Bạn đã làm gì với phép rửa của mình? Rm 6, 3-11

Bạn đã làm gì với phép rửa của mình? Rm 6, 3-11

 18:55 28/03/2024

Trong đêm Vọng Phục Sinh, một trích đoạn trong thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Rôma (Rm 6, 3-11) được đọc sau bảy bài đọc Cựu Ước và trước bài Tin Mừng, như dấu gạch nối hoặc một lời mời gọi kết nối. Ở đây Thánh Phaolô tập trung vào phép rửa, được dìm xuống và đưa lên cùng với Chúa Kitô, chiến thắng tội lỗi và cái chết cũng như kinh nghiệm giải phóng cá nhân lẫn tập thể.
Điều chúng ta tin, Phần 3: Giáo hội là gì?

Điều chúng ta tin, Phần 3: Giáo hội là gì?

 20:47 26/03/2024

Chắc chắn, việc đặt niềm tin vào Giáo hội là một bổn phận căn bản trong đạo Công giáo. Mỗi Chúa Nhật, chúng ta cùng tuyên xưng trong kinh Tin kính: “Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Không có cái gọi là đạo Công giáo nếu không có Giáo hội. Nhưng lý do là gì? Và việc tin vào Đức Giêsu và Kinh thánh tương hợp như thế nào với việc tin vào Giáo hội?
Cuộc thương khó của Chúa Giêsu theo thánh Máccô

Cuộc thương khó của Chúa Giêsu theo thánh Máccô

 20:18 19/03/2024

Trình thuật thương khó theo thánh Máccô được đọc trong Chúa Nhật Lễ Lá năm B, là năm Phúc Âm theo thánh Máccô được đọc trong các Chúa Nhật Thường Niên. Khi kết hợp cả hai, Giáo Hội thừa nhận rằng thánh sử không trình bày câu chuyện về cái chết của Chúa Giêsu mà không chuẩn bị từ trước qua những trình thuật về sứ vụ công khai của ngài. Ngay từ khởi đầu Phúc Âm theo thánh Máccô (1,14), Gioan Tẩy Giả bị nộp vào tay Hêrôđê, người bị áp lực từ người khác để giết vị tiên tri này (6,16). Đối diện với câu hỏi Chúa Giêsu là ai, Hêrôđê đã khơi lại cái chết tức tưởi của Gioan: “Gioan, người mà trẫm đã chém đầu, đã chỗi dậy” (6,16).
Điều chúng ta tin. Phần 2: Kinh thánh nói gì về Đức Giêsu

Điều chúng ta tin. Phần 2: Kinh thánh nói gì về Đức Giêsu

 20:40 18/03/2024

Đức Giêsu còn được gọi là “Con Thiên Chúa”. Trong Cựu ước, “con Thiên Chúa” đôi khi chỉ một thiên thần hay một vị vua (G 1,6; Tv 2,7). Nhưng các Tin mừng chứa đựng ý hướng sâu xa hơn. Tin mừng Máccô, như được ghi nhận ở câu mở đầu, là “tin mừng của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1,1). Toàn bộ câu chuyện Máccô kể hướng ta đến chỗ lĩnh hội lời mà viên đại đội trưởng bày tỏ. Dưới chân thập giá, ông thốt lên: “Quả thật người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39). Nhưng lời này nói lên điều gì? Gọi Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa”, theo một nghĩa nào đó, không gợi tưởng lập tức đến thần tính của Ngài.
Điều chúng ta tin. Phần 1: Bắt đầu với Đức Giêsu và Kinh thánh

Điều chúng ta tin. Phần 1: Bắt đầu với Đức Giêsu và Kinh thánh

 02:57 12/03/2024

Tất nhiên, cuối cùng thì triết học tìm kiếm thần học cũng như tự nhiên tìm kiếm ân sủng. Điều chúng ta có thể biết về Thiên Chúa nhờ trí tuệ của mình lại không bao hàm toàn bộ những gì chúng ta được tạo ra để biết, một mầu nhiệm gây bồn chồn căng thẳng nơi bản tính chúng ta. Chúng ta được tạo ra để nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, nhưng chúng ta không thể tự mình làm điều đó. Vậy nên chúng ta luôn tìm kiếm.
Sa mạc trong Kinh Thánh: Thử thách, đau khổ và mạc khải

Sa mạc trong Kinh Thánh: Thử thách, đau khổ và mạc khải

 17:28 21/02/2024

Trong tiếng Hípri, từ “sa mạc” nghe giống như từ “lời (nói)”. Nhiều nhà thần bí đã nhận ra ở đây là dấu chỉ của thời gian thử thách, một giai đoạn sa mạc trong cuộc đời mình: Bên ngoài vẻ buồn chán, Lời Thiên Chúa đã bí mật ẩn mình trong đó. Đối với các Kitô hữu trong suốt Mùa Chay, có cả một chương trình hành động trong thời gian sa mạc này: Hãy gọt giũa tâm hồn và cố gắng lắng nghe Lời này!
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây