Trang mới   https://gpquinhon.org
lịch sử
 
Giáo xứ Lý Sơn nhiều thời để nhớ

Giáo xứ Lý Sơn nhiều thời để nhớ

Đăng lúc: 19:17 - 27/07/2015

Cũng như biển vắng không người, sóng cứ thản nhiên vỗ vào bờ cát miệt mài không nghỉ, đời người linh mục đến rồi đi nhưng ơn Chúa xuống trên Dân trước và sau vẫn đầy tràn. Nhìn những ngày tháng qua, có gì làm ta nghĩ để mà bịn rịn?! Ô hay! Cộng đoàn Dân Chúa lúc nào cũng có Ngài, vì thế, những cột mốc thời gian cho thấy vùng đất đức tin còn tươi mới này có nhiều thời để nhớ!

An Chỉ, nơi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập dòng Mến Thánh Giá tại Đàng Trong

An Chỉ, nơi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập dòng Mến Thánh Giá tại Đàng Trong

Đăng lúc: 17:45 - 25/11/2014

Tại An Chỉ, Đức cha và đoàn tùy tùng đã chứng kiến hành vi đức tin của nhóm thiếu nữ nầy: “Đức cha Bérithe [Lambert] hỏi lý do nào đã đưa họ đến ước muốn cách sống này, đồng thời ngài đặt mọi câu hỏi mà ngài thấy cần thiết để đánh giá tấm lòng của họ và cũng để nhận biết thánh ý Chúa trên cuộc đời của họ. Họ trả lời tất cả mọi vấn đề với một tấm lòng thật thà và đơn sơ, đến nỗi tất cả những ai đang có mặt ở đó đều một phần thì cảm mến vì cử chỉ của họ, một phần thì phải chân nhận rằng tâm hồn họ đã được đong đầy sức mạnh của ân sủng.

Cha André Marie Garin Châu (1854-1885)

Cha André Marie Garin Châu (1854-1885)

Đăng lúc: 21:30 - 12/10/2014

Cha Garin rửa tội cho 265 người lớn và 3.000 trẻ em vào năm 1880; 296 người lớn và 2.700 trẻ em vào năm 1881. Ngài làm thêm các trạm mà con số lên đến 40 vào năm 1882; cho xây dựng và sửa sang nhiều nhà thờ cũng như lập một nhà thương ở Phú Hoà. Ngài thành lập hai nông trại mà vị trí được chọn lựa kỹ càng cũng như diện tích lớn đủ để tạo phương tiện lao động tay chân cho các trẻ mồ côi của giáo xứ và là nguồn lợi tức quý giá để thành lập những sở mới.

Mở đạo Kon-tum

Mở đạo Kon-tum

Đăng lúc: 22:04 - 23/06/2014

"Mở đạo Kon-tum", tác giả: P. Ban và S. Thiệt, Nhà in Quinhon, xuất bản năm 1933

Lược sử Cô nhi viện Mằng Lăng

Lược sử Cô nhi viện Mằng Lăng

Đăng lúc: 01:24 - 15/12/2013

Khi cha Joseph Lacassagne đến Mằng lăng là lúc phong trào Văn Thân vừa chấm dứt (Văn Thân 1802 - 1886). Một trong những ưu tiên mục vụ của cha nhằm ổn định đời sống giáo dân sau cuộc bách hại là thành lập Cô nhi viện, qui tụ trẻ mồ côi vì người thân của họ đã chết trong phong trào Văn Thân.

Nước Mặn, cảng thị và trung tâm truyền giáo

Nước Mặn, cảng thị và trung tâm truyền giáo

Đăng lúc: 19:20 - 25/10/2013

Cha Francisco de Pina đến Hội An năm 1617 trong thời kỳ các thừa sai bị chúa Nguyễn trục xuất, cha phải hoàn toàn ẩn trú dưới sự giúp đỡ của các giáo hữu Nhật, cha chỉ tiếp xúc được nhiều với người Việt khi làm việc tự do tại Nước Mặn từ 1618-1620. Trong khoảng thời gian từ 1620-1623, cha đi về giữa Nước Mặn và Hội An. Năm 1623, cha lập cư sở tại Thành Chiêm. Ngoài ra, Cư sở Nước Mặn cũng là “Trường Quốc Ngữ” đầu tiên cho các thừa sai đến sau như cha Emmanuel Borges (1622) và cha Giovanni di Leira (1622), cha Gaspar Luis (1624), cha Girolamo Majorica (1624) …

Thư thông báo tấn phong Giám mục phó Giuse Phan Văn Hoa (1976)

Thư thông báo tấn phong Giám mục phó Giuse Phan Văn Hoa (1976)

Đăng lúc: 22:08 - 13/10/2013

Đáng lẽ tôi tin cho các cha và tất cả anh chị em hay trước để cùng nhau cầu nguyện, về dự lễ Tấn phong và vui mừng cùng nhau. Nhưng vì Đức Giám Mục Phó muốn làm theo khẩu hiệu của Người là “MITIS ET HUMILIS” với hình “con chiên”, nên lễ tấn phong đã được cử hành sáng ngày 30.3.76 tại Nguyện đường Tiểu chủng viện Qui Nhơn như một thánh lễ thường ngày.

