Trang mới   https://gpquinhon.org
Thừa sai Liot đến thăm Nước Mặn năm 1778

Thừa sai Liot đến thăm Nước Mặn năm 1778

Ngày 1 tháng Ba (1778), chúng tôi lên thuyền và ngày 7 chúng tôi vào cảng Qui Nhơn. Khi vừa biết tin tôi đến, giáo dân đã thông báo cho bà cô của anh em nhà Tây Sơn, làm vua một phần đất Đàng Trong. Bà viết thư cho tôi ngay lập tức và sai vài giáo dân thay mặt bà đến thăm tôi. Dẫn đầu phái đoàn là một bô lão đáng kính, đạo đức, là lương y của nhà vua.

Đăng lúc: 24-02-2015 05:43:10 AM | Đã xem: 1417 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , ÔN CỐ TRI TÂN , NHỮNG ĐIỂM HÀNH HƯƠNG
Đặng Đức Tuấn, một trí thức Công giáo yêu nước tiêu biểu

Đặng Đức Tuấn, một trí thức Công giáo yêu nước tiêu biểu

Giữa thế kỷ XIX, Pháp đẩy mạnh kế hoạch xâm chiếm thuộc địa ở Viễn Đông. Ngày 31/8/1858, Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt nam. Trong lúc, triều đình Huế suy nhược cao độ, những trí thức nhận lấy nhiệm vụ cứu dân, cứu nước. Lịch sử đã ghi nhận những trí thức ấy như tấm gương về lòng yêu nước, trong đó Đặng Đức Tuấn nổi lên là một trong những trí thức dấn thân tiêu biểu nhất.

Đăng lúc: 04-02-2015 06:04:25 AM | Đã xem: 1410 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: ÔN CỐ TRI TÂN , VĂN HÓA , GIẢI VĂN THƠ LM ĐẶNG ĐỨC TUẤN
Thanh niên Địa sở Gia Hựu tham dự hội chợ Tam Quan năm 1940

Thanh niên Địa sở Gia Hựu tham dự hội chợ Tam Quan năm 1940

Theo chỗ chúng tôi biết thì cuộc hội chợ này tổ chức rất châu đáo, nói được rằng: sẽ lớn nhứt trong các hội chợ về tỉnh lỵ miền Nam Trung Kỳ: (có nhiều gian hàng đặc sắc về kỹ nghệ và thổ hoá). Nhưng đặc sắc nhứt có lẽ là gian hàng mà các bạn thanh niên Công giáo ở địa sở Gia Hựu dự định tổ chức để trưng bày đồ mỹ thuật, ảnh tượng và hàng hoá về Công giáo.

Đăng lúc: 20-01-2015 05:55:31 AM | Đã xem: 1042 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , ÔN CỐ TRI TÂN
Cha Dominique Iribarne Thành (1859 - 1885)

Cha Dominique Iribarne Thành (1859 - 1885)

Năm 1884, ngài truyền giáo ở Quán Cau, tỉnh Phú Yên. Ngài viết: “Đây là vùng đặc biệt nghèo khổ, ở mỗi sở họ tôi chỉ tìm thấy có 4 gia đình đủ sống, đủ sống ở đây có nghĩa là thu hoạch mùa màng đủ để khỏi phải chết đói nhưng rồi còn phải đi buôn bán quanh năm suốt tháng; tuy nhiên tôi không khiếu nại về số phận của mình, đấy là công việc Chúa làm, miễn là cứ làm trọn việc của mình thì tôi tin chắc rằng Đấng Quan Phòng sẽ ban cho tất cả để làm rạng danh Ngài”.

Đăng lúc: 12-01-2015 05:51:16 AM | Đã xem: 1079 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Cha François Barrat Chung (1859-1885)

Cha François Barrat Chung (1859-1885)

Trước tiên, ngài được gởi đến Xóm Chuối, trên bờ biển, để học tiếng. Ngài nói: “Không gì nghèo khó như nhà thờ của tôi; mỗi buổi sáng khi dâng lễ, tôi không thể nào mà không nghĩ đến chuồng gia súc ở Bêlem.” ...Cuối cùng, những ước nguyện của ngài đã được chấp thuận: ngài được ủy thác địa hạt Thác Đá, trong tỉnh Bình Định. Khi ngài bắt đầu thu lượm những hoa trái của lòng nhiệt thành của mình thì cơn bách hại bùng nổ...

Đăng lúc: 17-12-2014 05:58:42 AM | Đã xem: 1483 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
An Chỉ, nơi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập dòng Mến Thánh Giá tại Đàng Trong

An Chỉ, nơi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập dòng Mến Thánh Giá tại Đàng Trong

Tại An Chỉ, Đức cha và đoàn tùy tùng đã chứng kiến hành vi đức tin của nhóm thiếu nữ nầy: “Đức cha Bérithe [Lambert] hỏi lý do nào đã đưa họ đến ước muốn cách sống này, đồng thời ngài đặt mọi câu hỏi mà ngài thấy cần thiết để đánh giá tấm lòng của họ và cũng để nhận biết thánh ý Chúa trên cuộc đời của họ. Họ trả lời tất cả mọi vấn đề với một tấm lòng thật thà và đơn sơ, đến nỗi tất cả những ai đang có mặt ở đó đều một phần thì cảm mến vì cử chỉ của họ, một phần thì phải chân nhận rằng tâm hồn họ đã được đong đầy sức mạnh của ân sủng.

Đăng lúc: 26-11-2014 05:45:33 AM | Đã xem: 2106 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , DÒNG MẾN THÁNH GIÁ , ÔN CỐ TRI TÂN
Một bức hình lịch sử

Một bức hình lịch sử

Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã trải qua hơn 300 năm bị bách hại. Bức hình dưới đây ghi lại hình ảnh một Kitô hữu bị khắc hai chữ “Tả Đạo” lên má. Bức ảnh này được chụp lại từ kho lưu trữ của Hội Thừa Sai Paris.

Đăng lúc: 11-11-2014 08:03:57 AM | Đã xem: 651 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: ÔN CỐ TRI TÂN
Cha Honoré Dupont Minh (1859 - 1885)

Cha Honoré Dupont Minh (1859 - 1885)

Cha Dupont được sai đến một sở họ nhỏ gần Gia Hựu để học tiếng Annam. Chính tại đây ngài đã biết tin về cái chết của năm thừa sai bị sát hại trong tỉnh lân cận vào tháng Bảy và tháng Tám. Cha Geffroy phụ trách địa hạt này đã gọi cha Dupont đến. Tình hình mỗi ngày trở nên nguy hiểm....

Đăng lúc: 07-11-2014 05:56:02 AM | Đã xem: 1324 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Cha Louis Guégan Hoàng (1849 - 1885)

Cha Louis Guégan Hoàng (1849 - 1885)

Khi đến miền truyền giáo, ngài được gởi đi cùng với một thầy giảng đến Sông Cát, một sở họ nhỏ gồm một trăm năm mươi tín hữu. Nơi đây, ngài đã qua bốn tháng để học tiếng Việt; sau thời gian này, ngài đến tỉnh Quảng Ngãi để giúp Cha Garin đang gánh vác công việc rất nặng. Ngay sau đó, Đức Cha Van Camelbeke đã chia khu vực rộng lớn của Cha Garin và trao một phần cho Cha Guégan, cha đã định cư tại Phú Hoà và bắt đầu làm việc hăng say.

Đăng lúc: 28-10-2014 05:52:00 AM | Đã xem: 1561 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Cha André Marie Garin Châu (1854-1885)

Cha André Marie Garin Châu (1854-1885)

Cha Garin rửa tội cho 265 người lớn và 3.000 trẻ em vào năm 1880; 296 người lớn và 2.700 trẻ em vào năm 1881. Ngài làm thêm các trạm mà con số lên đến 40 vào năm 1882; cho xây dựng và sửa sang nhiều nhà thờ cũng như lập một nhà thương ở Phú Hoà. Ngài thành lập hai nông trại mà vị trí được chọn lựa kỹ càng cũng như diện tích lớn đủ để tạo phương tiện lao động tay chân cho các trẻ mồ côi của giáo xứ và là nguồn lợi tức quý giá để thành lập những sở mới.

Đăng lúc: 13-10-2014 08:30:00 AM | Đã xem: 1388 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Cha Auguste Macé Sĩ  (1844-1885)

Cha Auguste Macé Sĩ (1844-1885)

Sau khi đã học tiếng trong một xứ đạo nhỏ gần trường Làng Sông, ngài được gởi vào tỉnh Phú Yên và phụ trách một hạt có mười ba xứ đạo. Giáo xứ Cây Da, nơi Cha Chatelet đã tử đạo, ở trong số này. Nhà truyền giáo trẻ bắt đầu làm việc hăng say. Đôi khi ngài rời xa các giáo dân để đi thăm một trong các bạn đồng hội của mình

Đăng lúc: 01-10-2014 06:16:56 AM | Đã xem: 1454 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Cha Jean Marie Poirier Tân (1848-1885)

Cha Jean Marie Poirier Tân (1848-1885)

Đây là những chi tiết họ thuật lại sau đó về Cha Poirier và các Kitô hữu của ngài. Trong 400 tín hữu tại Bầu Gốc, chỉ khoảng 12 người đã có thể thoát được khỏi cuộc tàn sát. Giáo xứ đã bị bao vây trong đêm 14 đến 15, trước khi có ai nhận thấy. Vừa khi hiệu báo động được ban ra, Cha sở đã thức suốt đêm để giải tội, cũng như suốt cả ngày 15 và đêm tiếp theo nữa, hầu như không tranh thủ được thì giờ để ăn. Ngày 16, lễ Đức Bà Núi Cát Minh, ngài cử hành thánh lễ sau cùng của ngài lúc hai giờ và cho tất cả các Kitô hữu của ngài rước lễ: đây là của ăn đàng của các vị tử đạo.

Đăng lúc: 25-09-2014 06:12:08 AM | Đã xem: 1335 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Thánh Phanxicô Isidore Gagelin Kính, Linh mục tử đạo giáo phận Qui Nhơn (1799-1833)

Thánh Phanxicô Isidore Gagelin Kính, Linh mục tử đạo giáo phận Qui Nhơn (1799-1833)

Trong những ngày tháng quyết liệt nhất của cuộc đời thừa sai, cha Gagelin đã sống chết với đoàn chiên được ký thác cho mình tại Phú Yên, Bình Định và Quảng Ngãi, thuộc giáo phận Qui Nhơn. Cũng vì sự sống còn của đoàn chiên, cha đã hy sinh mạng sống của mình. Cha được Đức Giáo hoàng Lêô XIII tôn phong Chân phước tử đạo ngày 27 tháng 5 năm 1900. Cảm mến gương đức tin, tinh thần trách nhiệm, sự thánh thiện và sự thông thái của Chân phước Gagelin, đặc biệt là “cái duyên” đào tạo nhân sự của Chân phước Gagelin, Đức cha Grangeon Mẫn đã quyết định chọn tên cho ngôi trường có tính quy mô đầu tiên trong giáo phận là trường Gagelin.

Đăng lúc: 27-08-2014 05:59:20 AM | Đã xem: 2628 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , THÔNG TIN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Cha Phanxicô Xaviê Huỳnh Công Ẩn (1842-1923)

Cha Phanxicô Xaviê Huỳnh Công Ẩn (1842-1923)

Cha Phanxicô Xaviê Ẩn sinh ra năm 1842, tại họ Thác Đá; cha mẹ là Phanxicô và Matta Qưới. Khi khôn lớn, giúp cố Từ; cố cho vô trường Làng Sông; học đó một năm, đoạn qua Pi-nang học Latinh và sách đoán bảy năm.

Đăng lúc: 24-05-2014 10:26:16 AM | Đã xem: 1574 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
Lễ tấn phong Đức cha Jeanningros Vị (1870-1921), giám mục phó Qui Nhơn (1912-1921)

Lễ tấn phong Đức cha Jeanningros Vị (1870-1921), giám mục phó Qui Nhơn (1912-1921)

Một ngày nắng đẹp, cuối kỳ tĩnh tâm hằng năm mà hầu hết các cha đều tham dự, ngày 25 tháng 1 (1912), tại Nhà Nguyện của Tiểu Chủng Viện Làng Sông có buổi lễ tấn phong cho Giám mục Jeanningros, Giám mục Phó với quyền kế vị Đại Diện Tông Toà Đông Đàng Trong.

Đăng lúc: 18-05-2014 07:36:25 AM | Đã xem: 1702 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: GIÁO PHẬN QUI NHƠN , LỊCH SỬ GIÁO PHẬN , ÔN CỐ TRI TÂN
  Trang trước  1 2 3 4 5 6  Trang sau
 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 41
  • Khách viếng thăm: 39
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 5942
  • Tháng hiện tại: 122042
  • Tổng lượt truy cập: 12266302