Tin Tức GIÁO PHẬN QUI NHƠN LỊCH SỬ GIÁO PHẬN

Khánh thành hang đá Đức Mẹ Lộ Đức tại Xuân Quang (năm 1962)

Cha Giuse Trần Ngọc Châu, giáo sư chủng viện Qui Nhơn, sau khi làm các lễ phép tại hang đá, đã giảng thuyết về quyền phép Đức Mẹ và khuyên dụ mọi người luôn luôn chạy đến Mẹ trong hết thảy những khi vui buồn. Giọng nói khoan thai, dịu dàng và đầy sốt sắng đã khiến mọi người nức lòng tin tưởng nơi Mẹ một cách vững chắc.

Địa sở Gia Chiểu

Đi bộ bằng con đường ngắn nhất, nghĩa là qua đường Truông Ổi và Gia Trị, chúng ta sẽ đi từ Đồng Dài đến Gia Chiểu không đầy một tiếng rưỡi đồng hồ, đi qua sông An Lão ở bến Đồng Dài và qua sông Kim Sơn ở bến An Thường, gần huyện mới. Nếu đi bằng ôtô, chúng ta quay trở xuống Bồng Sơn, qua cầu Lại Giang ...

Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Do (1823-1872)

Thầy Sáu Do được sinh ra, lớn lên trong một gia đình, một họ đạo, một môi trường huấn luyện thích hợp cho công cuộc truyền giáo Tây Nguyên. Chúng ta thử tìm hiểu môi trường đã hun đúc nên con người cho công việc nầy.

Giáo phận Qui Nhơn - Nạn Văn Thân

Chúng tôi xin trình bày một giai đoạn lịch sử đau thương của Giáo phận Qui Nhơn vào năm 1885 do Nạn Văn Thân gây ra. Vả lại, phong trào Văn Thân với chủ trương “Bình Tây Sát Tả” được xem như một hiện tượng xã hội trong một thời điểm nhất định, trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Vậy đâu là nguyên nhân tạo nên phong trào này? Tính chất của hiện tuợng này là gì? Chúng tôi đề cập các điểm sau đây trong 3 phần chính, trong cái nhìn tổng hợp xuyên suốt bài nghiên cứu này về tính chất của Văn Thân. (Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn)

Địa sở Đồng Dài

Ba cây số trước khi đến nơi, chúng ta thấy một mái tranh nhỏ cắm cây thánh giá gỗ ở trên đỉnh, lưng dựa vào ngọn đồi đầy cây cối. Đó là Long Quan (Long Quơn). Chân phước Gagelin[1] của chúng ta đã được che giấu trong sở họ nhỏ bé này, khi ngài đi đến quyết định nộp mình cho quan tri phủ Bồng Sơn để rồi bị giải giao ra Huế.

Làng trên sông tại Thác Đá

Sông Lại Giang có một điều đặc biệt này, có thể là khá hiếm trong miền truyền giáo của chúng ta, là có một làng chài. Cư dân sống trên thuyền của họ ngay trên sông ; Họ sinh ra ở đó và chết ở đó, và chắc chắn dòng sông là nơi an nghỉ cuối cùng của họ. Tòa thị sảnh của họ phải bập bềnh trên sông và chắc chắn ngôi nhà thờ của họ trong tương lai cũng phải như vậy.

Địa sở Thác Đá

Từ 1889 đến sau năm 1900, tất cả những sở họ cũ được tái lập, thêm đông đúc nhờ có người ngoại giáo cải đạo, ngoại trừ Lò Gốm ở phía trước Mỹ Thọ, phía bờ sông bên kia. Mỹ Thọ, Vạn, Tân Đức được hồi sinh, nhập vào địa sở mới Hội Đức. Những sở mới nổi lên đây đó: Định Bường, Diên Khánh, Lại Đức, Lại Khánh.

Tình hình giáo phận Qui Nhơn năm 1965

Về công tình truyền giáo trong 10 năm qua chúng ta đã thâu cả lúa chắc và lúa lép, thời cuộc và hoàn cảnh đã sàng sảy cho chúng ta. Kiểm điểm lại giáo dân tân tòng từ 1955 đến nay, ta được biết có nơi chỉ mất độ 15% thường là nơi trước đây phong trào tòng giáo yếu ớt, có nơi mất tới 85% thường là những nơi phong trào tòng giáo mạnh....