Đề tài học hỏi tháng 10 (tuần II)

Đề tài học hỏi tháng 10 (tuần II)

Đăng lúc: 20:30 - 10/10/2013

Sau 12 năm nhận lãnh sứ mạng, Đức Cha Phêrô Lambert de la Motte mới có thể đi thăm đàn chiên của mình ở Đàng Trong. Ngày 01/09/1671, Đức cha đã có mặt ở Nha Trang, rồi đi Nha Rou (Ninh Hòa), Phú Yên, đến Nước Mặn, Qui Nhơn. Tại Nước Mặn, Đức cha Lambert lâm bệnh, liệt giường suốt 6 tuần lễ. Ngày 01/11/1671, lễ Các Thánh, Đức cha Lambert rời Nước Mặn, lên đường đi Quảng Ngãi.

Đề tài học hỏi tháng 10 (tuần I)

Đề tài học hỏi tháng 10 (tuần I)

Đăng lúc: 18:21 - 02/10/2013

Ngày 09/09/1659, Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII ban sắc chỉ « Super Cathedram » thành lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam: Giáo phận Đàng Ngoài và giáo phận Đàng Trong, tiền thân giáo phận Qui Nhơn. Sông Gianh là chỉ giới của lãnh thổ Đàng Ngoài và Đàng Trong, cũng là chỉ giới của hai giáo phận đầu tiên trên cánh đồng truyền giáo Việt Nam. Cũng với Sắc chỉ nầy, hai đức cha Phanxicô Pallu và Phêrô Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa hai giáo phận mới được thành lập.

Cơ sở Chủng viện Làng Sông năm 2008 (phần I)

Cơ sở Chủng viện Làng Sông năm 2008 (phần I)

Đăng lúc: 18:21 - 23/07/2013

Vào những năm 1940, các chủng sinh thuộc giáo phận Qui Nhơn, từ Phan Rang, Ninh Thuận đến Đà Nẵng, Quảng Nam, mỗi khi tựu trường thường đi tàu lửa, có thể gặp nhau nơi ga Tuy Phước nằm trên địa bàn Chợ Dinh, rồi mướn xe kéo - xe ngồi được từng 2 người do một phu xe kéo chạy bộ - đến cầu số 8, qua cầu đò Bến Gỗ để tới chủng viện Làng Sông

Linh mục Joseph Victor Clause Hồng (1901-1971) - Phần II

Linh mục Joseph Victor Clause Hồng (1901-1971) - Phần II

Đăng lúc: 03:23 - 25/06/2013

Hôm Thánh lễ An táng Cha, trời vẫn còn mưa lụt. Một số linh mục Giáo phận Qui Nhơn, môn sinh của Cha Joseph Clause Hồng đã kịp thời có mặt tại Bình Cang cùng đồng tế Thánh lễ An táng và tiễn đưa thi hài Cha đến nơi an nghỉ cuối cùng. Cha Joseph Victor Clause Hồng đã hết lòng yêu thương mọi người, nhất là các tù nhân đau yếu, đặc biệt yêu thương dạy dỗ các chủng sinh. Cúi xin Chúa đoái thương cho Linh hồn Cha được mau hưởng Thánh Nhan

Phong trào Văn Thân: một số nhận xét

Phong trào Văn Thân: một số nhận xét

Đăng lúc: 15:00 - 16/06/2013

Đại đa số người theo đạo Gia Tô vẫn tùng phục chính quyền, không chống lại nhà vua. Nhưng khi Văn Thân dồn họ vào đường cùng, không được vua quan bảo vệ, một số làng đạo bất đắc dĩ phải xử dụng quyền tự vệ; một số làng đạo không đủ sức tự vệ, vì có linh mục chính xứ là người Pháp cho nên quân đội Pháp đã tới giải cứu. Chính những hành động tàn sát dã man của Văn Thân đã đẩy dân đạo bất đắc dĩ phải chạy về phía kẻ đã cứu mạng họ.

Phong trào Văn Thân

Phong trào Văn Thân

Đăng lúc: 18:29 - 12/06/2013

Khoảng giữa thế kỉ 19, thực dân Pháp bắt đầu dùng vũ lực đánh chiếm đất nước ta rồi thiết lập một hệ thống thuộc địa để cai trị và khai thác tài nguyên của nước ta. Dân Việt Nam đã đứng lên chống lại quân Pháp xâm lược. Có thể gom các nỗ lực chống ngoại xâm ở nước ta trong giai đoạn này vào hai phong trào lớn: Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương.

Thiệp mời lễ tựu chức ĐC Đôminicô (1963)

Thiệp mời lễ tựu chức ĐC Đôminicô (1963)

Đăng lúc: 17:36 - 19/05/2013

Thiệp mời lễ tựu chức Đức Cha Đôminicô Hoàng Văn Đoàn và tiễn biệt Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi (năm 1963)

Ngôi mộ cố Guégan Hoàng (Phú Hòa)

Ngôi mộ cố Guégan Hoàng (Phú Hòa)

Đăng lúc: 19:39 - 10/03/2013

Tại xóm Chà Là, giáo xứ Phú Hòa, trước đây có một ngôi mộ đất, theo truyền tụng kể lại, thì đây là ngôi mộ của Cố Guégan Hoàng... Vào năm 1885, thời kỳ tử đạo, cố Hoàng lúc bấy giờ là cha sở Phú Hòa bị giết chết, thi thể của Ngài bị bỏ xuống giếng trong khu vườn nhà Chà Là

  Trang trước  1 2 3  Trang sau
 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 40
  • Khách viếng thăm: 39
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 14375
  • Tháng hiện tại: 170222
  • Tổng lượt truy cập: 12459934