Tin Tức GIÁO PHẬN QUI NHƠN ÔN CỐ TRI TÂN

Tử đạo tại Truông Dốc (Nhà Đá)

Hồi ấy cha sở Truông Dốc là cố Lựu (P. Hamon) mới lập các sở phía trên như Cây Rỏi, Hiệp Luôn … có Thầy Năm Thoàn (Cha Thoàn sau này) giúp ngài, đang dạy tại Cây Rỏi. Khi có tin động giặc Văn Thân đã giết các cha và bổn đạo ở Quảng Ngãi, thì cố sở chạy giấy lên Cây Rỏi cho Thầy Năm hay và biểu thầy rao truyền cho các họ phía trên phải tề tựu về sở chính Truông Dốc cho mau, hầu tính liệu cách nào.

Sơ đồ Tiểu Chủng Viện, Tòa Giám Mục Và Nhà In Làng Sông

Sơ đồ Tiểu Chủng Viện, Tòa Giám Mục Và Nhà In Làng Sông

Quan trấn thủ Qui Nhơn - Trần Đức Hòa với việc hình thành chữ quốc ngữ

Nước Mặn là thí điểm truyền giáo tiên khởi do Cha Buzomi, đảm nhiệm. Cha Bề trên Buzomi và hai linh mục của giáo đoàn ông là Pina và Borri là những giáo sĩ Dòng Tên đi tiên phong trong việc sáng chế ra chữ Quốc ngữ, thời gian đầu đến Việt Nam sống, hoạt động truyền giáo và học tập, nghiên cứu, phiên âm chữ Quốc ngữ đều ở Nước mặn.

Cha Phêrô Đặng Quyền Huy (1889-1954)

Trước bối cảnh xã hội và nhu cầu mục vụ, cha Bề trên Phêrô Đặng Quyền Huy sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp, củng cố tinh thần đức tin cho giáo hữu, xoay xở tạo nguồn tài chánh đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt của giáo phận, nhất là nhu cầu đào tạo Linh mục ở Đại Chủng Viện Qui Nhơn và Tiểu Chủng Viện Làng Sông. Hai Chủng viện nầy được duy trì cho đến cuối năm 1952.

Thư thông báo tấn phong Giám mục phó Giuse Phan Văn Hoa (1976)

Đáng lẽ tôi tin cho các cha và tất cả anh chị em hay trước để cùng nhau cầu nguyện, về dự lễ Tấn phong và vui mừng cùng nhau. Nhưng vì Đức Giám Mục Phó muốn làm theo khẩu hiệu của Người là “MITIS ET HUMILIS” với hình “con chiên”, nên lễ tấn phong đã được cử hành sáng ngày 30.3.76 tại Nguyện đường Tiểu chủng viện Qui Nhơn như một thánh lễ thường ngày.

Nhà thờ Công giáo Bồng Sơn

Linh mục Gioakim Đoàn Kim Hiền làm Chánh xứ Giáo xứ Hội Đức từ ngày 01-08-1958 đến ngày 01-06-1960. Trên triền đồi phía Bắc đỉnh dốc Hội Đức nằm trên quốc lộ số 01 hiện còn nền móng Trường Trung học Tư thục Công giáo Hội Đức, nền nhà xứ, nền Nhà Thờ Giáo xứ Hội Đức (quả chuông Hội Đức lớn ngang bằng với quả chuông lớn của Nhà Thờ Nhà Đá, ngang bằng với quả chuông lớn của Nhà Thờ Gia Hựu).

Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (1790-1855)

Ông Anrê Năm Thuông chu toàn nhiệm vụ của mình với tinh thần hăng say, với lòng đạo đức sốt sắng và lòng bác ái hoàn hảo. Sau nầy ông được Đức cha Cuénot đặt làm Trùm Cả toàn tỉnh Bình định, lúc bấy giờ ông đã trên 50 tuổi. Làng cũng chọn ông lo việc xét xử, hòa giải mọi người trong xóm làng.

Linh mục Joseph Victor Clause Hồng (1901-1971) - Phần II

Hôm Thánh lễ An táng Cha, trời vẫn còn mưa lụt. Một số linh mục Giáo phận Qui Nhơn, môn sinh của Cha Joseph Clause Hồng đã kịp thời có mặt tại Bình Cang cùng đồng tế Thánh lễ An táng và tiễn đưa thi hài Cha đến nơi an nghỉ cuối cùng. Cha Joseph Victor Clause Hồng đã hết lòng yêu thương mọi người, nhất là các tù nhân đau yếu, đặc biệt yêu thương dạy dỗ các chủng sinh. Cúi xin Chúa đoái thương cho Linh hồn Cha được mau hưởng Thánh Nhan

Linh mục Joseph Victor Clause Hồng (1901-1971) - Phần I

Cha chơi phong cầm rất tài nghệ. Cha đệm đàn phong cầm tại Nhà thờ Chánh Tòa Qui Nhơn ngày lễ Tấn phong Giám mục Đức Cha Marcel Piquet 11-11-1943. Có lần Cha tréo ngược hai tay chơi phong cầm rất điêu luyện. Cha còn cho biết Cha đã học chơi vĩ cầm 10 năm tại Pháp trước khi thụ phong Linh mục...

Thiệp mời lễ tựu chức ĐC Đôminicô (1963)

Thiệp mời lễ tựu chức Đức Cha Đôminicô Hoàng Văn Đoàn và tiễn biệt Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi (năm 1963)

Cha Paul André Maheu (1869-1931)

Cha Maheu sinh quán ở tại Paris, xuất thế năm 1869, đến năm 1895 lên làm linh mục, được bài sai qua cõi Đông Pháp nầy, giảng đạo tại Qui Nhơn. Đạp chơn lên đất Đông Pháp thì đêm ngày chăm lo phụng hành công vụ, tận tâm tất lực với người Việt Nam ...

Hồi tưởng về Cha Antôn Nguyễn Toàn Chân

Phêrô Nguyễn Quang Báu vào chủng viện Làng Sông nhằm thứ hai ngày 2 tháng 9 năm 1940. Suốt cả niên khóa 1940 – 1941, tôi học lớp 8, lớp nhỏ nhất, Cha Antôn Nguyễn Toàn Chân làm quyền Bề trên thay Cha Joseph Clause bị động viên vào quân đội Pháp với công việc nuôi chim bồ câu đưa thư.

Cha Antôn Nguyễn Toàn Chân (1876-1966)

Gia đình thầy Ba Đàn có năm người con, một người lập gia đình, bốn người đi tu, trong đó ba người làm linh mục là cha Simon Nguyễn Chính, cha Antôn Nguyễn Toàn Chân, cha Toma Nguyễn Thiềng và người em gái út là nữ tu Mélanie Nguyễn Thị Đồng, Bề trên tiên khởi Dòng Mến Thánh Giá Gò Thị.

Án xin phong thánh cho các vị tử đạo GPQN (năm 1909)

Vào thứ Bảy ngày 1 tháng Năm (1909), Giám mục Thẩm phán R.P. Tardieu và Lục sự đã có buổi họp trọng thể để ký tên và đóng ấn trên Bản chính và Bản sao của đơn xin, trước sự hiện diện của cha Tổng Đại Diện và các nhân chứng là cha Maheu và cha Bonhomme.

Vài chi tiết về khu lăng mộ Cha Gioakim Đặng Đức Tuấn

Cha Tuấn còn có biệt danh là Cha Khâm. Biệt danh này được giáo dân và thân hào tặng cho, có lẽ vào dịp người lãnh mạng đi Gia Định với hai vị đại quan Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp. Dân địa phương quen gọi người là Cha Năm

Các tin khác