Giới thiệu sách mới về lịch sử chữ Quốc ngữ

Chúa nhật - 27/11/2022 00:22

L’IRFA và hội Truyền giáo Hải ngoại Paris (Missions Étrangères de Paris) hân hạnh mời tham dự buổi giới thiệu tác phẩm của Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly có tựa đề Histoire de l’écriture romanisée du vietnamien (1615-1919), nhà xuất bản les Indes Savantes.

Thời gian: Thứ Bảy 17 tháng 12 năm 2022, từ 10g đến 12g.
Địa điểm: 128 rue du bac 75007 Paris

Histoire de l’écriture romanisée du vietnamien (1615-1919)

Phạm Thị Kiều Ly
Tiến sĩ khoa học ngôn ngữ, Université Sorbonne Nouvelle, Paris   

Sách dày 320
Khổ 158 x 240 mm
Ngày xuất bản: 7/11/2022
Nhà xuất bản: les Indes Savantes.
ISBN số 978-2-84654-616-4

Để giao tiếp với người bản địa, các thừa sai Dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII đã theo một phương pháp học hỏi chung: soạn thảo văn phạm và phiên âm ngôn ngữ bản xứ bằng mẫu tự Latinh. Cha Alexandre de Rhodes (1593−1660) đã xuất bản cuốn Dictionarium Annamiticum Lusitanum tại Rôma vào năm 1651được xem như văn bản nền tảng của việc phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latinh.

Đến phiên mình, các vị đại diện tông tòa Pháp và các linh mục của Hội Truyền giáo Hải ngoại (Missions Étrangères de Paris) đã đến Đàng Trong và Đàng Ngoài từ năm 1663. Họ thành lập một trường chung ở Ayutthaya (Siam) và các trường địa phương ở Đàng Ngoài với mục đích thành lập hàng giáo sĩ bản xứ, sử dụng chữ viết Latinh hóa của tiếng Việt.

Năm 1858, người Pháp chiếm Đàng Trong, thay đổi sâu sắc tình hình chính trị, ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Chữ viết Latinh hóa của tiếng Việt, gọi là quốc ngữ, đi ra khỏi vòng Giáo Hội. Nó được đưa vào chương trình giảng dạy tại Nam kỳ và trở thành chữ viết chính thức khi soạn thảo các văn bản hành chính (1882), rồi sau đó tại Bắc kỳ và Trung kỳ (1884−1885). Được các nhà trí thức Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ, quốc ngữ được giảng dạy với mục tiêu chống mù chữ. Sau khi bỏ hệ thống thi cử tuyển chọn các quan lại vào năm 1919, nó đã thay thế chữ Hán trong hầu hết các hoạt động xã hội Việt Nam và trở thành chữ viết chính thức của quốc gia vào năm 1945.  

Sự thành công của chữ viết Latinh hóa tiếng Việt, chưa từng có trong thế giới chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, là kết quả của hai ý muốn song đôi: ý của thực dân Pháp muốn học tiếng Việt cách dễ nhất và làm cho hai nền văn hóa Việt và Pháp xích lại gần nhau, và ý muốn của các văn nhân Việt nhìn thấy đây là một công cụ chiến đấu chống nạn mù chữ cũng như để phổ biến điều mà ngày nay chúng ta gọi là littératie (khả năng hiểu và sử dụng chữ viết – mô phỏng từ litteracy của tiếng Anh).

(Theo IRFA và lesindessavantes.com)

 
Histoire de l'écriture romanisée du vietnamien (1615-1919) - 4
 
Histoire de l'écriture romanisée du vietnamien (1615-1919) - 3

  
Histoire de l'écriture romanisée du vietnamien (1615-1919) - 5

Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay19,323
  • Tháng hiện tại219,997
  • Tổng lượt truy cập29,199,535

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây