Trang mới   https://gpquinhon.org

Giới thiệu tổng quát nhạc Bình ca (3)

Đăng lúc: Thứ hai - 28/10/2013 10:14
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NHẠC BÌNH CA

PHẦN II

(tiếp theo)

 
IV. CÁC CUNG ĐIỆU BÌNH CA
 
Các điệu thức (modo) bình ca được sử dụng vào thời trung cổ và thời phục hưng. Vào thời phục hưng nó phát triển dần thành thang âm trưởng và thứ. Con số các điệu thức khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn và lý thuyết âm nhạc, nhưng cách chung người ta đã xác định được 8 điệu thức của bình ca.
 
Mỗi điệu thức có nốt tận, có nốt làm chuẩn (nốt trụ) cho giai điệu. Chức năng của nó giống như nốt chủ âm của thang âm trưởng và thứ. Ngoài ra các điệu thức cũng có một át âm, tức là nốt nhạc chính luôn hiện diện liên tục trong bài hát
 
8 điệu thức, hoặc là octoechos, được chia làm hai loại : điệu thức chính cách và biến cách (autentico - plagale). Mỗi điệu thức biến cách được liên kết với một điệu thức chính cách. Cả hai có mối liên hệ với nhau. Sự khác biệt giữa hai điệu thức nằm ở nốt át âm và việc mở rộng giai điệu. Giai điệu của các điệu thức biến cách ít mở rộng và ở âm vực trầm.
 
Hệ thống của octoechos đặt trên 4 điệu thức nền tảng là : Protus, Deuterus, TritusTetrardus dựa trên nốt kết là Rê, Mi, Fa và Sol. Điệu thức chính cách có giai điệu rộng hơn, khoảng cách có thể hơn một quãng tám so với nốt kết; trong khi đó điệu thức biến cách giai điệu mở rộng trong vòng một quãng tám so với nốt kết, nhưng bắt đầu từ quãng bốn dưới nốt kết. Điệu thức chính cách trong các cung thánh vịnh được hát ở quãng năm tính từ nốt kết, điệu thức biến cách được hát ở quãng ba hoặc bốn tính từ nốt nền.
 
Mỗi điệu thức người ta đặt cho nó một con số từ I đến VIII. Các số I, III, V và VII thuộc điệu thức chính cách, các số II, IV, VI, VIII thuộc điệu thức biến cách.
 
Chúng ta một bảng tóm gọn như sau: 

 





HỆ THỐNG CÁC CUNG ĐIỆU











 
V. HÁT-NGÂM PHỤNG VỤ VÀ THÁNH VỊNH.
 
Trong các bài hát-ngâm Giờ kinh và Thánh lễ có nhiều loại cung điệu dành riêng cho từng trường hợp riêng biệt :
 
Có loại dùng để công bố Lời Chúa, thường được hát-ngâm ở âm vực cao (ở nốt La hoặc Đô), với những giai điệu đặc biệt. Có nhiều mẫu thức hát-ngâm khác nhau, thay đổi tùy theo bậc trọng thể của phụng vụ và tùy theo kiểu của bản văn.
 
Có loại được dùng riêng cho chủ tế hoặc phó tế hát-ngâm trong các lời nguyện của Thánh lễ hoặc Giờ kinh và trong các bản văn đặc biệt như Kinh tiền tụng. Nó có cung hát ngâm và công thức kết thúc riêng, phù hợp với những chỗ ngắt giọng theo ý nghĩa của bản văn.
 
Hát-ngâm thánh vịnh là một hình thức được dùng cho các thánh vịnh và những bài hát thuộc Kinh thánh và Thánh ca Tin mừng. Những bản văn này được chia ra thành nhiều đoạn và đôi khi được phân chia thành hai nửa câu.
 
Cách thức thực hiện như sau :
 
a) Bắt giọng hay khởi điệu
b) Cung hát-ngâm, hay cung kể
c) Giai kết nửa câu
d) Một dạng công thức bắt giọng lại, khởi điệu lại
e) Cung hát-ngâm, hay cung kể
f)  Giai kết cuối câu
g) Trong trường hợp một câu thánh vịnh quá dài, nửa câu đầu tiên được chia làm hai phần bởi một giai kết đơn giản được gọi là flexa.


 
Một vài ví dụ về các cung hát ngâm trong phụng vụ thánh lễ 
 
Dấu thánh giá và lời chào đầu lễ của chủ tế được hát ở nốt La






Câu xướng kinh tiền tụng lễ thường và lễ trọng








Đối ca - ca hiệp lễ  tuần II Mùa vọng. 

  • Fa là nốt kết của từng câu Thánh vịnh, cho phép người hát dễ dàng trở về với cung giọng khởi đầu của đối ca, cũng là nốt Fa.
  • Bài hát dùng cung điệu thứ 6 trong hệ thống điệu thức (octoechos)
  • Đặc tính khác của loại Đối ca - Thánh vịnh dùng trong Thánh lễ luôn phải khởi điệu lại ở mỗi câu Thánh vịnh.
 



 
 
Mẫu các cung hát ngâm Thánh vịnh theo hệ thống điệu thức (octoechos)

 





























 
Cung trực tiếp (in directum) được bắt đầu từ cung kể, không có công thức khởi điệu giống như ở thánh vịnh. 




Mẫu cung hát ngâm Thánh vịnh của Giờ Kinh Thần Vụ.
  • Đối ca Thánh vịnh này dùng cung điệu thứ 8 trong hệ thống điệu thức (octoechos)
  • Sol là nốt kết của từng câu Thánh vịnh, cho phép người hát dễ dàng trở về với cung giọng khởi đầu của đối ca, cũng là nốt Sol.
  • Đặc tính khác của loại Đối ca - Thánh vịnh này không phải khởi điệu lại ở câu thứ hai và những câu tiếp theo, nhưng được hát trực tiếp bằng nốt Đô.  


(Mời xem phần tiếp theo : Tiết tấu nhạc Bình ca)
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Võ Tá Hoàng
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 14
  • Khách viếng thăm: 9
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 3289
  • Tháng hiện tại: 129811
  • Tổng lượt truy cập: 12274071