“Noli me tangere”: Câu này có ý nghĩa gì?

“Noli me tangere”: Câu này có ý nghĩa gì?

 18:37 08/04/2024

Điều này có nghĩa là sau khi được tôn vinh qua sự Phục Sinh và Trở về với Chúa Cha, Ngài sẽ sở hữu trong chính thân xác mình sự sung mãn của Thánh Thần, mà Ngài sẽ có thể ban phát qua các bí tích. […] Chắc chắn, chính những sự tiếp xúc thiêng liêng này của việc phân phát bí tích mà Gioan đang nghĩ đến khi chép rằng Đức Giêsu nói với Mađalêna rằng cô không được chạm vào ngài nữa cho đến khi ngài lên cùng Chúa Cha; chỉ sau đó bà mới có thể làm như vậy một lần nữa, khi ngài trở lại với bà, cũng như với tất cả các tín hữu, dưới hình thức thân xác đã thiêng liêng hóa để ban sự sống”.
Soi vào ánh sáng

Soi vào ánh sáng

 18:59 10/03/2024

​​​​​​​Chủ đề ánh sáng xuất hiện ngay từ những câu đầu tiên của Kinh thánh. Nhưng chúng ta hiểu thế nào về việc ánh sáng xuất hiện trước cả khi mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao được tạo thành? Không phải thiên văn học cho ta câu trả lời này, mà đúng hơn là nghiên cứu chủ đề ánh sáng xuyên suốt Giao Ước thứ nhất (Cựu Ước), và kiến ​​thức về bối cảnh lịch sử chính xác mà văn bản này được viết ra. Những câu trả lời này soi sáng một số thực tại cơ bản trong đời sống đức tin của chúng ta.
Philatô hay Nghệ thuật lẫn tránh

Philatô hay Nghệ thuật lẫn tránh

 18:16 03/03/2024

Trình thuật Đức Giêsu xuất hiện trước Philatô trong Tin Mừng Gioan dài hơn nhiều so với các Tin Mừng Nhất Lãm. Vị tổng trấn Rôma đi ra đi vào pháp đình nhiều lần để trao đổi với giới thẩm quyền Do Thái và thẩm vấn bị cáo. Không tìm thấy lý do gì để lên án nhà giảng thuyết người Galilê này, ông đã thử nhiều cách để thả ngài ra. Nhưng những đối thủ của Đức Giêsu thậm chí còn xảo quyệt hơn và cuối cùng đã đóng đinh Ngài. Chúng ta có thể thấy được gì từ đoạn văn này và thái độ của Philatô?
Giêsu người thôn quê

Giêsu người thôn quê

 19:36 03/08/2023

Đức Giêsu là người của nông thôn. Ngài tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên và những khía cạnh khác nhau của đời sống nông nghiệp. Với mục đích giáo dục, ngài sử dụng hình ảnh và kinh nghiệm cụ thể từ lối sống này để nói với đám đông người đến nghe giảng thuyết. Khi dùng những ví dụ mà những người này biết rất rõ, Ngài giúp họ hiểu biết hơn về những thực tại phức tạp liên quan đến Thiên Chúa và Nước Trời.
IMG 1809

Bản Thông Tin, Địa phận Qui Nhơn

 19:42 31/07/2023

Trong số đầu tiên, số 1 tháng 9-10 năm 1957, chỉ có một ghi chú nhỏ: “Bản “Thông tin” này thay cho tập Mémorial trước”. Như vậy, ta thấy rõ rằng “Bản thông tin” này là phần tiếp nối tờ Mémorial, Mission de Quinhon trước đây của Địa phận sau một thời gian dài bị gián đoạn vì lý do chiến tranh.Lý do tái xuất của “Bản thông tin” là nhân dịp Tòa thánh quyết định tách một phần của Qui Nhơn và một phần của Địa phận Sài Gòn để thiết lập Địa phận Nha Trang, đồng thời bổ nhiệm Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm Giám quản tông tòa coi sóc Địa phận Qui Nhơn.
Phạm Văn Ký và Nguyễn Văn Xiêm: Những làn hương “độc lạ” giữa miền thơ Bình Định

Phạm Văn Ký và Nguyễn Văn Xiêm: Những làn hương “độc lạ” giữa miền thơ Bình Định

 20:02 08/07/2023

Trong nền văn chương Việt Nam hiện đại, quê hương Bình Định đã ghi danh với tên tuổi của nhiều nhà thơ trong phong trào “Thơ mới”: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan của nhóm “Bàn thành tứ hữu”, …. Tuy nhiên, điều khá bất ngờ đối với nhiều người là có một nhóm các nhà thơ Bình Định khác là Nguyễn Văn Xiêm, Đào Văn Phúc, Phạm Văn Ký, Nguyễn Vỹ, Hoàng Diệp, Xuân Khai, Lữ Giang, Nam Xuyên, Huy Vân, Tường Khanh hay Việt Chi. Họ là những người được sinh ra hay trải qua thời niên thiếu tại vùng đất Bình Định nhưng dường như ít người biết đến vì họ làm thơ bằng … tiếng Pháp!
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây