơn với căn tính linh mục của mình, thì chúng ta có thể không còn là linh mục nữa về mọi khía cạnh mà chỉ còn là danh xưng.
Giáo Hội – Cộng Đoàn Cử Hành Phụng Vụ

Giáo Hội – Cộng Đoàn Cử Hành Phụng Vụ

 18:57 01/10/2023

Có nhiều cách để đọc và tiếp cận Desiderio Desideravi, được ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2022, một tài liệu mới nhất của Huấn Quyền “về đào tạo Phụng Vụ cho Dân Thiên Chúa”.[13] Tuy nhiên có lẽ sẽ dễ dàng và tiện ích nếu người đọc được định hướng là đức đương kim Giáo Hoàng qua Tông Thư này muốn giúp tất cả những ai sống và thực hành đức tin Công Giáo hôm nay hiểu biết và trân trọng công cuộc canh tân phụng vụ mà các Nghị Phụ của Thánh Công Đồng Vatican II, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đã đạt được cho toàn thể Giáo Hội cách đây 60 năm.
Linh mục và việc đào tạo phụng vụ

Linh mục và việc đào tạo phụng vụ

 19:48 28/09/2023

Trước hết mỗi linh mục phải ý thức mình là những người nhờ bí tích Truyền chức thánh được tham dự vào chức Thượng tế của Đức Kitô và có nhiệm vụ cao cả là nhân danh Chúa Kitô cử hành Phụng vụ thánh cho toàn dân. Để có thể chu toàn nhiệm vụ ấy, các linh mục phải được đào tạo kỹ lưỡng về Phụng vụ ngay từ khi còn ở Đại chủng viện, và một khi đã trở thành linh mục vẫn phải được đào tạo thường xuyên về lĩnh vực này. Ngoài những việc đào tạo về lý thuyết và thực hành ấy, chính qua việc cử hành Phụng vụ, linh mục cũng được đào tạo để ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô Thượng Tế.
Tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội

Tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội

 19:34 17/10/2022

Fratelli Tutti đề cập đến cả tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội. Cả hai điều này là sự điệp trọng tâm của thông điệp. Chủ nghĩa hiện thực xuyên suốt các trang thông điệp làm tan biến bất cứ sự trống rỗng lãng mạn nào luôn luôn rình rập mỗi khi chúng ta nói về tình huynh đệ. Đối với Đức Thánh Cha, tình huynh đệ không chỉ là một cảm xúc, một tình cảm hay một ý tưởng – cho dù cao quý đến đâu, mà thật sự còn bao hàm một kết quả, một hành động (tự do hành động): “Tôi có thể là anh em của ai?”
Một thoáng nhìn về vai trò xã hội của tài sản theo Thông điệp Fratelli Tutti

Một thoáng nhìn về vai trò xã hội của tài sản theo Thông điệp Fratelli Tutti

 19:25 11/10/2022

Thông điệp Fratelli Tutti chỉ "xem lại vai trò xã hội của tài sản", tức là duyệt xét lại và nêu bật vai trò xã hội của tài sản. Cụ thể đó là về vài khía cạnh như nguyên tắc công ích, mục tiêu phổ quát của các của cải thiên nhiên, nguyên tắc sự chung hưởng của cải và một số quyền liên quan đến tài sản, như quyền tư hữu, các quyền sở hữu khác, những quyền bất khả xâm phạm của cá nhân, quyền của các dân tộc liên quan đến tài sản. Thông điệp dựa trên những văn kiện mà phần lớn thuộc về giáo huấn xã hội của Giáo Hội đặc biệt liên quan đến vai trò xã hội của tài sản.
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập69
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay19,443
  • Tháng hiện tại85,153
  • Tổng lượt truy cập29,064,691
tapsanmucdong
lich cong giao 2022 - 2023

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây