Trang mới   https://gpquinhon.org

Giới Thiệu Về Tư Duy Phê Bình: Hãy Đặt Đúng Câu Hỏi

Đăng lúc: Thứ ba - 02/04/2013 02:32


Cụm từ “tư duy phê bình” là được dịch từ chữ “critical thinking” của tiếng Anh mà ra. Ở Việt Nam, các học giả miền Bắc thường có xu hướng dịch "critical" là "phê phán," còn các học giả miền Nam thường hay dịch là "phê bình." Theo Hán - Việt tự điển của Lê Văn Khôn, về ngữ nghĩa, hai từ "phê phán" và "phê bình" là tương đương. Tuy nhiên, chúng ta sẽ dùng từ "phê bình" trong lớp học này vì nó có hàm ý nhẹ nhàng hơn trong ngôn ngữ bình dân. Từ "phê bình" trong cụm từ "tư duy phê bình," cũng theo định nghĩa của Hán - Việt tự điển của Lê Văn Khôn, có nghĩa là "xem xét, đánh giá cái hay dở, tốt xấu của một vấn đề hay sự việc." "Tư duy phê bình" có nghĩa là vận dụng trí suy nghĩ để xem xét, đánh giá cái hay dở, tốt xấu của một vấn đề hay sự việc. Đây là loại kỹ năng cần thiết để học ở bậc đại học. Môn này giúp cho bạn rèn luyện kỹ năng suy nghĩ, cũng như môn Phương pháp viết bài luận sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng viết. Đây đều là những môn đại cương giúp bạn học tốt tất cả những môn học khác.
 
Giới thiệu
 
Bạn đã nghe đến câu ngạn ngữ “chín người mười ý” bao giờ chưa? Câu ngạn ngữ này ngụ ý rằng, khi bạn hỏi ý kiến nhiều người về cùng một vấn đề, mỗi người sẽ cho bạn một câu trả lời khác nhau. Tất cả chúng ta đều đã có lần ở trong tình trạng như vậy, và đã từng phân vân không biết nghe theo ai. Vậy thì mình nên làm thế nào? Cách dễ dàng nhất là chỉ việc đồng ý với bất cứ điều gì mình nghe hay đọc được, và chỉ cần làm theo lời khuyên cuối cùng mà mình nhận được là đủ. Không may là cách làm dễ dàng này chỉ thường đem lại nhiều rắc rối hơn mà thôi. Hãy nghe chuyện kể sau đây về một vị thẩm phán mới được bổ nhiệm để thấy cách đó nguy hại đến thể nào:

Sau khi lắng nghe những lời kể của nguyên cáo, vị thẩm phán tuyên bố với tất cả mọi người tham dự rằng, “anh này nói có lý.” Viên thư ký liền nhẹ nhàng nhắc nhở ông rằng phải đợi đến khi nghe bên bị cáo trình bày rồi mới có thể kết luận được. Thế nhưng, thì liền sau khi nghe các lời phát biểu của bên bị cáo, thẩm phán liền buột miệng nói luôn, “anh nói phải lắm.” Viên thư ký một lần nữa phải giải thích cho thẩm phán rằng phải đợi đến cuối phiên tòa mới có thể đưa ra lời phán quyết. Thẩm phán liền nhún vai đáp lời, “anh nói thật là chí lý.”

Vị thẩm phán này thật là vui tính. Nhưng công việc của ông, cũng như nhiều việc khác trong cuộc sống, lại đòi hỏi phải phân biệt đâu là những lời vô lý và những lời hữu lý hơn là chỉ nói những lời vui vẻ. Đó là là mục đích của tài liệu này. Chúng tôi muốn cung cấp một công cụ giúp bạn nhận định đâu là những lời vô lý và hữu lý trong cuộc sống...
 

Giới Thiệu Về Tư Duy Phê Bình
Hãy Đặt Đúng Câu Hỏi
 

Tài liệu được biên dịch từ:

Browne, Neil M. and Stuart M. Keeley.
Asking the Right Questions: A Guide to Critical Thinking
7th ed. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall, 2004.
 
Bản dịch của Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam (Tháng 5/2007)

Xin tải bản dịch Việt ngữ tại đây:
http://gpquinhon.org/qn/download/tham-khao/Gioi-Thieu-Ve-Tu-Duy-Phe-Binh-Hay-Dat-Dung-Cau-Hoi/#








 
Tác giả bài viết: Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 56
  • Khách viếng thăm: 47
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 21111
  • Tháng hiện tại: 104055
  • Tổng lượt truy cập: 12393767