Trang mới   https://gpquinhon.org

Xỏ khuyên và Kinh Thánh

Đăng lúc: Chủ nhật - 17/04/2016 19:01
piercing




Sébastien Doane

Xăm mình và xỏ khuyên hiện nay đã trở thành những điều khá phổ biến trong nền văn hóa tây phương.  Tín đồ của những thực hành này đánh dấu cơ thể mình để thể hiện cá tính. Nhiều kitô hữu cũng đã quyết định nhấn mạnh căn tính của mình bằng một hình xăm « kitô giáo ». Những cây thánh giá truyền thống, hình Đức Maria hay Chúa Giêsu đủ thể loại tùy theo sở thích. Hãy cứ tin rằng phong tục này có nguồn gốc rất cổ xưa. Kinh Thánh nói đến việc xỏ khuyên như một biểu trưng của hôn nhân nhưng cấm làm điều này như là một phần của nghi thức tang chế.

Xỏ khuyên và hôn nhân

     Cuộc hôn  nhân của Isaac và Rêbecca được đặc biệt ghi dấu bằng cách xỏ khuyên. Người đầy tớ của ông Abraham lên đường tìm vợ cho Isaac, con trai của chủ mình. Bên bờ giếng, ông đã tìm thấy Rêbecca và trao cho nàng một quà tặng để đóng ấn cho cuộc hôn nhân trong tương lai : « Tôi đã xỏ khuyên vào mũi và đeo xuyến vào tay cô ấy » (Stk 24, 47).

Xỏ khuyên và lời ngôn sứ

     Trong Kinh Thánh, phong tục xỏ mũi để đeo nhẫn cưới cũng đã được sách Êzekiel xác nhận khi sử dụng hình tượng này để nói lên tình yêu của Thiên Chúa đối với Giêrusalem : « Ta đã lấy khuyên xỏ vào mũi ngươi, đeo hoa tai cho ngươi và lấy triều thiên rực rỡ đội lên đầu ngươi » (Ed 16, 12).  Ngược lại, ngôn sứ Isaia tuyên bố Ngài sẽ lấy đi các khuyên mũi và  những trang sức khác ra khỏi các cô gái Giêrusalem nào sống kiêu kỳ và xa hoa (Is 3, 16-24)[1]. Hãy đọc lại đoạn này để hình dung  các cô gái sẽ ra sao nếu bị Chúa … lấy đi tất cả! Oh my God!

Xỏ khuyên và nghi thức tang chế

     Đàng khác, một bản văn Kinh Thánh cấm vài hình thức xỏ khuyên và xăm mình: “Các ngươi không được rạch mình mà để tang một người chết, không được xăm mình. Ta là ĐỨC CHÚA” (Lv 19, 28).  Qua câu này, ta có thể giả thiết rằng xỏ khuyên và xăm mình đã từng được thực hành trong khung cảnh nghi thức tang chế. Có lẽ việc đánh dấu cơ thể này được xem như là vi phạm luật cấm vẽ hình ảnh trong Thập điều (décalogue). Những nghi thức này là một cách thờ cúng các tổ tiên đã khuất. Người ta giải thích những thực hành này là tội thờ ngẫu tượng bởi vì như vậy là các tổ tiên đã được thần hóa.

Ngày nay, các tín đồ xăm mình và xỏ khuyên đã có những tiêu chuẩn khác đi nhiều. Tuy nhiên, một số người vẫn còn xỏ nhẫn ở những nơi khác trên thân thể như là biểu tượng cho sự kết hợp trong hôn nhân.
 

[1]  ĐỨC CHÚA phán: Vì các con gái Xi-on kiêu kỳ, chúng vừa đi vừa vênh mặt, liếc mắt, chúng bước đi nhún nhẩy, khua kiềng đeo chân, 17 nên Chúa Thượng sẽ làm cho con gái Xi-on ghẻ chốc đầy đầu, và ĐỨC CHÚA sẽ lột trần chúng. 18 Ngày đó, Chúa Thượng sẽ lấy đi đồ trang sức: kiềng, hình mặt trời, hình trăng khuyết,19 vòng cổ, xuyến, khăn trùm,20 khăn chít, xà tích, thắt lưng, hộp phấn son, bùa phép,21 nhẫn, khuyên mũi,22 áo ngày lễ, áo khoác, áo choàng, túi cầm tay,23 gương soi, áo vải mịn, dải cột tóc, khăn trùm dài. 24 Thay vì hương thơm sẽ là mùi thối,thay vì thắt lưng là sợi dây thừng, thay vì bím tóc là đầu cạo trọc, thay vì áo đẹp là khố vải thô, thay vì nhan sắc là vết sắt nung.
 
Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 22
  • Khách viếng thăm: 9
  • Máy chủ tìm kiếm: 13
  • Hôm nay: 8424
  • Tháng hiện tại: 127756
  • Tổng lượt truy cập: 12272016