Giáo họ Chánh Trực (Nước Nhỉ) xin trở lại đạo năm 1926

Có một họ gọi là Chánh Trực - địa phận Nước Nhỉ - năm 1908, 1909 bỏ đạo cả họ, không còn lại một nhà nào, nay rủ nhau lên xin trở lại hơn 30, cũng còn có kẻ trở lại nữa vì có nhà trước chưa có biết việc đạo, nay xin theo; kẻ làm đầu là Quyền Tổng N… trước chưa đặng chịu phép Rửa tội, vì ba bốn vợ một lượt, cha mẹ người quyền tổng này theo và qua đời trong đạo.

Diễn tiến và ảnh hưởng của Phong trào “cúp đầu” (1908) trong giáo phận Qui Nhơn

Trái lại, các thủ lĩnh và đám đông theo họ đã kính trọng các thừa sai và các linh mục bản xứ, dành cảm tình đối với các kitô hữu. Họ giữ khoảng cách, chào hỏi khi gặp một linh mục. Họ cho ngài biết về những kỳ vọng của họ, đôi khi xin ngài lời khuyên. Nhiều người ở Quảng Ngãi, sau khi phong trào bị giải tán, đã đến xin các thừa sai can thiệp. Hàng trăm người biểu tình đau yếu, có người bị thương, đã xếp hàng mỗi ngày trước hiệu thuốc của cha Vallet ở Bình Định.

Tương quan giữa cha sở và cha phó trong truyền thống Giáo phận Qui Nhơn

Dù «khổ cực, túng thiếu, tình hình bất an», các cha địa phận vẫn hiên ngang «hy sinh trong nhiệm vụ phụng sự» và điều rất quan trọng là các vị tiền bối đáng kính của chúng ta vẫn luôn «hào hứng và hài hước» … «bất chấp những nguy hiểm»! Và tôi tin rằng điều đó đã là một … truyền thống! (Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính)

Khánh thành nhà thờ Trà Câu năm 1960 (Quảng Ngãi)

Nhân dịp đi Quảng Ngãi làm lễ Sinh Nhựt, trên đường về Qui Nhơn ngày 26.12.1960, Đức giám mục địa phận (Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi) đã ghé địa sở Trà Câu. Cùng đi với ngài, ngoài cha Hạt trưởng và một số đông các cha các thầy,....

Địa sở Hội Đức

Đây là vùng đất màu mỡ mà giáo dân Gia Hựu có được nhờ giá máu mà họ đã đổ ra rất nhiều vào năm 1885. Khoảng chục năm sau đó, một mùa lúa tươi tốt đã chín rộ trên những nấm mồ của họ: không xa lắm cách nơi mà các chứng nhân của chúng ta hoàn tất hy tế của mình, hai hay ba trăm tân tòng đã tụ họp lại thành một địa sở; ....

Tiếng xấu về khí hậu Phú Yên đầu thế kỷ XX

Cha Porcher đã đến nhậm sở tại Hội Đức. Tham dự ngày nhậm sở có các cha Jean, Perreaux, Nhuận và Luận, tất cả đều là người Phú Yên. Người ta nói rằng tỉnh Phú Yên khí hậu độc và từ xưa nay đã mang tiếng xấu này như cha Porcher đã từng biết đến trong suốt 27 năm và giờ thì không chịu nỗi nữa, cha Huấn suốt 24 năm và cha Dung suốt 18 năm ... (Trích dịch "Mémorial de Quinhon", số tháng Sáu 1928, tr. 92)

Món ngon Chủng viện

Thú thật vào thuở ấy lũ tôi mong giờ cơm chẳng khác nào lũ trẻ con mong mẹ đi chợ về. Trong trường chả có âm thanh nào làm lỗ tai ta thích thú hơn là tiếng chuông báo giờ cơm. Chuông chưa dứt mà hàng lối đã đâu vào đó, đã khoan thai nối đuôi nhau tiến vào nhà ăn với tấm lòng dong cờ mở hội. Đều như gõ mõ, mỗi bàn bốn mâm, mỗi mâm bốn dĩa, bốn nĩa, bốn muỗng, một hũ nước mắm cùng với một nồi cơm đầy. Cơ bản của chuyện cơm nước là thế.

Các tin khác