Trang mới   https://gpquinhon.org
Thần học
 
Ba lời khuyên Phúc Âm trong cuộc đời của các linh mục giáo phận

Ba lời khuyên Phúc Âm trong cuộc đời của các linh mục giáo phận

Đăng lúc: 19:01 - 25/10/2015

Chủ đề trên đây cho chúng ta thấy có một sự khác biệt rõ ràng trong việc tuân giữ ba lời khuyên Phúc âm giữa các tu sĩ và linh mục giáo phận (linh mục triều). Đọc lại trong các văn kiện của Giáo hội, có thể nói ba lời khuyên Phúc âm thường được trình bày có hệ thống cho đời sống tu dòng hơn là cho các linh mục giáo phận. Linh mục giáo phận không khấn giữ ba lời khuyên Phúc âm như các tu sĩ, nhưng ý nghĩa và giá trị của nó luôn gắn liền với đời sống và công việc mục vụ của linh mục. (Lm. Giuse Võ Tá Hoàng)

Thần học của Thánh Phaolô

Thần học của Thánh Phaolô

Đăng lúc: 17:53 - 16/06/2015

Đức Kitô là chìa khóa để hiểu Thánh Phaolô. Thần học của ngài là Kitô quy (Christocentric). Tin Mừng theo Thánh Phaolô là lời loan báo rằng Con Thiên Chúa đã trở thành con người trong Đức Giêsu Kitô để hòa giải nhân loại với Thiên Chúa Cha, qua cuộc sống, khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Đối với Thánh Phaolô, Đức Kitô là Đức Kitô vinh hiển, hiện giờ đang hiển trị trên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Sau đây là vài điểm chính yếu trong thần học Thánh Phaolô ... (Lm. Kenneth Baker, SJ)

Các vị thánh bổn mạng dành cho những nhu cầu mới

Các vị thánh bổn mạng dành cho những nhu cầu mới

Đăng lúc: 21:21 - 19/05/2015

Do kinh nghiệm cá nhân, tất cả người Công giáo đều biết lời cầu nguyện của thánh bổn mạng có hiệu quả như thế nào trước ngai tòa Chúa, nhưng họ không biết tại làm sao mà Thánh Christopher lại là bổn mạng của những người lữ hành? Thánh Lucia là vị thánh mà những người bị bệnh nhãn khoa phải cầu khẩn? Ở đây có một điều gì đó mà chúng ta gọi là “nguyên tắc tương cận”. Chúng ta nhìn vào đời sống của vị thánh và rồi thấy một điều gì đó nhắc nhớ về tình trạng hiện thời của chúng ta.

Một nhận thức mới về tính dục con người theo nhãn quan Thần Học Và Thánh Kinh

Một nhận thức mới về tính dục con người theo nhãn quan Thần Học Và Thánh Kinh

Đăng lúc: 21:04 - 10/05/2015

Để tóm lược bài trình bày này, ta hãy nêu bật lại cách vắn tắt những gì ta đã khảo sát . Trước hết, rõ ràng là trải qua nhiều thế kỷ, ý nghĩa và luân lý tính của sự thể hiện tính dục con người dành sự nhấn mạnh cho việc sinh sản. Chỉ trong những năm gần đây, chúng ta mới đi đến một nhận thức có tính ngã vị hơn, đầy đủ và phong phú hơn, về tính dục con người, một nhận thức làm sáng tỏ chúng ta là ai, không chỉ về mặt sinh vật học, nhưng còn về mặt tâm lý học, xã hội học, tình cảm và thần học

Các Giáo Xứ: Lịch Sử Và Thần Học

Các Giáo Xứ: Lịch Sử Và Thần Học

Đăng lúc: 19:11 - 13/03/2015

Bài này gồm có ba phần. 1/ Trong phần đầu, chúng ta sẽ ôn lại sự tiến triển của giáo xứ trải qua lịch sử, với những vấn đề giáo luật và mục vụ kèm theo. 2/ Trong phần thứ hai, chúng ta sẽ tìm hiểu những quan niệm thần học về giáo xứ dựa theo các văn kiện của Giáo hội. 3/ Từ đó, chúng ta sẽ rút ra vài hệ luận.

Thử tìm một nền thần học về Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên

Thử tìm một nền thần học về Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên

Đăng lúc: 18:08 - 21/02/2015

Tôn kính ông bà tổ tiên cách chung là chấp nhận những điểm tương đồng của những nền văn hóa Viễn Ðông trong lịch sử ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của Nho học, như Trung Hoa, Ðại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam. Việt ngữ dùng danh từ “tôn giáo” để chỉ chung các tín ngưỡng . Chữ “tôn” cũng còn một âm nữa là “Tông” nguyên ủy chỉ ông “thứ tổ” (ông tổ thứ hai), rồi dùng rộng hơn nữa để chỉ nơi thờ kính tổ tông, cũng như chỉ các giáo phái, học phái.

Loan báo Tin Mừng, tái loan báo Tin Mừng,

Loan báo Tin Mừng, tái loan báo Tin Mừng,

Đăng lúc: 17:12 - 25/01/2015

Bài thuyết trình gồm hai phần chính. Phần thứ nhất tìm hiểu ý nghĩa của từ evangelizatio trong lịch sử. Phần thứ hai tìm hiểu những đợt sóng “mới” của việc loan báo Tin mừng trong lịch sử, dựa theo cha Cantalamessa và cha Menin. Kết luận: những bài học về cái mới.

Luật tự nhiên - Luật cũ - Luật mới

Luật tự nhiên - Luật cũ - Luật mới

Đăng lúc: 17:57 - 12/01/2015

Kinh thánh có nói đến luật tự nhiên hay không? Dĩ nhiên, có lẽ trong Kinh thánh ta không thấy xuất hiện từ ngữ ấy, và nhất là Dân Do thái cũng như Dân Kitô giáo tìm thấy mẫu mực hành động nơi Giao ước chứ không phải chỉ nơi luật tự nhiên. Thế nhưng, tư tưởng về luật tự nhiên không phải là không có trong Kinh thánh. Không thiếu học giả Kinh thánh coi 10 điều răn của Chúa là những quy định của luật tự nhiên.

Thần Học Đời Tu Trong 50 Năm Qua

Thần Học Đời Tu Trong 50 Năm Qua

Đăng lúc: 18:00 - 01/12/2014

Dưới một phương diện nào đó, có lý để quả quyết rằng thần học về đời sống thánh hiến mới được thành hình sau công đồng Vaticanô II. Thật vậy, tuy từ lâu rồi đã có nhiều sách được viết về đời sống trọn lành, về việc thực hành các nhân đức, về việc tuân giữ ba lời khấn dòng ..., nhưng đó là những khảo luận mang tính luân lý hoặc tu đức, chứ không đụng đến những câu hỏi căn bản: đời tu trì Ki-tô giáo bắt nguồn từ đâu?

Hôn nhân Kitô giáo và đòi hỏi của lời cam kết

Hôn nhân Kitô giáo và đòi hỏi của lời cam kết

Đăng lúc: 18:01 - 11/11/2014

Thế nên, trước hoàn cảnh sống mới, một đòi hỏi nền tảng hơn cho đời sống Kitô hữu chính là việc thực hành đức tin của mình. Luật dân sự đã đạt được điều mà những người không có đức tin đòi hỏi: đó là sự đề cao tự do cá nhân bằng việc chấp thuận và nhìn nhận ly dị. Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, một chứng từ cần thiết và công khai của mọi tín hữu là việc tái khẳng định phẩm giá và giá trị bất khả chuyển nhượng của gia đình được xây dựng trên nền tảng hôn nhân giữa một người nam và người nữ,...

Lòng đạo đức bình dân: Hội nhập văn hóa để rao giảng Tin Mừng (phần II)

Lòng đạo đức bình dân: Hội nhập văn hóa để rao giảng Tin Mừng (phần II)

Đăng lúc: 18:58 - 21/10/2014

“Hội nhập văn hóa” là từ rất mới để nói về một vấn đề rất cũ: tương quan giữa đức tin với văn hóa. Ngay từ khi bắt đầu lịch sử Kitô giáo, các tông đồ và những người kế nhiệm đã phải đụng chạm đến vấn đề này. “Sự nhập thể” của Con Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại cần phải được loan báo cho muôn dân chứ không riêng gì dân tộc Do Thái. Và điều này đã đưa đến sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa đón nhận tin mừng nhập thể. (Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính)

Lòng đạo đức bình dân: Hội nhập văn hóa để rao giảng Tin Mừng (phần I)

Lòng đạo đức bình dân: Hội nhập văn hóa để rao giảng Tin Mừng (phần I)

Đăng lúc: 22:23 - 18/10/2014

Lòng đạo đức bình dân có một nhiệm vụ không thay thế được là mang phụng tự vào trong cuộc sống hằng ngày đến với các dân tộc thuộc các nền văn hóa và thời đại khác nhau, là dấu hiệu cho thấy đức tin đang vươn rễ vào trong tâm hồn của một dân tộc, chạm đến đời sống thường ngày. Chính vì thế mà lòng đạo đức bình dân đã hội nhập văn hóa là một sức mạnh rao giảng Tin Mừng. (Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính)

Uỷ ban Thần học Quốc tế bắt đầu nhiệm kỳ mới

Uỷ ban Thần học Quốc tế bắt đầu nhiệm kỳ mới

Đăng lúc: 20:38 - 25/09/2014

Uỷ ban Thần học Quốc tế, được vị Tôi tớ Chúa Phaolô VI thiết lập ngày 11-04-1969, có nhiệm vụ trợ giúp Toà Thánh, đặc biệt là Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong việc xem xét các vấn đề giáo lý thời sự và quan trọng nhất. Uỷ ban gồm các nhà thần học lỗi lạc thuộc các trường phái và các quốc gia khác nhau, trung thành với Huấn quyền của Hội Thánh. Số thành viên của Uỷ ban không quá ba mươi người, được Đức Thánh Cha bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm, theo đề nghị của Đức hồng y Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và tham khảo các Hội đồng Giám mục

Đạo Lý Đức Tin Công Giáo và Học Thuyết Về Tiến Hóa

Đạo Lý Đức Tin Công Giáo và Học Thuyết Về Tiến Hóa

Đăng lúc: 18:33 - 27/08/2014

Vũ trụ dưới con mắt của thuyết tiến hóa rất tàn khốc. Ông Trời như bất cần, để cho các loài thụ tạo dành sống, tiêu diệt nhau, theo nguyên tắc chọn lựa tự nhiên (natural selection) vô tư. Như vậy đâu phải là một Thiên Chúa tình thương đã tạo dựng như Giáo Hội Công Giáo dạy?

Đặc tính linh thánh của linh mục như là nền tảng của đời sống và giáo huấn luân lý của ngài

Đặc tính linh thánh của linh mục như là nền tảng của đời sống và giáo huấn luân lý của ngài

Đăng lúc: 19:06 - 20/08/2014

Chúa Giêsu đã dành những lời khiển trách gay gắt nhất của mình không chỉ đối với những người đã tự cho mình một vẻ đứng đắn nhưng còn đối với những ai đã cẩn thận chăm lo nhất đến việc tuân giữ luật pháp và đồng thời tìm thấy nơi sự trung tín này những gì để tự mãn với chính mình. Chắc chắn chính Chúa đã chịu những công kích của những người nhiệt thành tôn giáo, đã trách móc Ngài chữa bệnh vào ngày Sabbat.

  Trang trước  1 2 3 4  Trang sau
 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 46
  • Khách viếng thăm: 28
  • Máy chủ tìm kiếm: 18
  • Hôm nay: 14555
  • Tháng hiện tại: 25600
  • Tổng lượt truy cập: 12315312