Tấn phong Giám mục tiên khởi người Việt Nam (1933) theo tài liệu lưu trữ của Thánh bộ Truyền bá Đức tin

Tấn phong Giám mục tiên khởi người Việt Nam (1933) theo tài liệu lưu trữ của Thánh bộ Truyền bá Đức tin

 19:32 21/09/2023

Người đầu tiên là cha Tòng, linh mục thuộc vùng đại diện Sài Gòn, nay ngài đã 63 tuổi. Được thụ phong linh mục vào ngày 19 tháng 9 năm 1896, và ngay sau đó ngài được đề bạt làm thư ký cho giám mục, một vị trí uy tín mà ngài đã giành được nhiều vinh dự. Trong vòng 20 năm, cha Tòng bị ngăn trở vì lý do sức khỏe và từ đó, thật đáng khen, ngài đã thi hành sứ vụ cho các linh hồn. Gần đây và hiện tại ngài đã tỏ ra là một người quản lý tài giỏi kể cả về vật chất, trong giáo xứ lớn của thành phố Sài Gòn. Cha Tòng nổi tiếng là một nhà thuyết giảng uyên bác và là một linh mục đạo đức, ngay cả ở Địa phận Tông tòa Sài Gòn, Phát Diệm và Hà Nội nơi ngài được mời, không ngại đường sá xa xôi, ngài đến để giảng những bài linh thao cho các linh mục Việt Nam được hai lần.
CHARBONNIER Eugene

Lý do quan Tri Phủ Trần Hy Tăng ra lệnh bắt Giám Mục Charbonnier Trí

 21:11 29/08/2023

Vào thời của Tri phủ Trần Hy Tăng, mặc dù triều đình đã bãi bỏ lệnh bắt đạo, nhưng tư tưởng ghét những người theo đạo Da tô vẫn còn chiếm đại đa số trong triều đình Huế. Việc Giám mục Charbonnier “cưỡi ngựa che lọng nghênh ngang” tuy có vượt qua giới hạn quy định lễ nghi của triều đình đôi chút. Nhưng đó là cái cớ để hạn chế việc giảng đạo của các giám mục và linh mục. Chính vua Tự Đức cũng cho việc Giám mục Charbonnier “cưỡi ngựa che lọng” là “Kiêu ngạo quá” cho nên không rút Tri phủ Trần Hy Tăng về bộ mà chỉ “giáng Hy Tăng 2 cấp vẫn cho ở lại chức cũ”.
IMG 1809

Bản Thông Tin, Địa phận Qui Nhơn

 19:42 31/07/2023

Trong số đầu tiên, số 1 tháng 9-10 năm 1957, chỉ có một ghi chú nhỏ: “Bản “Thông tin” này thay cho tập Mémorial trước”. Như vậy, ta thấy rõ rằng “Bản thông tin” này là phần tiếp nối tờ Mémorial, Mission de Quinhon trước đây của Địa phận sau một thời gian dài bị gián đoạn vì lý do chiến tranh.Lý do tái xuất của “Bản thông tin” là nhân dịp Tòa thánh quyết định tách một phần của Qui Nhơn và một phần của Địa phận Sài Gòn để thiết lập Địa phận Nha Trang, đồng thời bổ nhiệm Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm Giám quản tông tòa coi sóc Địa phận Qui Nhơn.
Nghề in ở Việt Nam và vai trò của ấn phẩm trong công cuộc truyền giáo

Nghề in ở Việt Nam và vai trò của ấn phẩm trong công cuộc truyền giáo

 18:56 04/11/2022

Trong giai đoạn tiền hình thành chữ Quốc ngữ, chữ “Hán” vẫn được xem là chữ “thánh hiền”, đặc biệt được coi trọng ở Đàng Ngoài. Những tờ sớ được viết bằng chữ Hán dù rằng ít người đọc được thứ chữ này. Những người không viết được đôi câu đối trong nhà ngày tư ngày tết phải đi “xin” chữ. Rõ ràng chữ Hán được sùng bái cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. “Các nhà truyền giáo Dòng Tên rõ ràng đã ý thức được sự thần kỳ của các tác phẩm được viết bằng chữ “Hán”, chữ viết này được đặc biệt sùng bái ở Đàng Ngoài. Vào năm 1632, cha Majorica và Bernardino Reggio đã lập một nhà in ở Đàng Ngoài để in sách giáo lý của cha Matteo Ricci và cuốn hộ giáo của cha Francesco Buzomi
Cuộc mừng lễ bạc cha bề trên Định  và lễ khánh thành hai nhà lầu  tại trường Làng Sông (năm 1927)

Cuộc mừng lễ bạc cha bề trên Định và lễ khánh thành hai nhà lầu tại trường Làng Sông (năm 1927)

 18:53 03/03/2022

Đức cha Mẫn (Mgr. Grangeon) từ ngày đắc chỉ lên ngôi Giám mục cai trị Địa phận Đàng trong phía Đông đến nay được 25 năm, và Cha chính Định (R.P. Gagnaire) làm bề trên địa phận cũng đặng bấy nhiêu năm, lại cuộc xây hai nhà tầng tại trường Làng Sông cũng vừa rồi, nên Hội đồng các cha đã xin phép Đức cha và định ngày 21 Septembre (1927) mừng lễ bạc hai đấng cũng ăn mừng cuộc lạc thành hai nhà lầu luôn thể.
Cercle d’études Franco-Annamite de Quinhon: Quy chế và  những hoạt động văn hóa xã hội

Cercle d’études Franco-Annamite de Quinhon: Quy chế và những hoạt động văn hóa xã hội

 17:46 26/12/2021

“Cercle d’études Franco-Annamite de Quinhon” là tên gọi chính thức của câu lạc bộ văn hóa mà thời xưa gọi là học hội hay học xá, của giới trí thức người Việt cũng như Pháp, được cha Maheu thành lập vào thứ Bảy ngày 10 tháng Mười Một năm 1928 tại thành phố Qui Nhơn sau một thời gian chuẩn bị. “Ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, Hội học Pháp Nam Qui Nhơn là một biến cố văn hóa lớn của Đông Dương nói chung và của Địa phận Qui Nhơn nói riêng. Chính vì thế mà ngày khai trương đã được đồng loạt loan tin rộng rãi trên các báo chí khắp nơi, ở Pháp cũng như tại Đông Dương”
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây