Trang mới   https://gpquinhon.org

Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể

Đăng lúc: Chủ nhật - 20/10/2013 18:49
PHONG TRÀO
THIẾU NHI THÁNH THỂ


 
 

 
I. Lịch sử

Năm 1095 – 1270, quân Hồi giáo đánh chiếm “Đất Thánh”, các vua công giáo và Đức Giáo Hoàng tập họp các Nghĩa Binh dưới lá cờ Thánh Giá, tái chiếm “Đất Thánh”.

Năm 1865, tại Pháp, hai linh mục Cross và Ramadière lấy tinh thần Nghĩa Binh Thánh Giá cổ động các em thiếu nhi thay vì dùng gươm giáo bảo vệ “Đất Thánh” thì dùng “cầu nguyện – chịu lễ – hi sinh – làm tông đồ” để bảo vệ đền thờ các tâm hồn.

Các thiếu nhi được tập hợp lại và được coi là “đạo quân riêng của Đức Giáo Hoàng”

Cuối thế kỷ 19, để chống lại việc tục hóa các trường công giáo, phong trào được cha Ramière đổi lại là “Hội Tông Đồ cầu nguyện” (Sổ tay Trợ Úy, tr 4)*

*Tổ chức này (các em trong Hội cầu nguyện), được mệnh danh là “Đạo quân riêng của Đức Giáo Hoàng” (Sổ tay Tuyên Úy, tr 59) ngày một mở rộng đến các giáo phận, và được Tổng Hội Tông Đồ Cầu Nguyện (do các Cha Dòng Tên cổ võ) chấp nhận là một ngành trong Tổng Hội. Từ đó Hội Cầu Nguyện bắt đầu lan tràn (Sổ tay Tuyên Úy, tr 60)

Năm 1910, Đức Giáo Hoàng Piô X ra sắc lệnh”Quam Singulari” cổ võ thiếu nhi năng rước lễ để đương đầu với hiểm họa “Tam Điểm”.

Phong trào Nghĩa Binh, được chính thức thành lập tại Pháp năm 1917, do Cha Besdière, Dòng Tên, trực thuộc Hội Tông Đồ Cầu Nguyện (Sổ tay Tuyên Úy tr 4).

Tại Việt Nam, năm 1929 hai Cha Xuân Bích Léon Palliard và Paul Urureau bắt đầu phát động Phong Trào ở Đông Dương, nhưng không mấy kết quả. Các ngài bắt tay tổ chức trong chủng viện, đoàn đầu tiên được thành lập tại trường Sư Huynh (Ecole Puginier) tại Hà Nội, mang tên Nghĩa Binh Thánh Thể.

Được hàng giáo phẩm và giáo dân nhiệt liệt hưởng ứng, phong trào phát triển mau chóng suốt thập kỷ 30.

Huế, Sài Gòn                                       1931
Phát Diệm, Thanh Hóa                        1932
Vĩnh Long                                           1935
Qui Nhơn                                            1936
Thái Bình, Bùi Chu                             1937
Mỹ Tho, Xuân Lộc, Phú Cường 1951
Năm 1942, phát triển mạnh ở miền nam.

Năm 1957 Hội Đồng giám Mục bổ nhiệm Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ là Tổng Tuyên Úy đầu tiên.

Năm 1964 cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ được bổ nhiệm làm Giám Mục Long Xuyên Cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh được cử làm Tổng Tuyên Úy.
Đại hội Tuyên Úy toàn quốc lần đầu tiên tại Sài Gòn (28-30/11/1964, quyết định thống nhất phong trào.

1965, Đại Hội Tuyên Úy lần 2 tại Sài Gòn thêm vào sinh hoạt thuần túy, đường lối mới giáo dục trẻ, và dùng phương thức sinh hoạt trẻ vào các hoạt động.
Bản nội quy thống nhất đầu tiên được ra đời.

Nghĩa Binh Thánh Thể được đổi tên thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam (Tài liệu huấn luyện, tr 4)

6/1966 Đại Hội toàn quốc đầu tiên cho các Đoàn tại Sài Gòn 300 Huynh Trưởng.
4/1967 Đại Hội Tuyên Úy (3) tại Vĩnh Long, sửa đổi vài chi tiết nội quy.
7/1967 Đại hội toàn quốc Huynh Trưởng, 500 Huynh Trưởng.
11/1968 Đại hội Tuyên Úy (4)
  • Bàn thêm tu chính nội quy.
  • Bàn việc phái đoàn Trung Ương đi thăm.
9/1969 Đại hội đầu tiên Ban Lãnh Đạo toàn quốc (TU 2HT) tại Betania Chí Hòa)
  • Thành Lập Qui Chế Huynh Trưởng.
  • Hướng lối đi trong năm.
1970 Họp Ban Trung Ương tại Vĩnh Long, quyết đinh duyệt xét toàn bộ những vấn đề của phong trào: nghiên cứu lại một bản nội quy mới.
1-4/6/1970
  • Cứu xét dự thảo nội quy.
  • Khánh thành trụ sở Trung Ương.
  • Đại hội liên giáo phận (1000 em tham dự).
7/1970 400 bản trắc nghiệm về nội quy mới được gửi đến xứ đoàn hỏi ý kiến.
1971 Hội Đồng GiámMục chấp nhận cho thi hành nội quy.
17/4/1971 Họp ban lãnh đạo toàn quốc (tại Sài Gòn).
  • Duyệt xét tài liệu Trung Ương đưa ra.
  • Kế hoạch để xúc tiến việc thực hiện nội quy mới.
1972 tại Bình Triệu, Đại Hội Toàn Quốc Về Đất Hứa I (2000 Huynh Trưởng).

1974 Tân Tổng Tuyên Úy Giuse Vũ Đức Thông.

Sau biến cố 1975 Phong trào trong nước đình chỉ mọi hoạt động bên ngoài. Chuyển sinh hoạt Tuyên Úy thành các lớp giáo lý. Tất cả các giáo phận đều đào tạo những anh chị giáo lý viên để phục vụ lứa tuổi thiếu nhi.

1997 Tại giáo phận thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997, khi Đức Giám Mục chính thức thành lập ban mục vụ Thiếu Nhi, thì phong trào TNTT bắt đầu nhen nhúm trở lại.

Từ 19/7/2002, cha phụ trách Mục Vụ Thiếu Nhi giáo phận cùng với các linh mục TU, các HT thảo luận và góp ý về việc tái lập phong trào tại giáo phận.

Dịp huấn luyện GLV 2003, các GLV được giới thiệu sơ lược về phong trào được mời gọi tham dự Sa Mạc huấn luyện HT.

Giáo phận tổ chức hai Sa mạc huấn luyện HT cấp I, và một sa mạc huấn luyện HT cấp II.

27/7/2003 Anrê Phú Yên, Đại hội GLV giáo phận Sài Gòn chính thức tái lập Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.

Dịp này 300 HT cấp I chính thức tuyên hứa.

1/02/2004 135 HT tuyên hứa được cấp chứng chỉ Cấp II (Sổ tay TU tr 60-63)

II. Bản chất: Một đoàn thể Công Giáo Tiến Hành.
  1. Mục đích.
    1. Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn các em thiếu nhi
  • Sống Tin Mừng.
  • Góp phần xây dựng xã hội.
    1. Đào luyện thanh thiếu nhi về hai phương diện.
  • Tự nhiên.
  • Siêu nhiên.
  • Để trở thành
  • Người hữu ích.
  • Kitô hữu trưởng thành, dấn thân mang Chúa đến với môi trường sống của mình (nội Quy, 2)
  1. Lý tưởng phong trào (nội quy, 3)
Chúa Giêsu Thánh Thể (sổ tay Tuyên Úy tr 64; Tài liệu huấn luyện 2003 tr 8)
“Chúa Giêsu Thánh Thể, đang tiếp tục cách kỳ diệu mầu nhiệm Nhập Thể và Phục Sinh trong cuộc đời chúng ta, sẽ là lý tưởng sống của Tổng Liên Đoàn (Nội Quy 3)
  1. Nền tảng của phong trào.
“Lời Chúa trong Thánh Kinh là nền tảng và là chất liệu đặc biệt… để giáo dục, thánh hóa và hướng dẫn giới trẻ trong hoạt động tông đồ cũng như xã hội” (nội quy 4).
  1. Tôn chỉ của phong trào.
  • Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể.
  • Yêu mến và tôn kính Đức Mẹ, để nhờ Mẹ
Đón nhận.
Đem Chúa vào đời{như Mẹ đã thực hiện cách tuyệt hảo} (nội quy 6)
Tinh thần Giáo Hội: yêu mến và vâng phục Đức Giáo Hoàng thực hiện ý chỉ hàng tháng (nội quy 7).
Luôn thăng tiến bản thân (nội quy 8).
Tạo bầu khí lành mạnh phấn khởi, thích nghi, cởi mở: sống đạo tích cực, tự nguyện, ý thức, tinh thần dấn thân cao độ, để hiên ngang mang Chúa đến môi trường sống (Xem tài liệu huấn luyện 2003 tr 9, Sổ tay Tuyên Úy tr 65-66, Sổ Tay Trợ Úy tr 5)
  1. Phương Pháp của Phong Trào.
  1. Phương pháp siêu nhiên, dựa trên Thánh Thể và Lời Chúa.
    1. Ngày Thánh Thể.
Kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng ý thức và việc làm suốt thời gian khóa biểu của ngày.
Tham dự Thánh Lễ và rước lễ.
Dâng ngày, vui vẻ và mau mắn chu toàn bổn phận.
Cầu nguyện trước và cám ơn sau:
  • Mỗi quyết định.
  • Mỗi việc làm.
Cầu nguyện tìm ý Chúa mỗi khi có biến cố vui buồn xảy ra cho mình hoặc cho người chung quanh.
Đêm về:
  • Xét mình – ăn năn - quyết tâm.
  • Biên bó hoa thiêng liêng.
  • Đọc Lời Chúa.
    1. Giờ Thánh Thể.
  • Giúp biết tâm sự với Chúa.
  • Điều quan trọng là thường xuyên đến gần và tâm sự với Chúa (Sổ Tay Tuyên Úy tr 96, Trợ Úy 31-32, Tài liệu huấn luyện 2003 tr 13).
    1. Học hỏi và sống Lời Chúa: trong các buổi hội họp, huấn luyện các em:
       
  • Cách đọc, suy niệm và sống Lời Chúa.
  • Cách cầu nguyện.
  • Cách sống đức tin công giáo và sống đạo, tự lập.
  • Cách sống kết hợp với Chúa Thánh Thể.
    1. Lấy Thánh Kinh làm khung cảnh
    2. Bầu khí Thánh Kinh.
  1. Phương pháp tự nhiên.
    1. Phương pháp hàng đội.
    2. Chương trình giáo dục tiệm tiến.
    3. Họp đội.
    4. Sinh hoạt vui tươi.
    5. Vào Sa mạc: dịp hòa mình với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên, sống với tập thể. Đây là một phương pháp hữu hiệu để huấn luyện đoàn sinh các cấp.
 
Tác giả bài viết: Lm. Phêrô Nguyễn Thọ CSsR
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 43
  • Khách viếng thăm: 25
  • Máy chủ tìm kiếm: 18
  • Hôm nay: 5229
  • Tháng hiện tại: 139690
  • Tổng lượt truy cập: 12283950