Trang mới   https://gpquinhon.org
Thần học
 
Mùa Chay: Trở về để... yêu Chúa

Mùa Chay: Trở về để... yêu Chúa

Đăng lúc: 18:50 - 15/03/2014

Đức Giêsu phải chiến đấu rất nhiều trong sa mạc, đối diện với một khoảng vắng đáng sợ nơi tâm hồn. Khi chúng ta lột sạch hết những "trang sức và y phục", chúng ta sẽ chỉ thấy ta với ta. Trần truồng. Yếu hèn. Lạnh lẽo. Dễ vỡ. Tội lỗi. Tan nát. Cô đơn. Cám dỗ lúc này là, chúng ta muốn ùa chạy đến ai đó, tìm đến điều gì đó để có thể không đối diện với khoảng vắng ấy.

Đức Maria Vô Nhiễm và tranh của G. TIEPOLO

Đức Maria Vô Nhiễm và tranh của G. TIEPOLO

Đăng lúc: 10:23 - 05/12/2013

Nơi Đức Maria Vô Nhiễm, "Bình minh của ơn cứu chuộc" cuối cùng đã mọc lên vào ngày cứu rỗi, khai mở cho thời đại mới đã được các tiên tri loan báo từ ngàn xưa. Nơi Mẹ là "dấu chỉ hy vọng chắc chắn và an ủi" (LG 5) cho Giáo hội.

Ý nghĩa của đức tin: đúng và sai

Ý nghĩa của đức tin: đúng và sai

Đăng lúc: 18:02 - 17/11/2013

Nhà thần học Tin Lành Paul Tillich có lần đã nói rằng “đức tin” là từ bị hiểu sai nhiều nhất trong từ vựng tôn giáo. Về điểm này, càng ngày tôi càng tin rằng ông ấy đúng. Sở dĩ tôi tin chắc như thế là vì rất thường xuyên gặp thấy trên diễn đàn internet của tôi những lời châm biếm về đức tin của các tín hữu nghiêm túc.

Sự dữ và câu giải đáp của đức tin

Sự dữ và câu giải đáp của đức tin

Đăng lúc: 17:54 - 10/11/2013

Giả sử chúng ta sống trong một thế giới mà Thiên Chúa không ngừng can thiệp để loại trừ bất cứ sự dữ hay đau khổ nào khỏi cuộc sống con người, thì một sự can thiệp như thế sẽ đồng nghĩa với việc loại bỏ luật lệ thiên nhiên. Chẳng hạn Thiên Chúa luôn phải làm cho sức nóng của ngọn lửa đang có nguy cơ đốt cháy người hay vật trở thành vô hiệu. Một sự can thiệp như thế khiến cho thế giới này không còn khả năng tiên liệu, do đó khoa học và kỹ thuật cũng không còn cơ may phát triển.

Thần học về Tông đồ giáo dân (II)

Thần học về Tông đồ giáo dân (II)

Đăng lúc: 18:56 - 01/10/2013

Trong nhãn quan của mặc khải và Giáo hội, con người là cư dân của hai vương quốc: vương quốc của loài người và vương quốc của Thiên Chúa. Kitô hữu là cư dân của cả hai và có trách nhiệm với cả hai. Họ là thành viên của Giáo hội trong khi Giáo hội là “hạt giống và khởi đầu của Nước Trời trên trần gian này” . Đồng thời họ cũng là con người, sinh trong thời gian và không gian, sống trong vương quốc loài người. Như vậy, kitô hữu sống trong sự căng thẳng nào đó, biết rằng mục đích cuối cùng của mình là Thiên Chúa nhưng vẫn ý thức mạnh mẽ về cuộc sống thực sự trong trật tự trần thế. (tiếp theo và hết)

Thần học về Tông đồ giáo dân (I)

Thần học về Tông đồ giáo dân (I)

Đăng lúc: 19:07 - 29/09/2013

Tháng Mười 1951, một sự kiện ở Roma được xem như là biến cố quan trọng trong lịch sử Giáo Hội, ngang tầm với việc khám phá ra Châu Mỹ hay Công Đồng Vatican II: Đại Hội Tông Đồ Giáo Dân lần I. Tiếng chuông đã được gióng lên không phải để “chuông nguyện hồn ai” mà là để đánh thức một điều tưởng chừng như đã bị bỏ quên từ lâu. Một thời gian sau, Công Đồng Vatican II là biến cố quan trọng nhất nói nhiều về người giáo dân đến nỗi có thể gọi là “Công đồng về giáo dân”...

Thần học về tội lỗi

Thần học về tội lỗi

Đăng lúc: 18:52 - 20/08/2013

Đức Giáo Hoàng cổ vũ một quan niệm xấu hổ Kitô giáo lành mạnh còn thế gian thì diễu cợt mọi ý tưởng về sự xấu hổ. Chính vì thế mà trong diễn từ vào tháng Tư, Đức Phanxicô đã dùng những từ mạnh mẽ nhất dành cho “người chai mặt”. Tôi chẳng biết có từ tiếng Ý nào tương tự, nhưng trong nước Argentina của tôi, người không bao giờ xấu hổ được gọi “sin verguenza”, “người không biết xấu hổ”, vì họ là người mất khả năng xấu hổ và biết xấu hổ là nhân đức của người khiêm nhượng.

Kinh Lạy Cha

Kinh Lạy Cha

Đăng lúc: 17:47 - 14/07/2013

Trên cuộc hành trình đời ta, chúng ta đừng để, dù chỉ là một ngày, không có được loại lương thực này. Tuy vậy, sở dĩ người đói khát vẫn còn đó vì họ không có cơm bánh để mà ăn, sự hiện diện của những kẻ đói ăn sẽ làm cho chúng ta thấy được một ý nghĩa sâu thẳm khác cho lời cầu xin này. Bi kịch đói ăn của thế giới hôm nay đang gọi mời hết thảy Kitô hữu hãy tha thiết cầu xin cho được lương thực ấy và hãy ra đi thực thi trách nhiệm đối với gia đình nhân loại.

Chúa Kitô Adam Đệ Thứ: Sự nhái lại đã được sửa chữa Theo Girard

Chúa Kitô Adam Đệ Thứ: Sự nhái lại đã được sửa chữa Theo Girard

Đăng lúc: 21:17 - 07/06/2013

Chúa Kitô với tư cách Adam Đệ Thứ đã chu toàn vai trò xưa đã bị Adam làm hỏng, bằng sự vâng phục của Ngài. Một khía cạnh trong công cuộc cứu chuộc toàn diện của Chúa Kitô chính là đặt Ngài là “kiểu mẫu” hoàn hảo, theo tư tưởng của Girard–Đấng mà sự bắt chước của Ngài không dẫn tới đối kháng bạo động nhưng là đức ái khiêm tốn tăng mãi.

Robin Hood và Đức Giáo Hoàng Phanxicô có gì giống nhau?

Robin Hood và Đức Giáo Hoàng Phanxicô có gì giống nhau?

Đăng lúc: 17:02 - 22/05/2013

Khuynh hướng của Thần học Giải phóng là đặt mục tiêu kinh tế lên trên yếu tố thiêng liêng là vượt thắng sự nô lệ tội lỗi: đó chính là sự khác biệt giữa Robin Hood và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cả hai đều bắt đầu với cùng một giá trị Kitô giáo là yêu thương người nghèo và đem lại phẩm giá cho mọi người, nhưng kết cục đường đi lại khác biệt.

Đức Giêsu con người của niềm tin

Đức Giêsu con người của niềm tin

Đăng lúc: 07:48 - 17/05/2013

Con người Giêsu Kitô trong Tin Mừng thứ tư quả thật lạ lùng. Người đặt ta vào thực tế cuộc sống, vào các sinh hoạt thông thường của con người, để xuyên qua mọi dấu chỉ, lời nói, hành động, Người muốn ta khám phá ra sự sống đích thực nhờ biết đặt niềm tin nơi Người.

Tại sao đối thoại với các tôn giáo khác?

Tại sao đối thoại với các tôn giáo khác?

Đăng lúc: 19:11 - 03/05/2013

Sự khó khăn đó là thần học Kitô giáo của các thế kỷ vừa qua đã được soạn thảo ở Châu Âu trong một khung cảnh trong đó Kitô giáo đã từng là đa số và nó chỉ đối diện với tính khác biệt một cách xa xôi. (Lm. Henri de la Hougue, pss)

Tại sao bạn quan tâm việc Chúa Giêsu Phục sinh

Tại sao bạn quan tâm việc Chúa Giêsu Phục sinh

Đăng lúc: 12:24 - 30/03/2013

Hằng ngày, càng ngày càng có nhiều người lưu tâm con người lịch sử là Giêsu Nadaret. Với một người bị người ta ghét cay ghét đắng đến nỗi giết chết mà tại sao ngày nay người ta vẫn quan tâm tới cuộc đời và các giáo huấn của Ngài như vậy?

Đức kiên nhẫn

Đức kiên nhẫn

Đăng lúc: 01:33 - 22/03/2013

Kiên nhẫn là “nhân đức nhỏ”. Có thể chúng ta không được mời gọi thực hành các nhân đức anh hùng như tử đạo chẳng hạn, nhưng hằng ngày chúng ta có rất nhiều dịp để thực hành đức kiên nhẫn. (Lm. William J. Nessel, O.S.F.S.)

Các biểu tượng và “chú giải có tính liên tục”

Các biểu tượng và “chú giải có tính liên tục”

Đăng lúc: 15:43 - 22/02/2013

Nữ tác giả Randy Engel đã viết về chiếc mũ camauro, được các Giáo hoàng ở Roma đội qua nhiều thế kỷ, “Trong mùa Giáng sinh năm 2005, Đức Giáo hoàng chụp hình với chiếc mũ đỏ bằng lông có từ thời Trung cổ - một bức hình có thể nói là “sính cổ” lạc điệu” (p. 1171). Thế nhưng cần phải giải thích khác và đúng hơn.

  Trang trước  1 2 3 4  Trang sau
 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 94
  • Khách viếng thăm: 43
  • Máy chủ tìm kiếm: 51
  • Hôm nay: 14555
  • Tháng hiện tại: 30173
  • Tổng lượt truy cập: 12319885